ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2839/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 26 tháng 12 năm 2018 |
VỀ VIỆC: PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN THÁC BÀ, HUYỆN YÊN BÌNH ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng”;
Căn cứ Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 22/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Căn cứ Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đồ án quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, định hướng đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2076/QĐ-UBND ngày 03/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập quy hoạch chung thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình giai đoạn 2014 - 2034;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2515/TTr-SXD ngày 28/11/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình đến năm 2034.
2. Vị trí, ranh giới lập quy hoạch:
2.1. Vị trí lập quy hoạch: Thị trấn Thác Bà nằm ở trung tâm vùng Đông hồ huyện Yên Bình, cách thành phố tỉnh lỵ Yên Bái 36km, cách thị trấn huyện lỵ Yên Bình 29km.
2.2. Ranh giới: Phía Bắc giáp xã Vĩnh Kiên và xã Yên Bình; phía Nam giáp xã Hán Đà; phía Đông giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáp thị trấn Yên Bình và xã Thịnh Hưng.
3.1. Tính chất:
- Là thị trấn trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa phía Đông của huyện Yên Bình, là cửa ngõ phía Đông của huyện Yên Bình;
- Là khu vực phát triển du lịch nằm trong khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà;
- Có vị trí quốc phòng quan trọng.
3.2. Quy mô:
- Quy mô đất đai: Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch là 1.496,5 ha;
- Quy mô dân số: Khu vực lập quy hoạch khoảng 5.414 người, dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 9.745 người.
- Định hướng phát triển không gian đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thị trấn gắn với trục động lực và vùng trọng điểm kinh tế phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, thời kỳ 2018 - 2040;
- Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng giai đoạn;
- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Thác Bà và huyện Yên Bình, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân;
- Tạo lập môi trường sống thích hợp đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các chức năng sản xuất, dịch vụ, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng;
- Làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đai, quản lý xây dựng theo quy hoạch, lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thu hút đầu tư và triển khai các chương trình phát triển đô thị.
Bảng quy hoạch sử dụng đất:
Stt |
Tên các loại đất |
Diện tích (ha) |
Cơ cấu (%) |
1 |
Đất ở tại đô thị |
269,7 |
18,02 |
2 |
Đất công trình công cộng (nhà văn hóa) |
15,83 |
1,06 |
3 |
Đất giáo dục |
6,49 |
0,43 |
4 |
Đất trụ sở cơ quan |
19,39 |
1,30 |
5 |
Đất y tế |
0,69 |
0,05 |
6 |
Diện tích mặt nước |
485,54 |
32,45 |
7 |
Đất trồng lúa nước |
29,5 |
1,97 |
8 |
Đất trồng cây hàng năm khác |
35,16 |
2,35 |
9 |
Đất lâm nghiệp |
315,75 |
21,1 |
10 |
Đất tôn giáo, tín ngưỡng |
5,7 |
0,38 |
11 |
Đất công nghiệp |
13,8 |
0,92 |
12 |
Đất công trình công cộng (thương mại, dịch vụ) |
19,16 |
1,28 |
13 |
Đất cây xanh, thể dục thể thao |
12,92 |
0,86 |
14 |
Đất du lịch |
96,89 |
6,47 |
15 |
Đất nghĩa trang, bãi rác |
2,17 |
0,15 |
16 |
Đất giao thông bến bãi |
152,74 |
10,21 |
17 |
Đất hạ tầng kỹ thuật |
15 |
1 |
|
Tổng cộng |
1.496,5 |
100 |
6. Định hướng phát triển quy hoạch đô thị:
6.1. Định hướng phát triển đô thị:
Trên cơ sở đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn đã được phê duyệt, giữ nguyên hiện trạng các khu vực đã được xây dựng theo quy hoạch, thiết kế điều chỉnh bổ sung các khu vực chưa có quy hoạch và các khu vực phải điều chỉnh theo nhu cầu phát triển trên nguyên tắc tuân thủ quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng mở rộng đã đề ra.
6.2. Phân khu chức năng:
a) Khu dân cư:
- Chỉnh trang các khu ở đã có đồng thời mở rộng khu dân cư về phía Đông và phía Nam theo các trục đường mới;
- Bố trí các khu ở dân cư mới trong khu trung tâm thị trấn giáp với khu du lịch và khu mở rộng thuộc thôn Thác Ông, thôn Phúc Khánh, xã Vĩnh Kiên, thôn Bỗng, xã Yên Bình.
b) Khu hành chính chính trị:
- Giữ nguyên tại vị trí hiện nay, đầu tư mở mới trục đường từ đầu cầu Thác Ông đi xã Hán Đà cạnh UBND thị trấn;
- Xây dựng đồng bộ các cơ quan của thị trấn (trung tâm văn hóa thị trấn, các trụ sở đội thuế...), nhà cấp III trở nên tạo không gian kiến trúc đô thị;
- Dự trữ một số quỹ đất để xây dựng các trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp và trụ sở các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư xây dựng mà diện tích không phù hợp với quy mô phát triển của cơ quan.
c) Khu thương mại:
- Phát triển dọc hệ thống trục đô thị cũ, xây dựng thêm chợ trung tâm thị trấn tại khu vực tổ 2 (đối diện Lâm trường Thác Bà), hệ thống siêu thị mini, cửa hàng theo khu phố và các tiểu khu trong thị trấn;
- Bố trí quỹ đất trên trục đường vào trung tâm thị trấn để xây dựng bến xe khách thị trấn và phát triển thương mại dịch vụ, du lịch phía Đông thị trấn.
d) Khu văn hóa thể thao:
- Nâng cấp khu trung tâm thể thao hiện tại, bố trí thêm quỹ đất xây dựng bể bơi;
- Đầu tư khu công viên thị trấn tại hồ Sanh và tiểu công viên tại khu phố 3, khu phố 5. Bố trí các dải cây xanh và đường dạo ven bờ sông Chảy;
- Xây dựng mới khu quảng trường nhỏ và Trung tâm văn hóa tại khu phố 2 phía cuối trục đường mở mới vào thị trấn.
e) Khu y tế, giáo dục:
Các trường và bệnh viện giữ nguyên tại vị trí cũ; nâng cấp và mở rộng phòng khám đa khoa khu vực lên quy mô 50 giường. Xây dựng mới một điểm trường mầm non và trường Trung học cơ sở để đảm bảo nhu cầu phục vụ cho nhân dân toàn thị trấn;
g) Khu công viên cây xanh:
Chỉnh trang khu hồ tại trung tâm thị trấn, xây dựng công viên ở khu vực hồ Sanh kết hợp mở rộng khu cây xanh cảnh quan. Xây dựng một số điểm khuôn viên nhỏ cho từng khu phố. Khu vực đồi núi trong thị trấn được tổ chức như những công viên rừng để cải tạo vi khí hậu và chỗ vui chơi giải trí cho nhân dân.
h) Cụm du lịch kết hợp nuôi trồng thủy sản:
- Bố trí phía Đông thị trấn gắn liền với khu di tích đền Mẫu Thác Bà và hệ thống mặt nước hồ Thác Bà quy mô khoảng 420 ha;
- Đầu tư xây dựng tuyến đường từ trung tâm thị trấn vào khu du lịch và xây dựng 01 bến cảng du lịch.
7. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:
7.1. Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật:
a) San nền: Cao độ nền xây dựng trung bình từ cốt 30m trở lên; cao độ nền các khu đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu vực thoát nước. Đối với các khu vực xây dựng chỉ được san gạt cục bộ cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu vực thoát nước.
b) Thoát nước mưa: Thoát theo địa hình tự nhiên và hệ thống rãnh thoát dọc theo hệ thống giao thông ra mương thoát. Nâng cấp xây kè cải tạo hệ thống mương thoát, đảm bảo tránh ngập úng cục bộ khi có mưa lớn; tổ chức hệ thống ngăn nước mưa, phân lưu vực thoát nhằm hạn chế nước tràn qua thị trấn và tạo hướng thoát nước về sông Chảy.
7.2. Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ:
a) Giao thông đối ngoại:
- Mở mới tuyến đường vào thị trấn, nâng cấp các trục đường đã có trong đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị để đấu nối với tuyến quốc lộ 37 và đường tỉnh 170;
- Mở mới đường qua UBND thị trấn nối tiếp đường qua khu du lịch đi xã Hán Đà;
- Bố trí các điểm dừng xe đón trả khách, điểm dừng xe buýt trên tuyến Quốc lộ 37, đường mở mới vào thị trấn và đường đi Nhà máy thủy điện Thác Bà.
b) Giao thông đối nội:
- Nâng cấp, mở rộng các trục đường chính của thị trấn, các tuyến đường liên khu, trục đường ngang, các đường trong các khu dân cư mới nhằm kết nối các khu chức năng đô thị;
- Nâng cấp tuyến đường lên khu phía Tây thị trấn tạo tiền đề phát triển khu du lịch sinh thái và khu dân cư;
- Quy mô một số tuyến đường chính có chỉ giới Bn = 25m; các tuyến đường liên khu, đường ngang có chỉ giới Bn = 12m - 20,5m;
7.3. Quy hoạch cấp nước:
Tổng nhu cầu sử dụng nước toàn thị trấn là 2.500 m3/ng.đ. Nguồn nước cấp cho thị trấn từ hồ Thác Bà. Mạng lưới cấp nước chủ yếu chạy dọc các tuyến đường trục chính nối từ nhà máy nước tới các trung tâm đô thị và các điểm dân cư. Xây dựng bổ sung mạng cấp II và cấp III đảm bảo phân phối nước đến toàn thị trấn.
7.4. Quy hoạch cấp điện:
Tổng phụ tải điện thị trấn Thác Bà đến năm 2030 là 4650 KW. Nguồn điện cung cấp cho toàn bộ thị trấn sử dụng nguồn điện từ Nhà máy thủy điện Thác Bà đã hòa chung vào mạng lưới điện quốc gia; Xây dựng mới 03 trạm biến áp, nâng cấp các trạm biến áp hiện có đảm bảo nhu cầu phục vụ toàn thị trấn.
7.5. Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang:
a) Quy hoạch thoát nước thải:
- Dự kiến đến năm 2030 xây dựng 05 hệ thống xử lý nước thải riêng tại 05 lưu vực suối nhỏ (khu 2, khu 3, khu 5, khu 6, khu 8 của thị trấn);
- Nước thải phải được xử lý sơ bộ tại công trình trước khi thoát ra hệ thống chung về nhà máy xử lý. Đối với các cơ sở y tế, nước thải phải được xử lý cục bộ trước khi thoát vào hệ thống chung.
b) Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn:
Tổ chức các điểm thu gom rác, tại các nơi công cộng các điểm dân cư tập trung để vận chuyển về bãi xử lý chung của thị trấn;
Xây dựng bãi xử lý, chôn lấp rác thải chung của thị trấn và khu vực phụ cận tại xã Vĩnh Kiên.
c) Quy hoạch nghĩa trang:
Đóng cửa và khoanh vùng bảo vệ một số nghĩa trang nhỏ, lẻ trong thị trấn. Cải tạo nâng cấp, mở rộng 01 nghĩa trang tập trung tại phía Bắc của thị trấn (khu vực thôn Bỗng, giáp với khu xử lý rác thải).
8. Giải pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường:
- Xác định các vấn đề môi trường chính có ảnh hưởng trong quá trình triển khai đầu tư theo quy hoạch bao gồm: lựa chọn đất xây dựng trong mối liên hệ với phòng chống thiên tai, giảm thiểu ngập úng, lũ lụt; ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nguồn nước; công tác quản lý chất thải rắn, nước thải, thoát nước, bảo vệ hệ sinh thái...;
- Dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ, bệnh viện..;
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại trong quá trình phát triển đô thị, các khu vực cách ly bảo vệ môi trường (các không gian xanh, hành lang bảo vệ sông, suối, các khu vực hạn chế phát triển...).
Xây dựng tuyến đường mới vào trung tâm thị trấn; nâng cấp tuyến đường đi khu du lịch hồ Thác Bà; đường nối cầu Thác Ông với đường đi xã Hán Đà phía Nam thị trấn và các đường ngang trong đô thị; xây dựng hệ thống cấp nước, cấp điện theo trục đường mới; xây dựng cảng du lịch hồ Thác Bà; xây dựng các trạm xử lý nước thải và các điểm thu gom rác thải, bãi xử lý rác thải; xây dựng cơ sở dịch vụ thương mại, khách sạn.
- Hồ sơ quy hoạch như hồ sơ do Công ty TNHH Hội Kiến trúc sư tỉnh Yên Bái lập, được Sở Xây dựng thẩm định, trình duyệt theo quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Hồ sơ quy hoạch gồm 07 bộ, được lưu trữ tại Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình, Ủy ban nhân dân thị trấn Thác Bà và các cơ quan chức năng liên quan để quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.
- Quản lý, bàn giao hồ sơ cho các cơ quan chức năng liên quan; tổ chức công bố công khai Quy hoạch chung thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình đến năm 2030 để các tổ chức, cá nhân biết, tham gia kiểm tra, giám sát và thực hiện quy hoạch;
- Tổ chức triển khai lập chương trình phát triển đô thị, các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết theo quy hoạch chung đã phê duyệt, làm cơ sở để quản lý đất đai và cấp phép xây dựng theo quy định;
- Xây dựng quy định về quản lý đô thị, các cơ chế chính sách và kế hoạch thực hiện đầu tư theo từng giai đoạn; tập trung huy động các nguồn lực để triển khai việc đầu tư xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch đã phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Giao thông vận tải; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 2839/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2030
Số hiệu: | 2839/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Yên Bái |
Người ký: | Đỗ Đức Duy |
Ngày ban hành: | 26/12/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2839/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2030
Chưa có Video