THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2000/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 2000 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 2856/GTVT-KHĐT ngày 21
tháng 8 năm 1999) và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số
8098/BKH-VPTĐ ngày 13 tháng 12 năm 1999),
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu quy hoạch
a) Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sông đến năm 2020 là cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông đường sông hợp lý và thống nhất trong cả nước, có quy mô phù hợp với từng vùng lãnh thổ, hình thành những trung tâm nối kết cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải đường sông, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông vận tải đường sông.
Từng bước xây dựng ngành giao thông vận tải đường sông Việt Nam phát triển đồng bộ và hiện đại cả về luồng tuyến, bến cảng, phương tiện vận tải và bốc xếp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, nhanh chóng và an toàn.
b) Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành giao thông vận tải đường sông trên cơ sở phát huy nội lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bằng mọi nguồn vốn nhằm phát triển bền vững, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, mở rộng hoạt động cung cấp các dịch vụ, bảo đảm an toàn giao thông, phát huy và nâng cao ưu thế sẵn có về kinh tế kỹ thuật của ngành.
2. Nội dung và quy mô các yếu tố chính của quy hoạch
a) Giao thông vận tải đường sông chiếm tỷ trọng 25 - 30% về tấn và Tkm, 10 - 15% về hành khách và hành khách-Km trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải.
b) Phát triển mạnh đội tàu sông theo hướng đa dạng có cơ cấu hợp lý, nhưng chú trọng phát triển tàu tự hành, tàu chở container, tàu khách nhanh, ... áp dụng các công nghệ tiên tiến trong vận tải và đóng mới tàu sông nhằm tăng tốc độ vận chuyển của phương tiện lên 10 - 12 Km/giờ đối với đoàn kéo đẩy, và 20 Km/giờ đối với tàu tự hành.
c) Xây dựng các cảng đầu mối khu vực, các cụm cảng sau : cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc, cụm cảng Hà Nội - Khuyến Lương, cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh, cảng Việt Trì, cảng Hòa Bình, cảng Đa Phúc, cảng Cao Lãnh, cảng Long Xuyên, cảng Vĩnh Long, cảng Cà Mau. Từng bước trang bị cho các cảng thiết bị xếp dỡ hiện đại để các cảng đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ tiếp chuyển hàng hóa cho khu vực và liên hiệp vận chuyển giữa đường sông với đường bộ và đường sắt. Dự kiến công suất các cụm cảng và các cảng đầu mối khu vực ghi tại phụ lục 1 kèm theo Quyết định này.
d) Xây dựng ở mỗi tỉnh (chủ yếu ở phía Nam) một cảng hoặc bến có trang bị thiết bị bốc xếp phù hợp phục vụ thu gom hàng hóa.
đ) Tập trung nâng cấp, cải tạo các luồng tuyến chính, trọng tâm là đưa vào cấp các tuyến sau:
+ Các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 1 : Cửa Đáy - Ninh Bình, Lạch Giàng - Hà Nội, sông Tiền, sông Hậu;
+ Các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 2 : từ Việt Trì, Hà Nội, Ninh Bình đi Hải Phòng, Quảng Ninh qua sông Đuống và sông Luộc;
+ Các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 3 : từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau (qua kênh Xà No), đi Kiên Lương (qua kênh Rạch Giá và qua kênh Tháp Mười Tứ giác Long Xuyên);
+ Các tuyến khác tận dụng điều kiện thiên nhiên kết hợp với cải tạo luồng để đạt tiêu chuẩn tuyến sông cấp 3 hoặc cấp 4.
e) Hiện đại hóa hệ thống báo hiệu đường thủy phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
g) Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho đóng mới, sửa chữa tàu sông, hoa tiêu, cảng vụ, trục vớt cứu hộ đường sông ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
Điều 2. Về đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển theo quy hoạch được duyệt.
a) Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ từng dự án trung hạn và dài hạn cụ thể kèm theo các kiến nghị về tạo nguồn đầu tư, các chính sách huy động và sử dụng vốn của từng dự án, các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm cho tăng trưởng và phát triển bền vững ngành đường sông Việt Nam.
b) Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên đến năm 2005 là 2.239 tỷ đồng (vốn trong nước : 830 tỷ đồng, vốn nước ngoài : 1.409 tỷ đồng). Chi tiết ghi tại phụ lục 2 kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.
a) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020, và thực hiện những nhiệm vụ sau :
- Phê duyệt các quy hoạch phát triển đường sông từng khu vực phù hợp với Quy hoạch tổng thể đã duyệt;
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các điều chỉnh hoặc bổ sung Quy hoạch tổng thể sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành và các địa phương;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định đầu tư các dự án cụ thể phù hợp với Quy hoạch tổng thể đã duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng;
- Chủ trì việc nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đội tàu vận tải, trang thiết bị bốc xếp, tăng cường năng lực quản lý ngành đường sông trình Chính phủ phê duyệt;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương liên quan đề xuất phương án sử dụng và quản lý chặt chẽ qũy đất, vùng mặt nước theo quy định hiện hành của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống cảng, cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực vận tải của ngành đường sông theo Quy hoạch được duyệt.
b) Cục Đường sông Việt Nam có trách nhiệm quản lý, khai thác các công trình cơ sở hạ tầng, các dịch vụ khai thác đường sông theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
DỰ KIẾN CÔNG SUẤT CÁC CỤM CẢNG VÀ CÁC CẢNG ĐẦU MỐI KHU
VỰC THEO QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số : 16/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ
tướng Chính phủ)
Số TT |
Tên cảng |
Đơn vị tính |
Dự kiến công suất cảng |
Loại cảng |
|
|
|
|
Đến 2010 |
Đến 2020 |
|
1 |
Cụm cảng Hà Nội - Khuyến Lương |
103 tấn |
1.900 |
2.500 |
Cảng tổng hợp |
2 |
Cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc |
" |
1.900 |
2.500 |
" |
3 |
Cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh |
" |
2.000 |
3.000 |
" |
4 |
Cảng Việt Trì |
" |
735 |
1.230 |
" |
5 |
Cảng Hòa Bình |
" |
450 |
550 |
" |
6 |
Cảng Đa Phúc |
" |
200 |
200 |
" |
7 |
Cảng Vĩnh Long |
" |
700 |
950 |
" |
8 |
Cảng Long Xuyên |
" |
850 |
1.400 |
" |
9 |
Cảng Cao Lãnh |
" |
700 |
1.150 |
" |
10 |
Cảng Cà Mau |
" |
390 |
470 |
" |
11 |
Cảng Hà Nội |
103 khách |
320 |
550 |
Cảng khách |
12 |
Cảng thành phố Hồ Chí Minh |
" |
1.500 |
2.400 |
" |
13 |
Cảng Cần Thơ |
" |
1.200 |
1.700 |
" |
NỘI DUNG ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ THEO QUY HOẠCH ĐẾN
NĂM 2005
(Kèm theo Quyết định số : 16/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ
tướng Chính phủ)
TT |
Nội dung đầu tư theo giai đoạn |
Tỷ đồng |
I |
Giai đoạn cấp bách (1999 - 2000) |
57 |
1 |
Bổ sung báo hiệu trên các tuyến chờ dự án |
34,5 |
2 |
Xây dựng phao tiêu, báo hiệu, PTQL các tuyến mới bổ sung đưa về trung ương quản lý |
22,5 |
II |
Giai đoạn 2000 - 2005 : |
2.182 |
1 |
Hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ |
984 |
2 |
Tuyến vận tải thủy qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên |
75 |
3 |
Tuyến sông Đuống (Hải Phòng - Hà Nội) |
25 |
4 |
Tuyến Cửa Đáy - Ninh Bình và cảng Ninh Bình |
15 |
5 |
Tuyến Lạch Giang - Hà Nội |
55 |
6 |
Tuyến ra các đảo Cô Tô và cảng Cát Bà |
35 |
7 |
Cảng khách Hà Nội |
5 |
8 |
Cảng khách thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ |
15 |
9 |
Thanh thải chướng ngại vật |
48 |
10 |
Xây dựng cơ sở vật chất Cảng vụ |
19 |
11 |
Kè bờ sông Hồng đoạn Hà Nội |
740 |
12 |
Tuyến Quảng Ninh - Phả Lại |
16 |
13 |
Điều tra quản lý của các địa phương và xây dựng một số cảng tại một số tỉnh trọng điểm |
150 |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No.16/2000/QD-TTg |
Hanoi, February 3, 2000 |
DECISION
RATIFYING THE MASTER PLAN FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM RIVER COMMUNICATION AND TRANSPORT TILL THE YEAR 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on
Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Ministry of Communications and Transport (Report
No.2856/GTVT-KHDT of August 21, 1999) and the evaluation of the Ministry of
Planning and Investment (Official Dispatch No.8098/BKH-VPTD of December 13,
1999),
DECIDES:
Article 1.- To ratify the "master plan for development of Vietnam river communication and transport till the year 2020" with the following major contents:
1. The master plan’s objectives:
a/ The master plan for development of river communication and transport till the year 2020 serves as basis for investment in the rational and uniform construction and development of river communication networks throughout the country, with sizes suited to separate territorial regions, thus formulating inter-linked river-way infrastructure and service centers, creating conditions for exploitation of the existing potentials and development of the capacity of the river communication and transport branch.
...
...
...
b/ To meet the demands of industrialization and modernization of river communication and transport on the basis of bringing into full play the internal resources and centralized investment with all capital sources, for sustainable development, enhancing the managerial system’s capacity, expanding the services provision, ensuring the traffic safety, promoting and raising the existing economic and technical advantages of the branch.
2. Contents and scope of the main factors of the master plan
a/ The river communication and transport represents 25-30% in terms of tonnage and Tkm, 10-15% in terms of passengers and passengers/km, of the total transport volume of the entire communication and transport branch.
b/ Strongly developing a flotilla of river ships along the direction of diversification with rational structure, paying attention to the development of self-propelled ships, container ships, express passenger ships’ Applying advanced technologies to river transport and ship building so as to raise the transport means’ speed to 10-12 km/h for tug-boats and 20 km/h for self-propelled ships.
c/ Building major regional ports with the following groups: Ninh Binh- Ninh Phuc port group, Hanoi- Khuyen Luong port group, Ho Chi Minh City port group, Viet Tri port, Hoa Binh port, Da Phuc port, Cao Lanh port, Long Xuyen port, Vinh Long port and Ca Mau port. Step by step equipping the ports with modern loading and unloading means so that they are capable of handling goods for the region and combined-river, land and railway transportation. The estimated capacities of the port groups and regional major ports are stated in Appendix 1 enclosed herewith.
d/ Building in each province (mainly in the South) one port or berth with suitable loading and unloading facilities in service of the goods gathering.
e/ Concentrating on the upgrading and improvement of the major channels and lines with attention paid to the gradation of the following lines:
+ Lines meeting grade 1 standards: Cua Day- Ninh Binh, Lach Giang- Hanoi, Tien and Hau rivers;
+ Lines meeting grade 2 standards: From Viet Tri, Hanoi, Ninh Binh to Hai Phong, Quang Ninh, across Duong and Luoc rivers;
...
...
...
+ For the other lines, natural conditions shall be made into full use of in combination with the improvement of channels so that they meet the standards of grade 3- or 4- river lines.
f/ Modernizing the waterway signal systems in compatibility with the regional and international standards.
g/ Investing in infrastructure construction for river ship building and repairing, as well as for piloting, port authorities and salvage in the northern and southern delta regions.
Article 2.- Regarding the investment to meet the development demand under the ratified master plan
a/ The Ministry of Communications and Transport shall submit to the Prime Minister every specific medium- or long-term project together with the proposals on the creation of investment sources, policies on capital mobilization and use for each project and other sources to satisfy the demands of industrialization and modernization, thus ensuring the sustainable growth and development of Vietnam river communication and transport sector.
b/ The capital amount needed for the priority projects to the year 2005 is 2,239 billion VND (domestic capital: 830 billion VND and foreign capital: 1,409 billion VND). Details are included in Appendix 2 enclosed herewith.
Article 3.- Management and organization of implementation of the master plan
a/ The Ministry of Communications and Transport shall be answerable to the Prime Minister for the management and organization of implementation of the master plan for development of Vietnam river communication and transport till the year 2020, and perform the following tasks:
- Ratifying the river communication and transport development plan of each region in line with the already ratified master plan;
...
...
...
- Submitting to the Prime Minister for decision or deciding investment in specific projects in conformity with the ratified master plan according to the current regulations on investment and construction management;
- Assuming the prime responsibility in studying and elaborating mechanisms and policies to create capital sources for development investment in infrastructure, freighters’ fleet, loading and unloading facilities as well as to raise the managerial capability of the river communication and transport sector, then submitting them to the Government for approval;
- Coordinating with functional agencies and concerned localities in proposing plans on the use and strict management of land fund and water surface according to the current law provisions in order to meet the requirements of port system and infrastructure development, and raise the river transport sector�s capacity according to the ratified master plan.
b/ The Vietnam Inland Waterway Bureau shall have to manage and exploit river-way infrastructure projects and services according to the ratified plan and current law provisions.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its promulgation.
Article 5.- The Minister of Communications and Transport, the Minister of Planning and Investment, the other ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the Head of the Vietnam Inland Waterway Bureau and the presidents of the People’s Committees of the concerned provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
THE PRIME
MINISTER
Phan Van Khai
...
...
...
APPENDIX 1
EXPECTED
CAPACITIES OF PORT GROUPS AND REGIONAL KEY PORTS
UNDER THE MASTER PLAN
(attached to Decision No.16/2000/QD-TTg of February 3, 2000 of the Prime Minister)
No.
Names of ports
Calculation
Expected port capacity
Types of port
...
...
...
By 2010
By 2020
1
Hanoi- Khuyen Luong port group
1,000 tons
1,900
2,500
...
...
...
2
Ninh Binh- Ninh Phuc port group
--
1,900
2,500
--
3
Ho Chi Minh City port group
--
...
...
...
3,000
--
4
Viet Tri port
--
735
1,230
--
5
...
...
...
--
450
550
--
6
Da Phuc port
--
200
200
...
...
...
7
Vinh Long port
--
700
950
--
8
Long Xuyen port
--
...
...
...
1,400
--
9
Cao Lanh port
--
700
1,150
--
10
...
...
...
--
390
470
--
11
Hanoi port
1,000 passengers
320
550
...
...
...
12
Ho Chi Minh City port
--
1,500
2,400
--
13
Can Tho port
--
...
...
...
1,700
--
APPENDIX 2
INVESTMENT
CONTENTS AND REQUIREMENTS UNDER THE MASTER
PLAN TILL THE YEAR 2005
(attached to the Prime Minister’s Decision No.16/2000/QD-TTg of February 3, 2000)
No.
Investment contents according to periods
Billion dong
...
...
...
The urgent period (1999-2000)
57
1
Adding signals on lines waiting for projects
34.5
2
Building marker buoys, signals and facilities for management of lines newly transferred to central level for management
22.5
II
...
...
...
2,182
1
The two southern waterway lines and Can Tho port
984
2
The waterway transport line across Dong Thap Muoi and Long Xuyen quadrangle
75
3
The Duong river line (Hai Phong- Hanoi)
...
...
...
4
The Cua Day- Ninh Binh line and Ninh Binh port
15
5
The Lach Giang- Hanoi line
55
6
The lines to Co To islands and Cat Ba port
35
...
...
...
Hanoi passenger port
5
8
Ho Chi Minh City and Can Tho passenger ports
15
9
Removal of obstacles
48
10
...
...
...
19
11
Embankment of the Red River in Hanoi
740
12
The Quang Ninh- Pha Lai line
16
13
Investigation of the management by localities and construction of a number of ports in a number of key provinces
...
...
...
;
Quyết định 16/2000/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 16/2000/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 03/02/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 16/2000/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video