THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2234/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2010 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Ranh giới quy hoạch:
- Phía Bắc giáp đường Hoàng Văn Thụ;
- Phía Đông giáp đường Hoàng Diệu;
- Phía Nam giáp đường Bắc Sơn và khu đất xây dựng Nhà Quốc hội;
- Phía Tây giáp đường Độc Lập và khu đất xây dựng Nhà Quốc hội.
a) Quy hoạch bảo tồn Khu di tích 18 Hoàng Diệu cùng với Khu Thành Cổ trở thành Công viên văn hóa lịch sử nhằm phát huy giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của Khu di tích, thể hiện được một khu vực có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất, tồn tại và phát triển từ ngàn năm của đất nước.
b) Bảo tồn nguyên trạng các loại hình di tích khảo cổ học đã phát lộ; gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa của dân tộc, lâu dài cho các thế hệ mai sau.
c) Phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục, quảng bá văn hóa. Tạo điều kiện cho người dân, khách tham quan trong và ngoài nước có cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu giá trị ý nghĩa của khu di tích và nền văn hiến của dân tộc Việt Nam. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về trách nhiệm đối với việc gìn giữ di sản của thế giới và của dân tộc.
d) Xây dựng một không gian văn hóa cộng đồng hài hòa trong tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật với Khu Trung tâm chính trị Ba Đình.
đ) Hài hòa tổng thể không gian quy hoạch, kiến trúc cảnh quan, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật trong Khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình.
e) Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch triển khai công tác đầu tư xây dựng và quy chế quản lý Khu di tích.
- Mang tính đặc thù là một khu khảo cổ, nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều dấu tích kiến trúc qua các triều đại phong kiến;
- Những nội dung khảo cổ đã phát lộ, không chỉ mang tính chất khảo cổ thuần túy mà còn mang tính chất của khảo cổ học đô thị;
- Là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào ngày 01 tháng 8 năm 2010.
- Phân tích tổng thể không gian quy hoạch kiến trúc Khu Trung tâm chính trị Ba Đình, Khu Thành cổ Hà Nội, Nhà Quốc hội;
- Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng hợp và toàn diện về hiện trạng các khu khai quật, nghiên cứu đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học;
- Xác định công nghệ và hình thức bảo tồn;
- Xác định tuyến và chu trình tham quan các khu chức năng.
a) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
- Cơ cấu các khu chức năng:
Thông qua việc đánh giá hiện trạng, cần xác định các khu vực phải bảo tồn nguyên trạng, các khu vực có thể phải lấp cát tạm thời trồng cây xanh, khu vực có thể xây dựng một số công trình phục vụ cho công tác quản lý và phát huy giá trị di tích. Dự kiến sẽ có các khu chức năng chính sau:
+ Bảo tàng di tích tại chỗ.
+ Các khu trưng bày di tích ngầm.
+ Các công trình phục vụ quản lý, kỹ thuật (nhà tiếp đón, khu cây xanh tiểu cảnh, sân đường nội bộ, cổng chính, cổng phụ, tường rào …).
- Cơ cấu sử dụng đất:
+ Khu Bảo tàng di tích tại chỗ:
Yêu cầu không gian rộng để người xem có thể hình dung và bao quát toàn bộ quy mô di tích. Giải pháp kết cấu vượt nhịp lớn; giải pháp xử lý móng hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các hố khảo cổ. Trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt công tác bảo tồn, bảo quản, giới thiệu trưng bày di tích. Không gian này bao gồm các nội dung chức năng chính sau:
. Sảnh tiếp đón: là không gian mở kết hợp với trưng bày. Chức năng chính là không gian đón tiếp, giới thiệu cho người tham quan một cách tổng thể về sự hình thành phát triển của kinh thành Thăng Long và Khu di tích 18 Hoàng Diệu.
. Các hố khai quật nguyên trạng đã phát lộ: đây là nội dung chính và cũng là không gian quan trọng nhất trong nhà bảo tàng di tích tại chỗ.
Trên cơ sở những giá trị khoa học, tính chất tiêu biểu và tầm quan trọng của từng di tích trong từng khu, dự kiến sẽ làm không gian trưng bày bảo tồn tại chỗ theo dạng nhà bảo tàng có mái che các hố khai quật A, B và D. Đây sẽ là khu cần phải nghiên cứu bảo tồn nguyên gốc các phế tích đã phát lộ. Diện tích khu khai quật A - B khoảng 14.000m2, khu D4-D6 khoảng 2.100m2.
. Không gian bảo tàng trưng bày tại chỗ phải dựa trên việc xác định, lựa chọn các hố khai quật cần bảo tồn trưng bày mang tính tiêu biểu. khu vực này cần có các giải pháp, công nghệ và kỹ thuật bảo tồn đặc biệt.
Đối với các hiện vật có giá trị cao phải bảo tồn trong điều kiện đặc biệt cần có giải pháp kỹ thuật bảo vệ bằng lồng kính với các thiết bị theo dõi về độ ẩm, nấm mốc, nhiệt độ…
. Không gian trưng bày các hiện vật khảo cổ: trưng bày các hiện vật được tìm thấy từ các khu khai quật của di tích. Đây là các hiện vật có giá trị cần phải bảo quản, bảo vệ đặc biệt hoặc là các hiện vật có kích thước nhỏ cần phải tiếp cận gần.
Ngoài ra kết hợp trưng bày các sa bàn tổng thể, mô hình công trình nằm trong kinh thành Thăng Long; trưng bày các pa-nô, áp-phích giới thiệu lịch sử, kiến trúc, văn hóa của kinh thành Thăng Long qua các thời kỳ …
. Không gian phụ trợ khác: phòng chiếu phim nhỏ công nghệ cao, khu kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, kho, quản lý, thuyết minh …, không gian dịch vụ trưng bày và bán quà tặng lưu niệm.
+ Khu trưng bày dưới dạng hầm kính cần có giải pháp thiết kế trưng bày cho các khu vực: khu vực đã được lấp phủ cát; khu trưng bày ngoài trời, khu trưng bày này phải đồng bộ với hệ thống cây xanh, thảm cỏ, đường dạo nhằm tôn thêm giá trị nổi bật cho tổng thể khu di tích.
+ Khu các công trình quản lý, kỹ thuật bao gồm: nhà tiếp đón, bảo vệ, khu trạm bơm, trạm điện, bể nước ngầm … bố trí hợp lý không ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
+ Khu cây xanh tiểu cảnh, sân đường nội bộ, cổng, tường rào:
. Cây xanh: giữ nguyên tối đa các cây xanh bóng mát hiện có trong khu vực, trồng thêm cây xanh cho phù hợp với ý tưởng thiết kế trong tổng thể cảnh quan chung;
. Không sử dụng các loại cây gây tác nhân ảnh hưởng đến di tích;
. Cây xanh tiểu cảnh, thảm cỏ cần nghiên cứu lựa chọn chủng loại cây, màu sắc thích hợp để tạo cảnh quan và bổ trợ cho công trình kiến trúc;
. Với các khu không tiến hành khai quật hoặc đã được lấp cát sẽ được quy hoạch thành khu cây xanh, đường dạo, bồn hoa, chỗ dừng chân nghỉ ngơi, có thể kết hợp trưng bày triển lãm dưới dạng hầm kính;
. Xác định các lối vào chính, lối vào phụ; điểm bắt đầu tuyến tham quan di tích;
. Nghiên cứu giải pháp phân cách giữa Khu di tích và Nhà Quốc hội để đảm bảo khả năng kết nối chung nhưng cũng đảm bảo về tính chất độc lập khi cần thiết.
b) Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị
- Không gian kiến trúc cảnh quan phải được quy hoạch, định hướng với tầm nhìn lâu dài phù hợp. Hài hòa trong tổng thể không gian kiến trúc Khu trung tâm chính trị Ba Đình;
- Ngôn ngữ kiến trúc hiện đại nhưng thể hiện được tính chất đặc thù của một khu vực đặc biệt với lịch sử nghìn năm của dân tộc;
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có liên quan đến xây dựng và sử dụng đất nhằm phục vụ công tác quản lý, kiểm soát phát triển. Đề xuất xây dựng quy định quản lý về kiến trúc cảnh quan;
- Xác định quy mô, vị trí của các tuyến tham quan;
- Đưa ra giải pháp về thiết kế đô thị, tập trung vào các hạng mục liên quan đến bảo tồn và khai thác di tích như: giao thông, kiến trúc, cây xanh, sân vườn, hàng rào.
c) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Yêu cầu giải pháp thiết kế giao thông đảm bảo gắn kết Khu di tích với hệ thống giao thông đô thị và với các công trình lân cận; kết nối thuận tiện với hệ thống các đường Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập;
- Nghiên cứu kết nối các tuyến tham quan của Khu di tích với Nhà Quốc hội và Khu Thành cổ. Nghiên cứu giải pháp từ đường Hoàng Diệu nối sang Khu Thành cổ và giải pháp kết nối vào khu trưng bày ngầm dưới Nhà Quốc hội;
- Xác định, vạch tuyến tham quan giữa các khu vực trong di tích đảm bảo không chồng chéo. Xác định mặt cắt, vật liệu sử dụng các tuyến đường nội bộ trong khu di tích …;
- Nghiên cứu khả năng sử dụng kết hợp với khu để xe ở khu vực lô E đang được quy hoạch, thiết kế;
- Xác định cao độ khống chế xây dựng cụ thể cho từng khu vực. Đề xuất các giải pháp thiết kế san nền trên cơ sở bảo tồn tính nguyên vẹn của di tích;
- Đề xuất sơ bộ các giải pháp chống sạt lở phong hóa đất, các ảnh hưởng bởi nước ngầm. Các giải pháp thoát nước và chống ngập lụt bảo vệ cho di tích;
- Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước, nguồn cấp, xác định điểm đấu nối. Tính toán bố trí các nguồn nước trong khuôn viên di tích theo tiêu chuẩn nước sạch có thể uống được ngay từ vòi;
- Hệ thống cấp nước cần tính toán đủ cho nhu cầu dùng nước của công trình, nước tưới cây, rửa đường, nước cấp cho yêu cầu phòng cháy chữa cháy;
- Xác định điểm đấu nối, tiêu chuẩn, sơ bộ nhu cầu sử dụng điện, lựa chọn cân đối nguồn điện;
- Đề xuất sơ bộ giải pháp chiếu sáng trang trí cho công trình, các hố khai quật, khu trưng bày trong và ngoài nhà, cây xanh đường dạo;
- Quy hoạch vị trí các hệ thống cáp, các đường ống cáp hoặc tuynel kỹ thuật để tránh ảnh hưởng đến di chỉ trong lòng đất;
- Xác định chỉ tiêu, dự báo tổng lượng nước thải và chất thải rắn. Đề xuất thiết kế mạng lưới thoát nước thải, thu gom chất thải rắn, các giải pháp thoát nước mặt;
- Nghiên cứu các giải pháp về môi trường nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm trong khu di tích và các khu vực lân cận. Xác định các tác nhân có thể gây hại, phá hủy di tích và đề xuất các giải pháp hạn chế tác động có hại đến di tích;
- Quy hoạch hệ thống phòng cháy, chữa cháy tổng thể theo các tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu giải pháp thoát người khi có sự cố, giải pháp cho xe chữa cháy và cứu thương có thể tiếp cận công trình khi cần thiết;
- Các công trình kỹ thuật cần được tính toán về vị trí, quy mô để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến di tích và không gian cảnh quan chung.
Thực hiện theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và các quy định hiện hành về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới.
- Cơ quan trình duyệt: Bộ Xây dựng.
- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ: 08 tuần sau khi Nhiệm vụ được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
Quyết định 2234/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2234/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 08/12/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2234/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video