Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2011/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 05 tháng 09 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ V/v Phân loại đô thị;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ V/v Phân loại đô thị;

Căn cứ Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 25/5/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2448/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 -2010;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/11/2010 của Tỉnh ủy Khánh Hòa (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVI);

Căn cứ Thông báo số 82/TB-UBND ngày 18/3/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa kết luận cuộc họp thông qua kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (giai đoạn 2011 - 2015);

Căn cứ Thông báo số 206/TB-UBND ngày 29/6/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Thông qua Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/7/2011 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011- 2015 (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVI);

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 22/7/2011 của HĐND tỉnh Khánh Hòa về Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại công văn số 1981/SXD-KTQH ngày 25/8/2011 V/v Đề nghị ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011- 2015 với những nội dung chính như sau:

1. Các mục tiêu chung:

a) Hoàn thiện các điểm còn yếu theo tiêu chuẩn phân loại đô thị ở các đô thị được nâng cấp trong giai đoạn 2007 - 2010;

b) Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 48,77% năm 2010 lên 60% vào năm 2015;

c) Nâng cấp quản lý cho các đô thị được công nhận là đô thị loại IV và các khu vực xã được công nhận đạt các tiêu chuẩn là đô thị loại V trên địa bàn các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh và thị xã Ninh Hòa;

d) Công nhận đô thị loại V cho 04 khu vực: xã Ninh An và xã Ninh Thọ thuộc thị xã Ninh Hòa; xã Diên Phước và xã Diên Lạc thuộc huyện Diên Khánh;

đ) Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu cho huyện đảo Trường Sa theo định hướng phát triển kinh tế biển gắn liền với an ninh quốc phòng biển đảo;

e) Toàn tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

2. Các mục tiêu cụ thể:

a) Thành phố Nha Trang:

- Xây dựng thành phố Nha Trang trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; trung tâm khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và dịch vụ của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; trung tâm du lịch – nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế; là nơi tổ chức các sự kiện lễ hội, văn hóa có ý nghĩa cấp quốc gia và quốc tế.

- Phát triển du lịch kết hợp bảo tồn, phát huy hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa. Hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ, du lịch, văn hóa chất lượng cao. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông lâm thủy sản gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị tạo không gian kiến trúc đồng bộ, hiện đại. Mở rộng thành phố về phía Tây, phía Nam theo quy hoạch đã được phê duyệt, hình thành các khu đô thị mới đa chức năng phù hợp với yêu cầu phát triển thành phố Nha Trang trong tương lai.

b) Thành phố Cam Ranh:

Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại III; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng phía Nam tỉnh Khánh Hòa.

c) Thị xã Ninh Hòa:

Hoàn thiện các tiêu chuẩn là đô thị loại IV; phát triển theo định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ du lịch, hoạt động công nghiệp.

d) Khu vực Ninh An: Nâng cấp khu vực xã Ninh An đạt tiêu chuẩn là đô thị loại V.

e) Khu vực Ninh Thọ: Nâng cấp khu vực xã Ninh Thọ đạt tiêu chuẩn là đô thị loại V.

f) Thị trấn Vạn Giã:

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại IV.

- Xây dựng đô thị hiện đại, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh để phát triển, tận dụng được lợi thế nằm trong khu kinh tế Vân Phong.

- Xây dựng đề án nâng cấp quản lý toàn huyện Vạn Ninh thành thị xã.

g) Khu vực xã Đại Lãnh: Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại V.

h) Thị trấn Diên Khánh:

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại IV.

- Xây dựng đề án nâng cấp quản lý toàn huyện Diên Khánh thành thị xã.

i) Khu vực Suối Hiệp: Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại V.

k) Khu vực Diên Phước: Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại V.

l) Khu vực Diên Lạc: Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại V.

m) Thị trấn Cam Đức:

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại IV.

- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với Khu du lịch quốc gia Bắc bán đảo Cam Ranh.

n) Khu vực Suối Tân: Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại V.

o) Thị trấn Khánh Vĩnh: Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu theo tiêu chuẩn đối với đô thị loại IV.

p) Thị trấn Tô Hạp: Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu theo tiêu chuẩn đối với đô thị loại IV.

q) Thị trấn Trường Sa: Hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu đối với đô thị loại V.

3. Các giải pháp thực hiện:

a) Giải pháp về chính sách:

- Tiếp tục rà soát các quy định, chính sách về đầu tư, kinh doanh để kiến nghị sửa đổi, sửa đổi các nội dung không đồng bộ, các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh (nếu có) thuộc lĩnh vực phát triển đô thị;

- Cụ thể hóa các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi, nhà ở phục vụ người lao động làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn,…, đã được các cơ quan Trung ương ban hành.

b) Giải pháp về quy hoạch:

- Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chung xây dựng các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch chi tiết sử dụng đất, quy hoạch ngành; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu;

- Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt và có kế hoạch cụ thể để thực hiện các quy hoạch đã được duyệt;

c) Giải pháp về công nghệ: Có kế hoạch triển khai dự án thí điểm hệ thống thông tin địa lý GIS nhằm quản lý công tác xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang.

d) Giải pháp về nguồn nhân lực: Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đào tạo lao động ở các trình độ; phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trên địa bàn; có chính sách khuyến khích đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng và triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút và giữ chân người tài, người có trình độ, tay nghề cao.

e) Giải pháp về xúc tiến đầu tư:

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia; Lập danh mục và thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo, làm cơ sở cho việc đẩy mạnh kêu gọi đầu tư;

- Củng cố, phát triển hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế phối hợp và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; Tham gia tích cực các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.

f) Giải pháp về phát triển nhà ở và khu dân cư đô thị:

- Phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với phát triển các khu đô thị mới và các công trình phúc lợi, nhà ở phục vụ cho người lao động. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở và công trình phúc lợi công cộng phục vụ lâu dài cho công nhân có thu nhập thấp; đẩy mạnh tiến độ xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp, cho người có thu nhập thấp ở đô thị;

- Cải tạo, chỉnh trang các khu chung cư cũ; đầu tư xây dựng mới đối với các khu chung cư xuống cấp, không đảm bảo an toàn;

- Quy hoạch chỉnh trang kết hợp với phương án đầu tư hạ tầng xã hội (đô thị hóa) đối với các khu dân cư tập trung ở khu vực nông thôn.

- Trích tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn cho Quỹ phát triển nhà ở đúng quy định hiện hành để đầu tư phát triển nhà ở.

g) Giải pháp về bồi thường giải tỏa và tái định cư:

- Các địa phương chủ động lên kế hoạch phát triển quỹ nhà, đất tái định cư, để đáp ứng kịp thời và hỗ trợ nhanh cho công tác đền bù giải tỏa; cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội;

- Rà soát, đánh giá cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế, đảm bảo cho người dân có đất bị thu hồi nhanh chóng ổn định được cuộc sống. Xây dựng cơ chế định giá đất phù hợp, thống nhất và được kiểm soát chặt chẽ;

h) Giải pháp vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng giao thông

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phổ biến, công khai thứ tự sắp xếp các danh mục công trình vận động nhân dân tự nguyện đóng góp; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư các công trình hạ tầng giao thông mà nhân dân tự nguyện giải tỏa, không yêu cầu bồi thường; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng có sự tham gia đóng góp và giám sát của nhân dân; rà soát, thống nhất những quy định trong việc hỗ trợ đối với các hộ bị giải tỏa trắng, hộ nghèo để đảm bảo tính hợp lý, công bằng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi triển khai thực hiện dự án;

- Xây dựng cơ chế, chính sách về thưởng thông qua đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phúc lợi xã hội, … đối với các địa phương vận động được nhân dân tự nguyện đóng góp cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng giao thông tại địa phương.

i) Giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình

- Thực hiện có hiệu quả Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư; Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư;

- Ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị ở các địa phương theo phân cấp;

- Duy trì, phát huy hiệu quả cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, các ngành với các nhà đầu tư định kỳ 6 tháng một lần để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư;

- Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng đất có diện tích lớn, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; định hướng về tỷ suất đầu tư/diện tích đất đối với từng loại dự án, kể cả đất khu công nghiệp khi cấp phép đầu tư; Rà soát tình hình triển khai các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là trên thành phố Nha Trang, Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh và một số dự án trong Khu kinh tế Vân Phong để có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện để các dự án sớm triển khai; thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai thực hiện.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định, chính sách, pháp luật Nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình.

4. Tổng nhu cầu vốn:

Phát triển đô thị thực chất là phát triển tổng thể tất cả các ngành và lĩnh vực có liên quan đến đời sống xã hội của đô thị, bao gồm tất cả các ngành kinh tế, các ngành liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính như: thủy lợi, giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước vệ sinh đô thị.

Để thực hiện các mục tiêu trên, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư nhằm thực hiện các dự án ưu tiên phát triển đô thị toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 là 47.273,1 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn cho công tác quy hoạch: 188,5 tỷ.

- Vốn cho công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: 21.331,5 tỷ.

- Vốn cho công tác đầu tư xây dựng nhà ở, khu dân cư, đô thị mới: 18.504 tỷ.

- Vốn cho công tác đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội và công trình khác: 7.249,1.

(Trong đó: vốn từ ngân sách Nhà nước là 19.780,1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 41,84%; vốn doanh nghiệp và vốn khác 27.493 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 58,16%).

5. Các dự án ưu tiên đầu tư:

a) Các mục tiêu ưu tiên đầu tư:

- Xác định các hạng mục ưu tiên đầu tư hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hạn chế.

- Tạo động lực phát triển đô thị: xây dựng các cơ sở kinh tế công nghiệp, cảng biển, du lịch, dịch vụ, giáo dục chuyên nghiệp.

- Phát triển các kết cấu hạ tầng quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đáp ứng nhu cầu ở và sinh hoạt cho người dân đô thị.

STT

Địa phương

TỔNG NHU CẦU VỐN

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

VỐN KHÁC

NGÂN SÁCH TỈNH (tỷ đồng)

NGÂN SÁCH HUYỆN (tỷ đồng)

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng

1

Nha Trang

18,222.1

402.8

516.7

2,580.3

2,575.8

2,519

8,594.6

17.5

45.5

70

59

9

201

9,626.5

2

Cam Ranh

14,097.0

59.5

51.3

409.5

421

256.7

1,198

10

29

105

72

40

256

12,643

3

Ninh Hòa

4,380.9

389.9

155.5

1,161.4

690.5

601

2,998.3

66

92.9

215.9

122.9

61.9

559.6

823

4

Vạn Ninh

3,576.0

42

30

460.7

538

392.8

1,463.5

7

25

50

44

12

138

1,974.5

5

Diên Khánh

2,663.0

35.5

39.5

362

240

234

911

19

61.5

75.5

72

52

280

1,472

6

Cam Lâm

3,762.6

218

74.3

851.3

725

588

2,456.6

17.0

16

143

117

83

376

930

7

Khánh Vĩnh

294.6

10.5

-

103.1

47

14

174.6

1.5

15.5

40

36

3

96

24

8

Khánh Sơn

276.9

5

-

69.4

56

61

191.4

5.0

12.5

26

32.5

9.5

85.5

-

9

Trường Sa

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

Tổng cộng

47,273.1

1,163.2

867.3

5,997.7

5,293.3

4,666.5

17,988

143.0

297.9

725.4

555.4

270.4

1,992.1

27,493

- Nâng cao môi trường sống trong các khu vực hiện hữu

- Tăng cường quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.

b) Nhu cầu vốn ưu tiên đầu tư của các dự án trên địa bàn các địa phương:

Bảng tổng hợp nhu cầu vốn các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015

Ghi chú:

- Tập trung nguồn lực đầu tư để thị trấn Trường Sa trở thành đô thị dịch vụ du lịch biển đảo, phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh.

- Các năm 2011 và 2012 đã có kế hoạch bố trí vốn;

- Nhu cầu vốn tại bảng trên không bao gồm các dự án nằm trong các Chương trình của các ngành khác, như: Du lịch; Thủy lợi và Nông nghiệp - Nông thôn;…

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình giai đoạn 2011- 2015 để điều hành và giám sát thực hiện Chương trình; có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Chương trình;

2. Sở Nội vụ phối hợp với các ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương lập đề án nâng cấp quản lý cho các đô thị loại IV và loại V trên địa bàn các địa phương;

3. Các Sở, ban ngành liên quan căn cứ Chương trình này để triển khai kế hoạch thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực quản lý ngành được phân công;

4. UBND các huyện, thị xã và thành phố căn cứ Chương trình này và Chương trình nông thôn mới, lập kế hoạch cụ thể hàng năm trên từng địa bàn xã, phường, thị trấn để triển khai các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên trên địa bàn mình quản lý và gửi báo cáo về Thường trực Ban chủ nhiệm Chương trình - Sở Xây dựng;

5. Các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo việc triển khai thực hiện Chương trình định kỳ 6 tháng một lần (20/5 và 20/11) với Thường trực Ban chủ nhiệm Chương trình - Sở Xây dựng và Sở Kế hoạch và Đầu tư, để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phân bổ vốn và kịp thời giải quyết các vướng mắc (nếu có).

6. Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi thông tin hướng dẫn kịp thời cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, kiến nghị Ban Chủ nhiệm Chương trình giải quyết các vướng mắc hoặc bổ sung điều chỉnh Chương trình cho phù hợp.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, TT UBND tỉnh;
- Báo K.Hòa, Đài PTTH K.Hòa;
- Các đơn vị liên quan;
- UBND các địa phương;
- Lưu: VT, HgP, CN. (60 bản)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 22/2011/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011- 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành

Số hiệu: 22/2011/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 05/09/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 22/2011/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011- 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…