UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3211/QĐ-UBND |
Huế, ngày 24 tháng 10 năm 1996. |
PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH CHI TIẾT KHU DÂN CƯ BẮC THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Điều lệ quản lý qui hoạch đô thị ban hành theo Nghị định số 92/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ;
- Căn cứ qui hoạch tổng thể xây dựng thành phố Huế đến năm 2010;
- Xét biên bản thẩm định của Hội nghị thẩm định đồ án qui hoạch Tỉnh ngày 17/5/1996;
- Xét đề nghị của Chủ tịch UBND Thành phố Huế và Giám Đốc Sở Xây Dựng;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt qui hoạch chi tiết khu dân cư Bắc Thành phố Huế đến năm 2010 do Chủ tịch UBND Thành phố Huế và Giám đốc Sở Xây Dựng đề nghị .( Theo các tờ trình số 441TT/UB ngày 03 tháng 09 năm 1996 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố và tờ trình số 344/QH-XD ngày 09 tháng 10 năm 1996 của Sở Xây Dựng Thừa Thiên Huế):
1/ Phạm vi giới hạn khu đất:
- Phía Đông giáp xã Hương Vinh.
- Phía Tây giáp tuyến đường sắt Bắc- Nam.
- Phía Nam giáp sông An Hoà.
- Phía Bắc giáp khu dân cư và đất nông nghiệp
- Diện tích toàn bộ là 260 ha.
2/ Về tính chất khu vực:
Khu dân cư Bắc Thành Phố Huế thuộc phần đất phía Đông xã Hương Sơ. Khu vực này có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua. Là cửa ngõ phía Bắc của thành phố, điểm chuyển tiếp giữa Huế và Hương Trà nối với cảng Thuận An. Điểm dân cư Hương Sơ có vai trò là cửa ngõ phía Bắc, là vị trí quan trọng trong cơ cấu đô thị của Huế, vì vậy phải được qui hoạch theo hướng đô thị hoá và trở thành một cơ cấu hữu cơ của thành phố. Đây là khu dân cư vừa xây dựng mới, vừa chỉnh trang sắp xếp lại các khu vực dân cư cũ, vừa đáp ứng mặt bằng phục vụ kế hoạch chuyển dân các khu vực sẽ giải toả từ trung tâm Thành phố đến đồng thời có một số diện tích bố trí các văn phòng cho các tổ chức kinh tế, khu vực hành chính, văn hoá thể thao. Ngoài ra còn dành quỹ đất cho phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Tính chất của khu vực được xác định:
1. Khu vực dân cư mới đô thị hoá của Thành phố Huế. Khu dân cư này phát triển vào hai thành phần cơ bản là:
- Dân địa phương hiện đang cư trú tại chỗ
- Dân di chuyển từ các khu vực bảo vệ di tích đến
2. Khu vực phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương như: chạm khảm, sơn mài, dệt, thêu ren, mây tre, sản xuất hàng tiêu dùng…
3. Khu vực Phát triển kinh tế cá thể gồm:
- Kinh tế vườn theo hướng đi vào sản xuất hàng hoá, tạo nguồn hàng ổn định, có chất lượng- phục vụ dân cư Nội thành và ngành du lịch ( rau sạch, hoa, trái cây; thịt trứng…) kết hợp phát triển nghề thủ công truyền thống và một số loại hình thích hợp.
- Dịch vụ kinh doanh cá thể tại các căn nhà ven phố trong khu vực.
Chú ý các ngành gia công lắp ráp, cung cấp vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, hàng nhu yếu phẩm…
4. Khu vực phát triển dịch vụ du lịch: Trước mắt đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí lành mạnh của dân cư và du khách. Lâu dài có thể xây dựng thành một khu nghỉ ngơi của du khách ở các biệt thự nhà vườn, khu du lịch tổng hợp và nhiều loại hình phong phú, đa dạng .
5. Khu vực đặt các trụ sở, văn phòng làm việc của cơ quan hành chính Địa phương và Thành phố; trụ sở doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các trụ sở liên doanh…
Tại đây còn dành quỹ đất để xây dựng các trụ sở văn phòng làm việc để cho thuê và để bán. Ngoài ra còn là khu vực dự trữ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Qui hoạch xây dựng khu Hương Sơ theo hướng kế thừa và nâng cao những giá trị kiến trúc văn hoá lịch sử truyền thông của địa phương, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu qui hoạch không gian và các khu chức năng bảo đảm hài hoà theo hướng chỉnh trang, kết hợp với xây dựng mới hiện đại, mang bảo đảm hài hoà theo hướng chỉnh trang, kết hợp với xây dựng mới hiện đại, mang được bản sắc dân tộc nhằm góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc thành phố.
3. Về qui mô dân số:
Đến năm 2010 dân số trong khu vực sẽ là 15.000÷16.000 người.
4. Thống nhất việc chọn đất, phân khu chức năng trong định hướng phát triển không gian, các giải pháp kỹ thuật hạ tầng và các chi tiêu kinh tế kỹ thuật đã nêu trong đồ án.
Trong quan trình thực hiện qui hoạch cần lưu ý các vấn đề cụ thể sau:
- Về tổ chức không gian:
· Khu vực dân cư dạng nhà vườn hiện có cần được chỉnh trang, nâng cấp từng bước, không ngừng cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo thành khu dân cư đô thị mới. Tại khu vực này khống chế chiều cao công trình từ 2 ÷ 3 tầng, mật độ xây dựng 2540%.
· Khu vực trung tâm bao gồm đoạn quốc lộ 1A đến cửa Hậu sẽ bố trí các công trình cao tầng như trụ sở doanh nghiệp liên doanh, các trung tâm dịch vụ công cộng, các khối nhà ở theo dạng căn hộ bố trí xen kẻ với các nhóm nhà vườn và nhà chia lô tạo nên nhịp điệu kiến trúc hài hoà giữa cao và thấp tầng.
· Hệ thống công trình phục vụ công cộng và công viên cây xanh được bố trí phân phối đều nối liền với nhau trên toàn khu dân cư.
· Hạn chế thấp nhất việc bố trí các công trình kiến trúc sát mép nước các sông ngòi trong khu vực. Giải đất nằm trong giới hạn giữa đường bộ và các sông phải được dành để xây dựng công viên và các vành đai cây xanh. Giữ lại một số diện tích ao hồ cần thiết để tạo môi trường thông thoáng trong khu vực.
- Về tổ chức cải tạo và xây dựng khu ở:
· Thống nhất sử dụng cả ba giải pháp về nhà ở: nhà ở sân vườn, nhà liền kề, nhà ở chung cư. Đối với khu dân cư có tiến hành quy hoạch lại hệ thống giao thông, xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hạn chế việc chia cắt vườn và chủ động cải tạo nâng cấp công trình kiến trúc dạng nhà vườn đô thị.
· Đối với dạng nhà liền kề dọc các trục đường diện tích tối thiểu 150÷200m2, mặt tiền rộng tối thiểu là 7 mét.
Khuyến khích xây dưụng một số nhà ở dạng căn hộ chung cư có chiều cao 3-5 tầng ở trung tâm và bố trí các công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, vườn hoa nhỏ.
- Về hạ tầng kỹ thuật đô thị :
· Thống nhất quan điểm tạo thành hệ thống đường hoàn chỉnh bao gồm cải tạo, mở rộng đường hiện có và xây dựng với mặt cắt đủ rộng để có điều kiện bố trí đầy đủ hệ thống ha tầng kỹ thuật.
· Về cấp thoát nước: Về cơ bản thống nhất với đồ án. Trong những năm trước mắt nước mua và nước bẩn cho đi chung một hệ thống; Tương lai cần phải tách riêng và nước bẩn phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
( Có đồ án kèm theo)
Điều 2: Giao UBND Thành phố Huế phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan căn cứ vào qui hoạch được duyệt để triển khai các chương trình và dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên, tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách do yêu cầu xây dựng và cải tạo khu dân cư đặt ra; Quản lý , hướng dẫn việc thực hiện đúng quy hoạch chi tiết được duyệt. Mặt khác cần sớm cụ thể hoá điều lệ quản lý xây dựng ; thực hiện tốt việc cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với các ban ngành cấp Tỉnh, tập trung động viên các nguồn vốn chủ yếu là vốn trong nước, đi đôi với việc tranh thủ tối đa các nguồn vốn bên ngoài để cải tạo và xây dựng dân cư phía Bắc Thành phố.
Điều 3: Quyết định này có hiệu kể từ ngày ký.
Điều 4: Các Ông ( bà) Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND Thành phố Huế, Giám đốc Sở xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
Quyết định 3211/QĐ-UBND năm 1996 về Phê duyệt quy hoạch chi tiết dân cư Bắc Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 3211/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Văn Mễ |
Ngày ban hành: | 24/10/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3211/QĐ-UBND năm 1996 về Phê duyệt quy hoạch chi tiết dân cư Bắc Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video