THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1769/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG SẮT THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 82/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 6810/TTr-BGTVT ngày 13 tháng 7 năm 2021, Tờ trình số 10618/TTr-BGTVT ngày 10 tháng 10 năm 2021 và Báo cáo thẩm định số 69/BC-HĐTĐQH ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
- Đường sắt là chuyên ngành đặc thù có vai trò quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn; phát huy thế mạnh vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài. Tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn.
- Từng bước đa dạng hóa nguồn lực trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, vận tải đường sắt; tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng các tuyến đường sắt; tiếp cận huy động nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện, kinh doanh đường sắt.
- Xây dựng nền tảng để phát triển công nghiệp đường sắt theo hướng hiện đại, đồng bộ với các ngành công nghiệp khác; từng bước tự chủ trong bảo trì, sản xuất một số loại vật tư, trang thiết bị cho lĩnh vực đường sắt; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước chủ động, tích cực liên doanh, chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp đường sắt. Bảo đảm phát triển đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng với công nghiệp đường sắt, trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực trong nước.
- Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu đến năm 2030
Cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, với một số mục tiêu cụ thể:
- Về vận tải: Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,40% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%). Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55% (trong đó đường sắt quốc gia 8,54 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 2,22%).
- Về kết cấu hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
b) Tầm nhìn đến năm 2050
Hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
II. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG SẮT
1. Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030
a) Các tuyến đường sắt hiện có gồm 07 tuyến, tổng chiều dài khoảng 2.440 km:
- Tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn: đường đơn, khổ 1.000 mm, chiều dài 1.726 km.
- Tuyến Hà Nội - Lào Cai từ ga Yên Viên đến ga Lào Cai: đường đơn, khổ 1.000 mm, chiều dài 296 km. Xây dựng đoạn đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, dài khoảng 4,8 km.
- Tuyến Hà Nội - Hải Phòng từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng: đường đơn, khổ 1.000 mm, chiều dài 102 km.
- Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên từ ga Đông Anh đến ga Quán Triều: đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 55 km.
- Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng: đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 167 km.
- Tuyến Kép - Chí Linh từ ga Kép đến ga Chí Linh: đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài 38 km.
- Tuyến Kép - Lưu Xá từ ga Kép đến ga Lưu Xá: đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài 56 km.
- Tiếp tục duy trì và khai thác có hiệu quả các tuyến nhánh hiện có: Bắc Hồng - Văn Điển, Phố Lu - Xuân Giao, Mai Pha - Na Dương, Diêu Trì - Quy Nhơn, Bình Thuận - Phan Thiết...
b) Quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km:
- Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm: đường đôi, khổ 1.435mm, chiều dài khoảng 1.545 km.
- Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân từ ga Yên Viên Bắc đến ga Cái Lân: đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 129 km.
- Tuyến vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội từ Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng: đường đôi, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài khoảng 59 km; chuyển đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên, Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị phù hợp với lộ trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội và đường sắt vành đai phía Đông.
- Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 102 km.
- Tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Nam - Lào (đèo Mụ Giạ): đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 103 km.
- Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu: chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435 mm; trong đó, đoạn Biên Hòa - Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải - Vũng Tàu đường đơn.
- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 174 km.
- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư): khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 128 km; trong đó, đoạn Dĩ An - Chơn Thành đường đôi, đoạn Chơn Thành - Lộc Ninh đường đơn.
- Tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành chỉ phục vụ hành khách: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 38 km.
2. Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050
Mạng lưới đường sắt quốc gia được quy hoạch bao gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354 km. Cụ thể như sau:
a) Các tuyến đường sắt hiện có
Cơ bản duy trì các tuyến đường sắt hiện có; từng bước đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách địa phương; hoàn thiện kết nối đường sắt tại các khu đầu mối; duy trì các nhánh đường sắt nối cảng biển; tiếp tục cải tạo, mở rộng các ga đường sắt kết nối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị.
b) Các tuyến đường sắt mới
- Hoàn thành các tuyến đường sắt trên các hành lang trọng yếu: các đoạn còn lại của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Hà Nội - Đồng Đăng.
- Từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn: đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long), Hạ Long - Móng Cái, Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái, Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo (kết nối với Lào), Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh, đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Chơn Thành)); khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch; hoàn thành các tuyến đường sắt tại các khu đầu mối.
3. Kết nối quốc tế
Mạng đường sắt Việt Nam kết nối xuyên Á, kết nối Á - Âu thông qua đường sắt Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị và Lào Cai; kết nối với đường sắt ASEAN qua Lào (tại Mụ Giạ, Lao Bảo), qua Campuchia (tại Lộc Ninh), cụ thể:
- Kết nối với đường sắt Trung Quốc thông qua hai tuyến hiện có Hà Nội - Đồng Đăng và Hà Nội - Lào Cai.
- Kết nối với Lào thông qua tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ và tuyến Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo.
- Kết nối với Campuchia thông qua tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Dĩ An - Lộc Ninh.
4. Kết nối đường sắt tại các đô thị và đầu mối giao thông lớn
a) Đường sắt khu đầu mối Hà Nội
- Đường sắt quốc gia qua Hà Nội đi theo các tuyến vành đai phía Đông kết nối Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi và vành đai phía Tây kết nối Ngọc Hồi - Thạch Lỗi (không đi vào trung tâm Thành phố Hà Nội); các đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên và Gia Lâm - Lạc Đạo chuyển thành đường sắt đô thị sau khi tuyến vành đai phía Đông đưa vào khai thác. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 từ Yên Viên đi Ngọc Hồi.
- Các ga đầu mối kết nối đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị khu vực Hà Nội gồm: Ngọc Hồi, Lạc Đạo, Yên Viên, Bắc Hồng. Trong đó, tổ hợp ga Ngọc Hồi là điểm đầu của tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng ga lập tàu của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và khu đề-pô của đường sắt đô thị.
b) Đường sắt khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh
- Đường sắt quốc gia khu vực Thành phố Hồ Chí Minh gồm tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh hiện có (điểm cuối tại ga Sài Gòn), đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (điểm cuối tại ga Thủ Thiêm), tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu (có điểm đầu tại ga Trảng Bom), các tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh kết nối với đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh thông qua đoạn tuyến An Bình - Tân Kiên. Chuyển đoạn Bình Triệu - Sài Gòn (Hòa Hưng) thành đường sắt đô thị sau khi hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; kết nối từ ga Thủ Thiêm đến cảng hàng không Tân Sơn Nhất thông qua đường sắt đô thị.
- Ga đầu mối hàng hóa là ga Trảng Bom, An Bình, Tân Kiên; ga đầu mối hành khách là ga Thủ Thiêm, Bình Triệu, Tân Kiên.
c) Đường sắt khu vực cảng biển cửa ngõ quốc tế
- Tuyến đường sắt mới nối Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) đi song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện: đường đôi, khổ 1.435 mm, dài khoảng 102 km. Nghiên cứu xây dựng mới đoạn tuyến tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh dài khoảng 101 km; trong đó, đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37 km.
- Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đi song song với đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với cảng Cái Mép - Thị Vải: khổ 1.435 mm, dài khoảng 84 km, trong đó đoạn Biên Hòa - Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải - Vũng Tàu đường đơn.
d) Đường sắt khu vực Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang
- Khu vực Đà Nẵng: di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố về phía Tây nhà ga hiện tại, cải tạo tuyến đường sắt hiện có đi song song về phía Đông đường bộ cao tốc, trong cùng hành lang với đường sắt tốc độ cao; xây dựng nhà ga hàng hóa tại khu vực Kim Liên để kết nối với cảng Liên Chiểu.
- Khu vực Bình Định: duy trì nhánh Diêu Trì - Quy Nhơn và ga Quy Nhơn hiện hữu.
- Khu vực Khánh Hòa: duy trì ga hành khách Nha Trang, xây dựng mới ga hàng hóa tại xã Vĩnh Trung, Thành phố Nha Trang thay thế ga hàng hóa hiện nay (ga Nha Trang).
đ) Định hướng kết nối đường sắt
- Với các cảng biển lớn: Kêu gọi đầu tư xây dựng một số đoạn đường sắt và nhà ga chuyên dùng kết nối cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua lớn, có nhu cầu thu gom, giải tỏa hàng hóa bằng đường sắt như Nghi Sơn, Vũng Áng, Liên Chiểu, Quy Nhơn, Vân Phong, Hiệp Phước...
- Với các cảng cạn, cảng thủy nội địa: Định hướng bố trí ga trên các tuyến đường sắt hiện có và đường sắt mới kết hợp được chức năng cảng cạn hoặc xây dựng nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối cảng cạn có nhu cầu thông qua hàng hóa lớn như: Lào Cai, Hương Canh, Văn Lâm, Lạng Sơn, Nghi Sơn, Hòa Vang... Tiếp tục duy trì các ga có kết nối đường sắt đến cảng Việt Trì, cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc.
- Với các tuyến đường sắt chuyên dùng: Tiếp tục duy trì, cải tạo, mở rộng các ga có kết nối đường sắt chuyên dùng, đáp ứng nhu cầu trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Đồng Đăng, Yên Viên - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
- Với các cảng hàng không: Kết nối cảng hàng không quốc tế Nội Bài qua hai tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội (tuyến số 2 và tuyến số 6); kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành qua tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành; kết nối cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất qua tuyến đường sắt đô thị (tuyến 4b kéo dài và tuyến số 2).
(Chi tiết như Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2 kèm theo)
1. Quy mô, chiều dài trong quy hoạch được tính toán theo nhu cầu dự báo. Trong quá trình triển khai, tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và khả năng kết nối, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư bảo đảm hiệu quả dự án.
3. Quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch căn cứ Quy hoạch mạng lưới đường sắt được duyệt để tích hợp bảo đảm tính đồng bộ; đồng thời, quy hoạch các tuyến đường sắt (bao gồm quy mô, hướng tuyến,...) để kết nối cảng biển lớn, cảng cạn, cảng thủy nội địa, các khu kinh tế, khu du lịch... với đường sắt quốc gia đáp ứng nhu cầu vận tải và khả năng huy động nguồn lực đầu tư của các địa phương; quy hoạch quỹ đất thích hợp khu vực ga để phát triển các đô thị, các khu chức năng (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông - TOD), tạo nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; các địa phương chủ trì, chủ động huy động nguồn lực đầu tư các tuyến đường sắt kết nối các đầu mối vận tải nêu trên với đường sắt quốc gia.
IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
1. Bảo vệ môi trường
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án trong quá trình thực hiện quy hoạch; tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng hiệu quả tài nguyên trong triển khai các dự án; giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng và khai thác công trình giao thông, ưu tiên áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Phương tiện vận tải đường sắt phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng gắn với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Giảm thiểu các hoạt động giao thông đường sắt gây ô nhiễm môi trường. Bố trí các ga đường sắt cần tôn trọng và bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, di sản văn hóa.
2. Nhu cầu sử dụng đất
Tổng nhu cầu quỹ đất dành cho đường sắt đến năm 2030 khoảng 16.377 ha.
Tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 khoảng 240.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
VI. DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
1. Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh (ưu tiên triển khai đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có.
3. Triển khai các tuyến, đoạn tuyến đường sắt mới tăng cường kết nối (ưu tiên xây dựng các tuyến kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng, Cái Mép - Thị Vải, đường sắt đầu mối Hà Nội).
VII. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Về cơ chế, chính sách
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm, định mức... để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó ưu tiên hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
- Xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; xây dựng cơ chế khai thác quỹ đất (nhất là tại các ga đường sắt) để huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
- Xây dựng, ban hành chính sách phát triển công nghiệp đường sắt và công nghiệp phụ trợ tạo tiền đề phát triển lĩnh vực đường sắt.
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế; hoàn thiện cơ chế giao, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Về nguồn lực đầu tư
- Đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của ngành đường sắt để ưu tiên tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm phát huy lợi thế của vận tải đường sắt.
- Tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế; sử dụng nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các công trình đường sắt có tính lan tỏa.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong kinh doanh đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; thu hút các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải (ke ga, kho, bãi hàng, phương tiện xếp dỡ...). Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.
3. Về môi trường, khoa học và công nghệ, công nghiệp đường sắt
- Từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải đường sắt nhất là xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Hạn chế các tuyến đường sắt đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường; trường hợp bắt buộc cần có phương án bồi hoàn hệ sinh thái phù hợp.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng điện, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
- Nghiên cứu chính sách khuyến khích việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, vật liệu mới, hiện đại trong nghiên cứu, đào tạo, đầu tư xây dựng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ đường sắt.
- Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để lập kế hoạch tổ chức khai thác, thu thập và xử lý thông tin khách hàng; phát triển hệ thống bán và kiểm soát vé tự động, nâng cao công tác quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm công nghiệp theo quy chuẩn Việt Nam và các tổ chức đường sắt quốc tế.
- Phát triển công nghiệp đường sắt gắn với nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị. Xây dựng chính sách, nguyên tắc ràng buộc từ bước chuẩn bị dự án để giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng vật tư, phụ kiện, sản phẩm từng công đoạn... Khuyến khích các ngành công nghiệp khác trong nước tham gia chuỗi sản xuất công nghiệp đường sắt, đặc biệt là ngành cơ khí phụ trợ.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ để phát triển công nghiệp đường sắt từng bước tự chủ đóng mới các chủng loại toa xe; đại tu và lắp ráp đầu máy trong nước cho đường sắt quốc gia; sửa chữa đại tu các đoàn tàu đường sắt đô thị.
4. Về phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý, xây dựng, vận hành đường sắt thông qua thành lập cơ sở đào tạo, nghiên cứu, thực nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đường sắt. Hợp tác đào tạo, thu hút chuyên gia về đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, từng bước làm chủ các công nghệ cốt lõi... Ưu tiên dành chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài về chuyên ngành đường sắt.
5. Về hợp tác quốc tế
- Mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là với những nước có đường sắt phát triển để tiếp thu khoa học công nghệ và kinh nghiệm phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt trong ứng dụng kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quản lý đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống giao thông đường sắt.
- Chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch hợp tác với các nước có đường sắt phát triển; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đường sắt hiện có và đường sắt xây dựng mới.
- Phối hợp thúc đẩy triển khai các dự án kết nối hạ tầng đường sắt giữa Việt Nam với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc; đẩy mạnh triển khai thực hiện các hiệp định và thỏa thuận đã ký kết; tiếp tục triển khai sửa đổi Hiệp định đường sắt biên giới Việt - Trung; duy trì và phát triển vận tải đường sắt liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc và quá cảnh qua Trung Quốc đến các nước trong khối OSJD và Châu Âu; đàm phán và thống nhất với phía Trung Quốc điểm nối ray Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc), phối hợp triển khai xây dựng để tăng cường kết nối tạo thuận lợi cho vận tải đường sắt qua biên giới.
6. Về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch mạng lưới đường sắt tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân khi triển khai thực hiện.
- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện quy hoạch giữa trung ương và địa phương, bảo đảm các quy hoạch địa phương phải tuân thủ các định hướng của quy hoạch mạng lưới đường sắt trong việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và quản lý quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; phối hợp giữa các Bộ, ngành để xử lý các vấn đề liên ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ (nhất là quy hoạch đô thị, công nghiệp...) phát huy hiệu quả của mạng lưới đường sắt.
- Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng trong giám sát thực hiện quy hoạch.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý, thực hiện quy hoạch để bảo đảm quy hoạch được thực hiện đúng quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quy hoạch.
7. Một số giải pháp khác
- Kiện toàn mô hình tổ chức quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt; thực hiện triệt để tách bạch giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
- Xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh vận tải phù hợp với mô hình tổ chức đảm bảo hiệu quả; tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa thành phần tham gia kinh doanh vận tải. Xây dựng và công bố khung giá thuê điều hành giao thông vận tải trên đường sắt quốc gia.
- Xây dựng hệ thống giá cước, phí, lệ phí làm công cụ điều tiết vĩ mô, định hướng cho việc phát triển hợp lý giao thông vận tải đường sắt.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt (đặc biệt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt).
1. Bộ Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt. Định kỳ tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định. Công bố quy hoạch theo quy định.
- Cung cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định.
- Triển khai xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp cần thiết để triển khai quy hoạch đồng bộ, hiệu quả.
- Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đường sắt giai đoạn đến năm 2030.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách trung hạn, hàng năm thực hiện quy hoạch phát triển đường sắt.
2. Các bộ, ngành
Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch; tăng cường bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Rà soát, điều chỉnh, xây dựng các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch này. Cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển giao thông địa phương theo quy hoạch này;
- Chủ động huy động nguồn vốn hợp pháp để đầu tư các tuyến đường sắt kết nối đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, các cảng biển lớn, cảng cạn, cảng thủy nội địa, khu kinh tế, khu du lịch... với mạng lưới đường sắt quốc gia, cũng như tham gia hỗ trợ đầu tư các tuyến đường sắt quốc gia qua địa bàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG SẮT THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Công trình |
Chiều dài dự kiến (km) |
Khổ đường (mm) |
Lộ trình đầu tư |
|
Đến năm 2030 |
Sau năm 2030 |
||||
A |
Đường sắt hiện có |
2.440 |
|
|
|
1 |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
1.726 |
1.000 |
X |
X |
2 |
Hà Nội - Lào Cai (bao gồm xây dựng mới đoạn nối ray ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc) |
296 |
1.000 |
X |
X |
3 |
Hà Nội - Hải Phòng |
102 |
1.000 |
X |
X |
4 |
Hà Nội - Thái Nguyên |
55 |
1.000 và 1.435 |
X |
|
5 |
Hà Nội - Lạng Sơn |
167 |
1.000 và 1.435 |
X |
|
6 |
Kép - Chí Linh |
38 |
1.435 |
|
X |
7 |
Kép - Lưu Xá |
56 |
1.435 |
|
X |
B |
Đường sắt xây dựng mới |
2.417 |
|
|
|
1 |
Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân |
129 |
1.000 và 1.435 |
X |
|
2 |
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng |
380 |
1.435 |
X |
X |
3 |
Biên Hòa - Vũng Tàu |
84 |
1.435 |
X |
X |
4 |
Hà Nội - Đồng Đăng |
156 |
1.435 |
|
X |
5 |
Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh |
128 |
1.435 |
X |
X |
6 |
Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ |
174 |
1.435 |
X |
X |
7 |
Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ |
103 |
1.435 |
X |
X |
8 |
Tháp Chàm - Đà Lạt |
84 |
1.000 |
|
X |
9 |
Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo |
114 |
1.435 |
|
X |
10 |
Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Tây Nguyên) |
550 |
1.435 |
|
X |
11 |
Thái Nguyên - Tuyên Quang -Yên Bái |
73 |
1.435 |
|
X |
12 |
Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37 km) |
101 |
1.435 |
|
X |
13 |
Hạ Long - Móng Cái |
150 |
1.435 |
|
X |
14 |
Vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội: đoạn Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi |
59 |
1.000 và 1.435 |
X |
X |
15 |
Vành đai phía Tây Thành phố Hà Nội: đoạn Ngọc Hồi - Thạch Lỗi |
54 |
1.000 và 1.435 |
|
X |
16 |
Thủ Thiêm - Long Thành |
38 |
1.435 |
X |
X |
17 |
Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh |
40 |
1.435 |
|
X |
C |
Đường sắt kết nối vào các cảng biển |
|
|
|
|
|
Nhánh đường sắt kết nối một số cảng biển (Nghi Sơn, Liên Chiểu, Cửa Lò, Chân Mây, Dung Quất, Vân Phong, Phan Thiết, Cà Ná, Cam Ranh, Thịnh Long...) |
|
|
X |
X |
D |
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam |
1.545 |
|
|
|
1 |
Hà Nội - Vinh |
281 |
1.435 |
X |
X |
2 |
Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh |
370 |
1.435 |
X |
X |
3 |
Vinh - Nha Trang |
894 |
1.435 |
|
X |
ĐỊNH HƯỚNG KẾT NỐI MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG SẮT VỚI CÁC ĐẦU MỐI,
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI KHÁC1
(Kèm theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Dự kiến các ga đường sắt kết nối khi có nhu cầu |
Đầu mối kết nối |
Tuyến đường sắt kết nối |
I |
Kết nối cảng biển |
||
1 |
Ga Nam Hải Phòng (ga xây dựng mới) |
Cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn (Hải Phòng) |
Hà Nội - Hải Phòng |
2 |
Ga Cái Lân |
Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) |
Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân |
3 |
Ga Nam Định |
Cảng Thịnh Long và Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
4 |
Ga Khoa Trường |
Cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
5 |
Ga Quán Hành, Ga Nghi Long |
Cảng Cửa Lò (Nghệ An) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
6 |
Ga Tân Ấp |
Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
7 |
Ga Đông Hà |
Cảng Mỹ Thủy |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
8 |
Ga Thừa Lưu |
Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
9 |
Ga Kim Liên |
Cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
10 |
Ga An Tân (khu gian Diêm Phổ - Trị Binh) |
Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
11 |
Ga Tu Bông |
Cảng Vân Phong (Khánh Hòa) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
12 |
Ga Ngã Ba |
Cảng Ba Ngòi (Khánh Hòa) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
13 |
Ga Cà Ná |
Cảng Cà Ná (Ninh Thuận) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
14 |
Ga Phan Thiết |
Cảng Phan Thiết (Bình Thuận) |
Bình Thuận - Phan Thiết |
15 |
Ga Thị Vải |
Cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) |
Biên Hòa - Vũng Tàu |
16 |
Ga Long Định |
Cảng Hiệp Phước (Thành phố Hồ Chí Minh) |
Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ |
II |
Kết nối cảng hàng không |
|
|
1 |
Ga Long Thành |
Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) |
Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành; Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam |
2 |
Các ga thuộc khu đầu mối thành phố Hà Nội |
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) |
Tuyến đường sắt đô thị số 1, số 2, số 6 |
3 |
Ga Bình Triệu, ga Thủ Thiêm |
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) |
Tuyến 4B |
4 |
Ga Hải Phòng |
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) |
Đường sắt đô thị |
5 |
Ga Đà Nẵng mới |
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng |
Đường sắt đô thị |
III |
Kết nối cảng thủy nội địa |
||
1 |
Ga Việt Trì |
Cảng Việt Trì (tuyến sông Hồng) |
Yên Viên - Lào Cai (duy trì) |
2 |
Ga Ninh Bình |
Cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc (tuyến sông Đáy) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
IV |
Kết nối cảng cạn, trung tâm logistics |
||
1 |
Ga Lào Cai |
Cảng cạn Lào Cai |
Hà Nội - Lào Cai |
2 |
Ga Hương Canh mới |
Cảng cạn Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) |
Hà Nội - Lào Cai |
3 |
Ga Lạc Đạo mới |
Cảng cạn Văn Lâm (Hưng Yên) |
Vành đai phía Đông |
4 |
Ga Yên Viên |
Cảng cạn Tiên Sơn (Bắc Ninh) |
Hà Nội - Đồng Đăng |
5 |
Ga Kép, ga Sen Hồ |
Cảng cạn Bắc Giang (Đồng Sơn, Hương Sơn) |
Hà Nội - Đồng Đăng |
6 |
Ga Yên Trạch |
Cảng cạn Lạng Sơn |
Hà Nội - Đồng Đăng |
7 |
Ga Đồng Đăng |
Khu trung chuyển hàng hóa và logistics cửa khẩu Hữu Nghị |
Hà Nội - Đồng Đăng |
8 |
Ga mới tại khu vực phường Nam Hòa Khánh |
Cảng cạn Hòa Nhơn (Hòa Vang, Đà Nẵng) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
9 |
Ga Diêu Trì, ga Phước Lộc, ga Canh Vinh |
Cảng cạn Quy Nhơn (tại Phước Lộc, Canh Vinh, tỉnh Bình Định) |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
10 |
Ga Trảng Bom |
Các cảng cạn, trung tâm logistics khu vực Đông Nam Bộ |
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh |
V |
Kết nối với đường sắt chuyên dùng |
||
1 |
Ga Phố Lu, ga Xuân Giao A |
Khu mỏ Apatit Lào Cai |
Yên Viên - Lào Cai |
2 |
Ga Uông Bí, ga Chí Linh, ga Mạo Khê |
Khu mỏ than khu vực Quảng Ninh |
Kép - Hạ Long |
3 |
Ga Yên Trạch |
Nhánh Mai Pha - Na Dương |
Hà Nội - Đồng Đăng |
VI |
Đường sắt kết nối nội vùng |
||
1 |
05 ga chính của đầu mối đường sắt thành phố Hà Nội: Ngọc Hồi, Lạc Đạo, Yên Viên, Bắc Hồng, Tây Hà Nội |
Quy hoạch một số tuyến đường sắt kết nối Hà Nội với các địa phương (Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hòa Bình, Hà Nội - Vĩnh Yên,...) |
|
2 |
Các ga chính khu đầu mối đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh: Bình Triệu, Trảng Bom, An Bình, Tân Kiên |
Quy hoạch một số tuyến đường sắt kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh,...) |
|
3 |
Các tuyến đường sắt kết nối các trung tâm kinh tế, đô thị... tại các tỉnh, thành phố |
|
1 Định hướng bố trí các ga đường sắt để kết nối với các đầu mối vận tải khi có nhu cầu, làm cơ sở để các địa phương, nhà đầu tư quan tâm triển khai thực hiện đầu tư và làm cơ sở để tích hợp vào quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh nhằm bảo đảm tính đồng bộ của các quy hoạch.
PRIME MINISTER
OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1769/QD-TTg |
Hanoi, October 19, 2021 |
DECISION
APPROVING RAILWAY NEWORK PLANNING FOR THE PERIOD OF 2021 - 2030 AND VISION TO 2050
PRIME MINISTER
Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to Law on Planning dated November 24, 2017;
Pursuant to the Law on amendments to 37 Laws related to planning dated November 20, 2018;
Pursuant to the Law on Railway dated June 16, 2017;
Pursuant to Resolution No. 751/2019/UBTVQH14 dated August 16, 2019 of the Standing Committee of the National Assembly elaborating to the Law on Planning;
...
...
...
Pursuant to Decision No. 82/QD-TTg dated January 14, 2020 of the Prime Minister approving the tasks for preparation of railway network planning for the period of 2021 - 2030 and vision to 2050;
At request of Minister of Transport under Presentation No. 6810/TTr-BGTVT dated July 13, 2021, Presentation No. 10618/TTr-BGTVT dated October 10, 2021 and Report No. 69/BC-HDTDQH dated July 13, 2021 of the Council for appraising Railway network planning for the period of 2021 - 2030 and vision to 2050,
HEREBY DECIDES:
Article 1. Approve the Railway network planning for the period of 2021 - 2030 and vision to 2030 as follows:
I. PRINCIPLES AND OBJECTIVES
1. Principles
- Railway is an important aspect in transport infrastructures and is deemed one of the three strategic breakthroughs that must be prioritized for socio-economic development, national defense and security assurance, adaptation to climate change, and sustainable development.
- Develop railway infrastructures in a concentrated manner that aims for breakthroughs on major transport corridors with huge transport demands; take advantage of mass cargo and passenger transport with medium to long transport range. Focus on utilizing capacity of available railway network and investing in new and modern railway routes to connect sea ports and major economic centers.
- Gradually diversify resources in infrastructure investment, industrial and railway transport development; prioritize central resources in investing in railway infrastructures; tap into and mobilize local resources, promote participation of types of ownership in investing in infrastructure, equipment, instruments, and railway business.
...
...
...
- Apply modern science and technology, especially achievements of the fourth industrial revolution in developing, managing, utilizing railway infrastructure in order minimize environmental pollution, save energy, and effectively use natural resources.
2. Objectives
a) Objectives by 2030
Renovate and upgrade in order to effectively utilize available railway routes and connect international railway routes; prepare for investment, arrange resources to commence construction of new railway routes prioritizing North-South express railway, routes connecting sea ports and international gateways, international airports, primary railway in major cities, and research in order to implement Ho Chi Minh City - Can Tho railway route with the following specific objectives:
- Regarding transport: Cargo transportation reaches 11,8 million tonne and accounts for approximately 0,27%; passenger transportation reaches 460 million passengers and accounts for approximately 4,40% (in which, national railway reaches 21,5 million passengers and accounts for approximately 1,87%). Cargo transit reaches 7,35 billion tonne.km and accounts for approximately 1,38%; passenger transit reaches 13,8 billion passenger.km and accounts for approximately 3,55% (in which, national railway reaches 8,54 billion passengers and accounts for approximately 2,22%).
- Regarding infrastructures: Upgrade and renovate in order to ensure safety for the currently available 7 railway routes; invest in the 2 priority stages of North-South express railway (Hanoi - Vinh, Nha Trang - Ho Chi Minh City); prioritize railway routes connecting sea ports and international gateways, especially Hai Phong and Ba Ria - Vung Tau areas; connect Ho Chi Minh City with Can Tho, connect with China, Laos, and Cambodia in a manner adhering to international transport conventions and simultaneous with investment progress of other countries in the region.
b) Vision until 2050
Finalize North-South express railway; continue to invest and finalize new railway routes in Hanoi, Ho Chi Minh City, railway routes connecting sea ports, industrial parks, economic zones, the central highlands, coastal railway and international railways. Maintain, renovate, and upgrade available railway routes to meet passenger and cargo transport demands.
II. RAILWAY NETWORK PLANNING
...
...
...
a) There are 7 currently available railway routes with total length of approximately 2.440 km:
- Hanoi - Ho Chi Minh City route from Hanoi railway station to Saigon railway station: single-track, 1.000 mm of track gauge, 1.726 km in length.
- Hanoi - Lao Cai route from Yen Vien railway station to Lao Cai railway station: single-track, 1.000 mm of track gauge, 296 km in length. Develop connectors between Lao Cai railway station and Hekou North railway station (China): single-track, 1.000 mm and 1.435 mm of mixed gauge, approximately 4.8 km in length.
- Hanoi - Hai Phong route from Gia Lam railway station to Hai Phong railway station: single-track, 1.000 mm of gauge, 102 km in length.
- Hanoi - Thai Nguyen route from Dong Anh railway station to Quan Trieu railway station: single-track, 1.000 mm and 1.435 mm of mixed gauge, 55 km in length.
- Hanoi - Lang Son route from Hanoi railway station to Dong Dang railway station: single-track, 1.000 mm and 1.435 mm of mixed gauge, 167 km in length.
- Kep - Chi Linh route from Kep railway station to Chi Linh railway station: single-track, 1.435 mm of track gauge, 38 km in length.
- Kep - Luu Xa route from Kep railway station to Luu Xa railway station: single-track, 1.435 mm of track gauge, 56 km in length.
- Continue to maintain and effectively utilize currently available branch lines: Bac Hong - Van Dien, Pho Lu - Xuan Giao, Mai Pha - Na Duong, Dieu Tri - Quy Nhon, Binh Thuan - Phan Thiet, etc.
...
...
...
- North-South express railway route from Ngoc Hoi railway station to Thu Thiem railway station: double-track, 1.435 mm in track gauge, approximately 1.545 km in length.
- Yen Vien - Pha Lai - Ha Long - Cai Lan route from Yen Vien Bac railway station to Cai Lan railway station: single-track, 1.000 mm and 1.435 mm of mixed gauge, 129 km in length.
- Eastern route of Hanoi City from Ngoc Hoi - Lac Dao - Bac Hong: double-track, 1.000 mm and 1.435 mm of mixed gauge, approximately 59 km in length; convert the Ngoc Hoi - Yen Vien, Gia Lam - Lac Dao segments into urban railroad to meet progress of Hanoi No. 1 urban railroad and Eastern railroad.
- Hanoi - Hai Phong route (a part of Lao Cai - Hanoi - Hai Phong route) parallel with Hanoi Hai Phong expressway (to Nam Hai Phong railway station) connecting Hai Phong international sea port to Dinh Vu, Nam Do Son, and Lach Huyen ports: double-track, 1.435 mm of track gauge, approximately 102 km in length.
- Vung Ang - Tan Ap - Mu Gia route from Vung Ang port to Vietnam - Laos border (Mu Gia Pass): singe-track, 1.435 mm of track gauge, approximately 103 km in length.
- Bien Hoa - Vung Tau route from Trang Bom railway station to Vung Tau railway station: approximately 84 km in length, 1.435 mm of track gauge; in which, Bien Hoa - Thi Vai segment in double-track, Thi Vai - Vung Tau segment in single-track.
- Ho Chi Minh City - Can Tho route from An Binh railway station to Cai Rang railway station: double-track, 1.435 mm of track gauge, approximately 174 km in length.
- Ho Chi Minh City - Loc Ninh route from Di An railway station to Vietnam - Cambodia railway connection point (Hoa Lu border checkpoint): 1.435 mm of track gauge, approximately 128 km in length; in which, Di An - Chon Thanh segment in double-track, Chon Thanh - Loc Ninh segment in single-track.
- Thu Thiem - Long Thanh route from Thu Thiem railway station to Long Thanh International Airport serving passenger transport only: double-track, 1.435 mm of track gauge, approximately 38 km in length.
...
...
...
National railway network under planning consists of 25 routes with a total length of 6.354 km. To be specific:
a) Currently available railway routes
Maintain currently available railway routes; invest, upgrade, modernize in order to meet local passenger and cargo transport demand; finalize railway connection in branching points; maintain branch lines that connect to sea ports; continue to renovate and expand railway stations connecting to special-use railway and urban railway.
b) New railway routes
- Finalize railway routes along key corridors: remaining segments of North-South express railway, Lao Cai - Hanoi - Hai Phong, Vung Ang - Tan Ap - Mu Gia, Bien Hoa - Vung Tau, Ho Chi Minh City - Loc Ninh, Ho Chi Minh City - Can Tho, Hanoi - Dong Dang routes.
- Develop railway routes connecting regions and multiple regions to meet demands from time to time: Nam Dinh - Thai Binh - Hai Phong - Quang Ninh coastal railway (including the Nam Hai Phong - Ha Long segment), Ha Long - Mong Cai, Thai Nguyen - Tuyen Quang - Yen Bai, My Thuy - Dong Ha - Lao Bao railway (connecting to Laos), Ho Chi Minh City - Tay Ninh railway, railway connecting provinces in the central highlands (Da Nang - Kon Tum - Gia Lai - Dak Lak - Dak Nong - Binh Phuoc (Chon Thanh)); restore Thap Cham - Da Lat route for tourism purpose; finalize railway routes in branching points.
3. International connection
Vietnam’s railway network connects across Asia and connects Asia - Europe via China’s railway system at Huu Nghi and Lao Cai border checkpoints; connect to ASEAN's railway through Lao (in Mu Gia, Lao Bao), through Cambodia (in Loc Ninh), to be specific:
- Connect to China's railway through 2 currently available routes that are Hanoi - Dong Dang and Hanoi - Lao Cai.
...
...
...
- Connect to Cambodia through Ho Chi Minh City - Di An - Long Ninh route.
4. Railway connection in urban areas and major traffic connectors
a) Railway of Hanoi connectors
- National railway crosses Hanoi along eastern route to connect Ngoc Hoi - Lac Dao - Bac Hong - Thach Loi and western route to connect Ngoc Hoi - Thach Loi (without entering the center of Hanoi); Ngoc Hoi - Yen Vien segment and Gia Lam - Lac Dao segment are to be converted to urban railway when eastern route enters into operation. Assign People’s Committee of Hanoi to research and invest in No. 1 urban railway route from Yen Vien to Ngoc Hoi.
- Stations connecting national railway and Hanoi urban railway includes: Ngoc Hoi, Lac Dao, Yen Vien, Bac Hong. In which, Ngoc Hoi railway station complex acts as the connector of Hanoi - Ho Chi Minh City route, marshalling yard of national railway and urban railway, and depot of urban railway.
b) Railway of Ho Chi Minh City connectors
- National railway in Ho Chi Minh City includes the currently available Hanoi - Ho Chi Minh City route (terminal at Saigon railway station), North-South express railway (terminal at Thu Thiem railway station), Bien Hoa - Vung Tau route (starting point at Trang Bom railway station), Ho Chi Minh City - Can Tho, Ho Chi Minh City - Tay Ninh routes connecting to Hanoi - Ho Chi Minh railway through An Binh - Tan Kien route. Convert Binh Trieu - Saigon segment (Hoa Hung) to urban railway when North-South express railway is fully built; connect from Thu Thiem railway station to Tan Son Nhat International Airport through urban railway.
- Trang Bom, An Binh, and Tan Kien railway stations act as connector stations for cargo transport; Thu Thiem, Binh Trieu, and Tan Kien railway stations act as connector stations for passenger transport.
c) Railway in sea ports and international gateways
...
...
...
- Bien Hoa - Vung Tau railway route parallel with Bien Hoa - Vung Tau expressway connects to Cai Mep - Thi Vai port: 1.435 mm of track gauge, approximately 84 km in length, Bien Hoa - Thi Vai in double-track, Thi Vai - Vung Tau in single-track.
d) Railway of Da Nang, Quy Nhon, Nha Trang
- In Da Nang: relocate Da Nang railway station away from the city center westwards of the current station’s location, renovate the currently available railway traveling eastwards and parallel to expressway in the same corridor as express railway; build cargo terminal in Kim Lien in order to connect to Lien Chieu port.
- In Binh Dinh: maintain Dieu Tri - Quy Nhon branch line and Quy Nhon railway station.
- In Khanh Hoa: maintain Nha Trang passenger terminal, rebuild cargo terminal in Vinh Trung Commune of Nha Trang to replace the current cargo terminal (Nha Trang railway station).
dd) Railway connection orientation
- In case of major sea ports: Mobilize investment in construction of railway segments and special-use railway stations to connect sea ports with large quantity of cargo in transit that need to be collected and released via railway such as Nghi Son, Vung Ang, Lien Chieu, Quy Nhon, Van Phong, Hiep Phuoc, etc.
- In case of dry ports and inland waterway ports: Aiming to build stations along currently available railway routes and new railway routes that facilitate dry ports or build special-use railway branch lines that connect dry ports with large cargo demand such as: Lao Cai, Huong Canh, Van Lam, Lang Son, Nghi Son, Hoa Vang, etc. Continue to maintain stations that connect to Viet Tri port and Ninh Binh - Ninh Phuc ports via railway.
- In case of special-use railway routes: Continue to maintain, renovate, and expand railway stations that facilitate special-use railway and fulfill demand on Hanoi - Ho Chi Minh City, Hanoi - Dong Dang, Yen Vien - Lao Cai, Hanoi - Hai Phong, Yen Vien - Pha Lai - Ha Long - Cai Lan.
...
...
...
(Details are under Appendix No. 1 and Appendix No. 2 attached hereto)
III. INVESTMENT ORIENTATION
1. Scale and length in the planning are calculated according to forecasted demand. During implementation, depending on transport demand, investment resource availability and connection capacity, authorities that issue investment guidelines shall issue decision on phased investment in order to ensure project effectiveness.
2. Regarding projects with investment planning after 2030, if local governments or investors wish to invest sooner, request Prime Minister to approve.
3. During production of regional planning and/or province planning, authorities that produce planning shall rely on approved Railway planning to integrate and ensure consistency; at the same time, produce planning for railway routes (including scale, direction, etc.) in order to connect major sea ports, dry ports, inland waterway ports, economic zones, tourist resorts, etc. with national railway in order to meet transport demand and investment resource mobilization of local governments; plan land fund suitable for railway station area to develop urban areas, special-use areas (traffic-oriented development), generate resources to participate in development of national railway infrastructures; local governments shall take change and mobilize resources to invest in railway routes which connect locations above to national railway.
IV. ENVIRONMENTAL PROTECTION AND LAND USE DEMAND
1. Environmental protection
- Perform environmental impact assessment for projects during planning implementation; integrate details regarding climate change, rising sea level, and effective use of resources in projects; supervise compliance with regulations on environmental protection for construction and traffic works utilization projects, prioritize new and environmentally friendly technologies in order to minimize negative impact to the environment.
- Railway transport means must meet technical standards and quality associated with environmental protection.
...
...
...
2. Land use demand
Total land fund demand for railway purpose by 2030 is approximately 16.377 ha.
V. INVESTMENT CAPITAL DEMAND
Total capital demand by 2030 is approximately 240.000 billion VND, and uses state budget funding, non-budget capital, and other legal funding sources.
VI. PROJECTS OF NATIONAL IMPORTANCE AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT IN THE PERIOD OF 2021 - 2030
1. The North-South express railway from Hanoi to Ho Chi Minh City (prioritize Hanoi - Vinh segment and Nha Trang - Ho Chi Minh City segment).
2. Renovate and upgrade available railway routes.
3. Implement new railway routes and segments to improve connectivity (prioritize routes connecting sea ports for Hai Phong, Cai Mep - Thi Vai, Hanoi connector railway).
VII. PRIMARY SOLUTIONS AND POLICIES
...
...
...
- Review and amend regulations, standards, technical regulations, procedures, etc. to create legal corridor for investment, management, utilization, and maintenance of railway infrastructures, prioritizing regulations relating to investment, operation, and utilization of express railway and urban railway.
- Develop and promulgate regulations incentivizing, assisting, facilitating, and protecting legal rights, benefits of domestic and foreign organizations, individuals that invest, engage in railway transport business, transport auxiliary services; develop regulations on land fund utilization (especially in railway stations) to mobilize investment capital and develop national railway infrastructures.
- Develop and promulgate development policies for railway industry and auxiliary industries to facilitate railway development.
- Continue to finalize policies and regulations in order to attract investment from all types of ownership; finalize regulations on assigning, leasing the right to utilize, temporarily transferring the right to trade railway infrastructures.
2. Regarding investment resources
- Renovate mindset and awareness regarding the role and position of railway in order to prioritize state resources for development, upgrade, and maintenance of railway infrastructures so as to take advantage of railway transport.
- Continue to attract and effectively utilize ODA, concessional loans of international sponsors; channel investment capital into influential railway works.
- Promote private sector involvement in railway service and auxiliary transport services; attract types of ownership, including foreign investors to invest in transport and works assisting transport activities. Create healthy and equal competition between types of ownership engaging in railway transport.
3. Regarding the environment, science, technology, and railway industry
...
...
...
- Promote the application of technology, effective use of energy, use of clean energy, electric energy, renewable energy, and other forms of alternative energy in railway transport.
- Research policies incentivizing application of novel science and technology achievements, new and modern materials in researching, training, investing in construction, utilization, and maintenance of railway infrastructure, industry, and services.
- Prioritize application of information technology in producing plans for utilizing, collecting, and processing passenger information; develop automatic ticket selling and controlling system, improve quality control operation, standardize industrial products in accordance with regulations of Vietnam and international railroad organizations.
- Develop railway industry together with researching, transferring advanced technology, especially express railway and urban railway. Develop commitment policies and regulations from preparation stage to allow domestic enterprises to engage in material, component, product supply chains. Encourage other industries to engage in railway industry production chain, especially auxiliary mechanical engineering industries.
- Research policies and regulations facilitating investment capital attraction and technology transfer in order to develop railway industry and build new car types; renovate and assemble locomotives domestically for national railway; repair and renovate trains that run on urban railway.
4. Human resource development
Promote research and training of high quality human resources regarding railway management, development, and operation by establishing training, research, experimenting facilities in railway sector. Cooperate in training, attracting experts in high-speed railway, urban railway and gradually master core technologies, etc. Prioritize enrolment target in foreign countries in railway sector.
5. Regarding international cooperation
- Expand international cooperation, especially cooperation with countries with developed railway in order to absorb science, technology, and experience and fulfill nationwide demand, expand the market to other countries in the region and around the world.
...
...
...
- Develop roadmap and plans for cooperating with countries with developed railway; cooperate in training human resources that meet development demand of current railway and new railway.
- Cooperate in promoting implementation of projects connecting railway infrastructures between Vietnam and Laos, Cambodia, China; promote implementation of signed agreements and conventions; continue to implement the amended Convention on Vietnam - China border railway; maintain and develop international transport railway between Vietnam - China and transit railway that crosses China to countries in the OSJD block and Europe; negotiate and reach an agreement with China regarding railway connection point at Lao Cai (Vietnam) - Hekou (China), cooperate in strengthening and facilitating cross-border railway transport.
6. Organizing implementation and supervising implementation of planning
- Publicize railway network planning to generate high consensus among political organizations, enterprises, investors, and the general public.
- Ensure strict cooperation in implementation between central governments and local governments, compliance of local planning with orientation of railway network planning in approving land use plans and managing land fund in order to develop railway infrastructures; ensure cooperation between ministries, departments, and local governments in dealing with interdisciplinary issues, ensure consistency (especially for urban planning, industry planning, etc.) to utilize effectiveness of railway network.
- Utilize the role of the general public, enterprises, socio-political organizations, and community in supervising planning implementation.
- Increase inspection and supervision of planning management and implementation in order to ensure adherence to regulations. Take strict actions against violations of planning regulations.
7. Other solutions
- Develop railway infrastructure management and utilization apparatus; thoroughly separate authority management activities from business activities of enterprises, railway infrastructure business activities and railway transport business activities invested by the Government.
...
...
...
- Develop fees, charges to regulate on a macro scale and coordinate reasonable development of railway transport.
- Continue to promote dissemination regarding railway safety (especially in road and railway crossing).
VIII. ORGANIZING IMPLEMENTATION
1. Ministry of Transport shall
- Take charge and cooperate with ministries, People’s Committees of provinces and cities in managing and organizing implementation of railway network planning. Periodically organize assessment of planning implementation, review, and revision as per the law. Publicize planning as per the law.
- Provide national planning database, include information on planning in information system and national planning database as per the law.
- Develop plans, propose necessary solutions for implementing the planning synchronously and effectively.
- Produce and request competent authorities to approve railway planning until 2030.
- Cooperate with Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment in allocating medium-term budget and annual budget to implement railway development planning.
...
...
...
Cooperate with Ministry of Transport and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities within their functions, tasks, and powers in allocating resources, proposing policies to effectively implement the planning, ensure consistency with implementation of 10-year socio-economic development strategy of 2021-2030, socio-economic development plans of each department and local government.
3. Relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall
- People’s Committees of all levels within their tasks and powers are responsible for carrying out state management in railway transport in accordance with applicable laws; closely monitor land fund serving the planning; improve protection to railway traffic corridor.
- Review, revise, and develop planning, projects in a consistent manner with this planning. Update provincial planning while adhering to local traffic development orientation under this planning;
- Actively mobilize legal funding sources to invest in railway routes connecting urban railway, special-use railway, major sea ports, dry ports, inland waterway ports, economic zones, tourist resorts, etc. to national railway network and assist in investment of national railway routes that cross their area.
Article 2. This Decision comes into effect from the day of signing.
Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for implementing this Decision./.
...
...
...
APPENDIX I
RAILWAY NETWORK
PLANNING OF PERIOD OF 2021 - 2030 AND VISION TOWARDS 2050
(Attached to Decision No. 1769/QD-TTg dated October 19, 2021 of the Prime
Minister)
No.
Works
Expected length (km)
Track gauge (mm)
Investment roadmap
By 2030
...
...
...
A
Currently available railway
2.440
1
Hanoi - Ho Chi Minh City
1.726
...
...
...
X
X
2
Hanoi - Lao Cai (including new construction of segments connecting Lao Cai railway station and Hekou North railway station)
296
1.000
X
X
3
...
...
...
102
1.000
X
X
4
Hanoi - Thai Nguyen
55
1.000 and 1.435
X
...
...
...
5
Hanoi - Lang Son
167
1.000 and 1.435
X
6
Kep - Chi Linh
38
...
...
...
X
7
Kep - Luu Xa
56
1.435
X
B
...
...
...
2.417
1
Yen Vien - Pha Lai - Ha Long - Cai Lan
129
1.000 and 1.435
X
...
...
...
2
Lao Cai - Hanoi - Hai Phong
380
1.435
X
X
3
Bien Hoa - Vung Tau
84
...
...
...
X
X
4
Hanoi - Dong Dang
156
1.435
X
5
...
...
...
128
1.435
X
X
6
Ho Chi Minh City - Can Tho
174
1.435
X
...
...
...
7
Vung Ang - Tan Ap - Mu Gia
103
1.435
X
X
8
Thap Cham - Da Lat
84
...
...
...
X
9
My Thuy - Dong Ha - Lao Bao
114
1.435
X
10
...
...
...
550
1.435
X
11
Thai Nguyen - Tuyen Quang - Yen Bai
73
1.435
...
...
...
12
Nam Dinh - Thai Binh - Hai Phong - Quang Ninh (including Nam Hai Phong - Ha Long segment of approximately 37 km in length)
101
1.435
X
13
Ha Long - Mong Cai
150
...
...
...
X
14
Eastern route of Hanoi: Ngoc Hoi - Lac Dao - Bac Hong - Thach Loi segment
59
1.000 and 1.435
X
X
15
...
...
...
54
1.000 and 1.435
X
16
Thu Thiem - Long Thanh
38
1.435
X
...
...
...
17
Ho Chi Minh City - Tay Ninh
40
1.435
X
C
Railway connecting to sea ports
...
...
...
Railway branch lines connecting several sea ports (Nghi Son, Lien Chieu, Cua Lo, Chan May, Dung Quat, Van Phong, Phan Thiet, Ca Na, Cam Ranh, Thinh Long, etc.
X
X
D
...
...
...
1.545
1
Hanoi - Vinh
281
1.435
X
...
...
...
2
Nha Trang - Ho Chi Minh City
370
1.435
X
X
3
Vinh - Nha Trang
894
...
...
...
X
APPENDIX II
ORIENTATION FOR
CONNECTING RAILWAY NETWORK WITH OTHER CONNECTORS AND MODES OF TRANSPORT1
(Attached to Decision No. 1769/QD-TTg dated October 19, 2021 of the Prime
Minister)
No.
Railway stations to be connected
Connector
Connection route
...
...
...
Connection to sea port
1
Nam Hai Phong railway station (new build)
Dinh Vu Port, Lach Huyen, Nam Do Son (Hai Phong)
Hanoi - Hai Phong
2
Cai Lan railway station
Cai Lan port (Quang Ninh)
Yen Vien - Pha Lai - Ha Long - Cai Lan
...
...
...
Nam Dinh railway station
Thinh Long port and Ninh Co economic zone (Nam Dinh)
Hanoi - Ho Chi Minh City
4
Khoa Truong railway station
Nghi Son port (Thanh Hoa)
Hanoi - Ho Chi Minh City
5
Quan Hanh railway station, Nghi Long railway station
...
...
...
Hanoi - Ho Chi Minh City
6
Tan Ap railway
Vung Ang port (Ha Tinh)
Hanoi - Ho Chi Minh City
7
Dong Ha railway station
My Thuy port
Hanoi - Ho Chi Minh City
...
...
...
Thua Luu railway station
Chan May port (Thua Thien Hue)
Hanoi - Ho Chi Minh City
9
Kim Lien railway station
Lien Chieu port (Da Nang)
Hanoi - Ho Chi Minh City
10
An Tan railway station (Diem Pho - Tri Binh section)
...
...
...
Hanoi - Ho Chi Minh City
11
Tu Bong railway station
Van Phong port (Khanh Hoa)
Hanoi - Ho Chi Minh City
12
Nga Ba railway station
Ba Ngoi (Khanh Hoa)
Hanoi - Ho Chi Minh City
...
...
...
Ca Na railway station
Ca Na port (Ninh Thuan)
Hanoi - Ho Chi Minh City
14
Phan Thiet railway station
Phan Thiet port (Binh Thuan)
Binh Thuan - Phan Thiet
15
Thi Vai railway station
...
...
...
Bien Hoa - Vung Tau
16
Long Dinh railway station
Hiep Phuoc port (Ho Chi Minh City()
Ho Chi Minh City - Can Tho
II
Connection to airports
1
...
...
...
Long Thanh International Airport (Dong Nai)
Thu Thiem - Long Thanh railway; North-South express railway
2
Connector railway stations of Hanoi
Noi Bai International Airport (Hanoi)
Urban railway routes No. 1, No. 2, No. 6
3
Binh Trieu railway station, Thu Thiem railway station
Tan Son Nhat International Airport (Ho Chi Minh City)
...
...
...
4
Hai Phong railway station
Cat Bi International Airport (Hai Phong)
Urban railway
5
New Da Nang railway station
Da Nang International Airport
Urban railway
III
...
...
...
1
Viet Tri railway station
Viet Tri port (Red River segment)
Yen Vien - Lao Cai (maintaining)
2
Ninh Binh railway station
Ninh Binh - Ninh Phuc ports (Day river route)
Hanoi - Ho Chi Minh City
IV
...
...
...
1
Lao Cai railway station
Lao Cai dry port
Hanoi - Lao Cai
2
New Huong Canh railway station
Huong Canh dry port (Binh Xuyen, Vinh Phuc)
Hanoi - Lao Cai
3
...
...
...
Van Lam dry port (Hung Yen)
Eastern perimeter
4
Yen Vien railway station
Tien Son dry port (Bac Ninh)
Hanoi - Dong Dang
5
Kep railway station, Sen Ho railway station
Bac Giang railway station (Dong Son, Huong Son)
...
...
...
6
Yen Trach railway station
Lang Son dry port
Hanoi - Dong Dang
7
Dong Dang railway station
Cargo transit and logistics area of Huu Nghi checkpoint
Hanoi - Dong Dang
8
...
...
...
Hoa Nhon dry port (Hoa Vang, Da Nang)
Hanoi - Ho Chi Minh City
9
Dieu Tri railway station, Phuoc Loc railway station, Canh Vinh railway station
Quy Nhon dry port (Phuoc Loc, Canh Vinh, Binh Dinh Province)
Hanoi - Ho Chi Minh City
10
Trang Bom railway station
Southeastern dry ports and logistics centers
...
...
...
V
Connection to special-use railway
1
Phu Lu railway station, Xuan Giao A railway station
Lao Cai apatite mine
Yen Vien - Lao Cai
2
Uong Bi railway station, Chi Linh railway station, Mao Khe railway station
Quang Ninh coal mines
...
...
...
3
Yen Trach railway station
Mai Pha - Na Duong branch line
Hanoi - Dong Dang
VI
Connection within the region
1
5 primary railway stations of Hanoi railway connectors: Ngoc Hoi, Lac Dao, Yen Vien, Bac Hong, Tay Hanoi
Planning for several railway routes connecting Hanoi to other places (Hanoi - Hai Phong, Hanoi - Hoa Binh, Hanoi - Vinh Yen, etc.)
...
...
...
2
Primary railway stations of Ho Chi Minh City connectors: Binh Trieu, Trang Bom, An Binh, Tan Kien
Planning for several railway routes connecting Ho Chi Minh City to other places (Ho Chi Minh City - Tay Ninh, etc.)
3
Railway routes connecting economic centers, urban areas, etc. in provinces and cities
...
...
...
;
Quyết định 1769/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1769/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 19/10/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1769/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video