ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3275/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 28 tháng 12 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn; Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và UBND huyện Triệu Phong tại Tờ trình số 335/TTr-UBND ngày 18/12/2023, ý kiến của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 3081/BCTĐ-SXD ngày 18/12/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Triệu Phong đến năm 2040, định hướng đến năm 2050 với các nội dung chính như sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Triệu Phong đến năm 2040, định hướng đến năm 2050.
2. Phạm vi, ranh giới quy hoạch:
Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Triệu Phong với tổng diện tích tự nhiên 35.339,32 ha, có ranh giới như sau:
- Phía Bắc: Giáp thành phố Đông Hà và huyện Gio Linh.
- Phía Nam: Giáp thị xã Quảng Trị và huyện Hải Lăng.
- Phía Đông: Giáp biển Đông.
- Phía Tây: Giáp huyện Đakrông và huyện Cam Lộ.
- Cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị và huyện Triệu Phong.
- Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Trị thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Cụ thể hóa quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Quảng Trị và mục tiêu xây dựng các huyện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng huyện Triệu Phong đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025; trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch sinh thái của tỉnh.
- Quy hoạch xây dựng và phát triển các khu vực trên địa bàn huyện Triệu Phong gắn liền với Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, phù hợp với quy hoạch sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng; bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
- Làm cơ sở để triển khai các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch xây dựng; Xác định các dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng kế hoạch, triển khai đầu tư xây dựng trong khu vực đô thị, nông thôn, khu chức năng đảm bảo phát triển hài hòa, đồng bộ.
Tính chất, chức năng của huyện Triệu Phong được xác định phù hợp với phương án phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển không gian theo Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể như sau:
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Trị.
- Là khu vực vùng kinh tế tổng hợp nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch; ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp đa ngành, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
5. Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng:
a) Dự báo phát triển dân số: Dự báo dân số huyện Triệu Phong các giai đoạn tương đương với kết quả dự báo dân số theo Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể như sau:
Đến năm 2030, dân số đạt khoảng 133.200 người, trong đó dân số đô thị khoảng 42.500 người; đến năm 2040, dân số đạt khoảng 166.600 người, trong đó dân số đô thị khoảng 58.000 người; đến năm 2050, dân số đạt khoảng 202.900 người, trong đó dân số đô thị khoảng 86.100 người.
b) Dự báo quy hoạch sử dụng đất:
- Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 1.190 ha.
- Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 1.624 ha.
6. Định hướng phát triển không gian vùng:
6.1. Phân vùng phát triển không gian:
Quy hoạch định hướng phân thành 4 vùng phát triển không gian, bao gồm:
a) Vùng 1 (vùng trung tâm): Bao gồm thị trấn Ái Tử và một phần các xã Triệu Giang, Triệu Ái, Triệu Thượng, Triệu Long.
Định hướng phát triển: Tập trung phát triển kinh tế dọc hai bên Quốc lộ 1, tuyến tránh Quốc lộ 1, đường Hùng Vương nối dài, đường tỉnh 579, là vùng phát triển trọng điểm về đô thị, thương mại - dịch vụ, du lịch.
b) Vùng 2 (vùng kinh tế phía Tây): Bao gồm một phần các xã Triệu Ái, Triệu Thượng.
Định hướng phát triển: Là vùng phát triển và bảo vệ rừng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; ưu tiên và khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ có yêu cầu quỹ đất lớn.
c) Vùng 3 (vùng kinh tế nông nghiệp trung tâm): Bao gồm các xã Triệu Thanh, Triệu Long, Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Trung và một phần các xã Triệu Trạch, Triệu Giang, Triệu Sơn, Triệu Phước.
Định hướng phát triển: Là vùng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vùng trũng và du lịch khai thác cảnh quan nông nghiệp.
d) Vùng 4 (vùng kinh tế ven biển): Bao gồm các xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng và một phần các xã Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Phước.
Định hướng phát triển: Thực hiện các dự án động lực quan trọng theo định hướng phát triển Khu kinh tế Đông Nam; xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ theo hướng hiện đại, kiến trúc cảnh quan hài hòa, đảm bảo an toàn môi trường.
6.2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị:
- Đến năm 2030: Có 02 đô thị là đô thị Ái Tử (đô thị loại V/IV) và đô thị Nam Cửa Việt (đô thị loại V); trong đó, phát triển đô thị Ái Tử là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.
- Đến năm 2040: Phát triển đô thị Ái Tử và đô thị Nam Cửa Việt đạt đô thị loại IV
- Định hướng đến năm 2050: Phát triển các đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.
6.3. Định hướng phát triển khu vực nông thôn:
- Phát triển các điểm dân cư tập trung trên cơ sở mở rộng các điểm dân cư hiện hữu, hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác, bảo vệ môi trường bền vững, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương; từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp dịch vụ du lịch.
- Phát triển mở rộng các khu trung tâm xã theo hướng tập trung thành cụm công trình đảm bảo bán kính phục vụ thuận lợi.
- Tập trung phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn, dành quỹ đất để bố trí các khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn được xác định tại đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.
6.4. Định hướng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
- Đến năm 2030: Xây dựng Khu công nghiệp đa ngành (thuộc Khu kinh tế Đông Nam), Cụm công nghiệp Tây Triệu Phong và một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp khác; trong đó, vị trí xây dựng Cụm công nghiệp Tây Triệu Phong được rà soát nghiêm ngặt, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các nguồn nước lân cận, có phương án bảo vệ môi trường cho trạm bơm Tân Lương.
- Đến năm 2040: Phát triển mở rộng Khu công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực thuộc Khu kinh tế Đông Nam; hình thành các khu hỗn hợp (công nghiệp - dịch vụ - dân cư/đô thị...) tại dọc tuyến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Khu kinh tế Đông Nam và xây dựng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp khác.
- Định hướng đến năm 2050: Tiếp tục khai thác ngành công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.
6.5. Định hướng phát triển Khu kinh tế:
Tiếp tục thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
6.6. Định hướng phát triển du lịch:
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, di tích lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, làng nghề... theo hướng chuyên nghiệp, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Du lịch văn hóa, tâm linh, di tích lịch sử, làng nghề: Phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các giá trị di tích (Hệ thống di tích lịch sử văn hóa Chúa tiên Nguyễn Hoàng, Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang...), các lễ hội lớn (lễ hội Chợ đình Bích La, Bài chòi, Cầu Ngư, Kỳ Yên...), các làng nghề (Nem chợ Sãi, bánh dầy Đạo Đầu, nón lá Bố Liêu, nước mắm Gia Đẳng, bánh kẹo Hậu Kiên, làng bún Linh Chiểu, làng bún Thượng Trạch...).
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Quy hoạch phát triển khu dịch vụ sinh thái khu vực hồ Ái Tử, Hồ Triệu Thượng, các đầm phá..., phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, ven sông, ven biển, vui chơi giải trí thể thao mặt nước...
6.7. Định hướng phát triển nông nghiệp:
- Trồng trọt: Phát triển vùng trồng lúa theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, tập trung sử dụng các giống chất lượng cao, sản xuất lúa hữu cơ; hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả theo hướng thâm canh; ứng dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng, sản xuất rau quả sạch xuất khẩu, cây dược liệu.
- Chăn nuôi: Phát triển các khu chăn nuôi trang trại tập trung, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, ứng dụng công nghệ cao, hạn chế ô nhiễm môi trường, tập trung tại các xã Triệu Hòa, Triệu Thuận, Triệu Sơn, Triệu Ái, Triệu Thượng, Triệu Thành, Triệu Long, Triệu Trạch và một số xã khác.
- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, mở rộng diện tích rừng trồng tại các xã Triệu Ái, Triệu Thượng.
- Thủy sản: Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã Triệu An, Triệu Độ, Triệu Phước, Triệu Lăng, Triệu Vân và một số xã khác, định hướng nuôi trồng theo hướng công nghệ cao.
7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội:
7.1. Công trình giáo dục và đào tạo:
- Xây dựng đồng bộ mạng lưới cơ sở vật chất và trang thiết bị, đảm bảo đủ diện tích theo quy định của trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Đầu tư mở rộng các trường Trung học phổ thông hiện có; Xây dựng mới các trường Trung học phổ thông tại khu vực đô thị, vị trí được định hướng tại đồ án quy hoạch chung đô thị.
7.2. Công trình y tế:
- Phát triển đồng bộ hệ thống y tế trên địa bàn huyện, bao gồm mạng lưới khám, chữa bệnh và mạng lưới y tế dự phòng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Xây dựng, nâng cấp Trung tâm y tế huyện, các phòng khám, trạm y tế xã đảm bảo theo quy định hiện hành; phát triển thêm 01 đến 02 bệnh viện tư nhân, 01 trung tâm dưỡng lão.
7.3 Công trình văn hóa, thể dục thể thao:
- Xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho mạng lưới văn hóa, thể dục thể thao đạt chuẩn theo quy định.
- Cải tạo, nâng cấp sân vận động huyện tại thị trấn Ái Tử, xây dựng sân vận động, các sân thể thao cơ bản khác tại khu vực đô thị, vị trí được định hướng tại đồ án quy hoạch chung đô thị. Xây dựng, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao cấp xã được định hướng tại đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.
7.4. Công trình thương mại, dịch vụ:
Phát triển các khu thương mại, dịch vụ tại các đô thị và tại khu vực các xã có sản xuất công nghiệp, tập trung đông dân cư; trong đó tập trung phát triển dọc theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 49C, tuyến đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây, tuyến tránh phía Tây Quốc lộ 1, khu vực đô thị Nam Cửa Việt, khu vực dân cư Nam sông Vĩnh Phước, đường Hùng Vương nối dài...
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
8.1. Định hướng giao thông:
a) Đường bộ:
- Đường quốc lộ, cao tốc: Thực hiện theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm các tuyến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, cao tốc Cam Lộ (Triệu Phong) - Lao Bảo, Quốc lộ 1, Quốc lộ 49C đi qua địa bàn huyện.
- Đường tỉnh, đường huyện: Thực hiện theo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đồng thời phát triển và mở rộng theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong các thời kỳ tiếp theo, bao gồm các tuyến đường tỉnh ĐT579, ĐT578B, đường Hùng Vương kéo dài, đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây, đường tránh phía Tây Quốc lộ 1, đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà đi qua địa bàn huyện; nâng cấp các tuyến đường huyện ĐH41, ĐH43, ĐH46, ĐH48, ĐH49 lên đường tỉnh; quy hoạch nối dài tuyến đường tỉnh ĐT579 kết nối từ nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn với cao tốc Cam Lộ (Triệu Phong) - Lao Bảo đến Khu kinh tế Đông Nam, tuyến đường nối xã Triệu Long và xã Triệu Giang (điểm đầu nối tuyến ĐH45D, điểm cuối nối tuyến tránh Quốc lộ 1); quy hoạch các tuyến đường huyện đảm bảo kết nối các khu vực chức năng trong huyện với hệ thống đường tỉnh, quốc lộ, cao tốc.
Đối với tuyến đường 579: Đoạn ngoài thị trấn Ái Tử và Cụm công nghiệp Đông Ái Tử thực hiện theo mặt cắt của Quy hoạch xây dựng vùng huyện; đoạn đi qua thị trấn Ái Tử và Cụm công nghiệp Đông Ái Tử thực hiện theo mặt cắt của Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết Tiểu khu 4 thị trấn Ái Tử, Quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Đông Ái Tử đã được phê duyệt.
- Các tuyến đường khác thực hiện theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
b) Bến xe: Quy hoạch bến xe khách huyện tại vị trí giáp ranh với thị trấn Ái Tử và quy hoạch bến xe tại khu vực Nam Cửa Việt.
c) Đường sắt: Định hướng phát triển đường sắt theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021.
- Duy trì tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam hiện có, từng bước đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa, để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
- Quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tuyến đường sắt Mỹ Thủy - Lao Bảo.
d) Đường thủy: Thực hiện theo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
đ) Cảng biển: Đầu tư xây dựng khu bến cảng Nam Cửa Việt, thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
8.2. Định hướng cao độ nền và thoát nước mặt:
- Cao độ xây dựng khống chế các khu vực được lựa chọn phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên, dự báo tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo không bị ngập lụt, ảnh hưởng của triều cường, đồng thời vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên, tạo điều kiện thoát nước tốt cho đô thị và các điểm dân cư tập trung.
- Nước mưa chủ yếu thoát theo độ dốc địa hình tự nhiên; tại các đô thị sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn; tại các khu trung tâm xã, dân cư tập trung sử dụng hệ thống thoát nước chung; tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung sử dụng hệ thống thoát nước riêng, các khu vực nhỏ lẻ phải được xử lý nước thải cục bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
8.3. Định hướng cấp nước:
- Tổng nhu cầu sử dụng nước dự báo đến năm 2030 khoảng 30.200 m3/ngày đêm. Nguồn nước lấy từ các nhà máy nước: Thị xã Quảng Trị, Tân Lương, Trấm, Khu Kinh tế Đông Nam.
- Tổng nhu cầu sử dụng nước dự báo đến năm 2040 khoảng 79.800 m3/ngày đêm. Giải pháp cấp nước: Nâng công suất các nhà máy nước: Trấm, Khu Kinh tế Đông Nam đảm bảo cấp nước cho nhu cầu sử dụng.
8.4. Định hướng cấp điện:
- Tổng nhu cầu sử dụng điện dự báo đến năm 2030 khoảng 453 MW, đến năm 2040 khoảng 480 MW.
- Công trình đầu mối cấp điện, lưới điện cao thế, lưới điện trung thế: Thực hiện theo quy hoạch và dự án của ngành điện, đáp ứng nhu cầu theo quy hoạch.
- Cải tạo, nâng cấp tuyến điện hiện hữu, đảm bảo mỹ quan và an toàn cung cấp điện. Hệ thống lưới điện tại khu vực đô thị từng bước hạ ngầm đảm bảo mỹ quan đô thị.
8.5. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
a) Thoát nước thải:
Tại các khu vực đô thị phải được bố trí hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt theo quy định. Tại các điểm dân cư nông thôn, nước thải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trong mỗi hộ gia đình trước khi thoát vào hệ thống cống, mương thoát nước chung.
b) Quản lý chất thải rắn:
- Chất thải rắn được thu gom, phân loại tại nguồn. Đối với chất thải rắn y tế và sản xuất không nguy hại thu gom cùng chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn nguy hại phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Chất thải rắn được thu gom đưa về khu xử lý tập trung tại các xã Triệu Thượng, Triệu Ái và Khu Kinh tế Đông Nam để xử lý, đảm bảo môi trường theo quy định; trong đó, khu xử lý chất thải tại xã Triệu Ái được áp dụng công nghệ cao kết hợp các giải pháp triệt để nhằm không đưa nước thải đến khu vực Trạm bơm của nhà máy nước Tân Lương.
c) Nghĩa trang: Hệ thống nghĩa trang được bố trí theo quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chung xây dựng xã. Các nghĩa trang hiện có không phù hợp quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách ly phải từng bước di dời.
8.6. Định hướng thông tin liên lạc:
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại; từng bước ngầm hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo mỹ quan đô thị.
9. Giải pháp về bảo vệ môi trường:
Khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; chú trọng bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn; thực hiện phân vùng quản lý môi trường để quản lý phát triển kinh tế - xã hội và phát triển khai thác các hoạt động bảo vệ môi trường theo mục tiêu phát triển bền vững; nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, sự biến đổi khí hậu bất lợi đối với môi trường.
10. Nội dung quy định quản lý theo đồ án quy hoạch:
Quy định hướng dẫn quản lý, phát triển, quy hoạch các đô thị, nông thôn, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo đúng đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Triệu Phong đến năm 2040, định hướng đến năm 2050 (Quy định quản lý kèm theo đồ án quy hoạch).
1. Quyết định này làm căn cứ để quản lý quy hoạch, triển khai các bước tiếp theo nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện được duyệt theo quy định.
2. Giao UBND huyện Triệu Phong phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, gửi hồ sơ quy hoạch cho các cơ quan liên quan để lưu trữ, quản lý và triển khai quy hoạch theo quy định; xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch, các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư đảm bảo tính khả thi và phù hợp nguồn lực đầu tư của địa phương theo quy định.
3. Giao các Sở, Ban ngành cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm cập nhật quy hoạch theo ngành để quản lý; phối hợp với UBND huyện Triệu Phong tổ chức quản lý, thực hiện các nội dung quy hoạch theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai quy hoạch, đầu tư, xây dựng và các nội dung có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 3275/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến năm 2040, định hướng đến năm 2050
Số hiệu: | 3275/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký: | Võ Văn Hưng |
Ngày ban hành: | 28/12/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3275/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến năm 2040, định hướng đến năm 2050
Chưa có Video