Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 04 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghi quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 2015 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm điều chỉnh Quy hoạch:

a) Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, là tài sản quan trọng và nguồn lực phát triển. Do vậy, khoáng sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, thực sự có hiệu quả và gắn liền với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, an ninh quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững.

b) Điều chỉnh Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng (sau đây viết tắt là VLXD) thông thường phải phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phải đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang; quy hoạch chung của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

c) Điều chỉnh Quy hoạch đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 14 Luật Khoáng sản và Khoản 2, 3, 4, Điều 11 của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

2. Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch:

a) Điều chỉnh Quy hoạch nhằm đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phát triển với tốc độ tăng hưởng bình quân 8,5%/năm và đáp ứng tối đa nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình hạ tầng giao thông, đô thị, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Định hướng công tác thăm dò chuẩn bị nguồn trữ lượng khoáng sản, tiếp tục duy trì và đầu tư khai thác các mỏ đáp ứng cho giai đoạn đến năm 2030. Loại bỏ các điểm mỏ chồng lấn hong khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các quy hoạch khác.

b) Là căn cứ pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn; cấp phép các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; tăng cường điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản đáp ứng yêu cầu trước măt và lâu dài; quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn, xử lý và chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

c) Điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc thù vùng miên núi và dân cư của tỉnh; ổn định năng lực khai thác của các cơ sở hiện có tại các khu vực trong tỉnh; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đồng thời nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định pháp luật; đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương nơi khai thác khoáng sản theo luật định; đưa ra kết quả hoàn chỉnh về diện tích, tọa độ các điểm mỏ; dự kiến trữ lượng, tài nguyên dự báo khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tính, qua đó xác định quy mô, công suất khai thác và yêu cầu về công nghệ khai thác phù hợp.

3. Phạm vi điều chỉnh Quy hoạch:

Điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây đựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm các loại khoáng sản sau đây: đá vôi, cát, sỏi, sét gạch ngói và đá xây dựng khác.

4. Nội dung điều chỉnh Quy hoạch:

a) Các điểm mỏ đưa ra khỏi quy hoạch: Gồm 168 điểm mỏ nằm trong và một phần diện tích nằm trùng với các khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản:

- Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: 68 điểm.

- Cao nguyên đá: 68 điểm.

- Hành lang giao thông: 09 điểm.

- Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: 04 điểm.

- Khu dân cư: 03 điểm.

- Thủy điện: 01 điểm.

- Quốc phòng: 09 điểm.

- Nguồn nước sinh hoạt: 02 điểm.

- Theo đề nghị của các huyện, xã: 04 điểm. Trong đó:

+ Mỏ đá vôi: 149 điểm.

+ Mỏ cát, sỏi: 09 điểm.

+ Mỏ sét gạch ngói: 10 điểm.

Có Phụ lục số 1 - Danh mục các điểm mỏ đưa ra khỏi quy hoạch thăm dò khai thác hoạt động khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 kèm theo Quyết định này.

b) Các điểm mỏ bổ sung vào quy hoạch:

- Gồm 108 điểm mỏ, trong đó:

+ Đá vôi: 71 điểm.

+ Cát sỏi: 36 điểm.

- Sét gạch ngói: 01 đỉểm.

Có Phụ lục số 2 - Danh mục các điểm mỏ bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 kèm theo Quyết định này.

c) Các điểm mỏ điều chỉnh tọa độ, diện tích: Gồm 27 điểm mỏ, trong đó:

- Mỏ đá vôi: 17 điểm.

- Mỏ cát sỏi: 06 điểm.

- Mỏ sét gạch ngói: 04 điểm.

Có Phụ lục số 3 - Danh mục các điểm mỏ điều chỉnh tọa độ, diện tích quy hoạch thăm dò, khai thác hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 kèm theo Quyết định này.

d) Điều chỉnh Quy hoạch thăm dò khoáng sản: Gồm 451 điểm mỏ, trong đó:

- Đá vôi: 251 điểm.

- Cát sỏi: 171 đỉểm.

- Sét gạch ngói: 29 điểm.

Có Phụ lục 4 - Danh mục các điểm mỏ đầu tư thăm dò khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030 kèm theo Quyết định này.

e) Điều chỉnh Quy hoạch khai thác khoáng sản:

Căn cứ nhu cầu khoáng sản, hiện trạng hoạt động khoáng sản và kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản, đối chiếu vị trí ranh giói các khu vực khai thác khoáng sản với qui định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, quy hoạch các dự án khai thác tiếp tục duy trì cải tạo và các dự án đầu tư mới trong giai đoạn 2015-2020. Định hướng giai đoạn 2021-2030.

Chi tiết các dự án duy trì và dự án đầu tư mới khai thác các loại khoáng sản thể hiện tại Phụ lục 5 - Danh mục các điểm mỏ đầu tư khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030 kèm theo Quyết định này.

f) Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng khoáng sản:

- Đối với đá vôi xây dựng: các khu vực khai thác được chuyển về cơ sở nghiền sàng của đơn vị để chế biến thành các sản phẩm đá xây dựng theo tiêu chuẩn vật liệu xây dựng để tiêu thụ. Đồng thời nghiên cứu chất lượng tại các mỏ đá để đầu tư sản xuất gạch block; tận dụng triệt để phần thành phẩm sau sàng tuyển có thể làm gạch không nung, gạch xi măng.

- Đối với cát sỏi: sản phẩm sau khai thác được sàng, tuyển thành các sản phẩm theo tiếu chuẩn vật liệu xây dựng để tiêu thụ.

- Đối với sét gạch ngói: tất cả các khu vực khai thác sét gạch ngói gắn liền với các cơ sở chế biến sử dụng. Sét khai thác được chế biến làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói phục vụ địa bàn tình.

5. Những giải pháp thực hiện Quy hoạch:

a) Giải pháp quản lý nhà nước:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, công khai điều chỉnh Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt Trong quá trình thực hiện theo dõi cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, điều chỉnh bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Bổ sung, hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật trong quản lý khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp tỉnh ban hành. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; công khai thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản; không cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực tài chính, công nghệ lạc hậu; hạn chế việc chia nhỏ các mỏ khoáng sản thành các khu vực để cấp phép khai thác quy mô nhỏ. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép khai thác khoáng sản tại các khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ, rừng đầu nguồn, các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, các di tích, lịch sử văn hóa, danh thắng đã được tỉnh và Trung ương xếp hạng, các điểm mỏ có trữ lượng nhỏ lẻ nhưng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường,…

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động khoáng sản để khai thác đúng quy định giấy phép, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, với địa phương và người dân nơi có khoáng sản và các quy định liên quan; đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ, phòng chống sự cố; tuân thủ biện pháp bảo vệ môi trường, ký quĩ cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, đất đai trong và sau khai thác; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật (kể cả các dự án đã quá thời hạn mà không triển khai thực hiện).

- Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất VLXD đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Đẩy nhanh tiến độ thăm dò khoáng sản, thu thập, cập nhật đầy đủ thông tin về các điểm mỏ đã được phát hiện chuẩn bị nguồn trữ lượng để chủ động đưa vào khai thác theo quy hoạch.

- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo qui định tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo qui định Luật khoáng sản. Tiếp tục đẩy manh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục về quản lý khoáng sản, đất đai bảo vệ môi trường.

- Ban hành các quy định, quy chế bắt buộc các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước và các đoàn thể nliải có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường khi thực hiện khai thác tài nguyên phục vụ các yêu cầu kinh tế xã hội.

b) Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Tham gia vói các Bộ, Ngành Trung ương xây dựng, hoàn chỉnh các văn bản qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành nháp luật về khoáng sản. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để triển khai có hiệu quả Luật khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong khai thác chế biến nhằm khai thác triệt để, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Khuyến khích chế biến sâu để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu, giá trị cáo đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạo giá trị gia tăng cao của khoáng sản.

 - Đối với sét gạch ngói: hình thành cụm sản xuất sản phẩm gạch ngói, gạch không nung. Gắn các khu khai thác, chế biến sử dụng làm nguyên liệu liền vói nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn. Sử dụng tối đa sét ở khu vực miền dọc theo sông Lô của tỉnh để sản xuất các sản phẩm.

- Đối với đá vôi xây dựng: tăng cường công tác thăm dò khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh và ưu tiên các dự án thăm dò và khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng ở khu vực 4 huyện vùng cao của tỉnh; sắp xếp lại những cơ sở khai thác hiện có với quy mô, công suất, công nghệ khai thác phù hợp đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời gian tới.

- Đối với cát, cuội, sỏi xây dựng: triển khai thăm dò, khai thác cát cuội sỏi tại các sông Lô, sông Con... để phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Khuyến khích việc thăm dò khai thác, sử dụng khoáng sản không truyền thống để sản xuất cát xây dựng nhằm giải quyết nguồn thiếu hụt cát xây dựng trên địa bàn tỉnh như: tận dụng nguồn đá vụn trong chế biến đá xây dựng (đá vôi, granit, cát kết).

- Duy trì, cải tạo nâng công suất khai thác để khai thác hết trữ lượng tại các khu vực đã cấp phép khai thác. Sử dụng cơ sở hạ tầng đã có và chuẩn bị trữ lượng cho khai thác giai đạn 2021-2030. Thăm dò trữ lượng còn lại ở các khu vực, điểm mỏ đang khai thác để xem xét điều chỉnh công suất và giới hạn khai thác theo hướng tập trung, tận dụng tài nguyên, hạn chế phát triển khai thác theo chiều rộng, nhỏ lẻ, phân tán.

- Khai thác, thu hồi ừiệt để nguồn khoáng sản từ các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình. Tận dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp mặt bằng công trình hạ tầng giao thông, đô thị.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:

- Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản và bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng, tăng năng suất, hạ giá thành khai thác và đảm bảo phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất gạch không nung từ mạt đá vôi, đất đồi theo công nghệ bán dẻo....

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản và cán bộ công nhân kỹ thuật ở các cơ sở khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản.

- Các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản phải có cam kết sử dụng công nghệ cao để bảo vệ môi trường, tăng năng xuất lao động tổng hợp và nếu không thực hiện sẽ bị thu hồi giấy phép.

- Các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm đảm bảo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong hoạt động khai thác mỏ.

d) Giải pháp vốn đầu tư:

Xã hội hóa việc đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy hoạch thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo qui định để minh bạch, tạo môi trường canh ừanh bình đẳng và lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm năng thực sự theo quy định của Luật Khoáng sản.

Điều 2: Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện việc công bố điều chỉnh Quy hoạch, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch;

- Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, tiêu thụ VLXD; phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyển khích, thúc đẩy việc sử dụng VLXD tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm môi trường.

- Định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; cập nhật thông tin và đề xuất việc bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch khi cần thiết.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thăm dò, đánh giá trữ lượng đối với các điểm mỏ trước đây đã cấp phép nhưng chưa được thăm dò; khẩn trương rà soát, khoanh định các điểm mỏ chưa huy động vào Quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp vói Sở Xây dựng, các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc kiểm tra, thanh tra các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, có biện pháp xử lý đôi vói các dự án không tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản;

- Chủ trì, phối hợp vói UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các giải pháp về môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường; có biện pháp xử lý đối với các dự án không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

 - Chủ trì xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về trữ lượng và tài nguyên khoáng sản làm VLXD thông thường và các dữ liệu khác trong quản lý hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo, giám sát và đánh giá hoạt động chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới trong khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường.

4. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống giao thông kết nối phục vụ công nghiệp khai thác chế biến, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh rà soát kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh chính sách thuế, phí phù hợp với đặc thù trong khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn; tham mưu, đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế điều tiết tài chính, đảm bảo hài hòa lợi ích của địa phương có mỏ khoáng sản.

6. UBND các huyện, thành phố

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong việc tổ chức triển khai thực hiện và quản lý Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

- Có biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa băn. Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép. Phối hợp với các sở, ngành liên quan xử lý triệt để các cơ sở khai thác, chế biến gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn trong khai thác, chế biến khoáng sản.

- Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư đảm bảo tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD ừên địa bàn;

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản liên quan đến việc triển khai Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD trên địa bàn.

7. Các Doanh nghiệp thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm VLXD thông thường

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và địa phương nơi khai thác.

- Đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả trong thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản. Thực hiện nghiêm chỉnh việc khai thác triệt để, thu hồi tối đa không để lãng phí nguồn khoáng sản; ký quỹ môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết, cải tạo phục hồi môi trường đất đai trong và sau khai thác, thực hiện đóng cửa mỏ; Thực hiện chể độ báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản theo qui định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyêt định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Xây dựng (b/c);
- Bộ Tài nguyên và MT;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- VP Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh;
- Các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Nông nghiệp và PTNT, Bộ chỉ huy
BĐBP tỉnh, Cục Thuế tỉnh;
- Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử;
- Lưu VT, CVCN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu: 26/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 04/01/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…