ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3354/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 15 tháng 09 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 04/9/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 136/TTr-SXD ngày 08/9/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sắp xếp hệ thống bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, với các nội dung sau:
1. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam.
- Hoạch định, sắp xếp bãi chứa, trung chuyển cát sỏi, bảo đảm an toàn cho dòng chảy, đê điều, thoát lũ và môi trường ven sông; phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời quản lý bảo vệ tài nguyên cát, sỏi, tăng nguồn thu ngân sách, khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông, góp phần chấn chỉnh tình trạng khai thác, tập kết và kinh doanh trái phép cát sỏi lòng sông;
- Xây dựng đồng bộ các bến, bãi tập kết cát sỏi trên địa bàn tỉnh gắn liền với các mỏ khoáng sản cát, sỏi đã được cấp phép và quy hoạch khai thác; nhu cầu tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Định hướng các bến, bãi tập kết cát, sỏi có quy mô phù hợp với nhu cầu sử dụng cát, sỏi lòng sông trong khu vực, được quy hoạch ở những vị trí thuận lợi về hạ tầng giao thông. Khi xây dựng và sử dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đê điều, phòng chống lụt bão, cũng như pháp luật khác có liên quan.
3. Nội dung quy hoạch: Quy hoạch sắp xếp hệ thống bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 có 38 vị trí, cụ thể:
Stt |
Vị trí quy hoạch |
Tọa độ, lý trình quy hoạch |
Số ký hiệu trên bản đồ |
||
Bến thủy nội địa |
Bãi tập kết |
Diện tích (m2) |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
THÀNH PHỐ HỘI AN: 02 vị trí |
|||||
1 |
Thôn Thanh Nhì, xã Cẩm Thanh |
Bờ trái sông Thu Bồn |
X = 564.506; Y = 1.755.740; |
200 |
HA01 |
2 |
Thôn Thanh Nhứt, xã Cẩm Thanh |
Bờ trái sông Thu Bồn |
X = 565.218; Y = 1.755.568; |
1.000 |
HA02 |
HUYỆN NÔNG SƠN: 01 vị trí |
|||||
1 |
Thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung |
Bờ phải sông Thu Bồn |
X = 533.139; Y = 1.739.439; |
800 |
NS01 |
HUYỆN DUY XUYÊN: 10 vị trí |
|||||
1 |
Xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên |
Km 42+100 đến Km42+120, bờ phải sông Thu Bồn |
X = 538.030; Y = 1.751.274; |
1.000 |
DX01 |
2 |
Xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên |
Km 17+320 đến Km 17+350, bờ phải sông Thu Bồn |
X = 556.176; Y = 1.754.067; |
1.100 |
DX02 |
3 |
Xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên |
Km 02+707 đến Km 02+737, bờ phải sông Thu Bồn |
X = 567.203; Y = 1.754.483; |
2.300 |
DX03 |
4 |
Xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên |
Km 02+450 đến Km 02+520, bờ phải sông Thu Bồn |
X = 567.480; Y = 1.754.597; |
800 |
DX04 |
5 |
Xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên |
Bờ trái sông Duy Vinh |
X = 561.431; Y = 1.753.266; |
500 |
DX05 |
6 |
Xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên |
Bờ trái sông Duy Vinh |
X = 561.533; Y = 1.753.104; |
500 |
DX06 |
7 |
Xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên |
Km 02+520 đến Km 02+550, bờ phải sông Thu Bồn |
X = 567.391; Y = 1.754.141; |
900 |
DX07 |
8 |
Xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên |
Km 02+650 đến Km 02+700, bờ phải sông Thu Bồn |
X = 567.230; Y = 1.754.527; |
1.300 |
DX08 |
9 |
Xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên |
Bờ phải nhánh sông Thu Bồn |
X = 564.604; Y = 1.752.734; |
7.000 |
DX09 |
10 |
Xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên |
Bờ phải sông Thu Bồn |
X = 534.036; Y = 1.748.221; |
600 |
DX10 |
HUYỆN ĐẠI LỘC: 18 vị trí |
|||||
1 |
Xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc |
Km08+470 đến Km08+500; bờ trái sông Yên |
X = 540.796; Y = 1.760.163 |
600 |
ĐL01 |
2 |
Xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc |
Km00+250 đến Km00+280, bờ trái khe Bầu Vàng, sông Yên |
X = 540.614; Y = 1.759.858 |
600 |
ĐL02 |
3 |
Thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc |
Km01+905 đến Km01+935, bờ phải sông Yên |
X = 538.709; Y = 1.757.517 |
500 |
ĐL03 |
4 |
Thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc |
Km01+855 đến Km01+885, bờ phải sông Vu Gia |
X = 538.708; Y = 1.757.483 |
1.000 |
ĐL04 |
5 |
Xã Đại An, huyện Đại Lộc |
Km39+710 đến Km39+750, bờ trái sông Thu Bồn |
X = 539.453; Y= 1.752.665 |
700 |
ĐL05 |
6 |
Xã Đại An, huyện Đại Lộc |
Km39+610 đến Km39+650, bờ trái sông Thu Bồn |
X = 539.295; Y = 1.752.638 |
700 |
ĐL06 |
7 |
Xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc |
Km03+610 đến Km03+640, bờ trái sông Vu Gia |
X = 535.015; Y = 1.756.009 |
1.000 |
ĐL07 |
8 |
Xã Đại Phong, huyện Đại Lộc |
Km05+735 đến Km05+775, bờ trái sông Vu Gia |
X = 533.330; Y = 1.755.280 |
1.500 |
ĐL08 |
9 |
Xã Đại Phong, huyện Đại Lộc |
Bờ trái sông Vu Gia |
X = 532.597; Y = 1.754.361 |
500 |
ĐL09 |
10 |
Xã Đại Phong, huyện Đại Lộc |
Bờ trái sông Vu Gia |
X = 532.165; Y = 1.754.240 |
5.000 |
ĐL10 |
11 |
Xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc |
Bờ phải sông Vu Gia |
X = 532.165; Y = 1.754.240 |
6.000 |
ĐL11 |
12 |
Xã Đại Quang, huyện Đại Lộc |
Km04+110 đến Km04+140, bờ trái sông Vu Gia |
X = 515.870; Y = 1.748.630 |
500 |
ĐL12 |
13 |
Xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc |
Bờ trái sông Thu Bồn |
X = 539.757; Y = 1.752.691 |
500 |
ĐL13 |
14 |
xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc |
Bờ trái sông Thu Bồn |
X = 539.535; Y = 1.752.649. |
500 |
ĐL14 |
15 |
Xã Đại Minh, huyện Đại Lộc |
Bờ trái sông Vu Gia |
X = 533.344; Y = 1.755.351 |
4.000 |
ĐL15 |
16 |
Xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc |
Bờ trái sông Vu Gia |
X = 526.389; Y = 1.753.354 |
600 |
ĐL16 |
17 |
Xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc |
Bờ trái sông Thu Bồn |
X = 534.089; Y = 1.749.235 |
500 |
ĐL17 |
18 |
Xã Đại An, huyện Đại Lộc |
Bờ trái sông Thu Bồn |
X = 539.229; Y = 1.752.652 |
750 |
ĐL18 |
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN: 05 vị trí |
|||||
1 |
Xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn |
Km24+100 - Km24+130; bờ trái sông Thu Bồn |
X = 548.684; Y = 1.755.377. |
2.000 |
ĐB01 |
2 |
Phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn |
Km08+140- Km08+185; bờ trái sông Vĩnh Điện |
X = 553.003; Y = 1.762.266. |
10.000 |
ĐB02 |
3 |
Phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn |
Bờ trái sông Vĩnh Điện |
X = 553.007; Y = 1.761.880. |
2.000 |
ĐB03 |
4 |
Xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn |
Bờ trái sông Thu Bồn |
X = 548.217; Y = 1.755.212. |
2.000 |
ĐB04 |
5 |
Xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn |
Bờ phía Bắc sông Điện Bình, thuộc nhánh sông Thu Bồn |
X = 553.981; Y = 1.755.527. |
2.000 |
ĐB05 |
HUYỆN THĂNG BÌNH: 02 vị trí |
|
||||
1 |
Xã Bình Triều |
Bờ phải sông Trường Giang |
X = 571.696; Y = 1.740.777. |
2.000 |
TB01 |
2 |
Xã Bình Giang |
Bờ phải sông Trường Giang |
X = 564.320; Y=1.748.875. |
750 |
TB02 |
TỔNG CỘNG |
64.200 |
38 |
4. Giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về quản lý Nhà nước
- Công bố công khai Quy hoạch sắp xếp hệ thống bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tăng cường quản lý Quy hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng, UBND cấp huyện, cấp xã quản lý các hoạt động của bến bãi theo Quy hoạch;
- Triển khai quy hoạch tới cấp huyện, cấp xã và giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ bến, bãi theo quy định; thông báo rộng rãi quy trình, thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động bến, bãi tập kết cát, sỏi để các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng ở cấp huyện, cấp xã tiến hành rà soát, đình chỉ, thu hồi những văn bản, hợp đồng, những thỏa thuận dưới mọi hình thức, cấp phép sai thẩm quyền cho sử dụng bãi ven sông chứa cát sỏi. Xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động, giải tỏa tất cả các bến bãi không nằm trong quy hoạch;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp đối với các chủ bến bãi; yêu cầu các chủ bến bãi ký cam kết với chính quyền địa phương đảm bảo kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật, nếu không sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh theo quy định.
b) Giải pháp về truyền thông
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của Nhà nước về đê điều, các quy định của Nhà nước về quản lý, khai thác, kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và Quy hoạch này tới mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các địa phương có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về pháp luật về đê điều, khoáng sản nói chung và quản lý, bảo vệ đê điều, bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông nói riêng;
- Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên cát, sỏi lòng sông. Có cơ chế để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ việc giám sát bảo vệ các công trình đê điều và các công trình quan trọng khác;
- Đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát thực thi pháp luật về quản lý, khai thác, kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và Quy hoạch này;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên, môi trường, giao thông, thủy lợi của cấp huyện, cấp xã để nắm bắt được nội dung các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác, kinh doanh cát, sỏi lòng sông.
c) Các giải pháp về chính sách
- Xây dựng cơ chế đóng góp đối với các Chủ đầu tư bến bãi trong việc đầu tư nâng cấp hạ tầng khu vực;
- Bố trí kinh phí, trang thiết bị cho địa phương kiểm tra, xử lý các hoạt động các bến bãi trên địa bàn; thực hiện cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện các vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền theo quy định của pháp luật.
d) Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Song song với việc giải quyết tốt cân đối về tài chính, cần ưu tiên bố trí vốn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ để thuận tiện cho công tác vận chuyển cát, sỏi.
đ) Giải pháp về môi trường
- Các dự án sử dụng, khai thác bến bãi trước khi cấp phép phải thực hiện nghiêm việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về môi trường;
- Trong quá trình hoạt động phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, định kỳ quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm. Thực hiện đầu tư kinh phí bảo vệ và khắc phục sự cố môi trường do việc tập kết gây ra. Cải tiến, đổi mới công nghệ khai thác khoáng sản nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
1. Sở Xây dựng
- Tổ chức công bố Quy hoạch sắp xếp hệ thống bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 để các ngành, các cấp, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có căn cứ thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh thỏa thuận địa điểm nghiên cứu đầu tư xây dựng các bãi tập kết cát, sỏi trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt;
- Thường xuyên cập nhật các thông tin về hoạt động tập kết, vận chuyển cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường để kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế ở địa phương, đúng pháp luật và mang lại hiệu quả cao nhất.
2. Sở Giao thông vận tải
- Tổ chức cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với các vị trí bến thủy nội địa phù hợp với quy hoạch cho các đơn vị có nhu cầu;
- Khẩn trương rà soát, không thực hiện gia hạn Giấy phép hoạt động đối với các bến thủy nội địa không nằm trong quy hoạch;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động các bến, bãi, phương tiện khai thác, vận chuyển cát, sỏi.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của Nhà nước về Luật Đê điều, Pháp lệnh Phòng chống lụt bão, các quy định của Nhà nước về quản lý, khai thác, kinh doanh cát, sỏi lòng sông và Quy hoạch này tới mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các địa phương có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về pháp luật về đê điều, khoáng sản nói chung và quản lý, bảo vệ đê điều, bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông nói riêng;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên, môi trường, giao thông, thủy lợi của cấp huyện, cấp xã để nắm bắt được nội dung các văn bản pháp luật của Nhà nước về Luật Đê điều, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, các quy định của Nhà nước về quản lý, khai thác, kinh doanh cát, sỏi lòng sông.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương thực hiện các thủ tục về đất đai, môi trường đối với các bãi tập kết cát, sỏi theo quy hoạch được duyệt;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về môi trường đối với hoạt động tập kết, vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn tỉnh;
- Phối với với Cục thuế tỉnh kiểm soát khối lượng cát, sỏi khai thác thực tế đối với từng đơn vị theo giấy phép khai thác cát, sỏi đã được cấp.
5. Cục Thuế tỉnh
- Có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc kê khai và nộp các loại thuế và phí trong hoạt động, kinh doanh của các chủ bến, bãi tập kết cát, sỏi. Phối hợp với các ngành, các cấp kiểm soát khối lượng mua bán cát, sỏi thực tế trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó thực hiện việc thu thuế tài nguyên khoáng sản theo đúng chế độ và khung thuế suất đúng quy định và thực hiện kê khai thu phí bảo vệ môi trường;
- Kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện đúng pháp luật về thuế.
6. Công an tỉnh
Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện, chủ phương tiện hoạt động, vận chuyển không đúng các quy định về an toàn giao thông, xử lý nghiêm các bãi chứa cát, sỏi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới công tác phòng chống đê điều, thoát lũ và gây mất trật tự trị an trong khu vực.
7. UBND cấp huyện, cấp xã
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong việc sử dụng bãi chứa cát, sỏi trên địa bàn không đúng mục đích và tập kết loại cát sỏi không rõ nguồn gốc;
- Kiểm tra, đình chỉ hoạt động và giải tỏa đối với các bãi tập kết cát, sỏi không có trong quy hoạch;
- Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan và quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tập kết, vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn. Yêu cầu các chủ đầu tư có cam kết đảm bảo tập kết, buôn bán cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp; vận chuyển đúng tải trọng cho phép; cam kết không ảnh hưởng môi trường trong quá trình tập kết, vận chuyển cát sỏi; nếu không sẽ bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh theo quy định;
- UBND cấp xã có các điểm bến, bãi trong Quy hoạch có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép trên địa bàn; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại khu vực.
8. Chủ đầu tư, các đơn vị hoạt động tập kết cát, sỏi:
- Sau khi được UBND tỉnh thống nhất, nhà đầu tư phải thực hiện hoàn tất các thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa; đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa theo đúng quy định trước khi hoạt động tập kết, vận chuyển cát, sỏi. Có cam kết với UBND cấp huyện, cấp xã đảm bảo tập kết, buôn bán cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp; vận chuyển đúng tải trọng cho phép; cam kết không ảnh hưởng môi trường trong quá trình tập kết, vận chuyển cát sỏi;
- Đối với các vị trí đã có chủ đầu tư, đang hoạt động nhưng chưa đầy đủ các thủ tục về đất đai, môi trường, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa; đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy nội địa và các thủ tục khác có liên quan thì tiếp tục thực hiện các thủ tục theo quy định. Đến ngày 31/12/2017, các đơn vị chưa thực hiện các thủ tục liên quan nêu trên sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 3354/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch sắp xếp hệ thống bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
Số hiệu: | 3354/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Huỳnh Khánh Toàn |
Ngày ban hành: | 15/09/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3354/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch sắp xếp hệ thống bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
Chưa có Video