ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1712/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 31 tháng 7 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009; Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn năm 2012-2020;
Căn cứ Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030;
Căn cứ Báo cáo số 450/BC-MTTQ-BTT ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre về báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với dự thảo “Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Công văn số 20/BXD-PTĐT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Xây dựng về việc góp ý Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1272/TTr-SXD ngày 26 tháng 7 năm 2017;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh:
a. Quan điểm:
- Phát triển đô thị tỉnh Bến Tre phù hợp với lộ trình Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Phát triển đô thị đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư giữa các khu vực đô thị và nông thôn; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
- Phát triển đô thị đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng và bền vững trong phát triển; hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu.
b. Mục tiêu:
- Xây dựng và phát triển đô thị phù hợp với định hướng phát triển đô thị quốc gia; từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phát triển trên cơ sở Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và các quy hoạch ngành đã được phê duyệt; đảm bảo theo các tiêu chí về phân loại đô thị;
- Cải thiện môi trường sống và thực trạng cảnh quan, khắc phục những hạn chế của hạ tầng đô thị hiện hữu; phòng ngừa hiểm họa cho cộng đồng.
- Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị, đảm bảo nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa của mỗi đô thị, đảm bảo hài hòa lợi ích của dân cư đô thị;
- Làm cơ sở triển khai đầu tư và quản lý phát triển đô thị có trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển cho các khu vực đô thị nói riêng và toàn tỉnh Bến Tre nói chung theo hướng bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Tạo ra cơ sở pháp lý để quản lý và điều hành việc phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bến Tre chủ động, thống nhất.
2. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị của tỉnh theo các giai đoạn:
a. Hệ thống đô thị:
Đến năm 2020: toàn tỉnh có 22 đô thị gồm:
- 01 đô thị nâng loại II (thành phố Bến Tre);
- 02 đô thị loại IV hiện hữu (thị trấn: Ba Tri, Bình Đại);
- 01 đô thị nâng loại IV (thị trấn Mỏ Cày);
- 10 đô thị loại V hiện hữu: Giồng Trôm, Mỹ Thạnh (huyện Giồng Trôm); Thạnh Phú (huyện Thạnh Phú); Chợ Lách, Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách); Châu Thành, Tiên Thủy (huyện Châu Thành); Phước Mỹ Trung (huyện Mỏ Cày Bắc), An Thủy - Tiệm Tôm (huyện Ba Tri), Hương Mỹ (huyện Mỏ Cày Nam).
- 08 đô thị loại V hình thành mới từ các trung tâm xã: Lộc Thuận (huyện Bình Đại); Tân Thạch, Giao Long (huyện Châu Thành); Nhuận Phú Tân (huyện Mỏ Cày Bắc); An Thạnh (huyện Mỏ Cày Nam); Giao Thạnh (huyện Thạnh Phú); An Ngãi Trung, Tân Xuân (huyện Ba Tri).
Đến năm 2025: toàn tỉnh có 29 đô thị gồm:
- 01 đô thị loại II hiện hữu (thành phố Bến Tre);
- 03 đô thị loại IV hiện hữu (Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày);
- 18 đô thị loại V hiện hữu: An Thủy -Tiệm Tôm (huyện Ba Tri); Chợ Lách, Vĩnh Thành (huyện chợ Lách); Lộc Thuận (huyện Bình Đại); Châu Thành, Tiên Thủy, Tân Thạch, Giao Long (huyện Châu Thành); Giồng Trôm, Mỹ Thạnh (huyện Giồng Trôm); Phước Mỹ Trung, Nhuận Phú Tân (huyện Mỏ Cày Bắc); Hương Mỹ, An Thạnh (Mỏ Cày Nam); Thạnh Phú, Giao Thạnh (huyện Thạnh Phú); An Ngãi Trung, Tân Xuân (huyện Ba Tri).
- 07 đô thị loại V hình thành mới từ các trung tâm xã: Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại); Tân Phú (huyện Châu Thành); Phước Long (huyện Giồng Trôm); Phú Phụng (huyện Chợ Lách); An Định (huyện Mỏ Cày Nam), Tân Phong (huyện Thạnh Phú).
Đến năm 2030: có 37 đô thị gồm:
- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện 29 đô thị hiện hữu (riêng thị trấn Chợ Lách nâng lên loại IV năm 2030);
- 08 đô thị loại V hình thành mới từ các trung tâm xã: An Hiệp, Phú Túc, An Hóa (huyện Châu Thành); Châu Hòa (huyện Giồng Trôm); Định Thủy (huyện Mỏ Cày Nam); Tân Thành Bình, Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc); Mỹ Chánh (huyện Ba Tri).
b. Các chỉ tiêu chính về chất lượng đô thị cần đạt trong giai đoạn đầu (2017-2020):
- Diện tích sàn nhà ở đến năm 2020 bình quân đạt khoảng 29 m2/người;
- Tỷ lệ nhà kiên cố đạt trên 75%;
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị loại II đạt từ 20 - 25% trở lên; các đô thị còn lại đạt từ 20% trở lên;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu đô thị loại II đạt từ 10 -15%; đô thị loại IV và loại V đạt từ 2 - 5%;
- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đô thị loại II đạt 150 lít/người/ngđ; các đô thị loại IV 120 lít/người/ngđ; các đô thị loại V 100 lít/người/ngđ;
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch của đô thị loại II khoảng 99%, đô thị loại IV, V khoảng 90%;
- Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị từ loại II đến loại IV; dưới 25% đối với các đô thị loại V;
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80 - 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 60% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý;
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm đạt 100%;
- Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 90%; 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường;
- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính đối với đô thị loại II đạt 100%; đô thị loại IV, V đạt trên 90%;
- Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ hẻm được chiếu sáng đối với đô thị loại II đạt trên 85%; đô thị loại IV, V đạt trên 70%;
- Chỉ tiêu cây xanh đô thị loại II đảm bảo ≥10 m2/người; đô thị IV đảm bảo ≥ 7m2/người; đô thị loại V đảm bảo 5 m2/ người; Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng khu vực nội thị 4 - 6 m2/người;
3. Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh:
Đến năm 2020: Nâng loại 2 đô thị, hình thành mới 08 đô thị loại V.
- Nâng Thành phố Bến Tre lên đô thị loại II; thị trấn Mỏ Cày lên loại IV;
- Phát triển 08 Trung tâm xã thành đô thị loại V: Lộc Thuận (huyện Bình Đại); Tân Thạch, Giao Long (huyện Châu Thành); Nhuận Phú Tân (huyện Mỏ Cày Bắc); An Thạnh (huyện Mỏ Cày Nam); Giao Thạnh (huyện Thạnh Phú); An Ngãi Trung, Tân Xuân (huyện Ba Tri).
Đến năm 2025: hình thành mới 07 đô thị loại V.
- Phát triển 07 trung tâm xã thành đô thị loại V: Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại); Tân Phú (huyện Châu Thành); Phước Long (huyện Giồng Trôm); Phú Phụng (huyện Chợ Lách); An Định (huyện Mỏ Cày Nam), Tân Phong (huyện Thạnh Phú).
Đến năm 2030: Nâng loại 1 đô thị, hình thành mới 08 đô thị loại V.
- Nâng thị trấn Chợ Lách lên loại IV;
- Phát triển 08 trung tâm xã thành đô thị loại V: An Hiệp, Phú Túc, An Hóa (huyện Châu Thành); Châu Hòa (huyện Giồng Trôm); Định Thủy (huyện Mỏ Cày Nam); Tân Thành Bình, Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc); Mỹ Chánh (huyện Ba Tri).
STT |
Đô thị |
Hiện trạng 2016 |
Giai đoạn nâng loại dự kiến |
|||||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021-2025 |
2026-2030 |
|||
THÀNH PHỐ BẾN TRE |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Thành phố Bến Tre |
III |
|
|
|
II |
|
|
HUYỆN BÌNH ĐẠI |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Thị trấn Bình Đại |
IV |
|
|
|
|
|
|
3 |
Đô thị Lộc Thuận |
|
V |
|
|
|
|
|
4 |
Đô thị Châu Hưng |
|
|
|
|
|
V |
|
5 |
Đô thị Thới Thuận |
|
|
|
|
|
V |
|
HUYỆN CHÂU THÀNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Thị trấn Châu Thành |
V |
|
|
|
|
|
|
7 |
Đô thị Tiên Thủy |
V |
|
|
|
|
|
|
8 |
Đô thị Tân Thạch |
|
|
|
|
V |
|
|
9 |
Đô thị Tân Phú |
|
|
|
|
|
V |
|
10 |
Đô thị Giao Long |
|
|
|
|
V |
|
|
11 |
Đô thị An Hóa |
|
|
|
|
|
|
V |
12 |
Đô thị An Hiệp |
|
|
|
|
|
|
V |
13 |
Đô thị Phú Túc |
|
|
|
|
|
|
V |
HUYỆN GIỒNG TRÔM |
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Thị trấn Giồng Trôm |
V |
|
|
|
|
|
|
15 |
Đô thị Mỹ Thạnh |
V |
|
|
|
|
|
|
16 |
Đô thị Phước Long |
|
|
|
|
|
V |
|
17 |
Đô thị Châu Hòa |
|
|
|
|
|
|
V |
HUYỆN BA TRI |
|
|
|
|
|
|
|
|
18 |
Thị trấn Ba Tri |
IV |
|
|
|
|
|
|
19 |
Đô thị Tiệm Tôm |
V |
|
|
|
|
|
|
20 |
Đô thị An Ngãi Trung |
|
|
|
|
V |
|
|
21 |
Đô thị Tân Xuân |
|
|
|
|
V |
|
|
22 |
Đô thị Mỹ Chánh |
|
|
|
|
|
|
V |
HUYỆN CHỢ LÁCH |
|
|
|
|
|
|
|
|
23 |
Thị trấn Chợ Lách |
V |
|
|
|
|
|
IV |
24 |
Đô thị Vĩnh Thành |
V |
|
|
|
|
|
|
25 |
Đô thị Phú Phụng |
|
|
|
|
|
V |
|
HUYỆN MỎ CÀY BẮC |
|
|
|
|
|
|
|
|
26 |
Đô thị Phước Mỹ Trung |
V |
|
|
|
|
|
|
27 |
Đô thị Nhuận Phú Tân |
|
|
|
|
V |
|
|
28 |
Đô thị Tân Thành Bình |
|
|
|
|
|
|
V |
29 |
Đô thị Thanh Tân |
|
|
|
|
|
|
V |
HUYỆN MỎ CÀY NAM |
|
|
|
|
|
|
|
|
30 |
Thị trấn Mỏ Cày |
V |
|
|
|
IV |
|
|
31 |
Đô thị Hương Mỹ |
V |
|
|
|
|
|
|
32 |
Đô thị An Thạnh |
|
V |
|
|
|
|
|
33 |
Đô thị An Định |
|
|
|
|
|
V |
|
34 |
Đô thị Định Thủy |
|
|
|
|
|
|
V |
HUYỆN THẠNH PHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
35 |
Thị trấn Thạnh Phú |
V |
|
|
|
|
|
|
36 |
Đô thị Giao Thạnh |
|
|
|
|
V |
|
|
37 |
Đô thị Tân Phong |
|
|
|
|
|
V |
|
a. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư:
Giai đoạn 2017 - 2020:
- Giao thông: ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối các vùng trên địa bàn tỉnh và các đô thị lớn làm động lực phát triển, trong đó dự kiến một số dự án trọng điểm như: đường dọc bờ Nam sông Bến Tre, đường Đông Tây số 1 (từ vòng xoáy ngã 5 đến cầu Gò Đàng), đường vành đai thành phố Bến Tre, nâng cấp Quốc lộ 57, xây dựng cầu Tân Phú và cầu Đình Khao nối với tỉnh Vĩnh Long, đường huyện 41 huyện Mỏ Cày Bắc, đường huyện 11 huyện Giồng Trôm, đường huyện 19 huyện Thạnh Phú, xây dựng tuyến vận tải thủy sông Hàm Luông...
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: kè chống sạt lở sông An Hóa và sông Bến Tre,
- Cấp nước: xây dựng trạm bơm nước thô lấy nước sông Tiền;
- Thoát nước và xử lý chất thải rắn, nghĩa trang: hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, bệnh viện, các trung tâm y tế; xây dựng nhà máy xử lý rác thải Bến Tre công suất 200 tấn/ ngày; xây dựng nhà Tang lễ;
- Cấp điện: đưa vào vận hành 4 công tình lưới điện 110kV, hoàn thiện các trạm 110kV và đường dây đấu nối Giống Trôm, Giao Long...
Giai đoạn 2021 - 2025:
- Giao thông: tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp một số tuyến giao thông chính: Quốc lộ 60, Quốc lộ 57 và các đường giao thông chính trong các đô thị, các tuyến đường nối các vùng theo định hướng quy hoạch đã phê duyệt. Phát triển vận tải hành khách công cộng và xây dựng các đầu mối giao thông. Xây dựng cảng mới tại thành phố Bến Tre.
- Cấp nước: nâng cấp công suất trạm bơm Cái Cỏ lên 72.000 m3/ngày đêm, kết hợp nâng công suất nhà máy nước An Hiệp lên 40.000 m3/ngày đêm, đầu tư bổ sung trục chuyển tải nước Cái Cỏ - An Hiệp - Sơn Đông; hoàn chỉnh mạng lưới phân phối nước thành phố Bến Tre, các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc; dự án cụm xử lý nước sạch Ba Lai;
- Thoát nước và xử lý chất thải rắn: từng bước hoàn thiện hệ thống thoát nước tại các đô thị chính: thành phố Bến Tre; các thị trấn: Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam, xây dựng khu xử lý liên hợp tập trung tại xã Hữu Định- huyện Châu Thành; khu xử lý tập trung tại xã Hưng Khánh Trung B - huyện Chợ Lách...
Giai đoạn 2026 - 2030:
- Giao thông: tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông chính, hình thành tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng.
- Cấp nước: nâng cấp công suất các nhà máy Lương Phú, Thành Thới A, Ngãi Đăng, Tân Thanh Tây,...; xây dựng nhà máy nước Bình Đại; hoàn thiện dự án hệ thống phân phối nước sạch huyện Mỏ Cày Nam - Mỏ Cày Bắc,...
- Hệ thống xử lý chất thải rắn: xây dựng khu xử lý rác thải tập trung tại xã Bảo Thạnh - huyện Ba Tri, xã Hòa Lợi - huyện Thạnh Phú...
(Danh mục dự án được thể hiện trong phụ lục kèm theo của nội dung Chương trình, tùy theo tình hình phân bổ nguồn lực thực hiện, khi triển khai sẽ được rà soát bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương)
b. Nguồn lực thực hiện:
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo nguồn vốn. Kết hợp vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, mô hình hợp tác công - tư PPP (BOT, BT, BTO...), vốn vay và vốn của các thành phần kinh tế khác. Căn cứ danh mục chi tiết dự án đầu tư, kế hoạch phân bổ nguồn vốn các giai đoạn 5 năm và hàng năm theo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nghị quyết về phê duyệt kế hoạch đầu tư công để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
1. Sở Xây dựng:
- Có trách nhiệm tổ chức công bố Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị cho từng đô thị.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương lồng ghép nội dung của Chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương. Phối hợp với các Sở, ban, ngành rà soát quy hoạch các ngành, lĩnh vực để xác định các dự án trọng điểm, xây dựng kế hoạch và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn đầu tư gắn với lộ trình, kế hoạch phát triển đô thị; đảm bảo xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng khung toàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp các sở ban ngành rà soát đánh giá tình hình lập và thực hiện chương trình phát triển đô thị từng đô thị đảm bảo phù hợp định hướng quy hoạch Vùng tỉnh, chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre, các quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc huy động và tổng hợp nguồn lực thực hiện mục tiêu chương trình.
- Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiên cứu, tham mưu đề xuất quy định về cơ chế vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị; thu hút nguồn vốn ODA cho các hoạt động của chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư phát triển đô thị.
- Cân đối ngân sách hàng năm đảm bảo kinh phí cho các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị. Ưu tiên cho công tác chuẩn bị thủ tục lập quy hoạch, đề án, Chương trình phát triển từng đô thị trong giai đoạn 2017-2020.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp kinh phí hàng năm từ ngân sách tỉnh để đầu tư cho phát triển đô thị trên địa bàn trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định dự toán chi phí hàng năm; hướng dẫn các địa phương thực hiện thanh quyết toán theo quy định; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách thuê, xác định và huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển đô thị và lập quỹ phát triển đô thị.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, điều chuyển kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng phù hợp yêu cầu phát triển đô thị theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh; xem xét việc hình thành, sử dụng quỹ đất phát triển đô thị; thực hiện các ưu đãi về đất đai đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương về việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với chương trình phát triển đô thị tỉnh và Chương trình phát triển đô thị của từng đô thị.
5. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông Quốc gia, vùng gắn kết với hệ thống đô thị trung tâm các cấp.
- Lập kế hoạch và thực hiện phát triển mạng lưới giao thông toàn tỉnh theo định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải tỉnh đã phê duyệt phù hợp với Chương trình phát triển đô thị để đảm bảo kết nối giữa các đô thị trên địa bàn được thuận lợi và thông suốt.
6. Sở Nội vụ:
Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở ban ngành, huyện, thành phố hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình phát triển đô thị đã đề ra.
7. Các sở, ban, ngành liên quan:
- Phối hợp với Sở Xây dựng trong quá trình tổ chức lập, thẩm định và triển khai Chương trình phát triển của từng đô thị. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị.
- Lập và quản lý các quy hoạch ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với Chương trình phát triển đô thị tỉnh, làm cơ sở cho phát triển đô thị.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Phối hợp với Sở Xây dựng lập Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn, phù hợp với chỉ tiêu, kế hoạch của Chương trình phát triển đô thị tỉnh và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Lập kế hoạch nâng loại các đô thị trên địa bàn chuyển Sở Xây dựng và các ngành của tỉnh tổng hợp, đánh giá, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.
- Rà soát đánh giá và xác định các khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị; kêu gọi đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển đô thị tại địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bến Tre; thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 1712/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 1712/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre |
Người ký: | Cao Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 31/07/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1712/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video