Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2451/QĐ-UBND

Đà Nng, ngày 07 tháng 11 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH PHÂN KHU VEN SÔNG HÀN VÀ BỜ ĐÔNG, TL 1/2.000

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn c Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật sửa đi, b sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và qun lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị;

Căn cứ Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị;

Căn cứ Thông tư 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD;

Căn cứ Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD;

Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Thông báo s 473-TB/TU ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 07 tháng 7 năm 2023 liên quan đến Đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông;

Căn cứ Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nng về việc Triển khai Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2023 của UBND thành phố phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, TL 1/2.000;

Căn cứ Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2023 của UBND thành phố phê duyệt, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045 (nội dung phân bổ dân s tại một số phân khu liên quan Khu vực trung tâm thành phố, Sân bay Đà Nng và dự án Phi thuế quan);

Căn cứ Quyết định số 2242/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2023 của UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Nng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (một số nội dung về sử dụng đất tại khu vực phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông);

Xét Tờ trình số 2213/TTr-BDDCN ngày 13 tháng 10 năm 2023 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Thông báo thẩm định số 103/TB-HĐTĐ ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Đà Nẵng;

Xét Tờ trình số 2297/TTr-BDDCN ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Báo cáo s 8366/BC-SXD ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Sở Xây dựng về nội dung thẩm định đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, tỷ lệ 1/2.000 và Tờ trình số 8395/TTr-SXD ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Sở Xây dựng về việc trình phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông tỷ lệ 1/2.000;

Xét Công văn số 2406/BDDCN-KH ngày 03 tháng 11 năm 2023 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Công văn số 8557/SXD-QHKT&PTĐT ngày 03 tháng 11 năm 2023 của Sở Xây dựng về việc đính chính nội dung tại T trình phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, TL 1/2.000;

Theo Thông báo s475/TB-VP ngày 07 tháng 11 năm 2023 của Văn phòng UBND thành phố về kết luận của UBND thành phố tại phiên họp ngày 03 tháng 11 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, tỷ lệ 1/2.000 với những nội dung như sau:

1. Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch phân khu

a) Phạm vi ranh gii

- Vị trí nghiên cứu gồm một phần các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và toàn bộ quận Sơn Trà (trừ bán đảo Sơn Trà), thành phố Đà Nng.

- Ranh gii lập quy hoạch được gii hạn bởi:

+ Phía Bắc: giáp bán đảo Sơn Trà;

+ Phía Tây: giáp đường Lê Độ - Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Hữu Thọ - Võ Chí Công - sông Cổ Cò (nhánh phía Tây Đồng Nò);

+ Phía Đông: giáp biển Đông;

+ Phía Nam: giáp tỉnh Quảng Nam.

b) Diện tích

Phạm vi lập quy hoạch có diện tích khoảng 6.675 ha.

c) Tính chất

Là khu trung tâm đô thị; Trung tâm hành chính - chính trị Thành phố; Cửa ngõ du lịch ven sông, ven biển của Thành phố; Trung tâm tài chính khu vực; Trung tâm Hội nghị, Hội thảo (MICE) quốc gia, quốc tế; Trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao Miền Trung - Tây Nguyên; Trung tâm văn hóa và thể thao xung quanh khu vực Tiên Sơn, Hải Châu; Trung tâm y tế Thành phố.

2. Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật

a) Chỉ tiêu về dân số

Đến năm 2030 là: 614.000 người (theo Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 08/9/2023 của UBND thành phố Đà Nng phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Nng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (nội dung phân bổ dân số tại một số phân khu liên quan Khu vực trung tâm thành, phố, sân bay Đà Nng và dự án Phi thuế quan)), trong đó:

- Dân số thường trú: khoảng 554.000 người.

- Dân số quy đổi: khoảng 60.000 người.

Dân số hiện trạng tính toán bao gồm chỉ tiêu dân số của các dự án có pháp lý đang trin khai trong khu vực, đảm bảo tính kế tha (phương pháp thống kê quy mô dân số tại phụ lục tính toán kèm theo thuyết minh và quy định quản lý theo đồ án).

b) Chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật bản

Chỉ tiêu tính toán dựa trên dân số điều chỉnh theo Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 08/9/2023 của UBND thành phố Đà Nng.

- Chỉ tiêu hạ tầng xã hội bao gồm:

+ Trường mầm non: 0,5 m2/người;

+ Trường tiểu học: 0,8 m2/người;

+ Trường trung học cơ sở: 0,6 m2/người;

+ Trường trung học phổ thông: 0,6 m2/người;

+ Y tế: 0,6 m2/người;

+ Thể dục thể thao: 3,5 m2/người;

+ Cây xanh sử dụng công cộng cp đơn vị ở: 2,3 m2/người;

+ Cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị: 6,1 m2/người.

- Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật cơ bản:

+ Giao thông: Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) tính đến đường phân khu vực 15,02% đất xây dựng đô thị; diện tích bãi đô xe đô thị đạt được 0,22 m2/người.

+ Cấp nước: Nước sinh hoạt: tiêu chuẩn cấp nước: 170 lít/người-ngày, tỷ lệ dân số được cấp nước: 100%; Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ: 2÷6 l/m2 sàn; Nước cho sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp: 8% nước sinh hoạt; Nước cấp cho khu công nghiệp tập trung: 20÷40 m3/ha (cho 70% diện tích khu CN); Tưới cây, rửa đường: 8% nước sinh hoạt; Thất thoát, rò rỉ: 12% tng các loại các nước trên.

+ Cấp điện: Điện năng: 2100 kwh/người.năm, Phụ tải: 700 W/người; Công cộng đô thị: 30 W/m2; Công cộng đơn vị ở: 25% phụ tải sinh hoạt; Khu dịch vụ, Du lịch: 30 W/m2. Sản xuất công nghiệp và kho bãi: 250 kW/ha.

+ Thông tin liên lạc: Thuê bao sinh hoạt: 2 số/ hộ gia đình; Thuê bao công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông đơn vị ở: 25% thuê bao sinh hoạt; Thuê bao di động: 1 thuê bao/2 người; Thuê bao Internet: 1IP/4người; Trạm BTS: Bán kính 1-3 km/trạm.

+ Thoát nước thài: Tiêu chuẩn thoát nước thải lấy bằng 100% tiêu chuẩn cấp nước tương ứng; Tỷ lệ thu gom: 80%÷100% (tùy theo khu vực cũ và mới)

+ Quản lý chất thải rắn: Lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh: 1,0 kg/người-ngày; Lượng CTR công nghiệp phát sinh: 0,3 tấn/ha-ngày; Tỷ lệ thu gom: 100%.

+ Chuẩn bị kỹ thuật: Cao độ nền: Chọn cao trình nền xây dựng tối thiểu bng cao trình mực nước sông úng với tần suất P = 1 - 5%; Cao độ khống chế tôn nền tối thiểu phải cao hơn mức nước tính toán tối thiểu 0,3m đối với đất dân dụng và 0,5m đối với đất công nghiệp, cộng thêm 0,25m xét đến biến đổi khí hậu; Mực nước tính toán đối với khu ở, khu công nghiệp - kho tàng và khu trung tâm P=1%; Mục nước tính toán đối với khu cây xanh, thể dục thể thao P = 10%.

3. Cơ cấu sử dụng đất

Phân khu Ven sông Hàn và bĐông theo đồ án quy hoạch chung được chia thành 06 khu VS1 đến VS6, tại đồ án quy hoạch phân khu được tổ chức thành 52 đơn vị18 khu chức năng ngoài đơn vị , được xác định như sau:

- Khu VS1: 20 đơn vị và 07 khu chức năng ngoài đơn vị ở, diện tích: 1.448 ha, dân số 260.000 người (trong đó dân số quy đổi là 21.850 người).

- Khu VS2: 07 đơn vị ở và 02 khu chức năng ngoài đơn vị ở, diện tích: 956 ha, dân số 72.000 người (trong đó dân số quy đổi là 4.790 người).

- Khu VS3: 13 đơn vị ở và 05 khu chức năng ngoài đơn vị ở, diện tích: 1.368 ha, dân số 137.000 người (trong đó dân số quy đổi là 14.950 người).

- Khu VS4: 07 đơn vị ở, diện tích: 661 ha, dân số 84.000 người (trong đó dân số quy đổi là 7.470 người).

- Khu VS5: 03 đơn vị ở và 03 khu chức năng ngoài đơn vị ở, diện tích: 890 ha, dân số 36.000 người (trong đó dân số quy đổi là 8.190 người).

- Khu VS6: 02 đơn vị và 01 khu chức năng ngoài đơn vị ở, diện tích: 676 ha, dân số 25.000 người (trong đó dân số quy đổi là 2.750 người).

Bảng cơ cấu sử dụng đất toàn phân khu

STT

Chức năng sử dụng của ô phố/ ô đất trong từng đơn vị

hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

 

Phân khu Ven sông Hàn và bĐông

 

6.675

100

1

Nhóm nhà ở

 

3.071,0

46,01

 

Nhóm nhà ở - hiện trạng

OHT

977,1

14,64

 

Nhóm nhà ở - quy hoạch

OQH

215,1

3,22

 

Nhà ở xã hội

NOXH

32,2

0,48

 

Hỗn hợp nhóm nhà ở và dịch vụ

HH

1.846,5

27,66

2

Y tế

YT

36,0

0,54

3

Văn hóa

VH

15,5

0,23

4

Thể dục thể thao

TDTT

194,6

2,91

5

Giáo dục

 

144,1

2,16

 

Trường trung học phổ thông

THPT

32,6

0,49

 

Trường trung học cơ sở

THCS

33,6

0,50

 

Trường tiểu học

TH

44,8

0,67

 

Trường mầm non

MG

28,3

0,42

 

Trường liên cấp

LC

4,8

0,07

6

Cây xanh công cộng

 

463,1

6,94

 

Đất cây xanh công cộng đơn vị ở

CXCC1

127,4

1,91

 

Đất cây xanh công cộng đô thị

CXCC2

335,7

5,03

7

Cây xanh hạn chế

CXHC

159,8

2,39

8

Cây xanh chuyên dụng

CXCD

13,6

0,20

9

Sản xuất công nghiệp, kho bãi

CN

68,5

1,03

10

Khu dịch vụ

DV

291,5

4,37

11

Dịch vụ du lịch

DL

3,5

0,05

12

Đào tạo, nghiên cứu

ĐT

22,4

0,34

13

Di tích, tôn giáo

DTTG

68,8

1,03

14

An ninh

AN

10,0

0,15

15

Quốc phòng

QP

191,0

2,86

16

Hạ tầng kỹ thuật khác

HTKT

148,4

2,22

17

Lâm nghiệp

 

32,3

0,48

 

Rng phòng hộ

RPH

32,3

0,48

18

Cơ quan, trụ s

CQ

26,2

0,39

19

Nghĩa trang

NT

0,9

0,01

20

Mặt nước

MN

761,2

11,40

21

Bãi đỗ xe

BĐX

13,8

0,21

22

Giao thông

 

938,9

14,07

Trong đó, một số khu vực có chức năng an ninh, quốc phòng thực hiện theo quy định bảo vệ bí mật nhà nước nên không thể hiện toàn bộ trong đồ án quy hoạch phân khu, có thể th hiện dưới dạng chức năng sử dụng đất khác. Việc triển khai đầu tư xây dựng tại các khu vực có chức năng an ninh, quốc phòng thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng và được cấp thẩm quyền quyết định cụ thể theo quy định pháp luật.

Quỹ đất dành cho các công trình hạ tầng xã hội và cây xanh trong các đơn vị ở đã được quy hoạch theo hướng tăng dần để tiệm cận với các chỉ tiêu của khu vực phát triển mới.

4. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng ô phố

a) Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị

- Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình đối với tng ô phố (phụ lục I kèm theo).

b) Vị trí, quy các công trình ngầm:

Đối với nhóm nhà ở cao tầng (chung cư), các công trình dịch vụ, công cộng và trụ sở cơ quan cho phép xây dựng tối đa 05 tầng hầm.

Đối với nhóm nhà ở thấp tầng, nhà ở riêng lẻ, cho phép xây dựng tối đa 01 tầng hầm.

Số tầng hầm của công trình, chỉ giới xây dựng tầng hầm được xác định cụ thể thông qua đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị hoặc các thủ tục đầu tư xây dựng tiếp theo trên cơ sở khảo sát địa hình, địa chất, đảm bảo tuân thủ quy định, Quy chun kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và tiêu chuẩn chuyên ngành.

c) Giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, thiết kế đô thị

* Các khu chức năng của đô thị

- Các công trình yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng tiêu chuẩn v công trình sử dụng cho người khuyết tật.

- Nhóm nhà /Hỗn hợp nhóm nhà ở và dịch vụ:

Hình thc kiến trúc mang tính đặc trưng, hiện đại, đơn giản, phù hợp công năng sử dụng, hài hòa với các khu chức năng lân cận, tăng diện tích mảng xanh tạo điểm nhấn riêng cho khu vực xây dựng mới, và phù hợp cảnh quan xung quanh.

Công trình xây dựng tại góc đường phố phải đảm bảo tầm nhìn, an toàn, thuận li cho người tham gia giao thông.

Tổ chức không gian đi bộ, các tiểu cảnh, kết hợp với tiện ích đô thị dọc các lề đường trong khu xây dựng mới nhằm khuyến khích hoạt động đi bộ, giao tiếp của người dân.

Đối với Hỗn hợp nhóm nhà và dịch vụ: Việc chuyển đổi chức năng ở sang dịch vạ và ngược lại phải được đánh giá phù hợp với chỉ tiêu được quy định cho ô phố trong quy hoạch phân khu được duyệt, không gia tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.

Đối với công trình chung cư: Chỉ cho phép xây dựng các trực đường có mặt cắt đường 10,5 m và ưu tiên có các tuyến giao thông công cộng đi qua. Diện tích tối thiểu xây dựng lô đất chung cư là 500 m2. Đối với những lô đất có diện tích < 1.200 m2 chỉ cho phép xây dựng với chiều cao tối đa không được quá 15 tầng, 1.200m2 cho phép xây dựng cao tầng theo giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không tại vị trí khu đất xây dựng và phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất tại đồ án này. Bố trí khoảng lùi công trình lớn, vịnh dừng xe, khuyến khích giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao xây dựng để tăng mảng xanh, không gian mở làm không gian chuyển tiếp giữa công trình và không gian đường phố, hình thức kiến trúc cần hiện đại, hình khối đơn giản, có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với công năng, thu hút hoạt động kinh doanh, tạo hình ảnh đô thị đặc trưng.

Các chỉ tiêu về dân số và chỉ tiêu xây dựng công trình của lô đất phải trên cơ sở rà soát đảm bảo khả năng đáp ứng về hạ tầng, tuân thủ chặt chẽ chỉ tiêu chung của ô đất được xác định trong đồ án quy hoạch phân khu được phê duyệt. Đối với các công trình xây dựng cao tầng 9 tầng thuộc địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn phải đảm bảo diện tích đ xe tăng thêm 20% so với yêu cầu của QCVN 01:2021/BXD, công trình tương tự tại quận Cẩm Lệ phải đảm bảo diện tích đỗ xe tăng thêm 10% so với yêu cầu của QCVN 0L2021/BXD. Thiết kế lối vào hợp lý, có bố trí vịnh dừng xe, đảm bảo không gây ùn tắc khi sử dụng vào gi cao điểm.

- Giáo dục, y tế:

Tầng cao, mật độ xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp với đồ án quy hoạch phân khu và các quy định hiện hành.

Tổ chức thiết kế công trình thuận tiện cho người sử dụng, phù hợp với chức năng sử dụng, hài hòa về hình khối với khu vực lân cận. Ưu tiên bố trí nhiều không gian mở và cây xanh với ngưỡng tối thiểu 30% diện tích khu đất.

Khuyến khích phương án thiết kế để trống tầng trệt (một phần hoặc toàn bộ) làm sân chơi, đậu đ xe. Lối ra vào công trình cần có vịnh đậu xe, khu vực đưa đón, tập trung người bố trí trong khuôn viên khu đất và các giải pháp tổ chức giao thông đảm bảo không gây ùn tắc.

- Dịch vụ:

Hình thức kiến trúc đặc trưng phù hợp với công năng sử dụng, hài hòa về hình khối với các khu vực lân cận.

Khuyến khích tăng tối đa diện tích cây xanh trong lô đất, bố trí các diện tích cây xanh theo phương đứng như tường cây, vườn trên mái để cải thiện cảnh quan và vi khí hậu khu vực, sử dụng cây bản địa.

Khuyến khích phương án thiết kế dành một phần hoặc toàn bộ tầng trệt hoặc các tầng của công trình để bố trí các không gian mở phục vụ công cộng, sân chơi, sảnh đón hoặc không gian xanh theo hướng tham gia đóng góp cho cảnh quan đô thị chung tại khu vực. Khuyến khích bố trí nhà vệ sinh công cộng phục vụ cho khách vãng lai.

Trường hợp do đặc thù hiện trạng của các ô phố không đáp ng yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các công trình như quy định cho khu vực phát trin mới, khoảng cách giữa các công trình phải đáp ứng các quy định về phòng cháy chữa cháy, mỗi công trình phải được thông gió, chiếu sáng tự nhiên, đảm bảo có sự thống nhất trong tổ chức không gian trên một tuyến phố hoặc đoạn phố.

Về diện tích đỗ xe: Đối với các công trình xây dựng cao tầng 9 tầng, các công trình trung tâm thương mại, siêu thị, vũ trường, nhà hàng có diện tích kinh doanh 500 m2 thuộc địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn phải đảm bảo diện tích đỗ xe tăng thêm 20% so với yêu cầu của QCVN 01:2021/BXD, công trình tương tự tại quận cẩm Lệ phải đảm bảo diện tích đỗ xe tăng thêm 10% so với yêu cầu của QCVN 01:2021/BXD. Thiết kế lối vào hợp lý, có bố trí vịnh dùng xe, đảm bảo không gây ùn tắc khi sử dụng vào giờ cao điểm.

- Dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng thấp tầng:

Hình thức kiến trúc đa dạng trong các khu đất du lịch nghỉ dưỡng có tính riêng biệt, tạo sắc thái riêng của mỗi khu vực. Ưu tiên vật liệu thân thiện với môi trường, có tính đặc trưng, gần gũi với văn hóa địa phương và phù hợp công năng sử dụng, khuyến khích phát triển theo tiêu chí công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng tái tạo.

Tổ chức đa dạng các không gian kiến trúc mở thân thiện, các tiều cảnh, các tiện ích công trình trong lô đất cung như khu vực cng lối vào phục vụ nhu cầu đi bộ, ngắm cảnh và các hoạt động du lịch.

* Trục đường chính

- Các trục đường chính được xác định cụ thể tại khoản b, Mục 5 về giao thông.

Quản lý, kiểm soát không gian các công trình dọc theo các trục chính theo nguyên tắc khuyến khích bố cục hài hòa, sinh động, tầng đế công trình có mật độ xây dựng phù hợp để ưu tiên dành đất bố trí cây xanh cảnh quan, sân bãi đậu xe,... tạo không gian mở cho công trình. Khu vực vỉa hè trong khu vực quy hoạch cần bố trí các tiện ích công cộng (hàng rào, thùng rác, bảng hướng dẫn chỉ đường, chiếu sáng nghệ thuật,...) vừa đảm bảo an toàn cho người dân và phân luồng người đi bộ, luồng giao thông một cách hợp lý, vừa tạo điểm nhấn cảnh quan, tạo nét đặc trung riêng. Khuyến khích cải tạo các tuyến đi bộ kết nối với các không gian công cộng, công viên cây xanh thành chuỗi, mạng lưới liên tục.

- Khoảng lùi của công trình dọc các tuyến đường chính tuân thủ khoảng lùi đã được quy định cụ thể tại hồ sơ đồ án, phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên cứu khoảng lùi phù hợp nhằm tạo không gian thoáng đối với các tuyến ph chính. C thể:

+ Công trình công cộng, thương mại - dịch vụ, chung cư: khuyến khích lùi lớn hơn so với quy định nhằm tạo không gian cho công trình, tăng mảng xanh và chỗ đậu xe cho dự án. Các công trình xây mới từ 07 tầng trở lên, phần công trình có chiều cao < 28m lùi tối thiểu 3m so với chỉ giới đường đỏ, phần công trình có chiều cao 28m lùi tối thiểu 6m so với chỉ gii đường đỏ.

+ Đối với nhà riêng lẻ: chỉ gii xây dựng trùng với chỉ gii đường đỏ, riêng tầng 01 lùi tối thiểu từ 1,2m - 1,5m tùy vào cấp độ đường quy hoạch.

- Cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính:

+ Bố trí các công trình công cộng, thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, chung cư cao cấp và khu dân cư... vi hình khối kiến trúc đảm bảo mỹ quan đường phố theo xu hướng kiến trúc hiện đại, hình khối hài hòa.

+ Không gian xanh tự nhiên trong đô thị cần được bảo vệ tối đa. Ưu tiên sử dụng các loại cây xanh bản địa, đặc trưng và phù hợp với đô thị, kết hợp trồng các thảm cỏ tạo mỹ quan cho các tuyến phố thêm sinh động. Việc trồng cây xanh không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, phù hợp với các yêu cầu về phòng chống thiên tai, không gây hư hại công trình bao gồm cả phần ngầm và phần trên mặt đất.

+ Cầu, lan can yêu cầu phải đảm bảo an toàn theo các quy định hiện hành, hình dáng kiến trúc, màn sắc phải phù hợp. Các chi tiết lan can với các họa tiết hoa văn phù hợp với kiến trúc cảnh quan xung quanh. Khu vực chân cầu và các m, trụ cầu cần được kè để tránh xói l. Khuyến khích sử dụng kè mềm kết hợp trồng cỏ đem lại thẩm mỹ cao tại khu vực.

* Không gian mở

- Hệ thống không gian mở là sự kết hợp giữa các không gian mặt nước (sông Hàn, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, biển Đông, vịnh Đà Nng, ...); các hành lang xanh dọc theo các con sông chính và các công viên lớn (công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, công viên Thanh Niên, công viên Châu Á, công viên hai đầu cầu Nguyễn Văn Tri, công viên Apec, công viên tại khu vực Đài phát sóng An Hải, công viên chuyên đề tại khu đô thị vịnh Thuận Phước, công viên chuyên đề phía Nam bán đảo Sơn Trà, ...); các không gian mở của các công trình công cộng - dịch vụ kết nối với sông và biển tạo thành một không gian tự nhiên hài hòa, sinh thái.

+ Không gian ven bờ Đông tổ chức các không gian công viên, quảng trường, kết nối bằng các tuyến cây xanh, lối đi bộ, ... thành tng th chung, Kiểm soát hình thức kiến trúc các công trình tại khu vực nhằm đảm bảo hài hoà với cảnh quan, không che chắn tầm nhìn đối với các cảnh quan quan trọng như danh thắng Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà,...

+ Không gian cảnh quan dọc sông Hàn là không gian mchính của khu vực trung tâm, kết nối các khu trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa - du lịch dọc bờ sông; được nâng cấp, cải tạo, bố trí thêm hành lang xanh, các không gian công cộng, tổ chức chiếu sáng nghệ thuật, ... để phát huy lợi thế của dòng sông.

+ Không gian Quảng trường trung tâm (khu vực Thành Điện Hải, Trung tâm hành chính thành phố, Bảo tàng Đà Nng và tiếp cận ra sông Hàn) được quy hoạch để đầu tư, cải tạo, nâng cấp xứng tầm là không gian m quan trọng; gắn với các giá trị lịch sử và đương đại, chính trị và văn hóa, gắn với giá trị của thiên nhiên là dòng sông Hàn; là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa chính trị của thành phố, phục vụ nhu cầu thường nhật của người dân về vui chơi giải trí và khuyến khích người dân tìm hiểu lịch sử thành phố;

+ Các không gian mở như Công viên 29-3, Quảng trường 29-3, các quảng trường bin, Công viên tại khu vực CBD,... khác được cải tạo, nâng cấp phục vụ người dân và là điểm đến quan trọng

- Các không gian mở được thiết kế trên nguyên tắc khai thác, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, hài hòa với không gian kiến trúc công trình và phù hợp với chức năng sử dụng đất.

* Điểm nhấn

Các điểm nhấn đô thị được cụ thể hoá t đ án quy hoạch chung gm:

- Khu Bảo tàng sống: tại ô phố ký hiệu VS1-3B, giới hạn bởi các tuyến đường Hùng Vương - Phan Châu Trinh - Hoàng Diệu - Lê Đình Dương - Trưng Nữ Vương - Trn Bình Trọng - Ngô Gia Tự; được quy hoạch là khu vực đô thị truyền thng với các con đường có quy mô phù hợp các kiệt, hẻm sôi động cuộc sng đường phvà Đình làng Hải Châu đ giới thiệu về lịch sử và li sống đô thị ti Đà Nng. Đồng thời, khu Bảo tàng sống sẽ tr thành một điểm đến du lịch độc đáo cho phép du khách trải nghiệm phong cách sống trong quá khứ và hiện tại của người dân địa phương.

- Khu thương mại trung tâm (CBD); tại ô phố ký hiệu VS3-3G, bao quanh là các trục đường lớn như Phạm Văn Đồng, Ngô Quyền, Vương Thừa Vũ và trục đường Chính Hữu quy hoạch; đây là Khu công nghiệp Đà Nng (An Đồn) được định hướng chuyển đổi để tái phát triển đô thị, hình thành khu trung tâm kinh doanh thương mại (CBD) mới. Các chức năng chính của Khu CBD là các Khu dịch vụ, Hỗn hợp nhóm nhà ở và dịch vụ, Cây xanh sử dụng công cộng, Y tế, ... định hướng để trở thành trung tâm kinh tế mới của Thành phố. Việc hình thành khu CBD thực hiện theo d án đầu tư được cấp có thm quyền phê duyệt.

- Các công trình điểm nhấn đô thị khác:

+ Góc đường Lê Đức Thọ - Hoàng Sa: Công trình thương mại dịch vụ cao tầng nằm tại ô quy hoạch ký hiệu VS3-3B HH-2, được quy hoạch là Hỗn hợp nhóm nhà ở và dịch vụ. Công trình sẽ là điểm nhấn kiến trúc tại cuối tuyến trục chính Lê Đức Thọ giao với tuyến cảnh quan ven biển Hoàng Sa, tạo nên điểm nhận diện cũng như một điểm nút quan trọng trên tuyến cảnh quan du lịch ven bin dc bờ Đông.

+ Góc đường Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp: Hai tổ hợp công trình cao tầng cuối tuyến đường trục chính Phạm Văn Đồng giao với tuyến cảnh quan ven biển Võ Nguyên Giáp thuộc ô phố ký hiệu VS3-3H DV-4 và VS4-2B HH-3. Công trình sẽ là điểm nhấn kiến trúc tại cuối tuyến trục chính Phạm Văn Đồng giao với tuyến cảnh quan ven biển Võ Nguyên Giáp, tạo nên điểm nhận diện cũng như một điểm nút quan trọng trên tuyến cảnh quan du lịch ven bin dọc bờ Đông.

+ Khu phức hợp cao tầng đọc tuyến đường Võ Văn Kiệt và góc đường Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp: Khu phức hp trung tâm tài chính, casino, khu vui chơi giải trí, căn hộ cao cấp và Công trình dịch vụ khách sạn tại khu đất phía Tây Nam góc đường Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp thuộc ô phố ký hiệu VS4-2A HH-7, VS4-2B HH-9, VS4-4 HH-1, VS4-4 HH-2 và VS4-4 DV-4. Đây là các điểm nhấn trên tuyến đường trục chính tSân bay quốc tế Đà Nẵng theo đường Nguyễn Văn Linh - Võ Văn Kiệt đến tuyến cảnh quan ven biển Võ Nguyên Giáp, được thiết kế mang tính chất như một công trình biểu tượng của thành phố.

+ Góc đường Trường Sa - An Nông: Công trình căn hộ cao tầng nằm phía Tây Nam nút giao thông, dọc theo vành đai du lịch ven biển tại ô phố ký hiệu VS6-3 OQH-2. Công trình sẽ là điểm nhấn gần cửa ngõ ra vào thành phố ở phía Nam, là điểm nhận diện trên trục đường du lịch Đà Nng - Hội An.

- Cụm công trình điểm nhấn, công trình điểm nhấn trong không gian mở khác:

+ Khu vực Cổ Viện Chàm - công viên APEC - đường Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - đường Trần Hưng Đạo - cầu Rồng: bao gồm các công trình điểm nhấn: Cổ Viện Chàm, công viên APEC, công trình tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và căn hộ cao tầng thuộc ô phố ký hiệu VS4-1 DV-3 và VS4-1 HH-7.

+ Tổ hợp pháo hoa quốc tế với các công trình thương mại dịch vụ cao tầng.

+ Công viên Châu Á với một công trình hỗn hp giải trí có thể nghiên cứu cao đến 70 tầng.

+ Các công trình hành chính - chính trị, nhà hát, bảo tàng, thư viện,... cấp vùng, cấp thành phố khác,

Về cửa ngõ đô thị được xác định tại đồ án quy hoạch chung gồm:

- Cửa ngõ phía Bắc: tại khu vực Bến tàu du lịch Tiên Sa bằng đường biển. Đây là cửa ngõ về du lịch để khách du lịch nhận biết khi đến Đà Nng bằng đường biển.

- Cửa ngõ phía Nam: Tổ hp các công trình cao tầng nằm cuối đường Trường Sa tại ô quy hoạch ký hiệu VS6-2 HH-1 (dự án Cocobay) trên Vành đai du lịch ven biển. Đây là cửa ngõ phía Đông Nam thành phố đổ người dân và du khách nhận biết khi đến địa phận thành phố Đà Nng từ tỉnh Quảng Nam.

Ý tưởng kiến trúc cảnh quan và các yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh các công trình điểm nhấn đô thị và cửa ngõ đô thị được quy định cụ thể tại Quy định quản lý kèm theo đồ án quy hoạch này.

* Khu trung tâm

Khu vực trung tâm thành phố nghiên cứu bao gồm một phần quận Hải Châu và một phần Sơn Trà. Khu vực này tiếp giáp với đường Hoàng Diệu - Ông Ích Khiêm - Đống Đa - công trình vượt sông Hàn - Vân Đồn - Trần Thánh Tông - Vương Thừa Vũ - Võ Nguyên Giáp - Nguyễn Văn Thoại - cầu Trần Thị Lý - Duy Tân, với diện tích khoảng 631 ha.

Khu trung tâm Thành phố bao gồm các không gian đặc trưng như:

- Các không gian văn hóa lịch sử: Thành Điện Hải, hệ thống các bảo tàng, Khu Bảo tàng sống,...

- Các không gian thương mại du lịch: Khu phố hiện hữu với các trung tâm thương mại như chợ Cồn, chợ Hàn, Cảng Sông Hàn, khu Trung tâm thương mại (CBD); khu phức hợp Trung tâm tài chính; các khu dịch vụ du lịch tại bờ Đông.

- Các không gian m và công viên: Công viên 29-3, Công viên Apec, Quảng trường trung tâm, sông Hàn, công viên tại khu vực Đài phát sóng An Hải, Công viên bin Đông,...

- Kết nối giữa các không gian là các tuyến đường ven sông, đường đi bộ và các khu phố.

Đồng thời, cũng xác định một số khu vực để nghiên cứu tái thiết đô thị (như: khu vực phường Bình Hiên, khu vực phường Vĩnh Trung, khu vực phường Tam Thuận,...) và sẽ triển khai thực hiện cụ thể theo Đề án tái thiết đô thị được phê duyệt.

- Tỷ lệ đất cây xanh trong khu vực trung tâm:

+ Tích hợp không gian xanh và mặt nước tự nhiên khác nhau trong phân khu (núi, sông, bờ biển), kết nối thông qua một mạng lưới hành lang xanh để tạo thành một cấu trúc xanh liên tục.

+ Đối với các khu công viên đô thị và cây xanh đơn vị ở, mật độ xây dựng các công trình dịch vụ tối đa 5%. Tầng cao chủ yếu là 01 tầng. Mật độ che phủ của cây xanh bóng mát tối thiểu đạt 50%.

* Khu bảo tồn

Công trình di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng (Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm, nghĩa trng Hòa Vang, bia chùa Long Thủ, Đình Nại Nam, Nghĩa trng Phước Ninh, Đình làng Hải Châu, Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu, Khu căn cứ cách mạng K20,...) thực hiện theo quy định của luật bảo tn di sản.

Các địa điểm văn hóa và lịch sử hiện tại được bảo tồn và tích hợp cùng với các khu vực phát triển đô thị và không gian công cộng mới. Những địa điểm này được kết nối với nhau qua tuyến phố đi bộ và các kết nối giao thông công cộng để hình thành một mạng lưới tích hp các điểm đến độc đáo.

Quy , hình thức các công trình xây dựng không được tranh chấp, lấn át, ảnh hưởng đến cảnh quan các công trình di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng.

5. Nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố

a) Chuẩn bị kỹ thuật:

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch đa phần là khu đô thị hiện trạng hoàn chỉnh với nhiều khu dân cư, khu công nghiệp và các khu ngh dưỡng du lịch ven biển. Cao độ thiết kế nền xây dựng giữ nguyên theo nền hiện trạng cơ bản đảm bảo tần suất thiết kế P = 5%, cụ thể:

+ Khu vực quận Hải Châu có cao độ nền từ 1,75m ÷ 5,99m.

+ Khu vực quận Thanh Khê có cao độ nền từ 2,20m ÷ 5,90m

+ Khu vực quận Cẩm Lệ có cao độ nền từ 3,20m ÷ 7,09m.

+ Khu vực quận Ngũ Hành Sơn có cao độ nền từ 3,45m ÷ 11,35m.

+ Khu vực quận Sơn Trà có cao độ nền từ 2,04m ÷ 8,40m

- Về lâu dài cần có giải pháp xây dựng, cải tạo nâng cao độ nền hoặc xây dựng nâng cao độ các đỉnh kè hiện trạng dọc sông, ven biển lên đến cao độ mực nước khống chế tối thiểu ứng với tần suất P=1%, cộng thêm 0,25m xét đến biến đổi khí hậu và kết hợp với giải pháp bố trí trạm bơm + hồ điều tiết đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD và quy hoạch chung đã phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021.

- Nguồn tiếp nhận nước mưa của khu vực là hệ thống sông, hồ điều tiết và biển Đông, vịnh Đà Nẵng. Toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu được chia thành 05 lưu vực chính:

+ Lưu vực quận Hải Châu: Nước mưa được thu gom vào các tuyến mương bố trí dọc theo các tuyến đường rồi thoát ra sông Hàn, hồ điều tiết trong khu vực thông qua các hệ thống cửa xả, các tuyến cống thoát nước chính của khu vực có khẩu độ thay đổi từ (1,2x1,3)m đến 4(3,0x2,36)m. Ngoài ra, trong khu vực này có các trạm bơm chống ngập để xử lý các khu vực có cao độ chưa phù hợp, cụ thể: Trạm bơm chống ngập Ông Ích Khiêm, trạm bơm Thuận Phước, trạm bơm Trần Thị Lý, trạm bơm Trương Chí Cương.

+ Lưu vực quận Thanh Khê: Nước mưa được thu gom vào các tuyến mương bố trí dọc theo các tuyến đường rồi thoát vào hồ Thạc Gián và hồ công viên 29-3 và các tuyến cống chính, sau đó thoát ra Vịnh Đà Nẵng thông qua các tuyến cống chính có khẩu độ từ (2,2x1,2)m đến 3(3,8x2,2)m.

+ Lưu vực quận Cẩm Lệ: Nước mưa được thu gom vào các tuyến mương bố trí dọc theo các tuyến đường, một phần lưu vực phía Đông sân bay thoát vào hồ Khuê Trung thông qua các cửa xả có khẩu độ từ (2,0x2,0)m đến 4(2,8x2,0)m, phần lưu vực còn lại có hướng thoát chính ra sông Cẩm Lệ, Vĩnh Điện thông qua các tuyến cống chính có khẩu độ từ D1200 đến B5000.

+ Lưu vực quận Ngũ Hành Sơn: Nước mưa được thu gom vào các tuyến mương bố trí dọc theo các tuyến đường với các khẩu độ thay đổi từ B400 đến 3(2,5x2,5). Hướng thoát nước chủ yếu ra sông Cổ Cò, sông Hàn và biển Đông thông qua các tuyến cống chính có khẩu độ từ D1500 đến 3(2,5x2,5)m.

+ Lưu vực quận Sơn Trà: Nước mưa được thu gom vào các tuyến mương bố trí dọc theo các tuyến đường với các khẩu độ thay đổi từ B400 đến 3(3,0x1,5)m. Hướng thoát nước chủ yếu ra sông Hàn, Vịnh Mân Quang và bin Đông thông qua các tuyến cống chính có khẩu độ từ D1500 đến 3(3,0x1,5)m.

- Khẩu độ tính toán thoát nước tuân thủ Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD và các quy định hiện hành.

b) Giao thông:

Quy hoạch hệ thống giao thông trong phân khu cơ bản đảm bảo tuân thủ theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đảm bảo kết nối thuận tiện ngoại, nội vùng; liên hệ nhanh chóng, an toàn giữa các khu chức năng; đảm bảo mỹ quan đô thị khu vực.

Đây là khu vực đô thị cũ, thiết kế quy hoạch mạng lưới giao thông trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư đang triển khai và khu dân cư hiện trạng đang sinh sống ổn định.

- Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: Tuân thủ theo Nhiệm vụ quy hoạch đã phê duyệt và phù hợp với Quy chuẩn quy hoạch QCVN01:2021/BXD.

- Hệ thống giao thông đối ngoại:

+ Đường quốc lộ: Quốc lộ 14B, đoạn qua phân khu, từ cảng Tiên Sa đến ngã tư Cách mạng tháng 8 - Nguyễn Hữu Thọ, (Trục Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn - Cầu Tuyên Sơn - Cách Mạng Tháng 8) cơ bản giữ nguyên theo hiện trạng.

+ Tuyến đường st Bc Nam: Hiện trạng chạy qua khu vực đô thị có mật độ dân cư cao. Vị trí ga ở trong phân khu, thuận lợi kết nối giao thông và dễ tiếp cận cho hành khách. Tuy nhiên, vị trí ga Đà Nẵng theo quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được di dời ra ngoài phân khu. Vị trí ga mới tại khu vực phía Bắc nút giao giữa đường Bà Nà - Suối Mơ với đường bộ cao tốc thuộc khu vực xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang.

+ Cảng biển: Trong phân khu có 2 khu bến gồm Tiên Sa và Thọ Quang. Hiện 2 cảng này đều thiếu kho bãi lưu trữ hàng hóa dẫn đến giải phóng hàng hóa chậm, khó điều tiết thời gian xe xuất nhập hàng đến cảng.

Hiện trạng quá tải hạ tầng giao thông đường bộ kết nối cảng, toàn bộ lượng hàng qua cảng Tiên Sa phải đi qua trung tâm thành phố (Quốc lộ 14B khoảng 19km) từ nút giao Hòa Cầm, qua đường trục chính Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn. Đây cũng là tuyến Trục chính đô thị, nên vào giờ cao điểm thường bị ùn ứ, đặc biệt, là tại các điểm giao cắt, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn. Quy hoạch định hướng cảng Tiên Sa sẽ chuyển đổi dần thành cảng du lịch, cảng hàng hóa chuyển về cảng Liên Chiểu, nên lưu lượng xe container trên tuyến đường này sẽ giảm dần.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/9/2021 (gọi tắt là Quy hoạch hệ thống cảng biển sau 2020). Cảng Tiên Sa có chức năng phục vụ liên vùng và tiếp chuyển hàng cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đông Bắc Vương quốc Thái Lan; có các bến Container, tổng hợp, hàng rời, bến cảng khách quốc tế. Sau năm 2030 sẽ từng bước chuyển đổi công năng thành bến cảng du lịch phù hợp với tiến trình đầu tư khai thác khu bến Liên Chiểu. Cỡ tàu container trọng tải đến 4.000 TEU (50.000 tấn); tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 50.000 tấn; tàu khách đến 225.000 GT.

+ Cảng cá Thọ Quang có chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận; có bến tổng hợp, container, hàng lỏng/khí, bên công vụ và các bến phục vụ quốc phòng - an ninh. Cỡ tàu trọng tải đến 20.000 tấn. Định hướng đến năm 2030 công suất cảng khoảng 3,5 triệu tấn/ năm. Khu neo neo đậu chuyển tải, tránh trú bão tại Thọ Quang cho tàu trọng tải đến 3.000 tấn.

+ Sân bay Nước Mặn:

Đây là sân bay quân sự, ngoài chức năng phục vụ các mục đích quân sự, kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng đến năm 2045 nghiên cứu phát triển sân bay Nước Mặn trở thành sân bay khai thác lưỡng dụng (phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng), phục vụ các loại hình dịch vụ du lịch như ngắm cảnh bằng trực thăng, skydiving.

- Đường thủy nội địa, liên hệ vùng:

Trên địa bàn phân khu đang khai thác 02 tuyến đường thủy nội địa gồm sông Hàn, sông Cẩm Lệ để phục vụ du lịch (Do sông ngòi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngắn, dốc, mực nước thay đổi mạnh theo mùa nên không phù hợp để phát triển vận tải hàng hóa).

Nhằm khai thác hết tiềm năng du lịch sông nước, đặc biệt vận tải hành khách du lịch bằng đường thủy nội địa và du lịch kết nối Hội An, Huế thông qua chuỗi du lịch đường sông, định hướng quy hoạch bổ sung một số tuyến vào giai đoạn sau năm 2030:

+ Tuyến số 1: từ Cảng sông Hàn đến chân cầu Tiên Sơn.

+ Tuyến số 2 (bổ sung mới): từ Cảng sông Hàn đi khu du lịch Làng Vân, điểm cuối tại hòn Sơn Chà.

+ Tuyến số 3 (bổ sung mới): quanh bán đảo Sơn Trà, từ Cng Tiên Sa đi các khu nghỉ dưỡng trên bán đảo Sơn Trà.

+ Tuyến số 4 (Bổ sung mới): Cảng sông Hàn - cảng Tiên Sa - Lăng Cô.

- Hệ thống giao thông đối nội (Hệ thống đường giao thông đô thị):

+ Đường cấp đô thị: khoảng 109,2 km.

+ Đường trục chính đô thị: khoảng 25 km.

Bao gồm các trục đường bản như: Trục Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa; Trục Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Hữu Thọ - Võ Chí Công; Trục Lê Duẩn - Cầu sông Hàn; Trục hầm sân bay (từ Vành đai Tây 2) - Duy Tân - Trần Thị Lý;...

++ Đường chính đô thị: khoảng 28 km.

Bao gồm các trục đường cơ bản như: Trục Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa; Trục Nguyễn Tất Thành - cầu Thuận Phước - Lê Đức Thọ; Trịnh Đình Thảo; Xuân Thủy; 30 Tháng 4;...

++ Đường liên khu vực: khoảng 56,2 km.

Bao gồm các trục đường cơ bản như: Trục Vành Đai Tây 1 - Cầu Bờ Quan - Minh Mạng; Trục 3 tháng 2 - Bạch Đằng - Trần Phú - 2 tháng 9; Trục Lê Văn Duyệt - Trần Hưng Đạo - Chương Dương - Phạm Hữu Nhật; Trục Nguyễn Văn Linh - Cầu Rồng - Võ Văn Kiệt; Trục Lê Thanh Nghị (từ Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Cầu Hòa Xuân - Nguyễn Phước Lan; Trục Lê Đình Lý - Hàm Nghi - Hoàng Hoa Thám; Trục Trần Thánh Tông - Vương Thừa Vũ; Trục 29 tháng 3 - Bùi Tá Hán; Trục Đống Đa - Hầm qua sông Hàn - Vân Đồn; Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, An Nông, Võ Quí Huân, Lê Độ, Tôn Thất Đạm, Phạm Văn Đồng , Nguyễn Văn Thoại, Hồ Xuân Hương, ....

+ Đường cấp khu vực: khoảng 113,2 km.

++ Đường chính khu vực: khoảng 21,2 km.

Bao gồm các trục đường cơ bản như: Trục Nguyễn Sáng - Hồ Nghinh - Trần Bạch Đằng; Trục Chu Huy Mân - Nguyễn Huy Chương; Trục Trần Nhân Tông - Nguyễn Thị Định; Đường Trần Hữu Dực, Nguyễn Khắc Viện, Trần Quốc Hoàn, Trần Hoành, Hồ Nghinh ( đoạn từ Võ Văn Kiệt đến Lê Văn Thứ), Trần Nhân Tông - (từ Đỗ Anh Hàn đến Mân Quang 8); Đường Hồ Hán Thương, Nguyễn Khắc Viện, An Dương Vương, Vũ Văn Dũng, Phan Đăng Lưu, Như Nguyệt, Diên Hồng, Nguyễn Văn Nguyễn, Phan Hành Sơn,...

++ Đường khu vực: khoảng 92 km.

Bao gồm các trục đường cơ bản như: Trục Trần Văn Đán - Đoàn Khuê; Trục Nguyễn Thế Lạc - Đông Kinh Nghĩa Thục; Trục Chính Hữu - Đặng Vũ Hỷ - Trần Duy Chiến - Lê Tấn Trung - Trần Quang Khải; Trục Bùi Quốc Hưng - Nguyễn Phan Vinh; Trục Dương Khuê - Đỗ Bá; Đường Nguyễn Công Trứ, Đinh Công Trứ, Phan Tứ, Lê Thanh Nghị (đoạn Tiểu La - Xô Viết Nghệ Tĩnh), Nguyễn Thị Định, Trần Nhân Tông - (từ Mân Quang 8 đến Bùi Quốc Hưng), Khúc Hạo, Nguyễn Sáng (đoạn từ Lê Văn Thứ đến Trương Định), Mai Thúc Lân, Trương Định, Trần Bạch Đằng, Hồ Nghinh (đoạn từ Nguyễn Văn Thoại đến Võ Văn Kiệt ), Hòa Hải, Tân Lưu, Tân Trà, Trần Hữu Dục (đoạn dọc sông Cổ Cò), Nguyễn Duy Trinh, Núi Thành, Tiểu La, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Dật (nối ra Duy Tân), Trưng Nữ Vương (từ Trần Phú đến Duy Tân), Nguyễn Tri Phương cũ và đoạn kết nối Đình Lý - 2 Tháng 9, Hoàng Diệu, Ông Ích Khiêm, Quang Trung, Trần Thủ Độ, Lý Thái Tổ - Hùng Vương, Lê Lợi, Phan Châu Trinh, Bạch Đằng nối dài, Trần Huấn, Thăng Long, Nguyễn Văn Thông, Mai Chí Thọ, Lê Sỹ, Bùi Trang Chước, Nguyễn Thức Đường, Huyền Trân Công Chúa, Nghiêm Xuân Yêm, Phạm Tuấn Tài, Trần Trọng Khiêm, Lê Văn Hưu - Bà Huyện Thanh Quan, Huyền Quang, Đỗ Anh Hàn, Dương Vân Nga, Phạm Huy Thông, Lý Nhật Quang, Xuân Diệu, Hải Phòng, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt, Yên bái, Trần Quốc Toản, Lê Hồng Phong, Chi Lăng, Triệu nữ vương, Châu Thị Vĩnh Tế, Hồ Thấu, Loseby,...

+ Đường cấp nội bộ: khoảng 49 km.

++ Đường Phân khu vực (khoảng 49 km): Lê Quảng Chí, Đặng Thái Thân, Thái Văn Lung, Tôn Thất Dương Kỵ, Quách Thị Trang, Nguyễn Đình Thi, Đặng Vũ Hỷ, Cao Thắng, Thanh Thủy, Phan Thanh, Nguyễn Hoàng, Tố Hữu, Nguyễn Phong Sắc, Lương Nhữ Học, Lê Nổ, Dương Bích Khê, Vũ Đình liên, Nguyễn Hiền Lê, Nguyễn Ân, Huỳnh Văn Gấm, Chế Viết Tấn, Việt Bắc, Phan Tòng, Hoàng Bình Chính, Mộc Sơn 3, Non nước, Hải Triều, Mạc Cửu, Nguyễn Lữ, Trần Hữu Độ, Chế Lan Viên, Phạm Kiệt, Trần Văn Dư, Dương Thị Xuân Quý, Ngô Thì Sỹ, Hoàng Kế Viêm, Hoài Thanh - An Tư Công Chúa, Hàm Tử, Phạm Hữu Kính, Lê Quang Đạo, Phan Bá Phiến, Võ Duy Ninh - Hồ Ngọc Lãm, Lê Chân - Phạm Văn Xảo, Nguyễn Chí Diễu - Lý Đạo Thành, Nguyễn Trung Trực, Trần Đình Đàn, Lý Văn Tố, Hoàng Bích Sơn, Nguyễn Đình, Morison, Lê Văn Quý, Huy Du, Dương Đình Nghệ, Hoàng Sa đoạn lên núi Sơn Trà, ....

+ Giao thông công cộng: Nghiên cứu định hướng quy hoạch phát triển đường sắt đô thị (các tuyến MRT, LRT, các điểm Depot, ...), mạng lưới xe buýt nội thị đảm bảo mức độ bao phủ và bán kính phục vụ cần thiết, kết nối thuận lợi và phục vụ thu gom cho các tuyến MRT, LRT tuân thủ theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, nghiên cứu định hướng phát triển cho phù hợp với tình hình phát triển, nhu cầu giao thông thực tế tại từng khu vực, thời điểm và phù hợp đồng bộ với định hướng quy hoạch phát triển các phân khu lân cận.

Giao thông tĩnh:

+ Bãi đỗ tập trung ngắn hạn chủ yếu phục vụ nhu cầu khách vãng lai.

+ Bãi đỗ xe tại các công trình công cộng, trung tâm thương mại, ... yêu cầu trong quá trình thiết kế đảm bảo nhu cầu đỗ xe cho bản thân và khách vãng lai của các công trình; Riêng các nhóm nhà ở phải tự đảm bảo chỗ đỗ xe qua đêm và thời gian dài.

+ Để hạn chế diện tích chiếm đất bố trí bãi đỗ xe khuyến khích xây dựng các bãi đỗ xe nhiều tầng (ngầm hoặc nổi).

- Đánh giá kết quả các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) tính đến đường phân khu vực so với đất xây dựng đô thị là: 15,02% (Đạt so với nhiệm vụ phân khu được phê duyệt tại Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 28/3/2022. Do đây khu vực đô thị hiện hữu, trong tương lai, khi tái thiết đô thị, cần mở rộng mặt cắt một số tuyến đường nội bộ cũng như tăng cường giao thông nhiều tầng để tiệm cận đạt tỷ lệ theo quy chuẩn là 18%).

+ Chỉ tiêu diện tích tính toán đất bãi đỗ xe toàn đô thị: Hiện nay diện tích bãi đỗ xe, tính theo dân số 614.000 người là 0,22 m2/người (theo QCVN-01 là 4 m2/người). Tuy nhiên, do đây là đô thị hiện hữu nên quỹ đất cho bãi đậu xe sẽ được quy hoạch theo hướng tăng dần để tiệm cận với các chỉ tiêu của các khu vực phát triển mới cụ thể: Sử dụng không gian ngầm các công trình công cộng, công viên, bãi đỗ xe thông minh, đối với các công trình xây dựng cao tầng 9 tầng phải đảm bảo diện tích đỗ xe tăng thêm 10% - 20% so với yêu cầu của QCVN 01:2021/BXD... nhằm bổ sung diện tích bãi đậu xe theo quy định.

c) Cấp nước

- Nhu cầu dùng nước được xác định, tính toán đảm bảo cho tất cả các đối tượng dùng nước của đô thị theo quy định.

- Nguồn nước sạch được cung cấp từ hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng; nguồn nước chính t NMN Cầu Đỏ, NMN Hòa Liên, Sơn Trà. Mạng lưới cấp nước được cung cấp nước thông qua các tuyến ống truyền tải dẫn đến phạm vi phân khu, hiện tại có các tuyến ống có đường kính lớn D1200, D1000÷D800, D900÷D700 đến từ NMN Cầu Đỏ. Đối với NMN Hòa Liên dự kiến đầu tư tuyến ống D900 nhằm đảm bảo về nguồn cấp nước cho đô thị.

- Mạng lưới đường ống quy hoạch hoàn chỉnh các tuyến ống cấp 1 cấp 2 có cấu tạo mạng vòng và bao phủ toàn khu vực đảm bảo an toàn trong cấp nước. Áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước sinh hoạt của khu dân cư, tại điểm lấy nước vào nhà, tính từ mặt đất 10 m. Các tuyến ống quy hoạch định hướng cơ bản tuân thủ và phù hợp theo quy hoạch chuyên ngành cấp nước thành phố Đà Nẵng và quy hoạch Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Cấp nước chữa cháy: Lưu lượng được tính toán phù hợp với quy mô phân khu theo quy định tại QCVN 06:2022/BXD. Hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp kết hợp với mạng lưới cấp nước sinh hoạt, áp lực nước tối thiểu tại trụ cứu hoả là 10m. Nước cấp cho xe cứu hoả được lấy từ các trụ cứu hoả dọc đường đảm bảo khoảng cách tối đa giữa các trụ cứu hoả là 150m. Tận dụng nước sông, kênh, hồ để cấp nước chữa cháy.

d) Thoát nước thải:

- Lưu lượng nước thải phát sinh được xác định theo 100% chỉ tiêu cấp nước của đối tượng tương ứng, tỷ lệ thu gom 80%÷100% (tùy theo khu vực cũ và mới);

- Mạng lưới: Các khu vực xây dựng mới quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng; các khu vực hiện hữu đã có mạng lưới thoát nước chung quy hoạch hệ thống thoát nước nửa riêng hoặc cải tạo thành hệ thống thoát nước riêng. Hệ thống mạng lưới bao gồm: các tuyến cống bao kết hợp các giếng tách nước thải từ hệ thống thoát nước chung, tuyến ống thu gom nước thải riêng, cùng hệ thống các trạm bơm vận chuyển toàn bộ nước thải sinh hoạt thu gom về các trạm XLNT tập trung của thành phố.

- Phân lưu vực thoát nước: Lưu vực 1: Khu vực phía Bắc, Tây Bắc VS1 dẫn về trạm XLNT Phú Lộc; Lưu vực 2: phần còn lại của VS1 và toàn khu VS2 tập trung về trạm XLNT Hòa Xuân; Lưu vực 3: khu VS3 và một phần khu VS4 tập trung về trạm XLNT Sơn Trà; Lưu vực 4: phần còn lại của khu VS4, khu VS5 và một phần VS6 về trạm Ngũ Hành Sơn và kết hợp bơm về trạm XLNT Hòa Xuân.

- Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý đúng quy định tại các trạm XLNT tập trung: Phú Lộc, Hòa Xuân, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, và Hòa Xuân trước khi xả ra nguồn tiếp nhận: sông Phú Lộc, Sông Cẩm Lệ, Sông Hàn, sông Cổ Cò; hoặc tái sử dụng tuần hoàn, tưới cây.

- Nước thải y tế, khu công nghiệp, làng nghề phải được xử lý riêng đảm bảo đúng quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

e) Quản lý chất thải rắn:

Chất thải rắn được thu gom 100%, sau khi phân lại vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn xử lý đảm bảo môi trường theo quy định.

g) Cấp điện:

- Nguồn cung cấp: Lấy từ trạm 110kV Quận Ba (Ngũ Hành Sơn) (2x63)MVA, trạm biến áp 110kV An Đồn (2x63)MVA, trạm biến áp 110kV Ngũ Hành Sơn (40+63)MVA, trạm biến áp 110kV Cảng Tiên Sa (1x40)MVA một phần lấy nguồn từ trạm biến áp 110kV Chi Lăng (2x63)MVA, trạm biến áp 110kV Liên Trì (2x63 )MVA. Trong giai đoạn quy hoạch, nâng cấp công suất trạm biến áp 110kV Ngũ Hành Sơn lên (2x63)MVA và trạm biến áp 110kV Cảng Tiên Sa lên (2x63)MVA quy hoạch mới trạm biến áp 110kV An Hải công suất (2x63)MVA, trạm biến áp 110kV Hòa Hải công suất (2x63)MVA, trạm biến áp 110kV Thuận Phước công suất (2x63)MVA, trạm biến áp 220kV Hải Châu (2x250kVA).

- Lưới điện:

+ Quy hoạch lưới 110kV ngầm cấp nguồn cho trạm biến áp 110kV An Hải (2x63)MVA, trạm biến áp 110kV Hòa Hải (2x63)MVA, trạm biến áp 110kV Thuận Phước (2x63)MVA, lưới 220kV ngầm cấp nguồn cho trạm biến áp 220kV Tiên Sa và đường dây 110kV đấu nối sau trạm.

+ Từng bước ngầm hóa lưới điện cao thế (220kV, 110kV) và trung thế (22kV) nổi hiện trạng trong khu vực dự án theo từng giai đoạn.

+ Lưới điện trung thế quy hoạch ngầm đối với tất cả các tuyến đường giao thông xây dựng mới.

+ Tủ điện trung thế (RMU): Bố trí trong khuôn viên đất cây xanh, khu vực công cộng hoặc vỉa hè với kiểu tủ RMU có kích thước phù hợp đảm bảo khoảng cách với hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác.

+ Trạm biến áp phân phối: Cải tạo và quy hoạch trạm biến áp phân phối, sử dụng kiểu: “trạm ngồi 1 cột, trạm KIOS hoặc các loại trạm biến áp đảm bảo mỹ quan đô thị”, bố trí trong khuôn viên đất cây xanh, khu vực công cộng.

- Lưới chiếu sáng: Chiếu sáng các công trình giao thông; chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng mặt ngoài công trình; chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội.

+ Chiếu sáng giao thông đô thị.

+ Hệ thống lưới điện chiếu sáng quy hoạch bố trí ngầm đồng bộ với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác.

+ Kết hợp với các hạ tầng kỹ thuật khác hạ ngầm hệ thống lưới điện chiếu sáng nổi hiện trạng theo từng giai đoạn.

+ Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị: Giải pháp chiếu sáng không gian công cộng phải góp phần tăng tính thẩm mỹ không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cảnh quan như cây xanh, thảm cỏ, hồn hoa, mặt nước với các công trình kiến trúc.

+ Chiếu sáng mặt ngoài các công trình trong đô thị: Tùy theo chức năng, quy mô, đặc điểm kiến trúc, độ cao và yêu cầu thẩm mỹ, việc chiếu sáng mặt ngoài công trình phải tạo nên những điểm nhấn, hình ảnh đặc trưng của công trình, đồng thời đảm bảo hài hòa với chiếu sáng các công trình giao thông; không gian công cộng và các công trình xung quanh.

+ Chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội: Bảo đảm an toàn, tính thẩm mỹ đô thị, chiếu sáng không làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và các hoạt động khác của đô thị.

+ Hệ thống điện chiếu sáng sử dụng các thiết bị hiện đại, hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng và kết nối điều khiển đồng bộ từ Trung tâm điều khiển giám sát chiếu sáng của thành phố.

h) Thông tin liên lạc

- Nguồn cấp thông tin liên lạc được lấy từ mạng lưới cáp gốc của quốc gia.

- Các tuyến cáp gốc sẽ được đấu nối vào các tổng đài và từ đó phân bố bằng mạng lưới cáp quang về khu vực nghiên cứu.

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông hiện trạng như cáp quang, bể cáp, trạm BTS, hệ thống điện thoại và mạng lưới internet để nâng cao tốc độ, chất lượng dịch vụ và độ phủ sóng.

- Đa dạng hóa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông: khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác nhau tham gia để người dùng có nhiều lựa chọn hơn và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

- Khuyến khích sử dụng các công nghệ mới nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường an ninh thông tin.

- Xây dựng trạm BTS theo hướng chia sẻ, thân thiện môi trường kết hợp điểm thông tin đa năng và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật của nhau. Trạm BTS mới có thể sử dụng công nghệ định vị GPS để xác định vị trí chính xác và tốt hơn. Sử dụng công nghệ tầm nhìn AI để theo dõi và giám sát môi trường xung quanh trạm. Sử dụng công nghệ điều khiển tự động để tự động hoá quản lý và bảo trì trạm.

- Áp dụng nền tảng truyền dẫn dữ liệu không dây: cho phép truyền dẫn dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng không cần cáp, mở rộng hệ thống mạng không dây công cộng để bảo đảm khả năng sử dụng Internet tốc độ cao đến người dân, du khách tại các điểm công cộng.

- Bảo đảm tuyệt đối về an toàn, an ninh cho Trạm cập bờ cáp quang biển quốc tế (tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Ưu tiên bố trí vùng không gian (đất và mặt nước) bảo vệ an toàn cho hoạt động của Trạm và tuyến cáp quang biển ở vùng cập bờ.

- Tháo dỡ cáp viễn thông không dùng và đề xuất quy định về quản lý, sắp xếp việc ngầm hóa cáp viễn thông các tuyến đường chính, sử dụng chung hạ tầng mạng viễn thông.

- Xây dựng mạng camera giám sát có tích hợp các công nghệ AI để nhận dạng khuôn mặt, biển số xe, chụp hình 4K, khả năng quan sát 360 độ...

- Phát triển bưu chính theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường các trang thiết bị hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa.

6. Giải pháp tổ chức tái định cư

- Bố trí nhà ở tái định cư tại các dự án khu đô thị có nhà ở, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư trong khu vực quy hoạch theo quy định pháp luật.

- Thực hiện tốt các quy định và chính sách giải tỏa đền bù, tái định cư, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho đối tượng giải tỏa để đảm bảo an sinh xã hội.

7. Giải pháp bảo vệ môi trường

- Đánh giá môi trường chiến lược, đưa ra các giải pháp môi trường, các khuyến cáo sử dụng đất, chế chính sách, nguồn lực, nhằm giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp thiên tai hoặc biến đổi khí hậu xảy ra,... khi triển khai đầu tư xây dựng theo quy mô quy hoạch.

- Các dự án phát triển trong khu vực khi triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch phải có đánh giá tác động đến địa hình, địa chất, thủy văn, hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan, văn hóa, di sản, biến đổi khí hậu và nước biển dâng để làm cơ sở đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và lập kế hoạch giám sát môi trường cụ thể.

8. Những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện

a) Danh mục dự án ưu tiên đầu tư (phụ lục II kèm theo).

b) Nguồn lực thực hiện

- Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn đầu tư từ ngân sách thành phố, nguồn ngân sách trung ương, kêu gọi đầu tư từ doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.

- Xây dựng chính sách và các giải pháp vốn đầu tư, trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước, các nguồn vốn trong và ngoài nước vào mục đích phát triển hạ tầng đô thị.

- Đẩy mạnh huy động và khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư phát triển quỹ đất đô thị, đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...

- Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, bảo đảm tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án. Tập trung vốn đầu tư công và các nguồn vốn đầu tư khác để thực hiện một số dự án đầu tư hạ tầng trọng điểm làm động lực phát triển đô thị.

- Đối với các khu vực cải tạo, chỉnh trang, tiếp tục khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động tự cải thiện môi trường sống trong khu dân cư theo mô hình “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

9. Quy định quản lý và danh mục các bản vẽ được phê duyệt kèm theo

- Ban hành Quy định quản lý theo Đồ án Quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, tỷ lệ 1/2.000 kèm theo Quyết định này.

- Danh mục các bản vẽ:

+ Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất (QH-01);

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc, cảnh quan (QH-02);

+ Các bản đồ hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bao gồm: Bản đồ hiện trạng giao thông, Bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mưa, Bản đồ hiện trạng cấp điện và chiếu sáng, Bản đồ hiện trạng thông tin liên lạc, Bản đồ hiện trạng cấp nước và Bản đồ hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường (QH-03 - QH-08);

+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (QH-09);

+ Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (QH-10);

+ Bản đồ quy hoạch hệ thống công trình giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng (QH-11);

+ Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật theo từng chuyên ngành, bao gồm: Bản đồ quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt; Bản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng, Bản đồ quy hoạch thông tin liên lạc; Bản đồ quy hoạch cấp nước, Bản đồ quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (QH-12 - QH-16);

+ Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật (QH-17);

+ Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm (QH-18);

+ Các bản vẽ thiết kế đô thị (QH-19A - QH-19D).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp

- Chịu trách nhiệm về pháp lý và tính chính xác của các số liệu, tài liệu, dữ liệu làm căn cứ lập đồ án và các tính toán về quy mô dân số, chỉ tiêu đất đai, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, chỉ tiêu hạ tầng xã hội,... nêu trong đồ án quy hoạch phân khu. Không để xảy ra các chồng chéo, tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện.

- Trường hợp các nội dung chi tiết, các vị trí có sự sai lệch đối với hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng pháp lý dự án mà trong quá trình thực hiện các thủ tục về sau, khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Viện Quy hoạch xây dựng chịu trách nhiệm phối hợp rà soát, giải trình và đề xuất xử lý trên nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa, không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư đang triển khai đảm bảo quy định.

- Cập nhật trên cơ sở dữ liệu không gian đô thị quy hoạch thành phố trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) .

- Chậm nhất 15 ngày kể từ khi có quyết định phê duyệt, phải tổ chức công bố công khai theo quy định pháp luật toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải trên cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam, cổng thông tin điện tử của UBND thành phố, Sở Xây dựng, UBND các quận huyện; gửi hồ sơ quy hoạch cho các cơ quan liên quan để lưu trữ, quản lý quy hoạch theo quy định.

- Tổ chức lập Kế hoạch cắm mốc giới và Nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới theo quy định pháp luật.

2. Giao Sở Xây dựng kiểm tra, đóng dấu thẩm định hồ sơ bản vẽ quy hoạch phân khu và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông phù hợp vi nội dung Quyết định này.

3. Giao Sở Xây dựng, UBND các quận: Hi Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ quản lý quy hoạch theo đồ án quy hoạch phân khu được phê duyệt.

4. Giao UBND các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ:

- Phối hợp với UBND các phường Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch; đồng thời, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

- Trong quá trình triển khai thực hiện theo quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, TL 1/2.000 nếu có vấn đề phát sinh cần phải điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu thuộc phạm vi ranh giới hành chính do mình quản lý, UBND các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ tổ chức lập điều chỉnh cục bộ, trình thẩm định và phê duyệt theo quy định.

- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, quy hoạch chi tiết đô thị, thiết kế đô thị riêng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng trừ các quy hoạch đô thị sau đây:

+ Quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng các khu vực trong đô thị có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai quận trở lên.

+ Quy hoạch chi tiết các trụ sở hành chính chính trị thành phố: Thành ủy Đà Nẵng, HĐND thành phố, UBND thành phố.

+ Quy hoạch chi tiết các điểm nhấn đô thị sau: Quảng trường trung tâm, Khu CBD An Đồn, Khu phức hợp trung tâm tài chính thương mại dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp.

5. Giao các sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình, cập nhật nội dung đồ án quy hoạch để quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy định; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo quy định của Nhà nước.

6. Trong quá trình tổ chức thực hiện theo quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị trong khu vực quy hoạch; các chủ đầu tư, tổ chức, đơn vị có liên quan cần tuân thủ các nội dung đã được nêu trong đồ án này và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt; đồng thời, các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế toàn bộ nội dung có cùng phạm vi ranh giới tại các quyết định sau:

- Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Khu vực phía Đông và bán đảo Sơn Trà, TL 1/5.000;

- Quyết định số 1545/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng, TL 1/5.000, Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt thiết kế đô thị bổ sung đồ án quy hoạch phân khu - Khu vực trung tâm thành phố;

- Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Khu vực phía Đông Nam, TL 1/5.000.

- Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch TL 1/2.000 Khu vực Khu công nghiệp An Đồn;

- Các Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu theo các quyết định nêu trên.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự thành phố; Giám đốc Công an thành phố; Chủ tịch UBND các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ; Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
-
Thành ủy, HĐND (để báo cáo);
- CT và các PCT UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Các Ban Qu
n lý dự án;
-
Lưu: VT, ĐTĐT, SXD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Nam

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2451/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, tỷ lệ 1/2.000 do Thành phố Đà Nẵng ban hành

Số hiệu: 2451/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Lê Quang Nam
Ngày ban hành: 07/11/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [18]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2451/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, tỷ lệ 1/2.000 do Thành phố Đà Nẵng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…