ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2007/QĐ-UBND |
Mỹ Tho, ngày 30 tháng 08 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CAO ĐỘ CHUẨN CHO PHÉP SAN LẤP MẶT BẰNG TRONG HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Xét Tờ trình số 546/TTr-SXD ngày 01/8/2007 của Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cao độ chuẩn cho phép san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
CAO
ĐỘ CHUẨN CHO PHÉP SAN LẤP MẶT BẰNG TRONG HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TIỀN GIANG|
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 của
UBND tỉnh Tiền Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích của việc ban hành Quy định
1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đảm bảo tính thống nhất trong sử dụng, khai thác và xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, trật tự, an toàn và không được ảnh hưởng tới sự bền vững của công trình đường bộ.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng cho các trường hợp san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Cao độ chuẩn san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ là độ cao giới hạn cho phép tổ chức, cá nhân san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ phải thực hiện theo quy định.
- Đường tỉnh là các đường trục trong địa bàn 1 tỉnh hoặc 2 tỉnh gồm đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc với trung tâm hành chính của tỉnh lân cận, đường nối quốc lộ với trung tâm hành chính của huyện.
- Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã.
- Đường đô thị là các đường nằm trong phạm vi hành chính nội thành, nội thị.
- Giới hạn hành lang an toàn đối với đường được quy định như sau:
Đối với đường ngoài đô thị thì căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài của rãnh dọc hoặc mép ngoài của rãnh đỉnh của đường trở ra 2 bên là:
20m (hai mươi mét) đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II;
15m (mười lăm mét) đối với đường cấp III;
10m (mười mét) đối với đường cấp IV, cấp V;
05m (năm mét) đối với đường dưới cấp V.
Đối với đường trong đô thị thì phạm vi hành lang an toàn của đường là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được phê duyệt.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Cao độ cho phép san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ.
1. Đối với các tuyến đường có quy hoạch chi tiết được duyệt thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt.
2. Đối với các tuyến đường chưa có quy hoạch chi tiết:
a) Đối với đường đã xây dựng có hệ thống thoát nước, vỉa hè hoàn chỉnh thì cao độ san lấp cho phép bằng cao độ vỉa hè tại vị trí tiếp giáp vỉa hè có độ dốc thoát nước về hệ thống thoát nước, độ dốc tối đa san nền trong hành lang an toàn là 2%.
b) Đối với tuyến đường đã xây dựng chưa có hệ thống thoát nước, vỉa hè:
Cao độ chuẩn san lấp cho phép bằng cao độ mép đường xây dựng mới tại nơi tiếp giáp và có độ dốc thoát nước hướng ra ngoài ranh giới đường.
c) Công trình đường chưa hoàn thiện (còn nâng cấp, mở rộng...):
Cao độ chuẩn san lấp cho phép bằng cao độ mép đường (dự kiến nâng cấp mở rộng) tại nơi tiếp giáp và có độ dốc thoát nước hướng ra ngoài ranh giới đường.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
Quản lý hành lang an toàn đường bộ theo thẩm quyền;
Phối hợp Sở Xây dựng hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công
Quản lý hành lang an toàn đường bộ theo thẩm quyền;
Kịp thời báo cáo Sở Giao thông Vận tải các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ không thuộc thẩm quyền giải quyết.
Điều 7. Điều khoản thi hành
Quy định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp phản ảnh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung./.
Quyết định 36/2007/QĐ-UBND về Quy định cao độ chuẩn cho phép san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu: | 36/2007/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký: | Nguyễn Văn Phòng |
Ngày ban hành: | 30/08/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 36/2007/QĐ-UBND về Quy định cao độ chuẩn cho phép san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chưa có Video