Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 326/2017/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 16 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010 của Bộ Xây dựng về Ban hành mẫu hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị;

Căn cứ Thông tư số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 79/TTr-SXD ngày 18/10/2016 và Báo cáo thẩm định số 58/BCTĐ-STP ngày 03/10/2016 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn; các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;

- Cục KTVB QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐNDTP;
- Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng;
- CT, Các PCT UBND thành phố;
- VPT
U, VP UBND thành ph;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH HP, Báo HP, Báo ANHP;
- Cổng TTĐTTP, Công báo TP;
- Như Điều 3;
- CPVP;
- Các CV UBND TP;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TCH




Nguyễn Văn Tùng

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 326/2017/QĐ-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về các hoạt động chiếu sáng tại các đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong việc quản lý, xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị.

2. Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia các hoạt động có liên quan đến hệ thống chiếu sáng đô thị phải chấp hành Quy định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích một số từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ, khái niệm được giải thích theo Điều 2 Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 79/2009/NĐ-CP); ngoài ra, một số từ ngữ, khái niệm khác được hiểu như sau:

1. Trạm đèn chiếu sáng công cộng đô thị là hệ thống các vật tư, thiết bị bao gồm: phn cấp nguồn cho tủ điện điều khiển chiếu sáng, mạng lưới đường dây, cáp dẫn điện và các vật tư, thiết bị khác như cột đèn, cần đèn, hệ thống tiếp địa, phụ tải.

2. Trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng bao gồm trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng, mạng lưới thông tin tín hiệu của hệ thống chiếu sáng, các tủ khu vực và các tủ điều khiển chiếu sáng.

3. Tỷ lệ bóng sáng là tỷ số giữa số lượng đèn hoạt động bình thường trên tổng số đèn lắp đặt trên địa bàn 1 khu vực hoặc các đường phố được cấp điện từ 1 tủ điều khiển chiếu sáng.

4. LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là đi ốt phát quang) là các đi ốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại.

5. Đơn vị trực tiếp vận hành bảo trì, bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là đơn vị có đủ điều kiện và năng lực được lựa chọn theo phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý chiếu sáng đô thị

1. Hoạt động chiếu sáng đô thị phải thực hiện theo Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chiếu sáng đô thị và các quy định, tiêu chuẩn hiện hành của ngành xây dựng, điện lực, phòng cháy và chữa cháy, giao thông và các ngành khác có liên quan đảm bảo an toàn mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự và tiết kiệm đin.

2. Khi lập quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết các khu đô thị khu dân cư, dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình giao thông phải thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo các tiêu chun, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và những quy định hiện hành có liên quan.

3. Xây dựng, cải tạo các công trình chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố phải phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt và quy định Pháp luật có liên quan.

4. Quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải theo đúng quy định, quy trình kỹ thuật về chiếu sáng đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện, phòng chống cháy nổ và đúng thời gian quy định.

5. Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì bảo vệ hệ thống chiếu sáng đô thị; sản xuất, sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện theo đúng quy định của Pháp luật.

6. Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, năng lượng gió...) để cấp điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng.

Điều 4: Chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng đô thị

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng là chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chiếu sáng đô thị, ủy quyền và phân cấp như sau:

1. Phân cấp cho Sở Xây dựng là đại diện chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng đô thị trên địa bàn các quận.

2. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện là đại diện chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng đô thị trên địa bàn các huyện.

Chương II

QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ

Điều 5. Quy hoạch hệ thống chiếu sáng đô thị

1. Quy hoạch chiếu sáng đô thị phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của quy hoạch đô thị, phát triển đô thị của thành phố và tuân thủ theo Điều 9, Điu 10, Điu 11 Chương II, Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.

2. Khi lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu nhà ở, dự án phát triển hạ tầng đô thị và các công trình giao thông phải thực hiện theo quy hoạch hệ thống chiếu sáng đô thị của thành phố; QCVN 07-7:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình chiếu sáng; và các quy định của Pháp luật có liên quan.

Điều 6. Thiết kế hệ thống chiếu sáng đô thị

1. Thiết kế công trình chiếu sáng đô thị phải tuân theo quy hoạch, quy định chiếu sáng đô thị, dự án được duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị đối với từng công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng và theo xu hướng ngầm hóa, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng (như đèn LED, đèn 2 cấp công suất...) và áp dụng công nghệ, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).

2. Thiết kế chiếu sáng đối với công trình giao thông

a) Thiết kế chiếu sáng hè, đường giao thông, hầm đường bộ, cầu và đường trên cao, nút giao thông phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, phòng chống cháy nổ;

b) Sử dụng các bóng đèn và cột đèn có hình dáng, kích thước phù hợp với từng khu vực, tuyến đường nhưng có tính thẩm mỹ, phù hợp với không gian kiến trúc và cảnh quan môi trường xung quanh; đảm bảo các thông số kỹ thuật độ chói, hệ số đồng đều dọc trục theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chiếu sáng hiện hành có liên quan;

c) Chiếu sáng trên các cầu và đường trên cao (cầu cạn) phải sử dụng đèn chiếu sáng tương đồng với chiếu sáng của phần đường nối tiếp với cầu, sử dụng những loại đèn tránh gây lóa, an toàn và đảm bảo tính dẫn hướng đối với các đối tượng tham gia giao thông;

d) Việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông phải được xây dựng đồng bộ với các công trình chiếu sáng đô thị.

3. Thiết kế chiếu sáng đối với đường ngõ, xóm:

a) Thiết kế chiếu sáng có quy mô phù hợp với quy mô của đường, chiều cao hợp lý, sử dụng nguồn sáng tiết kiệm điện, an toàn, mỹ quan đô thị và được đóng ct vận hành từ tủ điều khiển chiếu sáng độc lập hoặc từ tủ điều khiển đường phố kết nối được với trung tâm điều khiển, đèn ở các vị trí góc được vận hành 1 chế độ;

b) Khi lắp dựng cột đèn mới phải đảm bo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và theo thiết kế được duyệt;

c) Trường hợp không trồng được cột đèn mới, đơn vị thiết kế phải thiết kế giải pháp an toàn và chủ đầu tư phải thỏa thuận với đơn vị quản lý cột điện lực để lắp đèn chiếu sáng hoặc gắn vào vật kiến trúc khác nhưng phải đảm bảo mỹ quan và an toàn trong mọi điều kiện.

4. Đối với các dự án ci tạo hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị có ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng hiện hữu thực hiện theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Điều 7. Chiếu sáng đối với không gian công cộng trong đô thị

1. Các khu vực cần được thiết kế chiếu sáng không gian công cộng đô thị được quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định 79/2009/NĐ-CP; việc chiếu sáng không gian công cộng phải góp phần tăng tính thẩm mỹ không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cảnh quan như cây xanh, thảm c, bồn hoa, mặt nước với các công trình kiến trúc, tượng đài, đài phun nước và các công trình khác.

2. Chiếu sáng công viên, vườn hoa

Việc thiết kế chiếu sáng công viên, vườn hoa phải phù hợp với cảnh quan kiến trúc, thiết kế đô thị và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật; các cột đèn chiếu sáng, nguồn sáng phải làm tăng giá trị cảnh quan không gian kiến trúc và đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ. Khi thiết kế chiếu sáng công viên vườn hoa cần bố trí các tủ cấp điện cho chiếu sáng trang trí phục vụ các ngày lễ, tết, sự kiện của thành phố.

3. Thiết kế chiếu sáng quảng trường, nút giao thông

Chiếu sáng các nút giao thông qung trường phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn chiếu sáng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, độ chói mặt đường yêu cu không nhỏ hơn độ chói các đường chính dẫn vào nút giao thông. Việc thiết kế chiếu sáng nên dùng cột thép có chiều cao thích hợp để lắp đèn pha chiếu sáng. Đối với quảng trường, ngoài yêu cầu thiết kế nút giao thông trên, cn thiết kế đồng bộ chiếu sáng kiến trúc và chiếu sáng mặt ngoài các công trình xung quanh quảng trường theo Điu 7, Điu 8 của Quy định này vào các dịp l, tết và các sự kiện quan trọng của thành phố.

Điều 8. Chiếu sáng kiến trúc và chiếu sáng mặt ngoài công trình

1. Thiết kế chiếu sáng kiến trúc phải phối hợp hài hòa các giải pháp:

a) Chiếu sáng chung đồng đều trên các bề mặt chính công trình.

b) Chiếu sáng cục bộ để khắc họa chi tiết kiến trúc đặc thù (như cột nhà, cửa sổ, chóp mái...).

c) Kết hợp với chiếu sáng không gian xung quanh công trình như không gian cây xanh xung quanh công trình, chiếu sáng trang trí mặt bng khu vực công trình để tăng hiệu quả thẩm mỹ cho công trình kiến trúc.

2. Thiết kế chiếu sáng kiến trúc các tòa nhà cao tầng:

a) Các tòa nhà cao tầng có chiều cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng không phải có đèn báo không theo quy định tại Quy chế không lưu hàng không dân dụng của Bộ Giao thông vận tải.

b) Hệ thống chiếu sáng trang trí kiến trúc các tòa nhà vận hành ở 2 chế độ: chế độ ngày thường và chế độ ngày chủ nhật, ngày lễ, tương ứng với các công suất tiêu thụ khác nhau để đảm bảo thẩm mỹ và tiết kiệm điện.

3. Thiết kế chiếu sáng kiến trúc các công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử, văn hóa: Đối với các công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử, văn hóa ở các vị trí trung tâm, dọc các tuyến phố chính hoặc có ảnh hưởng đến không gian đô thị phải có thiết kế hệ thống chiếu sáng kiến trúc.

4. Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng các công trình theo khoản 1, 2, 3 điều này có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 9. Chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội

1. Chiếu sáng quảng cáo phải tuân thủ các quy định pháp luật về quảng cáo tại Điều 17 Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ; Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ; QCVN 17:2013/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời; QCVN 07-7:2016/BXD Quy chun kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình chiếu sáng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

2. Chiếu sáng trang trí, phục vụ khu vực lễ hội phải bảo đảm các yêu cầu: Đa dạng, phù hợp từng vị trí trang trí làm tăng không khí lễ tết, lễ hội, phù hợp với giá trị thẩm mỹ và cảnh quan kiến trúc đô thị và phải đảm bảo phù hợp với tính chất, nội dung của các ngày lễ; chất lượng ánh sáng các khung hoa văn trang trí, các đèn LED phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm để vận hành lâu dài ngoài trời.

3. Chiếu sáng trang trí, khu vực phục vụ lễ hội phải theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố; các công trình chiếu sáng trang trí phải đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ cả ban ngày và ban đêm và góp phần bảo vệ an ninh khu vực.

4. Chiếu sáng trang trí, khu vực phục vụ lễ hội phải bảo đảm thuận tiện trong quá trình thi công lắp đặt và tháo dỡ, tuân thủ các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về chiếu sáng có liên quan.

Điều 10. Chiếu sáng trong khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng

1. Đảm bảo những nội dung theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 79/2009/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác có liên quan.

2. Chiếu sáng phải đảm bảo hài hòa với cảnh quan xung quanh, không làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đường phố, tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Chương III

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ

Điều 11. Quản lý, lưu trữ hồ sơ

Đơn vị vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị có trách nhiệm lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị được giao quản lý.

Điều 12. Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị

1. Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải đảm bảo về chiếu sáng, an toàn, tiết kiệm điện, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và đạt tỷ lệ bóng sáng tối thiểu như sau:

a) Đối với đường phố là 100%;

b) Đối với ngõ xóm là 95%;

c) Đối với công viên, vườn hoa là 100%.

2. Thời gian vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng được điều chnh theo từng mùa và giảm thiểu số bóng sáng hoặc tiết giảm cường độ bóng sáng sau 23 giờ đêm để tiết kiệm điện năng như sau:

a) Mùa hè từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 10: Bật lúc 18 giờ 00 phút và tt lúc 5 giờ 00 phút ngày hôm sau.

b) Mùa đông từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4: Bật lúc 17 giờ 30 và tt lúc 6 giờ 00 phút ngày hôm sau.

c) Ngày thứ bảy, chủ nhật: Hệ thống đèn chiếu sáng trang trí thường xuyên được vận hành đến 23 giờ.

d) Áp dụng các biện pháp giảm điện năng tiêu thụ nhưng phải đảm bảo an toàn trong các thời gian lưu lượng giao thông thấp từ 23 giờ đến sáng hôm sau: chuyển sang chế độ tiết giảm từ 25% đến 40% công suất đối với các lưới chiếu sáng có tủ điu chỉnh điện áp hoặc lắp ballast 2 mức công suất; tắt 1/3 số đèn đối với các lưới đèn chiếu sáng đường phố còn lại, tắt toàn bộ số đèn trang tkiến trúc;

e) Vào các ngày Lễ, Tết và các sự kiện quan trọng của thành phố thì thực hiện theo kế hoạch cụ thể được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Điều 13. Quản lý vận hành trạm đèn chiếu sáng công cộng

1. Việc quản lý vận hành trạm chiếu sáng công cộng phải đảm bảo đóng cắt an toàn, phòng chng cháy nổ, đảm bảo yêu cầu tại Điều 12 của Quy định này và theo quy định pháp luật.

2. Công tác quản lý vận hành trạm chiếu sáng công cộng phải thực hiện theo đúng quy trình quản lý vận hành trạm chiếu sáng công cng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Toàn bộ việc vận hành trạm đèn chiếu sáng công cộng phải được thể hiện đy đủ trong hồ sơ nhật ký vận hành theo quy định.

4. Chủ đầu tư hoặc đơn vị được ủy quyền làm chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác quản lý vận hành trạm và hồ sơ nhật ký vận hành làm cơ sở để thanh quyết toán theo quy định.

Điều 14. Quản lý trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng đô thị

Khi trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phđược xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng. Đơn vị được giao quản lý vận hành Trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng đô thị có trách nhim đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ; các quy định về quản lý, vận hành đã cam kết trong hợp đồng, cụ thể:

1. Điu chỉnh linh hoạt thời gian đóng cắt hệ thống chiếu sáng tại các khu vực t trung tâm theo tình hình thời tiết, giảm tiêu thụ điện năng nhưng phải đảm bảo an toàn.

2. Từ trung tâm cho phép đóng cắt và giám sát tới từng tủ chiếu sáng.

3. Quan sát tức thời các thông số điện áp, dòng điện. Báo hiệu sự cố khi có tình trạng chạm chập, quá tải và các hiện tượng câu móc điện.

4. Quản lý số liệu vận hành: Tình trạng đóng cắt, mức độ tiêu thụ điện năng.

5. Tng hợp s liu, chiết xuất các báo cáo phục vụ công tác quản lý.

Điều 15. Công tác thay thế vật tư, thiết bị duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị

1. Đơn vị quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng có trách nhiệm lập kế hoạch dự toán bảo trì thay thế sửa chữa hệ thống chiếu sáng, bảo đảm chiếu sáng và an toàn hệ thống, hoạt động ổn định đạt tlệ sáng theo quy định và vận hành an toàn. Các vật tư, thiết bị hư hỏng hoặc không đảm bo yêu cầu kỹ thuật cần được thay thế kịp thời để duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng hoạt động tốt với chi phí thấp nhất.

2. Thay thế sửa chữa vật tư, thiết bị hư hỏng hoặc mất an toàn: Các vật tư, thiết bị hư hỏng làm cho một hoặc nhiều đèn không hoạt động bình thường hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho người và tài sản cần được xử lý sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.

3. Thay thế thiết bị không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Các vật tư, thiết bị không đảm bo yêu cầu kỹ thuật (như bóng đèn già gây hiện tượng giảm quang thông, sáng không ổn định; ballast rung, phát tiếng động lớn khi hoạt động...) phải được lập dự toán duy trì để sửa chữa, thay thế.

Điều 16. Công tác quản lý, vận hành hệ thống cột đèn chiếu sáng

1. Đảm bảo những nội dung theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 79/2009/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác có liên quan.

2. Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng thực hiện:

a) Lập kế hoạch duy tu hệ thống cột, thống kê các cột không đảm bảo an toàn và thông báo cho các đơn vị có hệ thống đường dây đi nổi trên cột để phi hợp xử lý, có biện pháp di chuyển, bổ sung cột cho phù hợp và sắp xếp lại các đường dây treo trên cột đm bo an toàn và mỹ quan đô thị;

b) Lập danh sách thống kê, cập nhật trên bản vẽ vị trí các cột đèn chiếu sáng.

3. Khi có sự cố cột, các tình huống khẩn cấp, đơn vị quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng là đầu mối phối hợp với các đơn vị có đường dây khc phục sự cố:

a) Khắc phục tạm thời (để đảm bảo an toàn, đảm bảo không ùn tắc giao thông,...) chậm nhất là sau 02 giờ kể từ khi nhận được thông báo. Trong giai đoạn khắc phục tạm thời, phải đảm bảo các tuyến đường dây, cáp vận hành thông suốt và đảm bảo an toàn tại hiện trường;

b) Khắc phục triệt để chậm nhất là sau 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo. Đối với những trường hợp đòi hỏi thời gian khắc phục triệt để kéo dài quá 3 ngày cần phải trồng cột mới thay thế.

4. Trong trường hợp nâng cấp, cải tạo hoặc dỡ bỏ hệ thống cột đèn chiếu sáng công cộng hiện có, tổ chức hoặc cá nhân có thiết bị khác gn trên hệ thống cột đèn chiếu sáng công cộng này phải tự dịch chuyển hoặc dỡ bỏ những thiết bị đó trong thời gian quy định bằng nguồn vốn của đơn vị hoặc cá nhân đó.

Điều 17. Hành lang bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị

1. Hành lang bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng tuân thủ theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện và các quy định khác liên quan.

2. Đơn vị được giao quản lý trực tiếp hệ thống chiếu sáng công cộng có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra, phát hiện, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hệ thống chiếu sáng công cộng.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ

Điều 18. Sở Xây dựng

1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố.

2. Chủ trì thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế-kỹ thuật, thiết kế cơ sở và thiết kế sau thiết kế cơ sở các công trình chuyên ngành chiếu sáng đô thị theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

3. Cho ý kiến bằng văn bản đối với các hoạt động khai thác, sử dụng các công trình thuộc hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị vào mục đích khác hoặc các hoạt động xây dựng liên quan đến hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phố.

4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xlý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm trong việc quy hoạch, xây dựng chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố.

5. Tổ chức lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ hệ thống chiếu sáng đô thị thành phố.

6. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành tổ chức thực hiện các công tác:

a. Tiếp nhận vận hành, bảo trì, bảo vệ các công trình thuộc hệ thống chiếu sáng thành phố.

b. Tổ chức lập kế hoạch, số lượng, khối lượng, dự toán thu chi hàng năm về vận hành, bảo trì, cải tạo sửa chữa và bo vệ hệ thống chiếu sáng đô thị thành phố.

7. Quản lý quy hoạch chiếu sáng công cộng đô thị; chủ trì, phối hợp với các s, ngành và các đơn vị có liên quan nghiên cứu lập quy hoạch chiếu sáng đô thị.

8. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình quy hoạch và xây dựng chiếu sáng đô thtrên địa bàn thành phố.

9. Thực hiện theo Khoản 1 Điều 4 của Quy định này.

Điều 19. Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện theo Khoản 2 Điều 4 của Quy định này.

2. Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến quy định này; tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định này và yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiêm túc thực hiện.

3. Phối hợp với đơn vị quản lý, vận hành bo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn quản lý.

4. Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị lập kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị, kinh phí thực hiện đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương theo quy định của Pháp luật.

5. Chỉ đạo xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng theo kế hoạch phân cấp.

6. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị trực thuộc thực hiện quy định này theo chức năng nhiệm vụ được giao.

7. Phối hợp cùng với Công an thành phố, Thanh tra SXây dựng, Thanh tra chuyên ngành để kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền và địa bàn quản lý.

8. Thông báo kịp thời cho các cơ quan có chức năng những vi phạm nội dung của Quy định này và các quy định pháp luật khác.

Điều 20. Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân sử dụng điện chiếu sáng an toàn, tiết kiệm, đúng mục đích; sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện và chấp hành quy định của pháp luật về chiếu sáng đô thị; tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến quy định này và vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiêm túc thực hiện.

2. Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi thẩm quyền và địa bàn quản lý.

3. Chỉ đạo các lực lượng thuộc Ủy ban nhân dân xã thường xuyên kiểm tra phát hiện và đình chỉ kịp thời các vi phạm, lập hồ sơ vi phạm chuyển đơn vị vận hành và cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Điều 21. Đơn vị vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị

1. Đảm bảo quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô ththeo đúng quy định tại quy định này.

2. Báo cáo Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo đnh kỳ 2 lần 1 năm (6 tháng, một năm) hoặc đột xuất về công tác quản lý chiếu sáng đô thị.

3. Lập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp, thay thế, sửa chữa thuộc hợp đồng ký kết quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị,

4. Tham mưu cho các cấp có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến chiếu sáng đô thị.

5. Vận hành, bảo trì, bảo vệ tài sản được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng ký kết với cơ quan giao quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo phân cấp. Kiểm kê toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị định kỳ 2 lần 1 năm, trong đó cập nhật kịp thời mọi sự thay đổi trong kỳ kiểm kê.

6. Chủ động phối hp với các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương kiểm tra, bảo vệ và phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hệ thống chiếu sáng công cộng.

7. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chiếu sáng đô thị do đơn vị quản lý, vận hành.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư các khu đô thị mới, các dự án có liên quan đến hệ thống chiếu sáng đô thị trên địa bàn Thành phố phải tuân thủ các quy định về quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ và xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị. Thiết kế và thi công xây dựng các công trình chiếu sáng đô thị với đường dây đặt ngầm và phải gắn kết đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật của các khu vực lân cận theo hướng hiện đại và bảo đảm mỹ quan đô thị.

2. Chủ đầu tư khu đô thị mới, các dự án có hệ thống hạ tầng cơ sở khép kín sau khi xây dựng hoàn thành, có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng để thống nhất việc quản lý đồng bộ hoặc bàn giao cho đơn vị có chức năng nhiệm vụ quản lý hệ thống chiếu sáng đô ththeo quy định.

3. Báo cáo Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 2 lần 1 năm (6 tháng, một năm) hoặc đột xuất về công tác quản lý chiếu sáng đô thị.

Điều 23. Trách nhiệm của các Sở, Ngành có liên quan

Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động chiếu sáng đô thị.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Điều khoản thi hành

1. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan đhướng dn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những nội dung cần phải điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp, đề nghị gửi ý kiến về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 326/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số hiệu: 326/2017/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
Người ký: Nguyễn Văn Tùng
Ngày ban hành: 16/02/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 326/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…