ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2256/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của HĐND tỉnh khóa IX quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực;
Theo đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 2369/TTr-CAT-PC07-PV01 ngày 10/8/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, quy định tại Điều 63a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị quyết số
07/2020/NQ-HĐND và Quyết định này để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
2. Tổ chức tổng kiểm tra, khảo sát, lập danh sách, phân loại, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND với các nội dung:
- Cơ sở có khả năng khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.
- Cơ sở cần áp dụng giải pháp thay thế để khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.
- Cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
- Đơn vị thực hiện:
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì tổ chức tổng kiểm tra, khảo sát, lập danh sách, phân loại, đánh giá các cơ sở tại địa bàn không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND.
+ Công an tỉnh và các Sở, Ban, ngành liên quan phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giải pháp khắc phục đối với từng nội dung không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 07/2020/NQ- HĐND.
Thời gian thực hiện: hoàn thành trước tháng 6/2021.
3. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá, UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt danh mục các cơ sở cần thực hiện các biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và danh mục cơ sở thuộc loại hình kho chứa, công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải di dời; kế hoạch, lộ trình, thời gian thực hiện đối với từng cơ sở.
Thời gian thực hiện: hoàn thành và báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước tháng 7/2021.
4. Thường xuyên hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giải pháp khắc phục đối với từng nội dung không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND.
5. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND phải xây dựng kế hoạch, phương án khắc phục; đối với cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải có phương án di dời.
6. Trên cơ sở kế hoạch, phương án khắc phục của từng cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và phương án di dời đối với cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị và người dân thực hiện. Đảm bảo các cơ sở không đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND phải thực hiện khắc phục xong trước ngày 01/01/2023; các cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải di dời trước ngày 01/01/2025.
7. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, vận động, tuyên truyền các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình và người dân có cơ sở thực hiện đúng tiến độ.
8. Từ ngày 01/01/2023, các cơ sở không thực hiện đầy đủ các giải pháp khắc phục hoặc không thay đổi tính chất sử dụng tại cơ sở để đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và từ ngày 01/01/2025, các cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy chưa thực hiện di dời, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và đúng theo Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan tại Quyết định này; định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/5), hàng năm (trước ngày 15/11) báo cáo kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo. Giao Công an tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; định kỳ 6 tháng (trước 30/5), hàng năm (trước 30/11) tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh để theo dõi, báo cáo HĐND tỉnh.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Phổ biến nội dung Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND và Quyết định này đến cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan tiến hành tổng kiểm tra, hướng dẫn, thống kê lập danh sách phân loại đánh giá các nội dung không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, khả năng khắc phục và giải pháp khắc phục đối với từng cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và kiểm tra, thống kê, lập danh sách các cơ sở thuộc loại hình kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo các nội dung quy định tại Điều 1 của Quyết định này.
c) Đối với các cơ sở không phụ thuộc nguồn ngân sách nhà nước: yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện ngay các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Đối với các cơ sở không thực hiện được, vận động chuyển đổi, thay đổi tính chất sử dụng công trình.
d) Rà soát, cân đối, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các giải pháp phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện, đảm bảo theo Luật Ngân sách nhà nước. Tổng hợp, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
đ) Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành chức năng bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương để hướng dẫn, giới thiệu các chủ đầu tư có cơ sở di dời biết phối hợp, thực hiện.
e) Thực hiện việc thẩm định, cấp phép bổ sung đối với các cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND tiến hành cải tạo, điều chỉnh quy mô, công năng sử dụng theo phân cấp quản lý.
g) Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật đối với các cơ sở không thực hiện đúng Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND.
3. Công an tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc rà soát, xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực theo đúng Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND và xử lý các vấn đề có liên quan theo thẩm quyền; báo cáo UBND tỉnh xem xét báo cáo Thường trực HĐND tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Trong đó tập trung:
a) Thông báo danh sách các cơ sở đưa vào sử dụng trước năm 2001 và các cơ sở là kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người qua khảo sát sơ bộ cho UBND cấp huyện để tiến hành rà soát bổ sung và kiểm tra, hướng dẫn theo quy định .
b) Xây dựng biểu mẫu, nội dung các bước tiến hành kiểm tra, hướng dẫn áp dụng giải pháp kỹ thuật, đề cương báo cáo chung cho toàn tỉnh.
c) Cử cán bộ chuyên môn tham gia các đoàn kiểm tra để phối hợp UBND cấp huyện tổng kiểm tra, khảo sát, lập danh sách phân loại, đánh giá các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy.
d) Tham gia các cuộc họp, phối hợp UBND cấp huyện về các giải pháp khắc phục đối với các cơ sở theo từng nội dung không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Điều 5 và Điều 6 của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND.
đ) Chủ trì, thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy các giải pháp cải tạo, bổ sung nhằm tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy, phù hợp với thực tế cơ sở.
e) Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra, khảo sát của UBND cấp huyện, tổng hợp phương án xử lý, kế hoạch lộ trình triển khai thực hiện đối với các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Các Sở, Ban, ngành có liên quan phối hợp với UBND cấp huyện trong kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy để khắc phục các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở và kiểm tra xác định, di dời các cơ sở là kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo các nội dung quy định tại Điều 1 của Quyết định này; chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quản lý, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định; trong đó:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có cơ sở theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND thuộc đầu tư công để tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện các giải pháp khắc phục.
b) Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy cho các cơ sở thuộc đầu tư công (bao gồm kinh phí để thực hiện Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND). Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định.
c) Sở Xây dựng
Phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy để khắc phục các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở và kiểm tra xác định, di dời các cơ sở là kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo các nội dung quy định tại Điều 1 của Quyết định này.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện việc thẩm định, cấp phép bổ sung đối với các cơ sở thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND khi tiến hành cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại theo phân cấp.
d) Sở Công Thương
Phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra, rà soát, đánh giá điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở thuộc loại hình chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt; cơ sở là kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và các cơ sở khác thuộc phạm vi quản lý.
Thực hiện việc thẩm định, cấp phép bổ sung đối với các cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND mà tiến hành cải tạo, điều chỉnh quy mô, công năng sử dụng theo phân cấp.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND
- Chấp hành nghiêm túc Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND, Quyết định này và các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện việc khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy; thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của các cơ quan chức năng, đảm bảo đúng lộ trình, thời gian quy định; chủ động liên hệ, đề xuất về địa điểm đối với cơ sở thuộc diện di dời.
- Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh có cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra và chủ động xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện các giải pháp để khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo đúng nội dung, thời gian quy định tại Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 2256/QĐ-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND quy định xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực do tỉnh Quảng Nam ban hành
Số hiệu: | 2256/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Lê Trí Thanh |
Ngày ban hành: | 17/08/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2256/QĐ-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND quy định xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực do tỉnh Quảng Nam ban hành
Chưa có Video