ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2303/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 22 tháng 8 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1072/UBND-VX ngày 10/4/2012 của UBND tỉnh về việc xây dựng khu di tích lịch sử Núi Chéo, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân;
Căn cứ Văn bản số 2226/UBND-VX ngày 14/6/2013 của UBND tỉnh về việc quy hoạch khu di tích lịch sử Núi Chéo, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân;
Căn cứ Quyết định số 2047/QĐ-UBND ngày 29/7/2013 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí thiết kế Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 đồ án: Xây dựng Khu Di tích lịch sử Núi Chéo.
Xét đề nghị của UBND huyện Hoài Ân tại Tờ trình số 85/TTr-UBND ngày 14/8/2013 và đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 73/TTr-SXD ngày 21/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên đồ án: Xây dựng Khu di tích lịch sử Núi Chéo.
2. Địa điểm và phạm vi ranh giới quy hoạch xây dựng: Khu đất quy hoạch xây dựng Khu di tích lịch sử Núi Chéo thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Giới cận cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp: Nhà dân và đất trồng cây hàng năm.
- Phía Tây giáp: Đất trồng cây lâu năm.
- Phía Bắc giáp: Nhà dân và đường bêtông liên xã.
- Phía Nam giáp: Ruộng lúa, đất trồng cây hàng năm.
- Tổng diện tích khuôn viên bảo vệ Di tích: 6,0ha
- Tổng diện tích thiết kế quy hoạch chi tiết TL 1/500: 1,5ha
(Trong đó diện tích quy hoạch các khu chức năng chính 1,5ha và 4,5ha còn lại là diện tích xác định phạm vi vùng bảo vệ di tích theo Luật Di sản văn hóa)
4. Tính chất và mục tiêu quy hoạch:
- Quy hoạch xây dựng khu di tích nhằm xác định rõ ranh giới quy hoạch để xây dựng, tôn tạo, bảo vệ khu di tích nhằm phát huy ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau nâng cao lòng yêu nước.
- Xây dựng các điều kiện hạ tầng kỹ thuật an toàn, thuận lợi, hiện đại và gắn kết đồng bộ với khu vực xung quanh.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý và đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
5. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc:
- Phân chia khu vực quy hoạch thành 02 khu vực bảo vệ di tích, bao gồm:
+ Khu vực bảo vệ I gồm di tích Hầm địa đạo và vùng được xác định là yếu tố cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng, là khu vực đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã cắm mốc ranh đất (Phần diện tích đã được xác nhận quyền sử dụng đất, diện tích 7.000 m2).
+ Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích, có giá trị tôn tạo di tích; cần thu hồi và đền bù diện tích đất trồng cây cối, hoa màu của người dân tại khu vực này.
(Các khu vực bảo vệ di tích phải căn cứ theo chương IV, mục 1, điều 32 về Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể của Luật Di sản văn hóa)
- Giao thông: Đấu nối với hệ thống giao thông đường bêtông ximăng hiện trạng và xây dựng mới đoạn vào Khu hành lễ, chiều dài khoảng 14m bằng bê tông ximăng lộ giới rộng 4,0m, hai bên có trồng hàng cây bụi trang trí. Mở rộng đường bêtông hiện trạng thêm 3m.
- Mở mới đường dân sinh rộng 3m phía Đông khu di tích.
- Xây dựng đường đi lên đỉnh đồi bằng đá ong rộng 2m. Trồng cây cỏ trang trí, hàng rào bảo vệ Di tích bằng hàng cây bụi cao 80cm, vừa tạo không gian thông thoáng, vừa không cho gia súc vào khu vực Di tích, đối với ranh giới khu đất xung quanh đồi xây dựng hàng rào bằng cây gai bụi cao 20cm bảo vệ khuôn viên di tích.
- Hầm địa đạo di tích nằm trên đỉnh đồi sẽ được phục chế riêng cho phù hợp với hiện trạng.
- Xây dựng mới giao thông hào gắn kết với miệng địa đạo.
- Phía trước Khu Di tích trồng hàng cây cau ta làm điểm nhấn cho khu vực quy hoạch.
- Khu vực bãi xe bố trí phía Tây, lát bằng đan bêtông chịu lực.
6. Nội dung quy hoạch chi tiết:
- Tại vị trí chân đồi (khu vực hiện đang đặt bia di tích): Dựa trên cơ sở hiện trạng, quy hoạch mở rộng mặt bằng để xây dựng công trình: Bãi đậu xe, công viên cây xanh…
- Riêng khu lưu niệm chọn vị trí sát đường đi và có nghiên cứu tạo cos nền có độ cao từ +20.00m đến +22.50m và tạo mặt bằng có diện tích khoảng 2.434m2; bố trí diện tích xây dựng Nhà tưởng niệm 100m2; diện tích còn lại là Nhà trưng bày, nhà tiếp đón, nhà bảo vệ…, xung quanh kè bằng đá (cả chân và mái taluy).
- Tại vị trí đỉnh đồi: Chọn địa điểm đặt bia tưởng niệm ghi nội dung lịch sử và lư hương (chất liệu bằng đá granit), phục chế lại một phần hầm địa đạo, giao thông hào… chất liệu bằng vữa ximăng.
- Giao thông hào phục chế có vị trí đặt sung và rộng khoảng 02 người có thể tránh nhau, có ụ bắn, chiều sâu của giao thông hào khoảng 1,3 đến 1,4m, hình dáng chữ chi, hướng xạ kích có mục tiêu. Chiều dài phục chế khoảng 20 đến 30m. Giao thông hào đi đến hầm kèo, hướng hầm kèo tránh hướng tấn công hỏa lực của địch.
- Về đường đi lên đỉnh đồi (nơi đặt bia tưởng niệm): Trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, thực hiện cải tạo, làm bậc tam cấp (bằng đá tổ ong) tại những vị trí có độ dốc lớn, kè đá tại một số vị trí làm điểm nghỉ chân.
- Xây dựng khu lưu niệm, sân hành lễ và khuôn viên di tích dưới chân đồi Núi Chéo tại nơi đặt bia di tích hiện nay.
- Xây dựng bia ghi nội dung lịch sử của di tích đặt trên đỉnh Núi Chéo.
- Xây dựng đường lên đỉnh di tích Núi Chéo và những điểm dừng chân.
- Phục chế lại miệng địa đạo.
- Khôi phục lại một phần giao thông hào.
- Tổ chức rà mìn trước khi tiến hành thi công.
- Quy mô sử dụng đất:
Bảng cân bằng sử dụng đất: (Khu chức năng chính)
STT |
LOẠI ĐẤT |
DIỆN TÍCH |
TỶ LỆ |
A |
KHU VỰC DƯỚI CHÂN ĐỒI |
9.146m2 |
60,3% |
01 |
- Khu khuôn viên lưu niệm |
2.434m2 |
|
|
+ Diện tích sân hành lễ |
600m2 |
|
|
+ Diện tích nhà trưng bày |
72m2 |
|
|
+ Diện tích nhà tiếp đón và bảo vệ |
72m2 |
|
|
+ Diện tích nhà tưởng niệm |
100m2 |
|
|
+ Diện tích trồng cây lưu niệm |
156m2 |
|
|
+ Diện tích sân dạo bộ+ taluy |
1.434m2 |
|
002 |
- Khu trồng cây lưu niệm |
1.966m2 |
|
003 |
- Khu sân vườn cảnh quan |
2.171m2 |
|
004 |
- Bãi đậu xe + đường dẫn bê tông 4m |
190m2 |
|
005 |
- Giao thông và hạ tầng kỹ thuật |
2.385m2 |
|
|
+ Giao thông đối ngoại |
1.359m2 |
|
|
+ Giao thông dân sinh |
526m2 |
|
|
+ Mương thoát nước |
500m2 |
|
B |
KHU VỰC TRÊN ĐỈNH ĐỒI |
4.640m2 |
30,6% |
|
- Khu đặt bia ghi nội dung lịch sử |
64m2 |
|
|
- Diện tích giao thông hào |
50m2 |
|
|
- Diện tích 02 miệng địa đạo |
68m2 |
|
|
- Diện tích cây xanh cảnh quan |
4.030m2 |
|
C |
ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH ĐỒI |
1.357m2 |
9,1% |
|
- Đường lên đỉnh đồi |
1.294m2 |
|
|
- Trạm dừng chân |
63m2 |
|
|
TỔNG CỘNG |
15.143m2 (1,5ha) |
100,0% |
7. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
a. San nền: Địa hình tự nhiên của khu vực quy hoạch là đồi núi, có độ dốc lớn. Dựa vào cao độ đường bê tông xi măng hiện trạng nâng cao độ nền thiết kế cao hơn 2,5m.
b. Quy hoạch giao thông: Sân trước gần bia di tích cho xe tiếp cận vào bãi đỗ xe, lát bằng đan bê tông, có lớp lót bê tông đá 40x60 mác 200 chịu lực. Sân hành lễ và lối chính lát bằng đan bê tông. Bố trí đường lên đỉnh đồi bằng đá chẻ đảm bảo thẩm mỹ không ảnh hưởng đến cảnh quan.
c. Quy hoạch cấp nước:
- Trong khu vực quy hoạch chưa có quy hoạch khu dân cư và hệ thống cấp nước tập trung nên chỉ dùng giếng khoan tại chỗ để cấp nước tưới cây cỏ.
- Nhu cầu dùng nước:
+ Nước cung cấp cho sinh hoạt và nhà vệ sinh tạm tính: 0,5m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu nước tưới cây, vườn hoa, thảm cỏ: 24m3/ngày đêm.
d. Quy hoạch thoát nước mưa:
- Khu vực quy hoạch có địa hình cao độ cao thấp theo hướng Nam - Bắc, hướng thoát nước chính đổ ra các hệ thống mương xây mới dọc theo đường bê tông xi măng hiện trạng sau đó thoát ra suối vế phía Đông.
đ. Quy hoạch cấp điện:
- Đấu nối nguồn từ lưới điện 22KV hiện trạng đi qua khu vực thiết kế. Xây dựng hệ thống cấp điện và chiếu sáng đi nổi dọc theo các tuyến giao thông nội bộ.
- Tổng nhu cầu cấp điện: 20Kw.
e. Vệ sinh môi trường:
- Thoát nước bẩn: Hệ thống thu gom nước bẩn sinh hoạt đi riêng biệt với hệ thống nước mưa. Nước bẩn sinh hoạt xử lý bằng hầm tự hoại trước khi thải ra ngoài.
- Quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh được thu gom bằng thùng đựng rác tại chỗ để chuyển về nơi xử lý tập trung của xã Ân Thạnh để xử lý.
- Cần nghiên cứu đề xuất đường giao thông lên đỉnh đồi Núi Chéo thiết kế bám theo độ dốc tự nhiên (theo đường mòn của người dân đi lại).
- Đối với Khu vực trồng cây lưu niệm có xây dựng hạng mục Đồi nhân tạo, cần thuyết minh nêu rõ ý tưởng mục đích là gì khi xây dựng dự án.
- Trong khu vực sân hành lễ, trước nhà trưng bày và nhà quản lý tiếp đón nên trồng hai hàng cây có táng rộng.
- Phê duyệt đồ án quy hoạch: UBND tỉnh Bình Định.
- Thẩm định đồ án quy hoạch: Sở Xây dựng tỉnh Bình Định.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND huyện Hoài Ân.
- Tư vấn lập đồ án quy hoạch: Công ty TNHH Lê Nguyễn.
Điều 2. Quyết định này làm căn cứ để tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật thi công công trình theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
Quyết định 2303/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tỉnh Bình Định
Số hiệu: | 2303/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Mai Thanh Thắng |
Ngày ban hành: | 22/08/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2303/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tỉnh Bình Định
Chưa có Video