THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2140/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 117/2007/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính sau:
- Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7 km2, bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau;
- Đối tượng lập quy hoạch: Hệ thống cấp nước tập trung vùng liên tỉnh, đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung.
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long; định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan khác.
- Bảo đảm khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, ngập lũ, nước biển dâng và xâm nhập mặn; ưu tiên sử dụng nước mặt và dần thay thế nguồn nước ngầm;
- Quản lý và phát triển cấp nước ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp nước.
- Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
- Cụ thể hóa nội dung định hướng cấp nước trong Quy hoạch chung xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
- Xác định nhu cầu dùng nước, khả năng khai thác các nguồn nước; giải pháp cấp nước, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình cấp nước quy mô vùng liên tỉnh và các đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch; định hướng phát triển cấp nước cho các khu dân cư nông thôn tập trung.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, bảo đảm cấp nước an toàn; từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, sản xuất và kinh doanh nước sạch.
a) Các chỉ tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020: Tỷ lệ dân cư đô thị loại III trở lên được sử dụng nước sạch đạt 90 - 100%, đô thị loại IV và loại V đạt 90 - 95%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vừng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 25%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt 18%.
- Đến năm 2025: Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 95 - 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 30%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt 15%.
+ Đến năm 2030: Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 98 - 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 35%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt dưới 12%.
b) Tiêu chuẩn cấp nước:
Tiêu chuẩn cấp nước tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
- Giai đoạn đến năm 2020:
+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 100 - 130 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 100 - 110 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp tiêu chuẩn cấp nước khoảng 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 80 lít/người/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2025:
+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 110 - 150 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 110 - 125 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp tiêu chuẩn cấp nước khoảng 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 90 lít/người/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2030:
+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 120 - 160 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 120 - 130 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp chọn tiêu chuẩn cấp nước 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 100 lít/người/ngày đêm.
c) Dự báo nhu cầu dùng nước:
- Giai đoạn đến năm 2020: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 1.970.000 m3/ngày đêm, trong đó:
+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.100.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 550.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 320.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2025: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 2.650.000 m3/ngày đêm, trong đó:
+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.510.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 660.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 480.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2030: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 3.270.000 m3/ngày đêm, trong đó:
+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.890.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 750.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 630.000 m3/ngày đêm.
d) Phân vùng cấp nước:
- Trên cơ sở điều kiện địa hình, nguồn nước, thực trạng và định hướng phát triển không gian vùng, nhu cầu sử dụng nước và phát triển cấp nước theo các giai đoạn quy hoạch, vùng đồng bằng sông Cửu Long được chia thành ba vùng cấp nước:
+ Vùng I - Bắc Sông Tiền: Bao gồm toàn bộ các tỉnh: Long An, Tiền Giang và một phần tỉnh Đồng Tháp.
+ Vùng II - Giữa sông Tiền và sông Hậu: Bao gồm toàn bộ các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và một phần tỉnh Đồng Tháp.
+ Vùng III - Vùng Tây Nam sông Hậu: Bao gồm toàn bộ các tỉnh/thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Trong các vùng cấp nước, theo điều kiện nguồn nước chia thành các khu vực: Thuận lợi, ít thuận lợi và khó khăn về nguồn nước làm cơ sở lựa chọn giải pháp cấp nước phù hợp.
+ Các khu vực thuận lợi về nguồn nước gồm các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang; một phần thành phố Cần Thơ.
+ Các khu vực ít thuận lợi về nguồn nước gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang; một phần tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
+ Các khu vực khó khăn về nguồn nước gồm các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh; một phần tỉnh Vĩnh Long.
đ) Nguồn nước:
- Nguồn nước mặt: Ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và hệ thống cảnh báo sớm nhằm theo dõi, kiểm soát diễn biến chất lượng nước, kịp thời có giải pháp ứng phó khi nguồn nước bị ô nhiễm và xâm nhập mặn. Trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ứng dụng giải pháp khai thác, truyền dẫn nguồn nước thô bảo đảm hiệu quả kinh tế, đồng thời phải bảo đảm chất lượng nguồn nước theo quy định và đáp ứng yêu cầu bền vững.
- Nguồn nước ngầm: Rà soát, đánh giá thực trạng khai thác sử dụng nguồn nước ngầm; thăm dò, đánh giá chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác nước ngầm theo từng tỉnh, từng khu vực cụ thể. Từng bước giảm khai thác nguồn nước ngầm quy mô vừa và lớn đối với các khu vực có nguồn nước mặt thuận lợi hoặc có hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh; đối với khu vực dân cư phân tán, quy mô nhỏ, trước mắt sử dụng nguồn nước ngầm cấp nước sinh hoạt cho đến khi tiếp cận được với nguồn nước thuận lợi khác.
- Nguồn nước mưa: Rà soát, khai thác điều kiện quỹ đất của địa phương, xây dựng hồ lưu trữ nước mưa, bổ sung nguồn cấp nước cho nhà máy nước hiện hữu khắc phục tình trạng xâm nhập mặn; về lâu dài, kết hợp với hệ thống thủy lợi xây dựng hồ trữ nước quy mô lớn, đa mục tiêu cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
e) Hệ thống nhà máy nước vùng đồng bằng sông Cửu Long:
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, giải pháp cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long kết hợp giữa nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh với các nhà máy nước quy mô vùng tỉnh phù hợp với điều kiện nguồn nước của từng khu vực.
- Nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh:
Đầu tư xây dựng 05 nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh và kết nối với mạng lưới đường ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các khu vực nguồn nước bị xâm nhập mặn hoặc khó khăn về nguồn nước. Quy mô công suất và phạm vi cấp nước của các nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh được đầu tư mở rộng dựa theo nhu cầu sử dụng nước, kịch bản biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn trong từng giai đoạn quy hoạch, cụ thể:
TT |
Nhà máy nước |
Công suất (m3/ngày đêm) |
Nguồn nước |
Phạm vi cấp nước |
||
Đến năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Đến năm 2030 |
||||
|
Vùng I |
|
|
|
|
|
1 |
Nhà máy nước sông Tiền 1, khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang |
- |
100.000 |
300.000 |
Sông Tiền |
Tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An. |
|
Vùng II |
|
|
|
|
|
2 |
Nhà máy nước sông Tiền 2, khu vực thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. |
100.000 |
200.000 |
300.000 |
Sông Tiền |
Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre. |
|
Vùng III |
|
|
|
|
|
3 |
Cụm nhà máy nước sông Hậu 1, khu vực quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ và nhà máy nước Sông Hậu khu vực Khu công nghiệp sông Hậu, tỉnh Hậu Giang. (*) |
200.000 |
400.000 |
600.000 |
Sông Hậu |
Tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần thành phố Cần Thơ. |
4 |
Nhà máy nước sông Hậu 2, khu vực huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. |
100.000 |
200.000 |
300.000 |
Sông Hậu |
Một phần các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. |
5 |
Nhà máy nước sông Hậu 3, khu vực thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. |
50.000 |
100.000 |
150.000 |
Sông Hậu |
Một phần tỉnh An Giang, Kiên Giang. |
(*): Quy mô công suất của từng nhà máy sẽ được xác định phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn.
- Nhà máy nước quy mô vùng tỉnh/thành phố:
+ Đối với các khu vực thuận lợi về nguồn nước (trữ lượng, chất lượng đảm bảo và không ảnh hưởng xâm nhập mặn): Tiếp tục sử dụng nguồn nước từ các nhà máy nước hiện có; đầu tư mở rộng hoặc xây mới các nhà máy nước theo kế hoạch, quy hoạch phát triển cấp nước của địa phương.
+ Đối với các khu vực ít thuận lợi về nguồn nước (trữ lượng nước hạn chế và nguồn nước bị ảnh hưởng xâm nhập mặn không thường xuyên): Cải tạo, nâng cấp các nhà máy nước hiện có bằng giải pháp xây hồ, đập lưu trữ nước trong thời gian xâm nhập mặn hoặc đầu tư trạm bơm dẫn nước thô; đối với nhu cầu phát triển cấp nước tăng thêm theo từng giai đoạn quy hoạch, đầu tư mở rộng mạng đường ống cấp nước và kết nối, sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh. Các khu vực dân cư nông thôn chưa kết nối được với nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh, đang khai thác nguồn nước ngầm, cần kiểm soát chất lượng, trữ lượng nguồn nước ngầm đáp ứng yêu cầu bền vững.
+ Đối với các khu vực khó khăn về nguồn nước (nguồn nước nhiễm mặn): Đầu tư mở rộng mạng đường ống cấp nước và kết nối, sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh; đối với một số đô thị nhỏ, khu vực dân cư nông thôn chưa kết nối được với nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh cải tạo nhà máy nước phân tán hiện hữu hoặc xây mới ứng dụng công nghệ xử lý nước lợ, nước mặn phù hợp.
+ Đối với các huyện đảo: Đầu tư hồ, đập lưu trữ tạo nguồn nước cấp cho nhà máy nước hiện có hoặc xây mới; các khu vực dân cư, ứng dụng công nghệ xử lý nước lợ, nước mặn phù hợp.
- Kết hợp giải pháp lưu trữ, sử dụng nguồn nước mưa đối với các công trình công cộng, cơ quan, hộ gia đình nhằm hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt và các nhu cầu sử dụng nước khác.
g) Công nghệ xử lý nước:
- Công nghệ xử lý nước sạch được áp dụng phải phù hợp với quy mô công suất nhà máy nước, thành phần và tính chất của nguồn nước thô; chất lượng nước sau xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt.
- Đối với các nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh, công suất lớn sử dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường; đối với các nhà máy nước quy mô nhỏ, ứng dụng công nghệ xử lý nước truyền thống, từng bước cải tiến phù hợp với năng lực quản lý vận hành của đơn vị cấp nước.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý nước lợ, nước mặn cấp nước cho vùng hải đảo, khu vực dân cư có nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc không có khả năng kết nối với nhà máy nước vùng liên tỉnh.
h) Mạng lưới đường ống cấp nước:
Mạng lưới đường ống cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư, mở rộng phù hợp với phạm vi vùng phục vụ cấp nước cho từng giai đoạn quy hoạch:
+ Mạng lưới đường ống truyền tải liên tỉnh dẫn nước sạch từ các nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh đến các địa phương, đô thị, khu dân cư. Các tuyến ống truyền tải liên tỉnh có đường kính DN600-DN1800 mm được đầu tư phù hợp với quy mô nhà máy nước theo từng giai đoạn quy hoạch, được kết nối thành mạng vòng đến năm 2030 và bảo đảm cấp nước an toàn. Tại các điểm kết nối giữa tuyến ống truyền tải liên tỉnh với tuyến ống phân phối nước cho đô thị, khu dân cư, bố trí các bể chứa nước sạch nhằm lưu trữ, điều hòa nguồn nước và bảo đảm cấp nước an toàn.
(Danh mục tuyến ống truyền tải nước sạch liên tỉnh, xem Phụ lục I kèm theo).
+ Mạng lưới đường ống phân phối, dịch vụ cấp nước tại các đô thị, khu dân cư các tỉnh/thành phố được xây dựng mới hoặc được cải tạo, mở rộng phù hợp với nhu cầu phát triển cấp nước; được kết nối với nhà máy nước quy mô vùng tỉnh hoặc tuyến ống truyền tải nước sạch liên tỉnh.
i) Trạm bơm tăng áp:
Bố trí các trạm bơm tăng áp trên các tuyến ống truyền tải liên tỉnh với khoảng cách trung bình 30 - 40 km, bảo đảm truyền dẫn nước đủ lưu lượng tới các điểm đấu nối với tuyến ống phân phối cấp nước cho đô thị, khu dân cư; vị trí, quy mô, công suất trạm bơm tăng áp sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
(Danh mục trạm bơm tăng áp trên tuyến ống truyền tải liên tỉnh, xem Phụ lục II kèm theo)
k) Bảo đảm cấp nước an toàn:
- Ưu tiên sử dụng vật tư, thiết bị hiện đại, độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn, được sản xuất trong nước cho hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát, điều khiển hệ thống cấp nước.
- Các hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh, vùng tỉnh phải xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nhằm cung cấp nước liên tục, ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý, vận hành hệ thống cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực cấp nước, đồng thời phải bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích cho người dân.
l) Định hướng phát triển cấp nước đến năm 2050:
- Đầu tư phát triển hoàn thiện mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối nước sạch của vùng và của các địa phương, đảm bảo 100% dân số đô thị và khu dân cư nông thôn được cấp nước sạch.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ xử lý nước tiên tiến, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Ứng dụng công nghệ xử lý nước mặn cấp nước cho các khu vực thường xuyên bị nhiễm mặn và không có điều kiện đấu nối với hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới tự động hóa quản lý và vận hành hệ thống cấp nước.
5. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư
a) Kinh phí thực hiện quy hoạch:
Kinh phí đầu tư các hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh và phát triển mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước tại các tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 khoảng 146.000 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2020: Khoảng 57.000 tỷ đồng.
- Giai đoạn đến năm 2025: Khoảng 33.000 tỷ đồng.
- Giai đoạn đến năm 2030: Khoảng 56.000 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách nhà nước.
- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài.
- Vốn tín dụng đầu tư.
- Vốn tư nhân trong nước và nước ngoài.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
a) Dự án đầu tư nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh:
- Dự án đầu tư cụm nhà máy nước vùng liên tỉnh Sông Hậu 1 và Sông Hậu tổng công suất 400.000 m3/ngày đêm (đến năm 2025), công suất 600.000 m3/ngày đêm (đến năm 2030) gồm: Xây dựng mới nhà máy nước Sông Hậu 1 và nâng công suất nhà máy nước Sông Hậu; xây dựng các tuyến ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần thành phố Cần Thơ.
- Dự án đầu tư nhà máy nước vùng liên tỉnh Sông Hậu 2 gồm: Xây dựng nhà máy nước Sông Hậu 2 công suất 200.000 m3/ngày đêm (đến năm 2025), công suất 300.000 m3/ngày đêm (đến năm 2030); xây dựng các tuyến ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần thành phố Cần Thơ.
- Dự án đầu tư nhà máy nước vùng liên tỉnh Sông Tiền 2 gồm: Xây dựng nhà máy nước công suất 200.000 m3/ngày đêm (đến năm 2025), công suất 300.000 m3/ngày đêm (đến năm 2030); xây dựng các tuyến ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre.
b) Dự án cải tạo và phát triển mở rộng mạng đường ống cấp nước:
Các địa phương rà soát, lập các dự án đầu tư cải tạo và mở rộng mạng đường ống cấp nước tại các đô thị, khu dân cư nhằm tiếp nhận nguồn nước từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh.
7. Đánh giá môi trường chiến lược
a) Dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch:
- Khai thác nguồn nước ưu tiên phục vụ nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp làm giảm lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng lưu lượng dòng chảy của sông.
- Trong quá trình xây dựng các nhà máy nước và các tuyến ống truyền tải có thể gây cản trở giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường khu vực và dọc các tuyến ống truyền tải nước.
- Trong giai đoạn quản lý vận hành các nhà máy nước có thể phát sinh chất thải từ quá trình xử lý nước gây ô nhiễm môi trường. Việc phát triển cấp nước sinh hoạt và sản xuất đồng thời cũng làm tăng lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
b) Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường:
- Khai thác và sử dụng nguồn nước:
+ Nghiên cứu và đánh giá tác động tiêu cực đến dòng chảy và chế độ thủy văn, xây dựng quy trình kiểm soát, theo dõi chất lượng, trữ lượng nguồn nước và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông như nước thải, chất thải từ các đô thị, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
+ Nghiên cứu, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ độ hạ thấp mực nước ngầm, chất lượng nước ngầm và mức độ sụt lún mặt đất liên quan đến khai thác nước ngầm trên địa bàn.
- Kiểm soát các hoạt động xây dựng:
+ Giải pháp thiết kế, công nghệ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước. Đồng thời hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
+ Kiểm soát các hoạt động trong giai đoạn xây dựng: Xây dựng biện pháp thi công hợp lý, các giải pháp hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường; các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn; các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình xây dựng.
+ Kiểm soát các hoạt động trong giai đoạn quản lý vận hành: Nâng cao năng lực quản lý và vận hành nhà máy nước của đơn vị cấp nước, đảm bảo môi trường vệ sinh công nghiệp, vệ sinh ngoại cảnh các nhà máy nước; nước sử dụng trong quá trình xử lý cần được nghiên cứu thu hồi, tái sử dụng và bùn cặn thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định; xây dựng quy trình phòng ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của hệ thống cấp nước sạch; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
+ Các biện pháp hỗ trợ khác.
c) Kiểm soát chất lượng, trữ lượng nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội:
- Bố trí hệ thống theo dõi, giám sát và cảnh báo sớm chất lượng, lưu lượng nguồn nước hệ thống sông Tiền và sông Hậu.
- Tăng cường quản lý và xử lý triệt để chất thải, nước thải sinh hoạt, sản xuất thuộc lưu vực hệ thống sông Tiền, sông Hậu.
- Tăng cường sự phối hợp và chia sẻ thông tin nguồn nước giữa các bộ, ngành, địa phương, kịp thời có giải pháp khắc phục sự cố xảy ra.
1. Bộ Xây dựng:
- Tổ chức công bố đồ án Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành cấp nước, các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn các tỉnh phù hợp với đồ án Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý vận hành hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phát triển cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long; ban hành quy định quản lý vận hành hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh theo thẩm quyền.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trong vùng rà soát các dự án đầu tư nhà máy nước, phát triển mạng đường ống cấp nước và cải tạo nguồn nước; quyết định giải pháp linh hoạt về đầu tư dự án cấp nước phù hợp với lộ trình đầu tư nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và kịp thời cung cấp nguồn nước ăn uống, sinh hoạt cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Rà soát, đánh giá công nghệ xử lý nước mặn, nước lợ, tái sử dụng nước mưa; nghiên cứu và đề xuất mô hình công nghệ xử lý nước phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
2. Các bộ, ngành khác có liên quan:
Các bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, nghiên cứu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng khai thác sử dụng nguồn nước ngầm vùng đồng bằng sông Cửu Long; đánh giá chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác nước ngầm theo từng tỉnh, từng khu vực; quản lý các nguồn xả thải ra 2 lưu vực sông Hậu và sông Tiền; xây dựng quy chế quản lý khai thác, sử dụng nước ngầm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hồ trữ nước đa mục tiêu, trong đó ưu tiên tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành cấp nước, các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó bổ sung các giải pháp lưu trữ nước kết hợp cống ngăn mặn tạo nguồn nước cho các nhà máy nước, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương.
- Tổ chức thực hiện đồ án Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tham gia đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh; đầu tư mạng đường ống tiếp nhận và tiêu thụ nguồn nước sạch từ nhà máy nước vùng liên tỉnh; thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước với đơn vị cấp nước vùng liên tỉnh; chỉ đạo đầu tư, phát triển cấp nước trên địa bàn tỉnh, thành phố, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
- Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp nước tại địa phương; chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, đặc biệt trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước và sử dụng nước tiết kiệm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các bộ có liên quan. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC TUYẾN ỐNG TRUYỀN TẢI NƯỚC SẠCH LIÊN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT |
Tuyến ống truyền tải liên tỉnh |
Đường kính (mm) |
||
Giai đoạn 2020 |
Giai đoạn 2025 |
Giai đoạn 2030 |
||
I |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Tiền 1 |
|||
1 |
Từ nhà máy nước sông Tiền 1 đến thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, theo QL 1A |
|
DN1200 |
DN1400 |
2 |
Từ thị xã Cai Lậy đến thành phố Mỹ Tho, theo QL1A |
|
DN1000 |
DN1400 |
3 |
Từ thành phố Mỹ Tho đến thành phố Tân An, theo QL1A |
|
DN1000 |
|
4 |
Từ thành phố Mỹ Tho đến thị xã Gò Công, theo QL50 |
|
|
DN800 |
II |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Tiền 2 |
|||
1 |
Từ nhà máy nước sông Tiền 2 đến thành phố Vĩnh Long, theo QL80, QL1A, QL53 |
DN1600 |
|
DN1000 |
2 |
Từ thành phố Vĩnh Long đến Càng Long, theo QL53 |
DN1400 |
|
DN1000 |
3 |
Từ Càng Long đến thành phố Trà Vinh, theo QL53 |
DN1200 |
|
DN1000 |
4 |
Từ Càng Long đến thành phố Bến Tre, theo QL60 |
DN1000 |
|
DN800 |
5 |
Từ thành phố Vĩnh Long đến thị xã Bình Minh, theo QL1A |
|
DN1000 |
|
6 |
Từ thành phố Trà Vinh đến thị trấn Tiểu Cần, theo QL60. |
|
DN800 |
|
7 |
Từ thị xã Bình Minh đến thị trấn Tiểu Cần, theo QL54 |
|
|
DN800 |
8 |
Từ thành phố Trà Vinh đến TT. Duyên Hải theo QL53. |
|
|
DN800 |
III |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 1 và sông Hậu |
|||
1 |
Từ nhà máy nước Sông Hậu 1 đến thị Ngã ba giao cắt giữa QL1A và QL61B, theo QL91, QL91B |
DN1800 |
|
DN1600 |
2 |
Từ ngã ba giao cắt giữa QL1A và QL61B đến điểm đấu nối với nhà máy nước Sông Hậu tại QL1A, theo QL1A. |
DN1800 |
|
DN1600 |
3 |
Từ nhà máy nước sông Hậu ra QL1A đấu nối vào tuyến ống từ nhà máy nước Sông Hậu 1, theo QL91C, TL525B |
DN1800 |
|
|
4 |
Từ điểm đấu nối giao giữa tuyến ống nhà máy nước sông Hậu 1 và nhà máy nước Sông Hậu trên QL1A đến thành phố Sóc Trăng, theo QL1A |
DN1400 - DN1800 |
|
DN1200 - DN1600 |
5 |
Từ thành phố Sóc Trăng đến thành phố Bạc Liêu, ống đặt dọc theo QL1A |
DN1200 |
|
DN1000 |
6 |
Từ thành phố Bạc Liêu đến thành phố Cà Mau, theo QL1A |
DN800 - DN1000 |
|
|
7 |
Từ thị xã Ngã bảy đến thành phố Cà Mau, theo đường Quản Lộ - Phụng Hiệp |
|
DN800 - DN1400 |
|
8 |
Từ ngã ba giao cắt giữa QL1A và QL61B đến thành phố Vị Thanh, theo QL61B |
|
DN1000 |
|
9 |
Từ thành phố Vị Thanh đến giao cắt đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá, theo đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau |
|
DN1000 |
|
10 |
Từ điểm giao cắt đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá đến thành phố Bạc Liêu, theo đường cao tốc mới Bạc Liêu - Rạch Giá |
|
DN800 - DN1200 |
|
11 |
Từ ngã ba giao cắt giữa đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá đến thành phố Cà Mau, theo đường cao tốc cần Thơ - Cà Mau |
|
|
DN1000 |
12 |
Từ thành phố Cà Mau đến thị trấn Năm Căn, theo đường QL1A |
|
|
DN1000 |
IV |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 2 |
|||
1 |
Từ nhà máy nước sông Hậu 2 đến ngã ba QL91 và QL80, theo QL91 |
DN1600 |
|
DN1000 |
2 |
Từ ngã ba QL91 và QL80 đến ngã ba QL80 và QL61, theo QL80 |
DN1200 |
|
|
3 |
Từ ngã ba QL80 và QL61 đến thành phố Rạch Giá, theo QL80 |
DN800 |
|
|
4 |
Từ ngã ba QL80 và QL61 đến thị trấn Minh Lương, theo QL61 |
DN1100 |
|
|
5 |
Từ thị trấn Minh Lương đến thị trấn Thứ Bẩy, theo QL63 |
|
DN800 |
|
6 |
Từ thị trấn Minh Lương đến thị trấn Rồng Giêng, theo QL61 |
|
DN800 |
|
7 |
Từ ngã ba QL91 và QL80 đến nhà máy nước sông Hậu 1 |
|
|
DN1000 |
8 |
Từ thành phố Long Xuyên đến thành phố Rạch Giá, theo TL943 và kênh Rạch Giá - Long Xuyên |
|
|
DN1000 - DN1200 |
9 |
Từ QL80 đến thị trấn Óc Eo, theo TL943 |
|
|
DN800 |
10 |
Từ thị trấn Rồng Giêng đến giao cắt đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá, theo đường cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá |
|
|
DN800 |
11 |
Từ thị trấn Thứ Bẩy đến thành phố Cà Mau, theo đường ven biển Tây |
|
|
DN800 |
V |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 3 |
|||
1 |
Từ nhà máy nước sông Hậu 3 đến ngã ba giao đường N2 và QL80, theo đường QL91, TL94Đ, N2 |
DN1000 - DN1200 |
|
|
2 |
Từ ngã ba giao đường N2 và QL80 đến thị xã Kiên Lương, theo QL80 |
DN800 |
|
|
3 |
Từ ngã ba giao đường N2 và QL80 đến đô thị Hòn Đất, theo QL80 |
DN800 |
|
|
4 |
Từ thị xã Kiên Lương đến thị xã Hà Tiên, theo QL80 |
|
|
DN800 |
5 |
Từ thị trấn Hòn Đất đến thành phố Rạch Giá, theo QL80 |
|
|
DN800 |
(Số lượng và đường kính các tuyến ống truyền tải nước sạch nêu trên được cập nhật phù hợp với phân đợt đầu tư và bảo đảm cấp nước an toàn trong giai đoạn lập dự án đầu tư).
DANH MỤC TRẠM BƠM TĂNG ÁP TRÊN TUYẾN ỐNG TRUYỀN TẢI
LIÊN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT |
Trạm bơm tăng áp |
I |
Tuyến ống truyền tải nước nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Tiền 1 |
1 |
Trạm bơm tăng áp ST1.1 đặt tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang |
2 |
Trạm bơm tăng áp ST1.2 đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang |
II |
Tuyến ống truyền tải nước nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Tiền 2 |
1 |
Trạm bơm tăng áp ST2.1, đặt tại thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long |
2 |
Trạm bơm tăng áp ST2.2, đặt tại Châu Thành, tỉnh Trà Vinh |
3 |
Trạm bơm tăng áp ST2.3, đặt tại thị xã Bình Minh |
4 |
Trạm bơm tăng áp ST2.4, đặt tại thị trấn Mỏ Cày |
III |
Tuyến ống truyền tải nước nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 1 và sông Hậu |
1 |
Trạm bơm tăng áp SH1.1, đặt tại Phong Điền, thành phố Cần Thơ |
2 |
Trạm bơm tăng áp SH1.2, đặt tại thị xã Ngã Bẩy |
3 |
Trạm bơm tăng áp SH1.3, đặt tại thành phố Sóc Trăng |
4 |
Trạm bơm tăng áp SH1.4, đặt tại thành phố Bạc Liêu |
5 |
Trạm bơm tăng áp SH1.5, đặt tại thị xã Giá Rai |
6 |
Trạm bơm tăng áp SH1.6, đặt tại thị xã Ngã Năm |
7 |
Trạm bơm tăng áp SH1.7, đặt tại Phước Long, tỉnh Bạc Liêu |
8 |
Trạm bơm tăng áp SH1.8, đặt tại Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu |
9 |
Trạm bơm tăng áp SH1.9, đặt tại thành phố Cà Mau |
10 |
Trạm bơm tăng áp SH1.10, đặt tại Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. |
IV |
Tuyến ống truyền tải nước nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 2 |
1 |
Trạm bơm tăng áp SH2.1, đặt tại Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ |
2 |
Trạm bơm tăng áp SH2.2, đặt tại Châu Thành, tỉnh Kiên Giang |
3 |
Trạm bơm tăng áp SH2.3, đặt tại thị trấn Thứ Bẩy |
4 |
Trạm bơm tăng áp SH2.4, đặt tại Thới Bình, Cà Mau |
5 |
Trạm bơm tăng áp SH2.5, đặt tại Thoại Sơn, tỉnh An Giang |
V |
Tuyến ống truyền tải nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 3 |
1 |
Trạm bơm tăng áp SH3.1, đặt tại thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang |
2 |
Trạm bơm tăng áp SH3.2, đặt tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang |
(Quy mô công suất trạm bơm tăng áp nêu trên được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư).
THE
PRIME MINISTER |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 2140/QD-TTg |
Hanoi, November 8, 2016 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 18, 2014 Law on Construction;
Pursuant to the June 17, 2009 Law on Urban Planning;
Pursuant to the Government’s Decree No. 44/2015/ND-CP of May 6, 2015, detailing a number of contents on construction planning;
Pursuant to the Government’s Decree No. 117/2007/ND-CP of July 11, 2007, on clean water production, supply and consumption, and the Government’s Decree No. 124/2011/ND-CP of December 28, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 117/2007/ND-CP;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
DECIDES:
- The scope of planning covers the entire administrative territory of the Mekong delta region with a total natural area of around 40,604.7 km2, comprising Can Tho city and 12 provinces of Long An, Tien Giang, Ben Tre, Dong Thap, Vinh Long, Tra Vinh, Hau Giang, An Giang, Soc Trang, Kien Giang, Bac Lieu and Ca Mau;
- Objects of planning: Centralized water supply systems of the inter-provincial region, urban areas, industrial parks and concentrated rural residential areas.
- To conform with the master plan on socio-economic development and the master plan on construction of the Mekong delta region; Vietnam’s development orientations for water supply for urban areas and industrial parks to 2025, with a vision toward 2050, and other relevant specialized master plans.
- To ensure reasonable and economical exploitation and use of water sources adaptable to climate change, inundation, flooding, sea level rise and saltwater intrusion; to prioritize the use of surface water for gradual substitution of ground water sources;
- To manage and develop stable and sustainable water supply on the basis of optimizing resources; to encourage economic sectors to invest in the construction, management and operation of water supply systems.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To concretize water supply orientations set out in the master plan on construction of the Mekong delta region through 2030, with a vision toward 2050, and in the master plan on socio-economic development of the Mekong delta region to 2020.
- To identify water demand and capacity to exploit water sources; water supply solutions, plans on construction of inter-provincial and urban water supply works in each planning period; and development orientations for water supply for concentrated rural residential areas.
- To improve water supply service quality, to ensure safe water supply; to gradually modernize clean water control, production and business systems.
a/ Specific targets:
- By 2020: 90-100% of inhabitants in urban areas of grade III or higher grades will have access to clean water; the rate will be respectively 90-95% for inhabitants in urban areas of grades IV and V; 25% of inhabitants in concentrated rural residential areas will use clean water from inter-provincial and urban water supply systems; the rate of clean water loss and water charge loss will decrease to an average of 18%.
- By 2025: 95-100% of urban inhabitants will have access to clean water; 30% of inhabitants in concentrated rural residential areas will use clean water from inter-provincial and urban water supply systems; the rate of clean water loss and water charge loss will decrease to an average of 15%.
+ By 2030: 98-100% of urban inhabitants will have access to clean water; 35% of inhabitants in rural concentrated residential areas will use clean water from inter-provincial and urban water supply systems; the rate of clean water loss and water charge loss will decrease to an average of below 12%.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Water supply standards must comply with current technical regulations and design standards.
- By 2020:
+ For urban areas of grade III or higher grades, the water supply standard will be 100-130 liters/person/day.
+ For urban areas of grades IV and V, the water supply standard will be 100-110 liters/person/day.
+ For industrial parks, the water supply standard will be around 25-40 m3/ha/day.
+ For concentrated rural residential and suburban areas, the water supply standard will be 80 liters/person/day.
- By 2025:
+ For urban areas of grade III or higher grades, the water supply standard will be 110-150 liters/person/day.
+ For urban areas of grades IV and V, the water supply standard will be 110-125 liters/person/day.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ For concentrated rural residential and suburban areas, the water supply standard will be 90 liters/person/day.
- By 2030:
+ For urban areas of grade III or higher grades, the water supply standard will be 120-160 liters/person/day.
+ For urban areas of grades IV and V, the water supply standard will be 120-130 liters/person/day.
+ For industrial parks, the water supply standard will be 25-40 m3/ha/day.
+ For concentrated rural residential and suburban areas, the water supply standard will be 100 liters/person/day.
c/ Water demand forecast:
- By 2020: The total water demand will reach around 1,970,000 m3/day, of which:
+ The water demand in urban areas will reach around 1,100,000 m3/day.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ The water demand of industries will reach around 320,000 m3/day.
- By 2025: The total water demand will reach around 2,650,000 m3/day, of which:
+ The water demand in urban areas will reach around 1,510,000 m3/day.
+ The water demand in concentrated rural areas will reach around 660,000 m3/day.
+ The water demand of industries will reach around 480,000 m3/day.
- By 2030: The total water demand will reach around 3,270,000 m3/day, of which:
+ The water demand in urban areas will reach around 1,890,000 m3/day.
+ The water demand in concentrated rural areas will reach around 750,000 m3/day.
+ The water demand of industries will reach around 630,000 m3/day.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- On the basis of terrain conditions, water sources, conditions of and orientations for regional space development, water demand and water supply development requirements according to each planning period, the Mekong delta region shall be divided into three water supply zones.
+ Zone I - Northern Tien River: Covering Long An and Tien Giang provinces and part of Dong Thap province.
+ Zone II - Between Tien River and Hau River: Covering Ben Tre, Vinh Long and Tra Vinh provinces and part of Dong Thap province.
+ Zone III - Southwestern Hau River: Covering Can Tho city and An Giang, Kien Giang, Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau provinces.
- Based on water source conditions, water supply zones shall be further divided into areas with advantaged, less advantaged and disadvantaged water sources as a basis for selection of appropriate water supply solutions.
+ Areas with advantaged water sources include Dong Thap and An Giang provinces; and part of Can Tho city.
+ Areas with less advantaged water sources include Long An and Tien Giang provinces; and part of Vinh Long and Can Tho city.
+ Areas with disadvantaged water sources include Ben Tre, Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau, Kien Giang and Tra Vinh provinces; and part of Vinh Long province.
dd/ Water sources:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Groundwater sources: To review and assess the exploitation and use of groundwater sources; to explore and assess the quality, reserves and exploitation capacity of water sources by province and specific area. To incrementally reduce the exploitation of medium- and large-sized groundwater sources in areas with advantaged surface water sources or with inter-provincial water supply systems; for scattered and small residential areas, to use groundwater sources to supply water for daily life activities until having access to other favorable water sources.
- Rainwater sources: To review and exploit local land areas for building reservoirs for rainwater storage and addition of water sources for existing water plants, preventing saltwater intrusion; in the long term, to build multi-purpose large reservoirs in combination with irrigation systems to supply water for daily-life and production activities.
e/ Water plant systems in the Mekong delta region:
In the context of climate change and saltwater intrusion, to adopt the solution of water supply for the Mekong delta region which combines inter-provincial water plants with provincial water plants in a manner suitable to water source conditions of each area.
- Inter-provincial water plants:
To build 5 inter-provincial water plants connected with inter-provincial pipeline networks to supply water for areas affected by saltwater intrusion or disadvantaged in water sources. The capacity and scope of water supply of inter-provincial water plants
shall be expanded based on water demand, climate change scenario and saltwater intrusion in each planning period, specifically:
No.
Water plant
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Water sources
Scope of water supply
By 2020
By 2025
By 2030
Zone I
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Tien River water plant 1, Cai Be district, Tien Giang province
100,000
300,000
Tien River
Tien Giang province and part of Vinh Long province
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Zone II
2
Tien River water plant 2, Vinh Long city, Vinh Long province
100,000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
300,000
Tien River
Vinh Long, Tra Vinh and Ben Tre provinces
Zone III
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
Hau River water plant 1, O Mon district, Can Tho city, and Hau River water plant, Hau River industrial park, Hau Giang province (*)
200,000
400,000
600,000
Hau River
Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau provinces and part of Can Tho city
4
Hau River water plant 2, Chau Thanh district, An Giang province
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
200,000
300,000
Hau River
Part of An Giang and Kien Giang provinces, and Can Tho city
5
Hau River water plant 3, Chau Doc city, An Giang province
50,000
100,000
150,000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Part of An Giang and Kien Giang provinces
(*) The capacity of each plant will be determined to conform with saltwater intrusion developments.
Provincial/municipal water plants:
+ For areas with advantaged water sources (with good reserves and quality and not being affected by saltwater intrusion): To continue using water from existing water plants; to expand or build water plants under local water supply development master plans and plans.
+ For areas with less advantaged water sources (with limited reserves and occasionally affected by saltwater intrusion): To renovate and upgrade existing water plants by building reservoirs and dams to store water during the saltwater intrusion season or build pump stations to transmit raw water; to meet increasing water supply development requirements in each planning period, to expand water pipeline networks and connect to and use water sources from inter-provincial water plants. For rural residential areas that are not yet connected to inter-provincial water plants and currently use groundwater sources, to control the quality and reserves of those groundwater sources to meet sustainability requirements.
+ For areas with disadvantaged water sources (salinized water sources): To expand water pipeline networks and connect to and use water sources from inter-provincial water plants; for small urban centers and rural residential areas not yet connected to inter-provincial water plants, to upgrade scattered existing water plants or build new ones using appropriate brackish and saltwater treatment technologies.
+ For island districts: To invest in constructing reservoirs and dams to create water sources for existing or new water plants; for residential areas, to apply appropriate brackish and saltwater treatment technologies.
- To store and use rainwater for public works, agencies and households to meet their daily life and other needs.
g/ Water treatment technologies:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- For inter-provincial large-capacity water plants, to use advanced and environment- friendly water treatment technologies adaptable to climate change; for small water plants, to apply traditional water treatment technologies which shall be incrementally renovated to match the management and operation capacity of water supply units.
- To study and apply brackish and saltwater treatment technologies to supply water for islands and residential areas with salinized water sources or not connected to inter-provincial water plants.
h/ Water pipeline networks:
Water pipeline networks in the Mekong delta region shall be expanded in conformity with the scope of water supply zones in each planning period:
+ The inter-provincial pipeline network will transmit clean water from inter-provincial water plants to localities, urban areas and residential areas. Inter-provincial pipelines with a diameter of DN600-DN1800 mm shall be constructed suitable to the size of water plants in each planning period and connected in a circular network by 2030, ensuring water supply security. At points connecting inter-provincial pipelines with distribution pipelines for urban areas and residential areas, to arrange clean water tanks to store and regulate water sources and secure water supply.
(See the list of inter-provincial clean water transmission pipeline routes in Appendix I to this Decision, not translated).
+ Distribution pipeline networks and water supply services in urban and residential areas of the provinces and city shall be built, upgraded or expanded meeting water supply development requirements; and connected with provincial water plants or inter-provincial clean water pipeline routes.
i/ Booster pump stations:
To arrange booster pump stations on inter-provincial pipeline routes with an average distance of 30-40 km apart, to ensure sufficient water flow to the points connected with water pipeline systems for urban and residential areas. The locations, sizes and capacity of booster pump stations shall be specified in the stage of investment project formulation.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
k/ Assurance of water supply security:
- To prioritize the use of locally made advanced, durable and energy-efficient supplies and equipment suitable to saltwater intrusion conditions for inter-provincial water supply systems; to increasingly apply information technology to control and operate water supply systems.
- To adopt and implement water supply security plans for inter-provincial and provincial water supply systems to ensure constant, stable and sufficient supply of quality water in accordance with regulations.
- To develop a model of organization, management and operation of water supply systems in the Mekong delta region to meet production and business requirements in water supply activities and concurrently provide public products and services.
l/ Water supply development orientations toward 2050:
- To develop and complete the clean water pipeline and distribution networks in the entire region and each locality, ensuring supply of clean water for 100% of inhabitants in urban and rural residential areas.
- To apply scientific and technological advances and advanced and environment- friendly water treatment technologies adaptable to climate change.
- To apply saltwater treatment technologies to supply water for areas frequently affected by saltwater intrusion and not yet connected to inter-provincial water supply systems.
- To apply information technology to realize automated management and operation of water supply systems.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Budget for master plan implementation:
The investment in inter-provincial water supply systems and expansion of water supply pipeline networks in the provinces and city in the Mekong delta region to 2030 is estimated to cost around VND 146 trillion, including:
- Around VND 57 trillion for the period to 2020.
- Around VND 33 trillion for the period to 2025.
- Around VND 56 trillion for the period to 2030.
b/ Funding sources:
- State budget funds.
- ODA and foreign loans.
- Investment credit loans.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Other lawful funding sources.
6. Prioritized investment projects
a/ Investment projects on inter-provincial water plants:
- Investment project on the cluster of Hau River inter-provincial water plant No. 1 and Hau River inter-provincial water plant with a total daily capacity of 400,000 m3 (by 2025), and 600,000 m3 (by 2030), covering the construction of Hau River water plant No. 1 and capacity expansion of Hau River water plant; and construction of inter-provincial transmission pipeline routes to supply water for Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau provinces and part of Can Tho city.
- Investment project on Hau River inter-provincial water plant No. 2, covering the construction of Hau River water plant No. 2 with a daily capacity of 200,000 m3 (by 2025), and 300,000 m3 (by 2030), and construction of inter-provincial transmission pipeline routes to supply water for An Giang and Kien Giang provinces and part of Can Tho city.
- Investment project on Tien River inter-provincial water plant No. 2, covering the construction of a water plant with a daily capacity of 200,000 rn (by 2025), and 300,000 m (by 2030), and construction of inter-provincial transmission pipeline routes to supply water for Vinh Long, Tra Vinh and Ben Tre provinces.
b/ Projects on upgrading, development and expansion of water supply pipeline networks:
Localities shall review and elaborate investment projects to upgrade and expand water supply pipeline networks in urban and residential areas to receive water from inter-provincial water supply systems.
7. Strategic environmental assessment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Exploitation of water sources, prioritizing drinking, daily life and industrial production needs, will reduce water volume for agricultural production and aquaculture and affect river water flow.
- Construction of water plants and transmission pipeline routes may cause traffic congestion, noise and environmental pollution in adjacent areas and along water transmission pipeline routes.
- In the course of management and operation of water plants, waste may arise from the water treatment process, thus causing environmental pollution. The development of water supply for daily-life and production activities will concurrently increase the volume of wastewater from these activities, a source of environmental pollution.
b/ Environmental impact mitigation solutions:
- Exploitation and use of water sources:
+ To study and assess negative impacts on the water flow and hydro-meteorological regime, to develop a process to control and monitor the quality and reserves of water sources and make plans for response to climate change and saltwater intrusion.
+ To closely control polluting sources in the river basins such as wastewater and waste from urban centers, industrial parks and agricultural production.
+ To study, assess and closely control the lowering of groundwater level, groundwater quality and the level of ground subsidence relating to the exploitation of groundwater in localities.
- Control over construction activities:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ To control activities in the construction phase: To develop proper construction methods and solutions to minimize environmental impacts; measures to treat soil, water, air and noise pollution, and measures to prevent and control incidents during construction.
+ To control activities in the management and operation phase: To build water supply units’ capacity to manage and operate water plants, to ensure industrial environment and health and sanitation of the adjacent areas of water plants; to study the recovery and re-use of water used in the treatment process and to treat mud deposits up to technical regulations on environment; to develop and implement plans on secure water supply.
+ Other support measures.
c/ Control over the quality and reserves of water sources in climate change conditions and socio-economic development:
- To put in place systems to monitor, supervise and early warn the quality and flow of water sources from Tien and Hau rivers.
- To increasingly manage and thoroughly treat waste and wastewater from daily-life and production activities in the basins of Tien and Hau rivers.
- To increase coordination and water source information sharing among ministries, sectors and localities and promptly adopt solutions to tackle incidents.
Article 2. Organization of implementation
1. The Ministry of Construction shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Guide the local administrations in reviewing and adjusting water supply master plans and other relevant master plans in their provinces in conformity with the master plan on water supply in the Mekong delta region through 2030, with a vision toward 2050.
- Study and develop a model of management and operation of inter-provincial water supply systems suitable to the socio-economic conditions and water supply development of the Mekong delta region; promulgate regulations on management and operation of inter- provincial water supply systems according to its competence.
- Coordinate with the People’s Committees of the provinces and city in the region in reviewing investment projects on water plants, water supply pipeline network development and water source improvement; decide on flexible solutions for investment in water supply projects in line with the roadmap for investment in inter-provincial water plants, response to climate change and saltwater intrusion and timely supply of water for drinking and daily life needs of inhabitants in the Mekong delta region.
- Review and assess technologies for treating saltwater and brackish water and re- using rainwater; study and propose water treatment technology models suitable to climate change and saltwater intrusion conditions.
2. Other related ministries and sectors:
On the basis of their functions and tasks assigned by the Government, ministries and sectors shall coordinate with the Ministry of Construction and provincial-level People’s Committees in the Mekong delta region in implementing the master plan on water supply in the Mekong delta region through 2030, with a vision toward 2050; performing the following key tasks:
- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for studying, developing and proposing the Prime Minister to promulgate support mechanisms for investment in inter-provincial water supply systems in the Mekong delta region.
- The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for reviewing and assessing the use of groundwater sources in the Mekong delta region; assessing the quality, reserves and exploitation capacity of groundwater by province and area; managing sources of waste discharged into the Hau and Tien river basins; and developing a regulation on management, exploitation and use of groundwater in the Mekong delta region.
- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall review and invest in the construction of irrigation works and multi-purpose reservoirs, prioritizing creation of water sources to meet daily life needs of inhabitants in the Mekong delta region.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Review and adjust water supply master plans and other relevant master plans in their localities in conformity with the master plan on water supply in the Mekong delta region through 2030, with a vision toward 2050, approved by the Prime Minister, adding solutions to store water in combination with building anti-salinity sluices to create water sources for water plants as suitable to specific conditions of each locality.
- Organize the implementation of the master plan on water supply in the Mekong delta region through 2030, with a vision toward 2050; participate in the construction of inter-provincial water supply systems; invest in building pipeline networks for receiving and distributing clean water from inter-provincial water plants; implement water supply service agreements signed with inter-provincial water supply units; direct water supply investment and development activities in their provinces or cities in conformity with the approved master plan.
- Mobilize organizations and individuals to participate in the construction, management and operation of local water supply systems; direct the elaboration and organize the implementation of plans on secure water supply, particularly in the context of climate change and saltwater intrusion.
- Disseminate information and raise public awareness about the protection of water sources and water supply systems and efficient use of water.
Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.
The Minister of Construction, related ministries, chairpersons of the provincial- level People’s Committees in the Mekong delta region and heads of related agencies shall implement this Decision.-
FOR THE
PRIME MINISTER DEPUTY
PRIME MINISTER
Trinh Dinh Dung
...
...
...
;Quyết định 2140/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2140/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 08/11/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2140/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video