Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2931/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 24 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG LIÊN SƠN, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập quy hoạch chung thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3044/TTr-SXD ngày 17/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đến năm 2030, với những nội dung như sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch chung thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đến năm 2030.

2. Vị trí, ranh giới

2.1. Vị trí địa lý: Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (gồm 7 tổ dân phố).

2.2. Ranh giới: Phía Bắc giáp xã Sơn Lương; phía Nam giáp xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ; phía Đông giáp xã Suối Quyền và xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ; phía Tây giáp xã Nậm Lành.

3. Tính chất và quy mô

3.1. Tính chất

- Là khu trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kết hợp với dịch vụ du lịch, thương mại của thị trấn và phát triển dân cư đô thị khu vực.

- Là khu vực có vị trí quan trọng, có lợi thế lớn về giao thông vận tải, du lịch, có thể phát huy các tiềm năng, thế mạnh của huyện Văn Chấn trong phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Quy mô

- Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 1.130,32ha được xác định trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000.

- Quy mô dân số: Dân số hiện tại khu vực lập quy hoạch khoảng 5.028 người; dự báo đến năm 2030 khoảng 10.000 người.

4. Mục tiêu của đồ án

- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn và quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần thay đổi diện mạo đô thị khu vực.

- Xây dựng mô hình trung tâm hành chính kết hợp với dịch vụ du lịch, thương mại, chỉnh trang, phát triển dân cư khu vực, đảm bảo tính đồng bộ của các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; khai thác, sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Đề xuất các giải pháp thích hợp cho hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó vấn đề chủ yếu là giải pháp san tạo mặt bằng và thoát nước, đồng thời định hướng cho việc cấp nước, cấp điện cho khu vực quy hoạch.

- Làm cơ sở quản lý, xây dựng và phát triển đô thị về sử dụng đất đai, không gian quy hoạch kiến trúc, cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường sống thích hợp đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các chức năng sản xuất, dịch vụ, cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo vệ sinh môi trường và quốc phòng an ninh.

5. Quy hoạch sử dụng đất

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất:

STT

Loại đất

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

1

Đất ở

134,60

11,91

 

Đất ở đô thị (hiện hữu)

99,09

8,77

 

Đất ở đô thị (quy hoạch mới)

35,51

3,14

2

Đất công trình công cộng

58,2

5,15

 

Đất cơ quan

0,52

0,05

 

Đất cơ sở y tế

0,48

0,04

 

Đất giáo dục

3,88

0,34

 

Đất công cộng khác

4,84

0,43

 

Đất an ninh quốc phòng

0,45

0,04

 

Đất thương mại dịch vụ

25,84

2,29

 

Đất sản xuất kinh doanh

22,19

1,96

3

Đất cây xanh

104,09

9,21

 

Đất cây xanh cảnh quan

85,73

7,58

 

Đất cây xanh công viên

8,95

0,79

 

Đất cây xanh thể dục thể thao

9,41

0,83

4

Đất tôn giáo

2,13

0,19

5

Đất nông nghiệp

90,09

7,97

6

Đất lâm nghiệp

271,79

24,05

7

Đất trồng cây lâu năm

332,54

29,42

8

Đất nghĩa trang

9,51

0,84

9

Đất đầu mối - hạ tầng kỹ thuật

6,97

0,62

10

Đất giao thông

102,39

9,10

11

Diện tích mặt nước

18,01

1,60

 

Tổng cộng

1.130,32

100,0

6. Định hướng phát triển đô thị và phân khu chức năng

6.1. Cấu trúc không gian chính

- Không gian đô thị về cơ bản dựa trên cấu trúc địa hình tự nhiên trong khu vực nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất đô thị trong tương lai, cũng như phát huy hết tiềm năng về giao thông vận tải và du lịch.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính bền vững, lâu dài tương xứng với đô thị giai đoạn năm 2025 - 2030. Làm cơ sở hoàn chỉnh đáp ứng với đô thị loại V.

- Lấy Quốc lộ 32, đường Tỉnh 175 và đường liên xã Phù Nham - Liên Sơn nối với đường tỉnh 175 làm trục phát triển không gian đô thị, khu trung tâm chủ yếu được mở rộng sang hướng Đông (điểm đầu từ tổ dân phố số 1 (giáp xã Sơn Lương) đến điểm cuối là tổ dân phố số 5 (đường tỉnh 175).

- Hướng Nam từ ngã ba đường tỉnh 175 đến xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ; Hướng Tây gồm khu vực tổ 3 và tổ 4.

6. 2. Cơ cấu phân khu chức năng

Toàn bộ khu vực nghiên cứu lập quy hoạch được phân thành 03 khu chức năng chính, bao gồm:

- Phân khu số 1: Được xác định là khu Trung tâm hành chính, chính trị của thị trấn, một phần giữ nguyên tại vị trí cũ và hiện trạng phát triển không gian quy hoạch khu trung tâm toàn bộ tổ 1 và tổ 2, một phần tổ 5 với diện tích khoảng 307ha.

- Phân khu số 2: Được xác định tại tổ dân phố số 6, 7 và một phần tổ 5. Là khu đô thị hiện hữu có nhiều lợi thế về vị trí và quỹ đất phù hợp để hình thành khu đô thị mới cũng như các tổ hợp dịch vụ thương mại, với tổng diện tích khoảng 188ha.

- Phân khu số 3: Xác định tại khu vực tổ dân phố số 3 và tổ dân phố số 4. Đây là khu vực có cảnh quan đẹp, nhiều lợi thế về sản xuất nông lâm nghiệp với tổng diện tích khoảng 635ha. Được định hướng phát triển là khu vực ở dân cư kết hợp sản xuất, chế biến hàng nông lâm sản chất lượng cao.

7. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan

- Tổ chức không gian quy hoạch toàn khu vực theo địa hình kết hợp hình thái không gian theo tuyến, các chức năng trong khu vực được tổ chức thành từng tuyến kết hợp các cụm. Tận dụng các khu vực có địa hình bằng phang để bố trí các chức năng chính của đô thị theo dạng tập trung. Những khu vực có nhiều diện tích đất lúa hạn chế phát triển đô thị. Duy trì các khe tụ thủy, tận dụng các hành lang thoát nước tự nhiên để tiêu thoát nước cho đô thị một cách thuận tiện.

- Các cửa ngõ vào đô thị:

+ Cửa ngõ số 1: Phía Đông Nam thị trấn, là tuyến Quốc lộ 32 hướng đi thị xã Nghĩa Lộ.

+ Cửa ngõ số 2: Phía Tây Bắc của thị trấn, là tuyến Quốc lộ 32 hướng đi huyện Mù Cang Chải.

+ Cửa ngõ số 3: Phía Đông của thị trấn, là tuyến đường tỉnh 175 khu ngã tư đầu cầu Sơn Lương.

- Các công trình điểm nhấn được xác định trong tổng thể chung của toàn đô thị với vị trí phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong tổ chức không gian bao gồm các vị trí:

+ Cụm công trình dịch vụ thương mại cấp khu vực được bố trí tại các quỹ đất nằm bên Quốc lộ 32 (khu vực phái Bắc giáp xã Sơn Lương và phía Nam giáp xã Sơn A) và bên tuyến đường tránh Quốc lộ 32 theo quy hoạch mới (khu vực giao cắt với tuyến đường tỉnh 175) là một trong các cụm công trình trọng điểm trong khu vực.

+ Cụm công trình công cộng cấp khu vực (hệ thống công viên cây xanh, vui chơi giải trí) được bố trí tại khu vực phía Đông là quỹ đất tiếp giáp với khu trung tâm hành chính thị trấn và đường tránh Quốc lộ 32 quy hoạch mới.

+ Cụm công trình nhà ở dân cư dọc các trục đường chính trong thị trấn (đường Quốc lộ 32; đường tỉnh 175; đường liên khu 2 + 3 + 4...).

Không gian các công trình chức năng được bố trí với các giải pháp quy hoạch như sau:

- Khu dân cư hiện trạng cải tạo: Tôn trọng cấu trúc truyền thống hiện có của khu dân cư. Bổ sung hệ thống công trình dịch vụ, hệ thống công trình hạ tàng xã hội như: khu cây xanh nghỉ ngơi và vui chơi, nhà văn hóa khối, khu phố; bổ sung đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu mới.

- Khu dân cư xây dựng mới:

+ Không gian kiến trúc khu dân cư được tổ chức hài hoà với địa hình làm tăng vẻ đẹp cảnh quan khu đô thị.

+ Các đơn vị ở được phân biệt rõ ràng bởi mạng lưới đường giao thông chính đô thị và được tổ chức liên hệ với nhau theo các tuyến đường khu vực và liên khu vực. Tại các đơn vị ở bố trí lõi trung tâm bao gồm: cây xanh, nhà câu lạc bộ khối phố, trường học, trường mầm non, dịch vụ và các sân chơi thể thao.

+ Nhà vườn: Được tổ chức theo giải pháp kết hợp không gian mở theo quan hệ tuyến và phi tuyến (tự do) tạo thành các cụm không gian ở theo suối và các tuyến phố chia nhỏ dạng quần tụ, gắn không gian ở với không gian xanh của từng cụm nhà ở và không gian xanh của thiên nhiên tạo không gian sinh thái trong khu dân cư.

- Khu trung tâm hành chính: Khu trung tâm hành chính được xác định tại chỗ không di chuyển, chỉ sửa chữa cải tạo và nâng cấp cho phù hợp với cơ cấu tổ chức biên chế của phường trong kỳ quy hoạch.

- Khu công trình thương mại dịch vụ hiện hữu: Các công trình thương mại dịch vụ hiện có tại thị trấn Nông trường Liên Sơn tập trung chủ yếu hai bên tuyến Quốc lộ 32.

- Khu công trình giáo dục: Cơ bản các trường được quy hoạch giữ nguyên vị trí cũ (điểm chính), một số điểm trường lẻ được điều chỉnh được sang vị trí mới nhằm đảm bảo quy mô cũng như tăng tính phục vụ cao.

- Khu cảnh quan sinh thái: Khu cảnh quan sinh thái là toàn bộ diện tích đất trồng cây lâu năm (cây chè) nằm xen lẫn với các khu dân cư, trải đều trên toàn khu vực lập quy hoạch. Bên cạnh đó còn xác định các hồ nhân tạo và quỹ đất cây xanh xung quanh hồ tạo thành các không gian sinh thái cho từng khu vực.

- Hệ thống hạ tầng xã hội và di tích: Các công trình công cộng hạ tầng xã hội phục vụ cho đơn vị ở được bố trí vào lõi các đơn vị ở trên cơ sở tính toán cân đối các khu dân cư trong khu vực nghiên cứu bao gồm: Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa khu dân cư, dịch vụ công cộng khu ở.

- Hệ thống không gian mở: Hệ thống không gian mở là sự kết hợp giữa hệ thống cây xanh tự nhiên, mặt nước, cây xanh công cộng ven mặt nước, các quảng trường đô thị, không gian đường phố và các không gian cây xanh sân chơi công cộng trong các nhóm công trình.

8. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị

8.1. Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật

- San nền:

+ Trên cơ sở đặc thù của địa hình miền núi, tránh không xây dựng các công trình dân dụng ở nhũng nơi có hiện tượng nút, trượt, lở núi ở các sườn đồi, hạn chế bạt mái dốc để hạn chế trượt lở khi có mưa lớn.

+ Các công trình xây dựng có cao độ nền phù hợp với khu vực xung quanh để đảm bảo khi có nước mưa thoát tự chảy, không gây ngập úng cục bộ.

+ Các quỹ đất được quy hoạch tại khu vực có khả năng bị ảnh hưởng lũ của dòng suối Thia cốt nền xây dựng tối thiểu phải cao hơn cốt +240.

- Thoát nước mưa:

+ Nguyên tắc thiết kế: Tận dụng địa hình tự nhiên trong quá trình vạch mạng lưới thoát nước mưa, đảm bảo thoát nước mưa một cách triệt để trên nguyên tắc tự chảy. Mạng lưới thoát nước gồm các đường cống có chiều dài thoát nước ngắn nhất, thời gian thoát nước nhanh nhất, đảm bảo tiêu thoát cho cả lưu vực ngoài phạm vi quy hoạch phù hợp với định hướng thoát nước trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu.

+ Giải pháp thiết kế: Sử dụng hệ thống thoát nước chung tại khu đô thị cũ và hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn tại những khu vực xây dựng mới; Phân chia thành 05 lưu vực thoát nước chính: Lưu vực số 1 thuộc khu vực tổ dân phố số 1 và 2 (khu vực UBND thị trấn), nước thoát từ hướng Tây sang Đông chảy ra suối Nậm Tó. Lưu vực số 2 thuộc khu vực tổ dân phố số 3, nước thoát ra khe suối khu vực rồi chảy ra suối Ngòi Thia (hướng thoát Tây sang Đông). Lưu vực số 3 thuộc khu vực tổ dân phố số 4, nước được thu gom và thoát ra suối Ngòi Thia (hướng thoát từ Tây sang Đông). Lưu vực số 4 thuộc khu vực tổ dân phố số 5, nước được thoát trực tiếp về suối Ngòi Thia. Lưu vực số 5 thuộc khu vực tổ dân phố số 6 và 7, nước được thoát ra suối Cài và chảy ra suối Ngòi Thia.

8.2. Quy hoạch giao thông

- Hệ thống giao thông bám sát về hướng tuyến đối với các tuyến giao thông hiện hữu; Mạng lưới được thiết kế theo dạng ô cờ tại một số khu vực có địa hình thích hợp, kết hợp với các trục hướng tâm tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn, liên hệ thuận lợi giữa các khu chức năng của đô thị.

- Đường giao thông đối ngoại:

+ Xác định tuyến Quốc lộ 32 là tuyến đối ngoại chính với quy mô mặt cắt được quy hoạch có Bn = 20,5m, Bm = (10,5 + 2x5m).

+ Tuyến đường tỉnh 175 được xác định là tuyến đối ngoại thứ hai với quy mô mặt cắt được quy hoạch có Bn = 20,5m, Bm = (10,5 + 2x5m).

+ Các tuyến đường liên xã (Liên Sơn - Nậm Lành; Liên Sơn - Sơn A) cũng được xác định là tuyến kết nối với các khu lân cận với quy mô mặt cắt được quy hoạch: Bn = 13,5m, Bm = (7,5m + 3mx2); tuyến (Liên Sơn - Phù Nham) có quy mô mặt cắt là Bn = 20,5m, Bm = (10,5m + 5m x 2) (theo quy hoạch chung thị xã Nghĩa Lộ và vùng phụ cận đến năm 2030).

- Đường giao thông chính đô thị: Trục chính khu trung tâm với quy mô mặt cắt được quy hoạch có Bn = 30m, Bm = (7,5mx2) + 5 + (5mx2). Trục đường tránh Quốc lộ 32 với quy mô mặt cắt được quy hoạch có Bn = 20,5m, Bm = (10,5m + 5m x 2). Trục đường liên khu (kết nối khu trung tâm thị trấn với các tổ dân phố số 3, số 4) quy mô mặt cắt được quy hoạch có Bn = 13,5m, Bm = 7,5m + 3mx2.

- Đường giao thông nội khu: là các trục đường còn lại (kết nối các khu ở) quy mô mặt cắt được quy hoạch có Bn = 13m, Bm = (7m + 3m x 2).

- Xây dựng mới 01 cầu qua suối thia nhằm tăng tính kết nối khu dân cư hiện hữu (khu vực tổ 6 tổ 7) bên Quốc lộ 32 với khu dân cư phía Đông giáp với xã Phù Nham.

8.3. Quy hoạch cấp nước

- Tổng nhu cầu sử dụng nước: Dự kiến đến năm 2030 là 1.173m3/ngày đêm.

- Các khu dân cư bên Quốc lộ 32 tại tổ dân phố số 7; số 6 và số 5 lấy nước từ hệ thống cấp nước sạch của thị xã Nghĩa Lộ. Tại các khu dân cư còn lại sử dụng nước từ giếng đào, giếng khoan (có qua xử lý sơ bộ tại chỗ) phục vụ sinh hoạt và cơ sở sản xuất.

- Xây dựng 2 trạm xử lý nước sạch công suất 1500m3/ngđ tại tổ dân phố số 5 (dùng nguồn nước suối Thia) và tổ dân phố số 4 (sử dụng nguồn nước khe trên đồi Pha Đin), đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong khu vực theo quy hoạch.

8.4. Quy hoạch cấp điện

- Tổng nhu cầu sử dụng điện đến năm 2030 của thị trấn nông trường Liên Sơn đợt đầu đến năm 2025 là 2.718Kw. Dự kiến đến năm 2030 là 4.968 Kw;

- Nguồn điện: Khu vực hiện nay đang sử dụng nguồn điện của lưới Quốc gia, lấy từ trạm 110KV Nghĩa Lộ.

8.5. Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang

- Quy hoạch thoát nước thải:

+ Tổng nhu cầu thoát nước thải của thị trấn Nông trường Liên Sơn đến năm 2030 là 1055 m3/ngày đêm.

+ Nguyên tắc xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ tại công trình, được dẫn về cống thoát nước thải riêng có đường kính D300mm, sau đó dẫn về khu xử lý; nước thải từ các cơ sở dịch vụ công cộng, cơ sở y tế được xử lý cục bộ riêng sau đó thoát vào hệ thống thoát nước chung.

- Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn:

+ Tổng công suất chất thải rắn đến năm 2030 khoảng 10,5 tấn/ngđ.

+ Phương án tổ chức thu gom: Quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn. Toàn bộ rác thải được thu gom và vận chuyển về khu xử lý rác thải tập trung của thị xã Nghĩa Lộ.

- Quy hoạch nghĩa trang: Giữ nguyên tại vị trí hiện hữu (gồm 03 nghĩa trang), mở rộng quy mô các nghĩa trang với tổng diện tích là 9,51 ha.

9. Các dự án ưu tiên đầu tư

Giai đoạn 2020-2025: Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình trọng điểm như: các trục đường ngang trong đô thị; trạm xử lý nước sạch; lắp đặt hệ thống cấp nước sinh hoạt (khu trung tâm thị trấn); cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp điện; xây mới các khu dân cư; xây dựng trung tâm văn hóa thị trấn và 03 nhà văn hóa; hệ thống kè chống sạt lở; xây dựng và nâng cấp 02 nghĩa trang nhân dân; xây dựng công viên.

10. Đánh giá môi trường chiến lược

- Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình; môi trường nước, đất; các vấn đề văn hóa xã hội, cảnh quan thiên nhiên...; Phân tích dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp tối ưu cho khu vực quy hoạch.

- Đề ra mục tiêu bảo vệ môi trường, các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch; Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường; Tổng hợp, đề xuất, sắp xếp thứ tự ưu tiên, phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại, đề xuất các khu vực cách ly bảo vệ môi trường (không gian xanh, hành lang bảo vệ suối, hồ các khu vực hạn chế phát triển...).

11. Thành phần hồ sơ

- Thành phần hồ sơ quy hoạch như hồ sơ kèm theo được Sở Xây dựng thẩm định, trình duyệt theo quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, bao gồm: Thuyết minh quy hoạch, hồ sơ bản vẽ quy hoạch, quy định quản lý theo quy hoạch.

- Hồ sơ quy hoạch gồm 07 bộ, được lưu trữ tại Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn và các cơ quan chức năng liên quan để quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.

Điều 2. Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan có trách nhiệm:

- Tổ chức bàn giao hồ sơ quy hoạch cho các đơn vị liên quan; công bố công khai đồ án quy hoạch chung thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đến năm 2030 để các tổ chức và nhân dân biết, tham gia kiểm tra và thực hiện quy hoạch.

- Tổ chức triển khai lập các đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung đã phê duyệt, làm cơ sở để quản lý đất đai và cấp phép xây dựng theo quy định.

- Xây dựng quy chế quản lý đô thị, chương trình phát triển đô thị, các cơ chế chính sách và kế hoạch thực hiện đầu tư theo từng giai đoạn; tập trung huy động các nguồn lực để triển khai việc đầu tư xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch đã phê duyệt.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư, phát triển đô thị theo quy hoạch đã phê duyệt đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT Nguyễn Thế Phước;
- Cổng thông tin điện tử;
- Chánh, PCVP.UBND tỉnh (KT);
- Lưu: VT, TNMT, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Huy Tuấn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2931/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đồ án quy hoạch chung thị trấn nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đến năm 2030

Số hiệu: 2931/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
Người ký: Trần Huy Tuấn
Ngày ban hành: 24/12/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [10]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2931/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đồ án quy hoạch chung thị trấn nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…