THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1566/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 với các nội dung như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu của Chương trình
a) Quan điểm thực hiện Chương trình:
- Nước sạch là một loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và phát triển kinh tế - xã hội.
- Cấp nước an toàn góp phần tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.
- Thực hiện cấp nước an toàn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, đơn vị cấp nước và toàn thể cộng đồng.
b) Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
- Mục tiêu cụ thể:
Huy động nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động cấp nước an toàn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn đến năm 2020:
. Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% - 95%.
. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%.
. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%.
. Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 - 85%.
. Giảm thiểu 20% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.
. 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh.
+ Giai đoạn đến năm 2025:
. Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% - 100%.
. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.
. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.
. Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.
. Giảm thiểu 30% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.
2. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện Chương trình
a) Phạm vi và đối tượng:
Chương trình này được triển khai thực hiện tại các đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên phạm vi cả nước.
Đối tượng áp dụng là các hệ thống cấp nước tập trung.
b) Thời gian thực hiện Chương trình:
Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2016 đến năm 2025.
3. Các nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình
a) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật:
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, bổ sung trách nhiệm giữa đơn vị bán buôn, bán lẻ nước sạch; nghiên cứu quy định quản lý cấp nước trong khu chung cư, khu đô thị.
+ Nghiên cứu, xây dựng quy định về cấp chứng nhận cho hệ thống cấp nước bảo đảm cấp nước an toàn bao gồm: Tiêu chí đánh giá; tổ chức đánh giá, giám sát, kiểm tra, cấp chứng nhận và quy trình tổ chức thực hiện việc cấp chứng nhận.
+ Rà soát, điều chỉnh quy định về hướng dẫn phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch, bổ sung các chi phí có liên quan đến thực hiện các hoạt động bảo đảm cấp nước an toàn.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
+ Nghiên cứu, xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật về vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình cấp nước đáp ứng yêu cầu cấp nước an toàn.
+ Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn thiết kế công trình cấp nước có liên quan đến bảo đảm cấp nước an toàn.
+ Rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; hướng dẫn quản lý và kiểm soát rủi ro về chất lượng nước theo điều kiện của nguồn nước khai thác.
b) Quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước:
- Lập hành lang bảo vệ nguồn nước, xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước khai thác đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm cấp nước an toàn.
- Nghiên cứu giải pháp lưu trữ và sử dụng nguồn nước mưa, đặc biệt tại các khu vực khó khăn về nguồn nước (vùng xâm nhập mặn, vùng đồng bằng sông Cửu Long, hải đảo và vùng núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung bộ).
- Rà soát, bổ sung các quy định về hệ thống quan trắc giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt; lập phương án tìm kiếm các nguồn nước khai thác thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đang khai thác.
- Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm chất lượng nguồn nước.
- Xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép.
c) Thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước:
- Tiếp tục triển khai việc lập kế hoạch cấp nước an toàn cho từng hệ thống cấp nước và tổ chức thực hiện.
- Xác định nhu cầu và lập kế hoạch đầu tư, cải tạo hệ thống cấp nước, các hoạt động hỗ trợ thực hiện cấp nước an toàn.
- Đầu tư, cải tiến quy trình công nghệ xử lý nước hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới về xử lý nước trong điều kiện suy thoái chất lượng nguồn nước và xâm nhập mặn.
- Đầu tư, lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các trạm bơm nước thô, nước sạch; đầu tư bổ sung trạm bơm tăng áp, các thiết bị điều khiển lưu lượng, áp lực nước và kiểm soát lượng nước rò rỉ; cải tạo thay thế mạng đường ống cũ, rò rỉ.
- Đầu tư thiết bị kiểm soát chất lượng nước và bổ sung thiết bị khử trùng nước nhằm bảo đảm chất lượng nước và hàm lượng clo dư theo quy định.
- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác nhằm quản lý rủi ro, khắc phục sự cố.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm cấp nước an toàn:
- Xây dựng và hướng dẫn sử dụng phần mềm trong quản lý cấp nước an toàn phù hợp cho các đối tượng sử dụng từ đơn vị cấp nước đến các cơ quan quản lý cấp nước địa phương và trung ương.
- Ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước: Xây dựng hệ thống điều khiển, giám sát trung tâm, quản lý đồng bộ hệ thống cấp nước từ chất lượng nguồn nước, xử lý nước, đường ống và thiết bị trên mạng đến khách hàng sử dụng nước.
- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá cấp nước an toàn (bao gồm: Hoạt động hệ thống cấp nước; quản lý rủi ro, khắc phục sự cố; kết quả thực hiện cấp nước an toàn, nguồn nước, cấp nước nông thôn, chất lượng nước, sức khỏe, bệnh tật liên quan đến nước…); cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin về cơ sở dữ liệu cấp nước an toàn với cơ sở dữ liệu khác.
đ) Nâng cao năng lực về cấp nước an toàn:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ trực tiếp quản lý lĩnh vực cấp nước từ trung ương đến địa phương trong việc tổ chức quản lý thực hiện cấp nước an toàn, kiểm soát chất lượng nước, thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước trên địa bàn.
- Đối với các viện nghiên cứu, các trường đào tạo, trung tâm y tế dự phòng:
+ Biên soạn tài liệu đào tạo, nâng cao năng lực về cấp nước an toàn (sổ tay hướng dẫn lập và thực hiện cấp nước an toàn, sổ tay giám sát, đánh giá cấp nước an toàn...).
+ Rà soát, bổ sung nội dung có liên quan về bảo đảm cấp nước an toàn vào chương trình đào tạo ngành nước của các trường đại học, cao đẳng.
+ Đầu tư trang thiết bị xét nghiệm chất lượng nước cho các trung tâm y tế dự phòng, viện nghiên cứu, đơn vị cấp nước các tỉnh, thành phố đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nước sạch.
- Đối với đơn vị cấp nước:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị.
+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện cấp nước an toàn.
+ Hợp tác (kết đôi, kết ba…) chia sẻ kinh nghiệm lập và thực hiện cấp nước an toàn giữa các đơn vị cấp nước.
e) Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn:
Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số kiểm tra, giám sát và đánh giá việc kiểm soát rủi ro hệ thống cấp nước nhằm bảo đảm cấp nước an toàn bao gồm: Phạm vi được cung cấp bảo đảm cấp nước an toàn, các chỉ số liên quan đến kiểm soát rủi ro, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ cấp nước (áp lực, tính liên tục...).
g) Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng:
Xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo đảm cấp nước an toàn và triển khai thực hiện thông qua các hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với sử dụng tài nguyên nước.
h) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế:
- Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ;
- Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động cấp nước, cấp nước an toàn.
4. Kinh phí thực hiện Chương trình:
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình gồm:
a) Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và các ban, ngành của địa phương.
b) Nguồn của đơn vị cấp nước; đơn vị sự nghiệp, đơn vị tư vấn cấp nước:
Đơn vị cấp nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị sự nghiệp, đơn vị tư vấn cấp nước sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị mình để thực hiện các nhiệm vụ về bảo đảm cấp nước an toàn.
c) Các nguồn huy động hợp pháp khác:
Các nguồn khác huy động được ngoài ngân sách nhằm đầu tư triển khai thực hiện các hoạt động cấp nước an toàn, như: Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, thông tin truyền thông; đầu tư, tăng cường năng lực cấp nước an toàn, thử nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nâng cao trình độ quản lý; đầu tư, cải tạo hệ thống cấp nước và trang thiết bị phục vụ cấp nước an toàn...
Điều 2. Tổ chức thực hiện Chương trình
1. Tổ chức phối hợp liên ngành
a) Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch:
Bổ sung chức năng, nhiệm vụ về bảo đảm cấp nước an toàn của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 và đổi tên thành Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo Chương trình); bổ sung thành viên Bộ Y tế vào Ban Chỉ đạo Chương trình; kiện toàn quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b) Tổ chuyên gia liên ngành:
Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn quy chế hoạt động của Tổ chuyên gia liên ngành thuộc Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch. Tổ chuyên gia liên ngành có trách nhiệm giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình; tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn.
2. Trách nhiệm của các bộ, ngành
a) Bộ Xây dựng:
Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình, có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Chương trình đạt hiệu quả, cụ thể như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát; sửa đổi, bổ sung, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn; rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định quản lý cấp nước trong khu chung cư, khu đô thị mới; trách nhiệm giữa đơn vị bán buôn, bán lẻ nước sạch trong Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 về hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn trong đó xây dựng bộ chỉ số kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn; nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ cấp nước.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm cấp nước an toàn.
- Hướng dẫn các địa phương trong công tác lập, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện cấp nước an toàn.
- Tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo, hướng dẫn thực hiện cấp nước an toàn.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động về truyền thông, giáo dục và nâng cao năng lực về Cấp nước an toàn.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, khoa học công nghệ, tài chính, đào tạo, thông tin để thực hiện Chương trình.
- Trên cơ sở báo cáo tổng kết và kế hoạch thực hiện hàng năm của các bộ, ngành, địa phương, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, lập kế hoạch hàng năm và năm năm triển khai thực hiện Chương trình, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện cấp nước an toàn khu vực nông thôn:
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên phạm vi toàn quốc.
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn và chỉ đạo triển khai thực hiện.
- Xây dựng quy trình tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn hệ thống cấp nước nông thôn; thí điểm và nhân rộng mô hình cấp nước an toàn nông thôn; xây dựng kế hoạch, lộ trình và đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn của các hệ thống cấp nước khu vực nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, năng lực đơn vị cấp nước và các cơ quan quản lý cấp nước về cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
- Báo cáo tổng kết và lập kế hoạch hàng năm việc thực hiện cấp nước an toàn khu vực nông thôn và gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp.
c) Bộ Y tế:
Bộ Y tế chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt:
- Hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra chất lượng nước; rà soát, nghiên cứu việc sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống và QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt trong đó bao gồm hướng dẫn quy trình-kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch bảo đảm cấp nước an toàn.
- Nâng cao năng lực về thanh tra, kiểm tra chất lượng nước cho cán bộ của các viện nghiên cứu thuộc Bộ Y tế.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông cho người dân về việc sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh góp phần phòng chống dịch bệnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xác định mối liên quan giữa các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (bệnh tiêu chảy) với nước ăn uống, sinh hoạt để có cơ sở xác định các mục tiêu cụ thể đề ra của Chương trình.
- Báo cáo tổng kết và lập kế hoạch hàng năm về việc thanh tra, kiểm tra chất lượng nước gửi Bộ Xây dựng tổng hợp.
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên nước:
- Theo dõi, quản lý việc khai thác sử dụng nguồn nước; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; giám sát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nước và chế độ chia sẻ thông tin kịp thời giúp đơn vị cấp nước chủ động khắc phục các rủi ro về nguồn nước.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các vi phạm về hành lang bảo vệ nguồn nước, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước cấp nước sinh hoạt và ăn uống.
- Báo cáo tổng kết và lập kế hoạch hàng năm việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước có liên quan đến việc thực hiện cấp nước an toàn và gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp.
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào nội dung của Chương trình, trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, các bộ, ngành, địa phương, cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
e) Các bộ, ngành có liên quan khác:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ Chính phủ giao, các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Chương trình.
g) Hội Cấp thoát nước Việt Nam:
- Tham gia, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan trong công tác đào tạo, phổ biến, tuyên truyền; tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, về cấp nước an toàn cho các đơn vị cấp nước;
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, khoa học công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin để thực hiện Chương trình.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Thành lập hoặc hoàn thiện tổ chức hoạt động Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch cấp tỉnh.
- Nghiên cứu, xây dựng các quy định và hướng dẫn cụ thể về thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn phù hợp với địa phương theo thẩm quyền; nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm cấp nước an toàn.
- Tổ chức phê duyệt kế hoạch và lộ trình thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, tiến độ, hiệu quả việc thực hiện cấp nước an toàn.
- Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, hướng dẫn người dân về việc lưu trữ, sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.
- Xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 Luật tài nguyên nước.
- Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ nguồn nước, xử lý kịp thời các sự cố, vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn hệ thống cấp nước.
- Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các Sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các nội dung Chương trình thuộc nhiệm vụ do địa phương quản lý.
- Giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; các cơ quan chuyên môn trực thuộc tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ.
- Định kỳ báo cáo Bộ Xây dựng, Ban Chỉ đạo Chương trình về tình hình thực hiện Chương trình.
4. Trách nhiệm của đơn vị cấp nước
- Lập và triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các hệ thống cấp nước do đơn vị quản lý theo lộ trình được phê duyệt; tổ chức giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện cấp nước an toàn; cập nhật, bổ sung kế hoạch giai đoạn sau.
- Bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước; nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý các nguồn gây ô nhiễm; lựa chọn nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng; thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đầu tư, cải tạo công trình cấp nước; nâng cấp trang thiết bị giám sát, điều khiển hệ thống cấp nước; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý nước trong điều kiện suy thoái chất lượng nguồn nước và xâm nhập mặn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước.
- Xây dựng quy trình quản lý, ứng phó, khắc phục rủi ro; bố trí nguồn nhân lực, trang thiết bị kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố nhằm giảm thời gian ngừng cấp nước và đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định.
- Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện cấp nước an toàn cho cán bộ, người lao động của đơn vị.
- Tổ chức tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn.
- Báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn đến Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh và Sở Xây dựng.
Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước, bảo vệ môi trường, sử dụng nước tiết kiệm; giám sát, kiểm tra chất lượng nước; phát hiện và thông báo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện cấp nước an toàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1566/QD-TTg |
Hanoi, August 9, 2016 |
DECISION
APPROVAL OF NATIONAL PROGRAM FOR SAFE WATER SUPPLY DURING 2016 - 2025
PRIME MINISTER
Pursuant to Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to Law on Water Resources dated June 21, 2012;
Pursuant to Law on Construction dated June 18, 2014;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 of Government on clean water production, provision and consumption; Decree No. 124/2011/ND-CP dated December 28, 2011 on amendments to a number of Articles of Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 of Government on clean water production, provision and consumption;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
At the request of Minister of Construction,
HEREBY DECIDES:
Article 1. Approval of National program for safe water supply during 2016 – 2025 with following contents:
1. Policies and objectives of the Program
a) Policies on implementation of the Program:
- Clean water is a special commodity serving basic necessities of human’s life and socio-economic development.
- Safe water supply contributes towards water efficiency and environmental protection and aims for sustainable development.
- Implementation of safe water supply is the responsibility of ministries, local governments, water suppliers and the community.
b) Objectives:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Implement safe water supply to manage risks and remediate potential incidents originating from water resources, water treatment facilities and water transmission and distribution systems; ensure continuous and sufficient water supply with adequate pressure and quality to improve quality of life and protect human’s health.
- Specific objectives:
Mobilize resources to implement safe water supply in order to achieve specific objectives of each period as follows:
+ Until 2020:
. 90% - 95% of the population shall be provided with clean and hygienic water.
. 45% of urban water supply systems shall be established and implementing safe water supply plan.
. 35% of rural water supply systems shall be established and implementing safe water supply plan.
. Untreated municipal wastewater shall be reduced to 80% - 85%.
. Diarrhoea related to water for drinking and cooking shall be reduced by 20%.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Until 2025:
. 95% - 100% of the population shall be provided with clean and hygienic water.
. 75% of urban water supply systems shall be established and implementing safe water supply plan.
. 50% of rural water supply systems shall be established and implementing safe water supply plan.
. Untreated municipal wastewater shall be reduced to 70%.
. Diarrhoea related to water for drinking and cooking shall be reduced by 30%.
2. Scope, regulated entities and implementation period of the Program
a) Scope and regulated entities:
This Program shall be implemented in urban and rural areas of nationwide provinces and central-affiliated cities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Implementation period of the Program:
The Program shall be implemented from 2016 to 2025.
3. Primary tasks of the Program
a) Develop and improve policies on safe water supply:
- Examine and amend legislative documents:
+ Examine and amend Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 on clean water production, provision and consumption satisfactory to recently issued legislative documents and climate change; conduct research and assign water wholesalers and retailers with additional responsibilities; conduct study on policies on managing water supply in apartment and urban areas.
+ Conduct research and develop regulations on certifying water supply systems to provide safe water supply including: Assessment criteria; assessing, supervising, inspection and certifying organizations; certifying procedures.
+ Examine and revise regulations providing guidelines for methods of evaluating clean water consumption and adding expenditure related to activities that facilitate safe water supply.
- Examine and revise technical regulations and standards:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Revise design standards of water supply structures related to safe water supply.
+ Examine and revise technical regulations on water quality satisfactory to management requirements and socio-economic conditions; provide guidelines for managing and controlling water quality risks according conditions of utilized water sources.
b) Manage, extract, utilize and protect water sources:
- Establish water source protection corridors, develop measures to protect and improve quality of water sources for extraction satisfactory to safe water supply requirements.
- Conduct research on methods of storing and utilizing rainwater, particularly in areas suffering from water source disadvantages (areas suffering from salt-water intrusion, Mekong Delta region, islands and archipelagoes, northern mountain region, central highlands and south central coast).
- Examine and revise regulations on monitor systems supervising quality of domestic water sources; prepare plans to search for supplementary water sources for extraction in case of pollution of currently extracted water sources.
- Control sources of pollution affecting water sources; develop water quality early warning systems.
- Take actions against violations relating dumping waste, polluting water sources or illegal water extraction and utilization.
c) Implement safe water supply plans and invest in construction and renovation of water supply system:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Identify demands and prepare plans for investment and renovation of water supply system and activities assisting safe water supply.
- Invest and improve water treatment procedures and technology to be modern, environmental friendly, energy efficient and satisfactory to climate change; conduct research and apply new technology regarding water treatment in case of water quality deterioration and salt-water intrusion.
- Invest and install energy efficient devices at raw water and clean water pumping stations; invest in high pressure pumping stations and devices that controlling water flow, pressure and leak; renovate and replace old or leaking pipes.
- Invest in equipment controlling water quality and add water sterilizers to ensure adequate water quality and chloride contents as per the law.
- Invest in equipment and technology and conduct other activities in order to manage risks and rectify accidents.
d) Apply information technology in order to ensure safe water supply:
- Develop and provide instructions on using the software in managing safe water supply satisfactory to users ranging from water suppliers to central and local water supply regulatory agencies.
- Apply technology and smart devices in managing and operating water supply systems: Develop systems that jointly control, supervise and manage water supply systems online regarding water quality, water treatment, pipes, equipment and end consumers.
- Establish safe water supply database and monitor, supervision and assessment information systems (including: Operation of water supply systems; risk management and incident rectification systems; results of safe water supply, water sources, rural water supply, water quality, health and diseases related to water, etc.); cooperation and information sharing mechanism between national safety water supply database with other databases.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- For regulatory agencies:
Train and enhance capacity of officials of all levels directly managing water supply in organizing implementation of safe water supply, controlling water quality and implementing water supply service agreements within their competence.
- For research institutes, education institutions and preventive medical centers:
+ Prepare materials for training and enhancing capacity in safe water supply (safe water supply preparation and implementation manuals, safe water supply supervision and assessment manuals, etc.).
+ Examine and add contents related to safe water supply to training programs of water sectors in higher education institutions.
+ Invest and provide water quality test equipment for preventive medical centers, research institutes, water suppliers of provinces and cities satisfactory to demands of water quality control.
- For water suppliers:
+ Develop plans to train and enhance capacity of officials and workers within their competence.
+ Organize seminars and conferences to provide instructions, to exchange and share experience of safe water supply.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Examine, supervise and assess implementation results of safe water supply:
Conduct research and develop indicator sets for examining, supervising and assessing risk management of water supply systems to ensure safe water supply including: Area which is provided with safe water supply, indicators relating to controlling risks, water quality and quality of water supply services (pressure, continuity, etc.).
g) Publicize to raise community’s awareness:
Develop plans to publicize safe water supply and implement via various methods in order to raise awareness and responsibilities of community towards use of water resources.
h) Promote international cooperation:
- Promote international cooperation, technical exchange and cooperation with other international organizations and non-governmental organizations;
- Receive technical assistance, transfer technology and provide training relating with water supply and safe water supply.
4. Expenditure on Program implementation:
Sources of expenditure on Program implementation:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
State budget according to current level for implementation of state management tasks of ministries, central government authorities and local government authorities shall be utilized.
b) Water suppliers, public service providers and water supply consultancy units:
Water suppliers of provinces and central-affiliated cities, public service providers and water supply consultancy units shall utilize their funding sources to implement safe water supply tasks.
c) Other legal sources:
Other funding sources other than budget for implementation of safe water supple, namely: Assist research, develop policies and information, communication; invest and enhance capacity for safe water supply, conduct experiments to serve enterprise manufacturing and operation; train teams of experts and officials of ministries, local governments, enterprises, improve management capacity; invest and renovate water supply systems and safe water supply equipment, etc.
Article 2. Organization and implementation
1. Organize interdisciplinary cooperation
a) Steering Committees shall ensure safe water supply and prevent leakage of clean water:
Add further functions and tasks of the Steering Committee for clean water leakage prevention until 2025 regarding ensuring safe water supply and rename as national Steering Committee for safe water supply and clean water leakage prevention (hereinafter referred to as “Program Steering Committee”); assign members of Ministry of Health to join the Program Steering Committee; finalize operation procedures of the Steering Committee.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Add functions, tasks and finalize operation procedures of the interdisciplinary expert team affiliated to the National program for safe water supply and clean water leakage prevention. Interdisciplinary expert team is responsible of assisting the Program Steering Committee; organize examination, supervise and assess implementation results of safe water supply.
2. Responsibilities of ministries
a) Ministry of Construction:
Ministry of Construction acting as standing authority of the Program Steering Committee shall be responsible for directing and guiding implementation of the Program, to be specific:
- Taking charge and cooperating with relevant ministries in examining, revising, developing and requesting competent authorities to issue or issuing safe water supply policies within their competence; examining and revising regulations on management of water supply in apartments and new urban areas, responsibilities between clean water wholesalers and retailers according to Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 on clean water production, provision and consumption; revising Circular No. 08/2012/TT-BXD dated November 21, 2012 providing guidelines on ensuring safe water supply where indicator sets for supervising and assessing implementation of safe water supply are developed; conducting research and developing instructions on assessing people's satisfaction in water supply services.
- Examining, revising and amending systems of technical standards and regulations on safe water supply.
- Instructing lower administration divisions to prepare, approve and implement safe water supply.
- Organizing examination, supervision and encouragement of safe water supply.
- Organizing preparation of training materials and instruction on safe water supply.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Promoting international cooperation and exchange of experience, science, technology, finance, training and communication for implementation of the Program.
- On the basis of final reports and annual implementation plans of ministries and local governments, finalizing and preparing plans every year and every 5 years for implementation of the Program and reporting to the Program Steering Committee.
b) Ministry of Agriculture and Rural Development:
Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for directing and implementing safe water supply in rural areas:
- Instructing, examining, supervising and consolidating implementation of safe water supply in rural areas.
- Examining and developing policies, technical standards and regulations on safe water supply in rural areas and directing implementation thereof.
- Develop procedures for preparing and approving safe water supply plans for rural areas; piloting and expanding safe water supply models for rural areas; developing plans, routes and assessing implementation results of safe water supply in rural areas.
- Taking charge and cooperating with relevant ministries in communicating and raising community's awareness and capacity of water suppliers and water supply regulatory agencies regarding safe water supply in rural areas.
- Producing final reports and preparing annual plans for safe water supply in rural areas and submitting to Ministry of Construction.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Health shall be responsible for inspecting quality of water for drinking, cooking and daily routines:
- Finalizing regulations and guidelines on inspecting water quality; examining and considering revising National Technical Regulations No. QCVN 01:2009/BYT regarding quality of water for drinking and cooking and No. QCVN 02:2009/BYT on quality of water for daily routines including procedures for examining and supervising clean water quality to ensure safe water supply.
- Enhancing water quality inspecting capacity of officials of research institutes affiliated to Ministry of Health.
- Taking charge and cooperating with relevant ministries in guiding implementation of publicizing the people regarding sufficient and hygienic use of clean water in order to facilitate disease prevention.
- Taking charge and cooperating with relevant ministries in conducting research, assessing and determining relations between digestive related diseases (diarrhoea) and water for drinking, cooking and daily routines to determine specific objectives of the Program.
- Producing final reports and preparing annual plans regarding water quality inspection and submitting to Ministry of Construction.
d) Ministry of Natural Resources and Environment:
Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for managing and protecting water resources:
- Monitoring and managing utilization and use of water sources; guiding and examining preparation and management of water source protection corridors; supervising water source pollutants.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Taking charge and cooperating with competent authorities in examining and taking actions against violations relating to water source protection corridors or polluting sources of water for drinking, cooking and daily routines.
- Producing final reports and preparing annual plans regarding water resource management and protection related to safe water supply and submitting to Ministry of Construction.
dd) Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance:
Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance shall rely on contents of the Program, based on request of Ministry of Construction, ministries and local governments, to balance and allocate annual capital for investment and development, and concurrent expenditure on implementation of the Program according to current budget level.
e) Other relevant ministries:
Based on functions and tasks assigned by Government, relevant ministries shall cooperate with Ministry of Construction in implementing the Program.
g) Vietnam Water Supply and Sewerage Association:
- Participating and cooperating with Ministry of Construction and relevant agencies in training and publicizing; organizing seminars and conferences to share experience of safe water supply for water suppliers;
- Cooperating with regulatory agencies in conducting research and developing indicator sets for examining, supervising and assessing implementation results of safe water supply.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Responsibilities of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
- Preparing or developing operation of provincial Steering Committees for safe water supply and clean water leakage prevention.
- Conducting research and developing regulations and specific guidance relating to safe water supply depending on provinces within their provinces; conducting research and issuing preferential policies for meritorious organizations and individuals in ensuring safe water supply.
- Approving plans and routes to implementation of safe water supply within their competence; examining, supervising and assessing quality, progress and effectiveness of safe water supply.
- Organizing and cooperating in publicizing water source protection and instructing the people in storing and using clean and hygienic water.
- Determining and publicizing protection zones of areas for collection of domestic water according to Point a Clause 4 Article 32 of Law on Water Resource.
- Directing implementation of protection and prevention of water source and protection pollution risks, promptly handling any accidents and violations causing water source pollution and unsafe water supply systems.
- Directing Departments of Health to cooperate with relevant departments in enhancing inspecting quality of water for drinking, eating and daily routines.
- Mobilizing legal funding sources to implement Program contents within their competence.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Submitting reports to Ministry of Construction and Program Steering Committee on a regular basis regarding Program implementation.
4. Responsibilities of water suppliers
- Preparing and implementing plans for safe water supply to be performed by water supply system under the suppliers’ management according to approved routes; organizing supervision and assessment of implementation results of safe water supply; updating and preparing plans for further periods.
- Protecting water supply systems; cooperating with relevant agencies in examining and assessing impacts on water quality; conducting research and proposing measures to manage pollutants; selecting water sources for long-term extraction and backup water sources; promptly informing superior levels about water quality and publicizing on mass media.
- Investing and improving water supply structures; upgrading water supply supervising and controlling devices; conducting research and applying water treatment technology during water quality deterioration and salt-water intrusion; applying information technology in managing and operating water supply systems.
- Developing procedures for managing, responding and rectifying risks; assigning personnel and equipment promptly in case of accidents to minimize downtime and satisfy sustainable water supply requirements.
- Developing programs for training and enhancing capacity relating safe water supply of officials and employees within their competence.
- Publicizing and raising awareness of the people regarding water source protection, efficient and safe water usage.
- Producing reports on a regular basis on implementation of safe water supply and submitting to the provincial Steering Committees for safe water supply and Departments of Construction.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
People, inhabitants, organizations and individuals are responsible for protecting water sources, water supply systems, environment and using water efficiently; monitoring, examining water quality; detecting, informing, requesting competent agencies to take actions against violations to ensure safe water supply.
Article 3. This Decision comes into effect from the day of signing and issuance
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant organizations and individuals are responsible for implementation of this Decision./.
PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Trinh Dinh Dung
;
Quyết định 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1566/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 09/08/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video