Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2130/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 04 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ PHỐ RÀNG, HUYỆN BẢO YÊN (GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030).

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hiện hành;

Căn cứ Đề án số 04-ĐA/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lào Cai đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2285/QĐ-UBND ngày 24/7/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 04/01/2006 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 thị trấn PhRàng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 03/6/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Phố Ràng, huyện Bảo Yên (giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030);

Căn cứ Kết luận số 66-KL/TU ngày 04/3/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về quy hoạch mở rộng Trung tâm hành chính thị trn Phố Ràng và xây dng trụ sở hành chính mới huyện Bảo Yên;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 314/TTr-SXD ngày 29/06/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:  

1. Phạm vi, ranh giới, quy mô quy hoạch.

a) Phạm vi lập quy hoạch:

Thuộc toàn bộ thị trấn Phố Ràng và một phần xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên.

b) Ranh giới được xác định như sau:

- Phía Đông Bắc giáp địa giới hành chính xã Xuân Thượng;

- Phía Đông Nam giáp địa giới hành chính xã Long Phúc, xã Lương Sơn;

- Phía Tây Bắc giáp lâm trường Bảo Yên;

- Phía Tây Nam giáp địa giới hành chính xã Yên Sơn.

c) Quy mô quy hoạch:

Tng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng là S = 1.439 ha (trong đó: 1.361 ha thuộc thị trấn Phố Ràng, 78 ha thuộc Bản Chom xã Yên Sơn).

2. Tính chất đô th.

- Là trung tâm hành chính, chính trị kinh tế văn hóa, xã hội của huyện Bảo Yên với định hướng cấp đô thị loại IV.

- Là trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp chế biến nông lâm sản, du lịch tâm linh, cảnh quan sinh thái.

- Các hệ thống dân cư đô thị gồm khu dân cư đã có chỉnh trang và khu dân cư xây dựng mới với các chức năng phụ trợ đi kèm.

3. Quy mô quy hoạch.

a) Dân số:

- Hiện trạng năm 2015: khoảng 11.000 người.

- Đến năm 2020: khoảng 15.000 người.

- Đến năm 2030: khoảng 25.000 người.

b) Đất đai:

Giai đoạn đến năm 2030: đất dân dụng đô thị khoảng 338 ha, đạt chỉ tiêu 95 m2/người:

- Đất khu dân cư: Quy mô khoảng 238 ha, trong đó: khu dân cư hiện hữu cải tạo chỉnh trang: 60,8 ha, bổ sung quỹ đất xây dựng mới các khu dân cư ở mới: 177,2 ha.

- Đất công trình dịch vụ đô thị: Quy mô khoảng 25 ha, chủ yếu là diện tích đt của các công trình hạ tầng xã hội cũ được nâng cấp, bổ sung xây dựng mới.

- Đất cây xanh, TDTT: Quy mô khoảng 25 ha, xây dựng công viên tập trung tại khu vực trung tâm hành chính mới của huyện và hệ thống các vườn hoa tại các khu vực ở.

- Đất giao thông đô thị: Quy mô 50 ha, là hệ thống các đường hiện trạng trong khu ở dân cư hiện hữu và xây dựng hệ thống đường trong các khu ở mới.

4. Định hướng phát triển không gian.

a) Hướng phát triển không gian và cấu trúc đô thị:

Không gian đô thị Phố Ràng được tổ chức thành một phân khu trung tâm với chức năng là lõi đô thị và các khu phát triển kinh tế TTCN, khu phát triển kinh tế dịch vụ sinh thái và nông nghiệp, khu phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Khu vực trung tâm đô thị được bố trí đa chức năng, tổ chức không gian đô thị theo tầng bậc và bố trí công trình theo dải địa hình; các chức năng công cộng được hình thành dọc theo tuyến QL 279 và tuyến đường chính 4 làn xe xuyên suốt đô thị. Chức năng của các không gian được sử dụng đa mục đích, các chức năng công cộng đô thị cho phép kết hợp trong cùng một không gian, tránh hiện tượng sử dụng đất dàn trải.

Các khu vực phát triển kinh tế TTCN, dịch vụ sinh thái, nông nghiệp và lâm nghiệp. Tổ chức không gian chính là các không gian sản xuất kết hợp khu ở mật độ thấp xen lẫn các không gian công cộng khu vực.

b) Phân khu chức năng:

Định hướng phân vùng và phân khu được xác định trên căn cứ địa hình, cảnh quan, tính chất sử dụng đất chính và khả năng đầu tư sớm. Hình thành vùng trung tâm cho các chức năng hành chính huyện kết hợp hành chính thị xã. Khu vực dân cư hiện có trong trung tâm được sắp xếp, mở rộng. Tiếp tục đô thị hóa với mật độ xây dựng thấp cho các khu vực kết hợp sản xuất TTCN, lâm nghiệp và nông nghiệp. Đô thị Phố Ràng được chia thành 4 phân khu như sau:

- Phân khu 1: Khu trung tâm đô thị.

+ Quy mô phát triển: 16.000 người (2030), diện tích 400,0 ha.

+ Là trung tâm hành chính, chính trị, cảnh quan và dịch vụ đô thị. Tại đây b trí các công trình hành chính, cơ quan (Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, công an, đài phát thanh..), công trình công cộng (bệnh viện, phòng khám đa khoa, bưu điện, trường học các cp, văn hóa..), công trình dịch vụ thương mại (ngân hàng, trung tâm tài chính, dịch vụ du lịch, chợ..) và dân cư đô thị cùng hệ thống công cộng khu vực.

- Phân khu 2: Khu phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp.

+ Quy mô phát triển: dân số 4.000 người (2030), diện tích đất 452,0 ha.

+ Là khu vực cho phép xây dựng khu TTCN tập trung, khu trồng lúa - hoa mầu giữ lại canh tác, khu vực rừng sản xuất - cảnh quan và khu ở được phát triển trên cơ sở đim dân cư hiện trạng mở rộng sang các quỹ đất khai thác lân cận. Bố trí các công trình nhà ở kết hợp dịch vụ; các công trình công cộng khu vực đảm bảo bán kính phục vụ.

- Phân khu 3: Khu phát triển kinh tế dịch vụ sinh thái và nông nghiệp.

+ Quy mô dân số 2.000 người (2030), diện tích đất 162,0 ha.

+ Là khu vực cho phép phát triển các dịch vụ sinh thái và sản xuất nông nghiệp tập trung, khu trồng lúa - hoa mầu giữ lại canh tác và tiếp tục phát triển mở rộng nâng cao năng xuất - chất lượng, khu vực rừng sản xuất - cảnh quan và khu ở được phát triển trên cơ sở điểm dân cư hiện trạng mở rộng sang các quỹ đất khai thác lân cận. B trí các công trình nhà ở kết hợp dịch vụ; các công trình công cộng khu vực đảm bảo bán kính phục vụ.

- Phân khu 4: Khu sản xuất phát triển kinh tế lâm nghiệp.

+ Quy mô dân số 3.000 người (2030), diện tích đất 367,0 ha.

+ Là khu vực cho phép sản xuất lâm nghiệp tập trung, khu rừng sản xuất giữ lại, tiếp tục phát triển mở rộng quy mô nâng cao năng xuất - chất lượng và khu ở được phát triển trên cơ sở điểm dân cư hiện trạng mở rộng sang các quỹ đất khai thác lân cận. Bố trí các công trình nhà ở kết hợp dịch vụ; các công trình công cộng khu vực đảm bảo bán kính phục vụ.

5. Định hướng quy hoạch sử dụng đất.

Diện tích đất lập quy hoạch 1.439 ha, tổng hợp theo giai đoạn:

STT

Loại đất

QH đến 2020

QH đến 2030

D.tích (ha)

Tỷ l(%)

D.tích (ha)

Tỷ l(%)

I.

Đất trung tâm hành chính, cơ quan

14,8

1,03

16,4

1,14

1.

Đất trung tâm hành chính

10,8

0,75

10,8

0,75

2.

Đất các cơ quan chuyên ngành huyện

4,0

0,28

5,6

0,39

II.

Đất trung tâm công cộng

13,4

0,93

44,0

3,06

1.

Đất khu trung tâm văn hóa

3,3

0,23

17,6

1,22

2.

Đất trung tâm dịch vụ thương mại

6,9

0,48

15,8

1,10

3.

Đất tượng đài

0,8

0,06

0,8

0,06

4.

Đất quảng trường

1,3

0,09

1,3

0,09

5.

Đất thể dục thể thao

1,1

0,08

8,5

0,59

III.

Đất khu trung tâm giáo dục

12,1

0,84

15,1

1,05

IV.

Đất Y tế

1,3

0,09

7,3

0,51

1.

Đất bệnh viện Bảo Yên

 

0,00

6,0

0,42

2.

Đất trung tâm Y tế

1,3

0,09

1,3

0,09

V.

Đất hỗn hợp

1,7

0,12

9,9

0,69

VI.

Đất khu

156,7

10,89

350,3

24,34

1.

Đất ở đô thị mật độ cao

61,5

4,27

71,4

4,96

2.

Đất ở đô thị mật độ thấp

10,5

0,73

80,3

5,58

3.

Đất ở làng xóm kết hợp sản xuất NLN

84,7

5,89

198,6

13,80

VII.

Đất khu di tích, tôn giáo

8,5

0,59

8,5

0,59

1.

Đất khu di tích

7,0

0,48

7,0

0,48

2.

Đất khu tôn giáo

1,5

0,10

1,5

0,10

VIII.

Đất Quốc phòng

66,4

4,61

66,4

4,61

IX.

Đất tiểu thủ công nghiệp

17,9

1,24

44,9

3,12

X.

Đất nông nghiệp, hoa màu

46,9

3,26

46,9

3,26

1.

Đất nông nghiệp trồng lúa

18,6

1,29

18,6

1,29

2.

Đất hoa màu

28,3

1,97

28,3

1,97

XI.

Đất rừng, cây lâm nghiệp

455,5

31,65

455,5

31,65

XII.

Mặt nước

92,1

6,40

94,6

6,57

XIII.

Đất cây xanh

73,3

5,09

96,4

6,70

1.

Đất công viên cây xanh

9,7

0,67

17,2

1,20

2.

Đất cây xanh cảnh quan

63,6

4,42

79,2

5,50

XIV.

Đất hạ tầng kỹ thuật

33,9

2,36

40,2

2,80

1.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

24,1

1,68

24,1

1,68

2.

Đất bến xe

3,7

0,26

3,7

0,26

3.

Đất nhà máy nước

2,0

0,14

7,3

0,51

4.

Đất trạm điện

2,0

0,14

2,0

0,14

5.

Đất xử lý nước thải

2,1

0,15

3,1

0,22

XV.

Tổng diện tích quy hoạch

1.439,0

6. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

a) Chuẩn bị kỹ thuật:

- Định hướng san nền: Lựa chọn cao độ xây dựng khống chế tối thiểu, căn cứ vào dạng địa hình, mực nước các suối trong khu vực nghiên cu, cao độ nền xây dựng hiện trạng trong khu vực và điều tra thực tế chọn cao độ xây dựng khống chế như sau:

+ Đối với các khu vực đã xây dựng và các dự án đã được duyệt trong ranh giới nghiên cứu: vẫn tôn trọng và giữ nguyên hiện trạng và đã được duyệt nếu đảm bảo theo cốt khống chế cho từng khu vực như: >+80.0m cho khu vực sông Chảy, >+80.5m cho khu vực hồ Bảo Yên.

+ Đối với khu dự kiến xây mới: Trên nền địa hình đồi núi có độ dốc < 25%, sẽ xây dựng theo thềm địa hình để đảm bảo công tác nền ít tốn kém nhất. Giữa các thềm xây dựng sẽ xây dựng tường chắn hoặc taluy để đảm bảo nền ổn định không bị sạt lở.

Khi khai thác ven suối cần cách bờ suối tối thiểu 30m và lựa chọn cao độ khống chế tối thiểu bằng (mức nước suối max +0,5m). Đối với các công trình dự kiến xây dựng cao độ nến khống chế tối thiểu = MN (max) + (0,7m-1,0m).

- Định hướng thoát nước:

+ Hướng thoát nước chính của toàn khu vực nghiên cứu ra sông Chảy. Mạng lưới cống thoát nước mưa hoạt động theo nguyên lý tự chảy là chính.

+ Lưu vực thoát nước trực tiếp ra các suối, khe và hồ trên từng lưu vực thoát nước nhỏ rồi thoát nước ra sông Chảy.

+ Lựa chọn hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước riêng. Các tuyến cống thoát nước mưa được thiết kế đảm bảo thu hết, thu nhanh không chảy vòng vo và gây úng ngập.

+ Hệ thống cống thu gom: thiết kế xây dựng hệ thống cống thoát nước thu gom toàn bộ nước mặt chạy dọc theo các trục đường giao thông đảm bảo nhu cầu thu gom nước mặt cho khu vực. Sử dụng hệ thống cống hộp có nắp đan, hệ thống cống tròn, hệ thống hố ga,... thu gom trước khi xả ra các lưu vực thoát nước bằng hệ thống các ca xả chính. Mương xây hở đón nước các triền núi và lái dòng chảy không cho chảy tràn vào khu nghiên cứu để tránh gây sạt lở. Những tuyến mương cắt ngang địa hình có độ dốc lớn cần xây bậc tiêu năng.

+ Cải tạo và xây dựng lại các đập khu vực đầu nguồn các suối có lưu vực lớn, hồ điều hòa. Thiết kế kè các hồ, các đoạn suối, ngòi chảy qua khu quy hoạch để tránh sạt lở, lấn chiếm và tạo cảnh quan cho đô thị.

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác:

+ Cải tạo và xây dựng lại các đập, hồ điều hòa khu vực đầu nguồn các suối có lưu vực lớn.

+ Thiết kế kè các hồ, các đoạn suối, ngòi chảy qua khu quy hoạch để tránh sạt lở, lấn chiếm và tạo cảnh quan.

+ Thiết kế kè sông Chảy ở những đoạn được cảnh báo xung yếu.

b) Quy hoạch giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

+ Mạng lưới:

Quốc lộ 70 ni từ khu quy hoạch đi thành phố Lào Cai và vùng Thủ đô. Cấp đường hiện tại là đường cấp IV miền núi, đoạn đi qua khu quy hoạch sẽ được cải tạo nâng cấp thành đường nội thị. Định hướng thiết kế mới tuyến Quốc lộ 70 chạy dọc đô thị PhRàng về phía Tây Nam và kết hợp trục giao thông chính đô thị kết ni các khu chức năng trong đô thị Phố Ràng với bề rộng nền đường rộng 32.0m, bề rộng mặt đường 16.0m.

Quốc lộ 279 nối từ khu quy hoạch đi vùng Tây Bắc, nút giao đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC16) và vùng Đông Bc. Cấp đường hiện tại là đường cấp V min núi, đoạn đi qua khu quy hoạch sẽ được cải tạo nâng cấp thành đường nội thị. Định hướng chuyển hướng tuyến Quốc lộ 279 lên phía Bắc đô thị trùng với tuyến Quốc lộ 70 cũ với bề rộng nền đường rộng 20.5m, bề rộng mặt đưng 10.5m.

+ Công trình giao thông đối ngoại:

Do đô thị có quy mô nhỏ và đến năm 2030 mới nâng cấp lên đô thị loại IV nên giai đoạn đầu hướng luồng giao thông đối ngoại đi xuyên qua đô thị, sử dụng chung giữa 2 chức năng: đi ngoại và đô thị. Vì vậy các công trình giao thông đối ngoại như bến xe, trạm dịch vụ... được bố trí tại trung tâm đô thị kết hợp với các dịch vụ của đô thị để tạo động lực phát triển cho đô thị.

Bến xe: được xây dựng nằm phía Đông đô thị giao lộ quan trọng của 02 trục giao thông đối ngoại Quốc lộ 70 và Quốc lộ 279, với quy mô khoảng 3,7ha, đạt tiêu chuẩn bến xe loại III.

- Giao thông khu vực: Tổ chức mạng lưới đường giao thông đi nội kết nối với các tuyến Quốc lộ và các tuyến đường giao thông hiện có, phục vụ các khu chức năng trong khu quy hoạch.

+ Mạng lưới đường giao thông khu vực được tổ chức theo dạng xương cá bám dọc các trục đường chính và đường ven sông Chảy.

+ Các tuyến đường liên khu vực, trục chính khu vực kết nối dọc, ngang liên khu chức năng, nội bộ khu chức năng với bề rộng nền đường từ 16.5 - 20.5m, bề rộng mặt đường từ 7.5 - 10.5m.

- Công trình giao thông đô thị:

+ Định hướng xây dựng thêm mới cầu sông Chảy kết nối các khu chức năng trong đô thị.

+ Điểm đỗ xe: bố trí gần các trung tâm công cộng, dịch vụ, thể dục thể thao. Quy mô các điểm đỗ được xác định cụ thể trong các bước quy hoạch tiếp sau, phụ thuộc vào quy mô công trình.

c) Quy hoạch cấp nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước: Nước sinh hoạt đợt đầu: 100l/ng,ngđ, dài hạn 120l/ng.ngđ. Nước công cộng 10% Qsh. Nước dự phòng rò r 20%.

- Nhu cầu dùng nước đến năm 2030: 5.000 m3/ngđ.

- Nguồn nước: Hiện tại thị trấn Phố Ràng đã được sử dụng nước sạch với nguồn nước mặt lấy từ sông Chảy. Qua quá trình khảo sát nguồn nước từ sông Chảy có chất lượng và lưu lượng đảm bo mở rộng và nâng công suất nhà máy.

- Vị trí và công suất trạm xử lý:

+ Vị trí xây dựng trạm xử lý nước cấp được đặt tại vị trí hiện trạng khu vực cạnh sông Chảy.

+ Công suất trạm xử lý giai đoạn đến năm 2030 là: 5.000 m3/ngđ. Trong đó công suất trạm xử lý hiện trạng là 1.200 m3/ngđ và mở rộng năng công suất trm xử lý thêm 3.800 m3/ngđ.

+ Công nghệ xử lý nước: TB I Bể trộn, phản ứng, lắng đứng Bể lọc nhanh Bchứa

- Phương án cấp nước:

+ Mạng lưới đường ống cấp nước:

Mạng lưới đường ống cấp nước thiết kế theo mạng vòng kết hợp mạng nhánh có đường kính ng D80mm - D300mm đảm bảo hiệu quả cấp nước liên tục và đy đủ. Trên cơ sở khảo sát hiện trạng thực tế mạng lưới cấp nước khu vc thtrấn Phố Ràng vẫn còn tốt đảm bảo sử dụng trong thời gian dài. Xây dựng mới tuyến đường ống cấp nước chính được thiết kế theo nguyên tắc mạch vòng, được tính toán thủy lực đảm bảo lượng nước chuyn và áp lực trong giờ dùng nước lớn nhất khi có cháy.

+ Áp lực nước: Dùng bơm biến tần để điều tiết nước theo nhu cầu sử dụng. Áp lực nước tại các nút chính đối với mạng hiện trạng là 8m, đối với mạng xây dựng mới là 15m để đảm bảo cấp nước cho nhà hai tầng, các khu vực cao tầng hơn đặt trạm bơm tăng áp cục bộ.

+ Yêu cầu kỹ thuật đối với các tuyến cấp nước.

Các tuyến cấp nước được bố trí đi dưới vỉa hè. Sử dụng ống gang, ống HDPE, kết hợp với ống TTK hiện trạng. Độ sâu chôn ống tính từ mặt đất tới đỉnh ống phụ thuộc vào đường kính ống. Đường kính ống D300mm độ sâu chôn ống 1.2m, ống D100mm độ sâu chôn ống 0.8m, các loại ống khác có đường kính nhỏ hơn độ sâu chôn ống 0.6m

- Mạng lưới cấp nước chữa cháy sử dụng áp lực thấp với áp lực tự do >=10m. Chọn số đám cháy xảy ra cùng một lúc là 2 đám, với lưu lượng mỗi đám cháy là 20 l/s, thời gian dập tắt các đám cháy là 3 giờ.

- Biện pháp bảo vệ nguồn nước: Trong bán kính khu vực bảo vệ ≥100 m tính từ vị trí lấy nước xuống hạ lưu và 500m lưu vực trên thượng nguồn: không được xây dựng, sản xuất, nuôi trồng, tắm giặt, đào hố rác, xả thải...; ngoài bán kính 100 m tính từ vị trí lấy xuống hạ lưu, có thể được xây dựng, trồng cy; cần có các biện pháp kỹ thuật đảm bảo hệ thống thoát nước thải được dẫn ra hệ thống cống bên ngoài, không dẫn về phía sông Chảy đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối nguồn nước, cấm các tác động có thể làm bẩn, ô nhiễm nguồn nước.

d) Quy hoạch cấp điện:

- Chỉ tiêu cấp điện: Sinh hoạt: 200W/người (2020) - 330W/người (2030). Công cộng dịch vụ, TTCN: 80-100kw/ha.

- Nhu cầu: 25,6 MVA (2030).

- Nguồn điện: Theo định hướng cấp điện khu vực trung tâm huyện Bảo Yên sẽ xây dựng 01 trạm biến áp 110kVA cấp điện cho đô thị ở hai cấp điện áp: điện áp 22kV cấp điện cho khu vực trung tâm mật độ dân cư lớn; điện áp 35kV cấp điện cho khu vực nông thôn mật độ thấp và khu tiểu thủ công nghiệp.

- Trạm biến áp: Theo bảng tính toán nhu cầu sử dụng điện thị trấn Phố Ràng là 21.810KW (tương đương 25.659KVA) dự kiến:

+ Ci tạo, nâng công suất 14 trạm biến áp phân phối hiện trạng và xây dựng mới 12 phục vụ các khu dân cư, công cộng, dịch vụ... quy hoạch mới. Các trạm biến áp cải tạo hoặc xây mới trong khu vực trung tâm đều sdụng loại máy biến áp có 2 cấp điện áp đầu vào 10kV(hoặc 35kV) và 22kV.

+ Xây dựng mới 08 trạm biến áp phục vụ cấp điện các khu tiểu thủ công nghiệp (với tổng công suất 5.040KVA).

+ Các trạm biến áp phân phối 35/0,4kV cải tạo và xây dựng mới trong khu vực mật độ cao đều sử dụng loại trạm Kiosk hợp bộ gồm 3 ngăn riêng biệt (ngăn trung thế, ngăn máy biến áp và ngăn hạ thế) hoặc các trạm xây kín.

- Lưới điện:

+ Lưới điện cao thế: Giữ lại các tuyến đường dây 220kV và 110kV, đảm bảo hành lang an toàn lưới điện tới chân các công trình xây dựng.

+ Lưới trung áp:

Di chuyển các tuyến đường dây 10kV và 35kV qua khu vực thị trấn ảnh hưởng tới quy hoạch, tạo quỹ đất phát triển.

Xây dựng tuyến đường dây trục 22kV và 35kV và các nhánh rẽ cấp điện từ trạm biến áp 110kV tới các trạm biến áp phân phối trung/hạ thế.

+ Lưới hạ áp 0,4kV:

Xây dựng các tuyến đường dây hạ thế 0,4kV trong nội bộ các khu tiểu thủ công nghiệp phục vụ điện sản xuất và sinh hoạt. Các khu tiểu thủ công nghiệp đầu tư theo nhu cầu sử dụng đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn lưới điện hạ áp và có phương án bù hệ số cos(phi) > 0,85.

Lưới điện hạ thế 0,4kV phục vụ các khu dân cư, công cộng, dịch vụ... được xây dựng dọc các tuyến đường giao thông khu vực, sử dụng cáp vặn xoắn trên cột BTLT.

Tháo dỡ các tuyến đường dây sử dụng cáp nhôm trần và các tuyến đường dây tạm, đảm bảo tiêu chuẩn cấp điện đô thị.

Kết cấu lưới 0,4KV theo mạng hình tia, bán kính phục vụ đảm bảo < 400m cho khu vực mật độ cao và <1000m cho các khu vực mật độ thấp.

- Lưới điện chiếu sáng:

+ Các tuyến đường có mặt cắt ngang lòng đường từ 10,5m trở lên chiếu sáng hai bên đường hoặc giữa dải phân cách, dùng đèn Natri cao áp 150W- 250W. Các đường có mặt cắt lòng đường nhỏ hơn 10,5m bố trí chiếu sáng một bên hè, dùng đèn Natri 250W hoặc 150W.

+ Khu vực các tuyến đường có hệ thống điện hạ thế sử dụng chiếu sáng kết hợp với các cột điện, khu vực các tuyến đường không có hệ thống điện hạ thế sử dụng hệ thống cáp ngầm chiếu sáng trên các cột thép.

e) Thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang.

- Thoát nước thải:

+ Tiêu chuẩn: thường trú 100 l/ng.ngđ; Nước thải công cộng lấy bằng 15% nước thải sinh hoạt; Nước thải công nghiệp lấy bằng 80% nước cấp = 20m3/ha.

+ Lượng nước thải giai đoạn 2030 cần thu gom và xử lý là: Qsh= 2.300 m3/ngđ; Qcn= 900 m3/ngđ.

+ Quy hoạch thoát nước thải: Lựa chọn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng đối với khu vực trung tâm và dân cư mật độ cao, còn khu dân cư mật độ thấp thì nước thải sinh hoạt ở các hộ gia đình và công trình công cộng sẽ được xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại đúng tiêu chuẩn trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước chung. Quy hoạch cống thoát nước tự chảy và các tuyến qua cầu sử dụng bơm thu gom nước thải về tuyến cống chính D500-D400-D300 dọc các tuyến đường, nước thải sinh hoạt được đưa về trạm xử lý nước thải sinh hoạt của đô thị. Tổng công suất của nhà máy xử lý nước thải là Q = 2300 m3/ngày đêm. Vị trí nhà máy xử lý nước thải được đặt ở gần khu tiểu thủ công nghiệp 1.

Nước thải của các khu công nghiệp đều phải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh (xử lý đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 24-2009) trước khi đưa về trạm xử lý nước thải của các khu công nghiệp. Quy hoạch cống thoát nước tự chảy thu gom về tuyến cống chính D400-D300 dọc theo tuyến đường và dọc theo ven kè sông, nước thải sản xuất được đưa về trạm xử lý nước thải công nghiệp. Xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải công nghiệp công suất Q = 900 m3/ngđ. Vị trí nhà máy nước thải sản xuất được đặt gần khu vực cây xanh số 11.

- Quản lý CTR:

+ Tiêu chuẩn 0,8 - 1 kg/ng.ngđ; Chất thải rắn công cộng lấy bằng 15% chất thải rắn sinh hoạt; Chất thải rắn công nghiệp 0,3 tấn /ha.

+ Lượng thải: Rsh = 22 tấn/ngày; Rcn = 13,5 tấn/ngày.

+ Quy hoạch thu gom CTR:

Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại thành chất thải rắn vô cơ và hữu cơ, sau đó thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài ranh giới quy hoạch.

Chất thải rắn của các khu công nghiệp sẽ được phân loại, thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài ranh giới quy hoạch và xử lý riêng.

Chất thải rắn nguy hại sẽ được thu gom và xử lý riêng tại các công trình.

f) Đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC):

Thực hiện theo quy định hiện hành.

7. Các dự án ưu tiên đầu tư đợt đầu.

Các dự án ưu tiên đầu tư trong ranh giới đô thị là các dự án quan trọng, có khả năng lan tỏa và thúc đẩy phát triển. Các dự án này cần ưu tiên để triển khai thực hiện quy hoạch sau khi quy hoạch chung phê duyệt:

- Lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng như khu trung tâm hành chính mới, khu TTCN... Các quy hoạch này sẽ là cơ sở cho quản lý đầu tư xây dựng, kiểm soát phát triển và là các công cụ quảng bá hình ảnh và khuyến khích đầu tư cho các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong xã hội.

- Đầu tư hoàn thiện các công trình hành chính, công sở cấp đô thị loại IV để hình thành thị xã.

- Xây dựng tuyến trục chính đô thị để kết nối các khu chức năng quan trọng, cung cấp cơ sở hạ tầng và tạo cấu trúc phát triển cơ bản. Tuyến trục chính này còn đảm bảo một lượng đu tư ban đầu tuy chưa nhiều nhưng rất quan trọng, thu hút các loại hình dịch vụ đi theo phát triển.

(Có hồ sơ bản vẽ quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, UBND tỉnh giao nhiệm vụ các cơ quan đơn vị thực hiện một số nội dung sau:

1. Giao UBND huyện Bảo Yên:

- UBND huyện Bảo Yên chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan công bố công khai quy hoạch cho nhân dân, các đơn vị kinh tế, xã hội liên quan trên địa bàn nội dung quy hoạch và cùng nghiêm chỉnh thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt. Tchức cắm mốc giới theo quy hoạch ngoài thực địa, giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý mốc giới theo quy định.

- UBND huyện Bo Yên chủ trì tổ chức xây dựng phương án, thống kê, đền bù, bố trí sắp xếp tái định cư và giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch trên địa bàn quản lý đtriển khai thực hiện đu tư xây dựng đô thị PhRàng theo quy định hiện hành.

2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức lập các đồ án quy hoạch chi tiết theo quy hoạch chung được phê duyệt đảm bảo đúng quy định hiện hành.

3. Giao SKế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức rà soát các dự án trong ranh giới quy hoạch, đề xuất các biện pháp xử lý, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

4. Giao STài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức rà soát các quỹ đất, triển khai các thủ tục liên quan đến thu hồi, giao đất trong ranh giới quy hoạch trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở: KHĐT, TC, TNMT; XD; CT; GTVT, VHTT&DL, NV;
- UBND huyện Bảo Yên (5 bản);
- Lãnh đạo VP;
- Cổng TTĐT tnh;
- Lưu: VT,TH, VX, TNMT, QLĐT

CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

Số hiệu: 2130/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
Người ký: Đặng Xuân Phong
Ngày ban hành: 04/07/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…