Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 147/2005/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 147/2005/QĐ-TTG NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN TÂY  TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An tại Tờ trình  số 1527/TT-UB ngày 06 tháng 4 năm 2005  về việc xin phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010"; đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  tại Công văn số 2939 BKH/KTĐP&LT ngày 04 tháng 5 năm 2005.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010" với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010

Đưa miền Tây tỉnh Nghệ An thoát khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng biên giới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; bảo vệ tốt quốc phòng, an ninh biên giới và môi trường sinh thái bền vững.

2. Phương hướng phát triển đến năm 2010

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ngành nông, lâm nghiệp để hình thành các vùng sản xuất cây nguyên liệu tập trung quy mô lớn gắn với phát triển công nghiệp chế biến để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tăng khối lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá, tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm và phân công lại lao động trên địa bàn;

- Mở rộng các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch, thông tin liên lạc. Phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ vùng, huyện, cụm xã và mạng lưới chợ ở các xã vùng cao để thu mua trao đổi nông, lâm sản và cung ứng vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010

a) Về kinh tế:

- Nhịp độ phát triển kinh tế tăng bình quân: 15,08%; tổng giá trị sản xuất (giá 1994) đạt 12.536 tỷ đồng;

- Cơ cấu kinh tế: giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 45,6% năm 2005 xuống 35%; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 28,2% năm 2005 lên 37%; tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ từ 26,2% năm 2005 lên 28%;

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,5 triệu đồng (vùng núi cao 4 - 5 triệu đồng; vùng núi thấp 9 - 10 triệu đồng);

- Giá trị xuất khẩu đạt 45 triệu USD.

b) Về xã hội:

- Nhịp độ phát triển dân số tăng bình quân 1,1%. Quy mô dân số đạt 1.191.190 người;

- Xoá hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%;

- Cơ bản hoàn thành công tác định canh, định cư trên địa bàn các huyện vùng cao. Phấn đấu xoá bỏ tình trạng dân di cư tự do qua biên giới Lào;

- Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở ở tất cả 10 huyện miền núi; 100% phòng học được kiên cố;

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 30%.

4. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực

­a) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:

- Giao thông:

+ Xây dựng các tuyến đường kinh tế kết hợp với quốc phòng như:

­. Đường nối quốc lộ 7 với quốc lộ 48 dài 106 km;

. Tuyến đường Tây Nghệ An - Thanh Hoá (Mường Xén - Tri Lệ - Thông Thụ - Thanh Hoá) dài 240 km.

+ Các tuyến đường ra biên giới (dài 180 km):

. Tuyến Châu Kim - Nậm Giải, Ta Đo - Khe Kiền;

. Tuyến Vẽ - Hữu Khuông - Tam Thái;

. Tuyến Châu Kim - Nậm Giải;

. Tuyến Kẻ Bọn - Châu Phong;

. Tuyến Đôn Phục - Bình Chuẩn.

+ Xây dựng mới tuyến giao thông biên giới dài trên 400 km;

+ Nâng cấp và hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và hệ thống giao thông vùng cây nguyên liệu, hệ thống giao thông phục vụ du lịch trên địa bàn miền núi (quốc lộ 7A, 48, 15A, 46 và đường Hồ Chí Minh, tổng chiều dài 748 km, trong đó đi qua địa phận 10 huyện miền núi là 568 km; 12 tuyến tỉnh lộ dài 794 km);

+ Nâng cấp mặt đường các tuyến đường huyện đi vào các trung tâm xã, đồng thời đầu tư xây dựng mới nền đường và các công trình trên tuyến vào 10 xã chưa có đường ô tô, dài 167 km.

- Thuỷ lợi:

+ Đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi kết hợp thuỷ điện Bản Mồng (huyện Quỳ Hợp) quy mô 400 triệu m3 nước và 60 MW để tưới và giữ ẩm cho vùng Tây Bắc;

+ Khôi phục và nâng cấp 136 công trình và xây dựng mới 278 công trình để đảm bảo tưới cho 32.800 ha. Trong đó, tưới cho lúa 19.000 ha, tưới cho cây trồng cạn 13.800 ha;

+ Kiên cố hoá kênh mương mới 1.106 km;

+ Xây dựng mới 195 công trình cấp nước sinh hoạt, giải quyết nước sinh hoạt cho 890.000 người.

- Điện:

+ Hoàn chỉnh quy hoạch lưới điện trên địa bàn miền núi, nâng công suất các trạm biến thế; phát triển lưới điện 35 KV, 22 KV sau trạm 110 KV đến các xã có điều kiện;

+ Tiếp tục phát triển lưới điện đến tận xã đối với các xã có khả năng kỹ thuật cho phép. Đầu tư cải tạo và nâng cấp các trạm biến áp và đường dây đã có, đồng thời phát triển thuỷ điện nhỏ hoặc pin mặt trời;

+ Xây dựng xong nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ 320 MW, nhà máy thuỷ điện Khe Bố 96 MW, nhà máy thủy điện Hủa Na 180 - 200 MW nhà máy thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi Thác Muối 40 MW, các nhà máy khác: Bản Cốc, Sao Va, Nhạn Hạc công suất từ 5 - 20 MW và một số nhà máy thủy điện.

Đến năm 2010: đưa tỷ lệ hộ được sử dụng điện (điện lưới quốc gia, thuỷ điện nhỏ, pin...) lên 100%.

- Phát triển đô thị:

+ Hình thành và phát triển 2 thị xã mới: thị xã Con Cuông, quy mô 2 - 3 vạn dân; thị xã Thái Hoà, quy mô 3 - 5 vạn dân;

+ Hình thành thêm 7 thị trấn mới: Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn); Chợ Cồn, Chợ Chùa, Võ Liệt, Thanh Thuỷ (huyện Thanh Chương); thị trấn 3/2 (huyện Quỳ Hợp); Đông Hiếu (huyện Nghĩa Đàn), Châu Khê (huyện Con Cuông);

+ Phát triển 11 điểm đô thị, thị tứ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh: huyện Nghĩa Đàn: 4 điểm (Nghĩa Sơn, Nghĩa Lộc, Nghĩa Trung, Đông Hiếu); huyện Tân Kỳ: 3 điểm (thị trấn Lạt, Nghĩa Bình, Kỳ Sơn); huyện Anh Sơn: 1 điểm (thị trấn Tri Lễ); huyện Thanh Chương: 3 điểm (Thanh Thuỷ, Thanh Mai, Hạnh Lâm);

+ Phát triển mới 58 thị tứ gắn với phát triển chợ nông thôn: huyện Kỳ Sơn 6 thị tứ; huyện Tương Dương 2 thị tứ; huyện Con Cuông 5 thị tứ; huyện Anh Sơn 3 thị tứ; huyện Thanh Chương 16 thị tứ; huyện Quế Phong 4 thị tứ; huyện Quỳ Châu 7 thị tứ; huyện Quỳ Hợp 7 thị tứ; huyện Tân Kỳ 2 thị tứ; huyện Nghĩa Đàn 7 thị tứ.

- Xây dựng khu công nghiệp: xây dựng khu công nghiệp Phủ Quỳ 400 ha tại xã Nghĩa Thuận, phát triển các ngành nghề chế biến nông, lâm sản, dệt may, lắp máy, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng.

Hình thành các cụm sản xuất tiểu, thủ công nghiệp trên địa bàn 10 huyện miền núi để khai thác tiềm năng nguyên vật liệu sẵn có và khôi phục phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống trên địa bàn.

- Phát triển kinh tế cửa khẩu: hoàn thành xây dựng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn). Xây dựng cửa khẩu Thanh Thuỷ (Thanh Chương) thành cửa khẩu quốc gia; chuẩn bị đầu tư mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong) để giao lưu với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và các nước trong khu vực.

Xây dựng 2 chợ cửa khẩu tạo nguồn hàng hoá, đẩy mạnh hợp tác giao lưu với nước Lào và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan.

b) Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp:

- Lâm nghiệp:

+ Quản lý bảo vệ và phát triển 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) để tạo hệ sinh thái bền vững nhằm bảo vệ đất, nguồn nước, quỹ gen, môi trường và cảnh quan thiên nhiên;

+ Đổi mới cơ chế quản lý lâm nghiệp, thực hiện triệt để giao đất, khoán rừng phù hợp với từng địa bàn dân cư, tạo việc làm tại chỗ ở các lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Từng bước ổn định đời sống dân cư, xoá đói giảm nghèo;

+ Quản lý, bảo vệ 656.391 ha rừng hiện có;

+ Tạo các vùng trồng rừng tập trung quy mô lớn: rừng nguyên liệu giấy 72.500 ha, rừng nguyên liệu MDF 5.000 ha, rừng sở 15.000 ha, quế 10.000 ha, cây chủ cánh kiến 7.000 ha, tre, trúc lấy măng 5.000 ha.

- Nông nghiệp: đảm bảo an ninh lương thực ở các huyện núi cao, biên giới trên cơ sở thâm canh diện tích lúa nước hiện có kết hợp mở rộng diện tích ở những nơi có công trình thuỷ lợi mới và giảm mạnh diện tích lúa rẫy. Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp với đầu tư phát triển thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất thâm canh, tăng năng suất.

+ Cây lương thực: đến năm 2010 khai hoang ruộng nước ở các huyện núi cao 2.000 ha, giảm 6.000 ha diện tích rẫy. ổn định diện tích gieo trồng lúa 57.610 ha (trong đó rẫy luân canh 10.000 ha), ngô 29.700 ha, đưa năng suất lúa đạt 44 tạ/ha, ngô đạt 36 tạ/ha vào năm 2010. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 354.284 tấn;

+ Cây sắn nguyên liệu: đến năm 2010 bố trí diện tích sắn 5.000 ha, đảm bảo nguyên liệu cho 2 nhà máy sắn công suất 100 tấn bột/ngày. Đầu tư thâm canh giống mới để đạt năng suất 500 tạ/ha;

+ Cây mía: ổn định diện tích trồng mía 25.000 ha vào năm 2010; thâm canh để đạt năng suất bình quân 70 - 80 tấn/ha;

+ Cây lạc: diện tích 9.000 ha vào năm 2010 trên cơ sở chuyển từ đất trồng lúa, khoai kém hiệu quả. ứng dụng trồng lạc phủ nilông, đầu tư thâm canh sử dụng các giống mới có năng suất cao như giống L14, L08, LVT v.v... để đạt năng suất bình quân 25 tạ/ha;

+ Cây vừng: diện tích 6.000 ha, chủ yếu là vừng V6, năng suất 7 tạ/ha, sản lượng 4.200 tấn;

+ Cây chè: quy mô diện tích 13.000 ha, hiện có 6.800 ha, trồng mới thêm 5.200 ha (Phân bố dọc tuyến đường Hồ Chí Minh 4.500 ha chè búp, 500 - 700 ha chè tuyết ở huyện Kỳ Sơn); năng suất 15 tấn/ha;

+ Cây cà phê: quy mô diện tích 3.500 ha bằng giống cà phê chè Catimor, năng suất 1,5 - 2 tấn/ha. Đã có 2.400 ha, trồng mới thêm 1.100 ha;

+ Cây cao su: quy mô diện tích 7.000 ha, hiện có 3.218 ha, trồng mới thêm 3.382 ha (chủ yếu trồng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh). Sản phẩm mủ đạt 5.200 tấn năm 2010;

+ Cây cam: quy mô diện tích 5.000 ha (chủ yếu ở 4 huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông). Bình quân mỗi năm trồng 500 - 600 ha, đưa năng suất lên 25 - 30 tấn quả/ha, vùng thâm canh đạt 40 - 50 tấn quả/ha;

+ Cây dứa: quy mô 10.000 ha, đã có 3.200 ha, trồng mới thêm 6.800 ha (mở rộng diện tích trồng dứa ở 3 huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Anh Sơn), đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy dứa ở Quỳnh Châu (Quỳnh Lưu) và dự kiến xây dựng thêm 1 nhà máy nước dứa cô đặc ở huyện Tân Kỳ hoặc Yên Thành công suất 5.000 tấn/năm;

+ Phát triển chăn nuôi: tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 30% năm 2005 và 40% năm 2010 (tập trung chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp hoá từ khâu sản xuất thức ăn đến chuồng trại).

­. Đàn lợn: đẩy mạnh tốc độ phát triển đàn lợn lên 4,5 - 5% giai đoạn (2006 - 2010) để có tổng đàn 583.660 con vào năm 2010. Trong đó tỷ lệ lợn hướng nạc chiếm 60 - 70%;

. Đàn trâu, bò: đẩy mạnh tốc độ phát triển đàn trâu, bò. Đưa tốc độ phát triển đàn trâu lên 3,2% giai đoạn (2006 - 2010) để có tổng đàn 244.000 con và tốc độ phát triển đàn bò đạt 5,6% để có tổng đàn 228.210 con vào năm 2010, trong đó có 68% là bò lai Sind. Khuyến khích phát triển đàn bò sữa ở các huyện có điều kiện và cân đối đủ diện tích trồng cỏ.

Ngoài ra, phát triển chăn nuôi một số loại đặc sản khác: nuôi ong lấy mật, nuôi thả cánh kiến đỏ, nuôi ba ba v.v...

- Thuỷ sản: chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá rô phi đơn tính và phát triển hình thức nuôi cá - lúa luân canh trên diện tích trồng lúa chủ động nước. Tận dụng khai thác tốt các lòng hồ sẵn có để nuôi trồng thuỷ sản. Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 14.900 ha, sản lượng đạt 12.140 tấn.

c) Công nghiệp - xây dựng: phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và khả năng khai thác gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Công nghiệp mía đường: giữ nguyên công suất 2 nhà máy đường: Sông Con (Tân Kỳ) 1.250 tấn/ngày, Sông Lam (Anh Sơn) 500 tấn/ngày, mở rộng công suất nhà máy đường NAT&L lên 12.000 tấn mía/ngày; sản lượng đường đạt 180 - 200 nghìn tấn năm 2010;

- Chế biến chè: đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất và nâng cấp các cơ sở sản xuất hiện có để đạt công suất chế biến chè búp khô đạt 12.000 tấn;

- Chế biến cà phê: xây dựng xí nghiệp chế biến công suất 2.000 tấn/năm với thiết bị đồng bộ vừa phục vụ tiêu dùng vừa xuất khẩu để đáp ứng chế biến 6.000 tấn sản phẩm;

- Chế biến cao su: nâng cấp các cơ sở cũ đã có để đảm bảo chế biến mủ khô đạt 5.000 tấn;

- Chế biến hoa quả: xây dựng mới nhà máy chế biến nước dứa cô đặc công suất 5.000 tấn/năm tại huyện Tân Kỳ hoặc Yên Thành vào năm 2007 để khai thác tiềm năng vùng đất trồng dứa ở Tân Kỳ và các xã miền núi huyện Yên Thành dọc tuyến đường Hồ Chí Minh;

- Chế biến lâm sản: xúc tiến đầu tư và tìm đối tác xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy công suất 130.000 tấn/năm;

- Các sản phẩm chế biến khác: xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máy, các cơ sở sản xuất nhỏ như: chế biến thức ăn gia súc tại Con Cuông, nhà máy sơ chế bột giấy tại Khe Bố (Tương Dương), cơ sở chế biến tinh dầu quế 5.000 tấn/năm tại Mường Nọc (Quế Phong); nâng công suất nhà máy nước khoáng ở Quỳ Hợp lên 5 triệu lít/năm;

- Khai thác khoáng sản: sản lượng khai thác thiếc tinh luyện 800 tấn/năm; đá trắng xuất khẩu 350.000 tấn/năm; đá bazan 150.000 tấn/năm; than 25.000 tấn/năm; đá xây dựng 300.000 m3/năm, cát sỏi sạn 1,0 triệu m3/năm;

- Vật liệu xây dựng: quy hoạch vùng Anh Sơn và Đô Lương thành một trọng điểm sản xuất xi măng; mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới công nghệ sản xuất xi măng lò đứng của 2 nhà máy sản xuất xi măng Anh Sơn lên 400.000 tấn/năm bằng công nghệ lò quay, đồng thời chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy xi măng lò quay công suất 1,4 triệu tấn/năm; xây dựng nhà máy chế biến đá granit công suất 1 triệu m2/năm tại Tân Kỳ và một số cơ sở sản xuất tấm lợp với tổng công suất 1 triệu m2/năm, xây dựng nhà máy xi măng Đô Lương công xuất 2,4 triệu tấn/năm; xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung ở huyện Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn công suất 90 - 100 triệu viên/năm để đưa sản lượng gạch nung đạt 100 triệu viên, ngói 35 triệu viên/năm.

d) Dịch vụ thương mại, du lịch.

- Thương mại: hình thành các trung tâm thương mại tại các huyện lỵ, các thị trấn, thị tứ, hệ thống chợ, hệ thống mạng lưới bán lẻ xăng, dầu miền núi trên địa bàn vùng, xã, hệ thống chợ đường biên. Tăng cường sự hợp tác toàn diện với các tỉnh bạn Lào để có thị trường trao đổi hàng hoá qua Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan;

Phấn đấu đạt nhịp độ phát triển bình quân về tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường 10 huyện miền núi tăng bình quân giai đoạn (2006 - 2010) là 10,85%; tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 2.200 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 45 triệu USD vào năm 2010.

- Dịch vụ du lịch: khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, di tích văn hoá truyền thống, dân tộc, đưa miền Tây Nghệ An trở thành các điểm du lịch sinh thái, danh thắng, văn hoá, dân tộc hấp dẫn gắn với hệ thống du lịch chung của tỉnh. Đến năm 2010, lượng khách du lịch đến địa bàn miền núi đạt 200.000 lượt khách; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 30.000 triệu đồng.

đ) Văn hoá - xã hội:

- Dân số, lao động và đời sống xã hội:

+ Gắn các chương trình di dân, tái định cư, khu kinh tế quốc phòng với các chương trình, dự án phát triển sản xuất để điều chỉnh lại dân cư;

+ Phát triển và hình thành các cụm dân cư mới tập trung theo các tuyến giao thông trục chính và tuyến biên giới Việt - Lào. Các thị trấn, thị tứ và khu dân cư dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, gắn với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;

+ Tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ lên 30 - 40%, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 90% vào năm 2010;

+ Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 10% vào năm 2010.

- Giáo dục và đào tạo: thu hút 50 - 60% trẻ em trong độ tuổi đến các nhà trẻ, nhóm trẻ. Ở các bản vùng sâu, vùng xa, tổ chức cho trẻ 5 tuổi và trên 5 tuổi chưa đến lớp mầm non học chương trình mẫu giáo 36 buổi trước khi vào lớp 1.

+ ổn định số trường mầm non hiện có, phát triển thêm các nhóm trẻ, các lớp mẫu giáo ở các bản. Đưa tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên 10%;

+ ổn định hệ thống trường tiểu học trên địa bàn. Đến năm 2005 toàn vùng thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi;

+ Đến năm 2007 phổ cập xong trung học cơ sở, năm 2010 có 10% số trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia;

+ Xây dựng hai trường trung học dạy nghề ở huyện Thái Hà và Con Cuông để đào tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Y tế:

+ Đầu tư xây dựng mới 2 bệnh viện vùng ở thị xã Con Cuông 150 giường bệnh và thị xã Thái Hoà quy mô 250 giường bệnh;

+ Cơ bản giữ nguyên số giường bệnh ở các trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã. Đầu tư xây dựng tăng số phòng khám đa khoa khu vực một số huyện đông dân, vùng sâu, vùng xa. Nâng tỷ lệ số giường bệnh lên 22 giường/ 1vạn dân.

­­­. Kiên cố hoá 100% các phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế; các xã đều có bác sĩ, y sĩ sản nhi, y tá trung học, nữ hộ sinh. Đưa tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 40 - 50%;

. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới 30%, hạ tỷ lệ bướu cổ xuống dưới 10%.

­­- Văn hoá thông tin - phát thanh truyền hình:

+ Đưa tỷ lệ làng, bản được phủ sóng phát thanh lên 100%, truyền hình lên 90%. Nâng cao chất lượng và thời lượng phát thanh bằng tiếng Thái. Xây dựng thêm chương trình phát thanh tiếng Mông. Các huyện đều có đội thông tin lưu động, 100% số xã, thị trấn có hệ thống truyền thanh công cộng;

+ Tăng tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá lên 85%;

+ Nâng tỷ lệ số xã có điểm bưu điện văn hoá lên 100%.

. Phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, xây dựng gia đình thể thao để có 15% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.

. Mỗi huyện có một sân vận động đa chức năng, 1 nhà tập luyện và thi đấu. Các trung tâm cụm xã và các xã có sân vận động đa chức năng.

. Đảm bảo 100% số cán bộ văn hoá - thông tin - thể dục thể thao miền núi được đào tạo.

- Khoa học và công nghệ: đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Thành lập Trung tâm ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vùng phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp: vừa là cơ quan nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học trên địa bàn, vừa là nơi cung ứng các nguồn giống và kỹ thuật cho nhân dân, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

5. Các giải pháp chủ yếu

a) Tiếp tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, khu đô thị mới trên địa bàn các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An:

- Căn cứ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch các huyện miền núi đã được phê duyệt, điều chỉnh cơ cấu sản xuất cây con, đặc biệt là chăn nuôi; từ đó điều chỉnh các dự án đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh quy hoạch các khu đô thị mới, các dự án phát triển du lịch, kinh tế dịch vụ trên địa bàn.

b) Giải pháp phát triển nguồn lực:

- Phát triển nhân lực:

+ Có chính sách bổ sung phát triển nguồn nhân lực mới để đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có. Trước hết đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ cơ sở xã, bản;

+ Củng cố, nâng cấp các trường dạy nghề ở miền Tây Nghệ An, để nâng cao chất lượng lao động được đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề mây tre đan, chế biến nông, lâm sản. Hình thành 2 trung tâm dạy nghề cấp vùng (Tây Bắc và Tây Nam) để đào tạo nguồn nhân lực cho cả khu vực miền Tây của tỉnh;

+ Củng cố lại bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, có chất lượng. Gắn việc đào tạo với luân chuyển cán bộ về cơ sở. Chú trọng tăng cường cán bộ ngành giáo dục, y tế, cán bộ và chiến sĩ bộ đội biên phòng. Tăng cường thu hút sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng về làm việc tại cơ sở.

Quan tâm sử dụng các già làng, trưởng bản để vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Tăng cường cán bộ khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công bằng hình thức luân chuyển cán bộ, tiếp nhận mới và đầu tư cho công tác khuyên nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ:

+ Chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp. Làm tốt công tác bảo vệ thực vật, nghiên cứu và phổ biến rộng rãi quy trình dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y cho các loại cây, con hợp lý;

+ Mở rộng việc cơ giới hoá các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thuỷ lợi và tiết kiệm sử dụng điện, nước;

+ Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu như: hoa quả, chế biến lâm sản và lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi để tạo ra khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá;

+ Tăng diện tích trồng lúa lai lên 80 - 90% diện tích chủ động nước, 80 -90% đối với ngô lai; mở rộng diện tích lạc sen lai, mía Roc 10, Roc 16, cà phê Catimor, giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt, giống cây ăn quả, giống cây rừng mọc nhanh phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng;

+ Tiếp tục cải tạo đàn bò, đàn lợn chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển đàn gà, vịt v.v... đồng thời khôi phục và phát triển một số loại vật nuôi quý hiếm như: vịt bầu Quỳ Châu, gà ác, nuôi ong lấy mật, nuôi thả cánh kiến đỏ, nuôi ba ba v.v...

- Giải pháp huy động nguồn lực cho đầu tư:

+ Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, khai thác quỹ đất.... để phát triển kết cấu hạ tầng ở các huyện miền núi;

+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng trọng điểm, vùng biên giới, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, khu vực có các điểm du lịch để thu hút đầu tư. Ưu tiên đầu tư cho các chương trình thực hiện kết luận số 20 KL/TW ngày 02 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị, chương trình dự án trong Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị, để hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh;

+ Huy động mọi quyền lực để xây dựng các công trình hạ tầng theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Khuyến khích người dân đầu tư và liên doanh đầu tư phát triển sản xuất với các tổ chức kinh doanh;

+ Xây dựng và xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có nguồn thu lớn như: xi măng, khai thác và chế biến đá trắng, chế biến gỗ, lâm sản... và các sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu;

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đề cao trách nhiệm Chủ đầu tư. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý tạo ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh.

+ Kêu gọi các dự án về bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học, bảo vệ quỹ đất, nguồn tài nguyên nước, kết hợp phát triển các ngành du lịch và dịch vụ khác.

c) Củng cố, mở rộng quan hệ sản xuất trên địa bàn miền núi:

- Tổ chức sản xuất theo hướng kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Có cơ chế thích hợp để khuyến khích các hộ nông dân, các chủ trang trại và các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh;

- Tăng cường vai trò kinh tế nhà nước trong sản xuất nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp công ích đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hoá tiêu dùng, các loại vật tư phục vụ sản xuất, các loại hàng hoá tiêu dùng và làm tốt đại lý thu gom tiêu thụ sản phẩm cho nông dân miền núi;

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý các nông, lâm trường để các đơn vị này trở thành trung tâm hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ: giữa nông, lâm trường, trạm trại; các nhà máy chế biến; giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn;

- Thực hiện tốt các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia và các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, của tỉnh để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc.

d) Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các huyện miền núi:

- Phát triển và củng cố các tổ chức kinh doanh xuất khẩu mạnh, có thể khép kín từ khâu nguyên liệu - chế biến - xuất khẩu để ổn định đầu vào và đầu ra. Dùng quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ cho doanh nghiệp khi gặp rủi ro, bù lỗ các mặt hàng nông sản thực phẩm nhất là hàng của đồng bào miền núi, dân tộc;

- Phát triển và củng cố mạng lưới chợ nông thôn và cơ sở dịch vụ thu mua, hình thành nhanh các khu, cụm, điểm kinh tế tổng hợp trên các địa bàn để tạo ra các mô hình phát triển kinh tế và các điểm thu mua và cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho đồng bào miền núi, dân tộc;

- Tiếp tục chuyển đổi và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã dịch vụ đảm bảo cung ứng đầu vào có chất lượng và tiêu thụ tốt sản phẩm cho nông dân;

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tìm kiếm, phát triển thị trường và kêu gọi đối tác đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.

đ) Đổi mới doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế:

- Đẩy mạnh cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý trên địa bàn miền Tây Nghệ An, nhất là các nông trường quốc doanh, các tổng đội Thanh niên xung phong;

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là hình thành các công ty tư nhân trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản và khai thác khoáng sản; hình thành các hợp tác xã cung cấp các yếu tố đầu vào và giải quyết các yếu tố đầu ra cho bà con nông dân;

- Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư các lĩnh vực mà miền Tây Nghệ An có lợi thế nhằm góp phần phát triển kinh tế của vùng, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

e) Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển:

- Cải cách hành chính: tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới chỉ đạo điều hành. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp luân chuyển đội ngũ cán bộ. Chăm lo bồi dưỡng đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật tạo bước chuyển biến về chất trong việc phát huy nguồn nhân lực.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đề án “Một cửa” ở tất cả các huyện trên địa bàn theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách đầu tư:

+ Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc;

+ Giao thông: ưu tiên đầu tư các tuyến đường nối các vùng trọng điểm, đường vùng nguyên liệu, đường nối các điểm du lịch và đường ra biên giới;

+ Thuỷ lợi: ưu tiên đầu tư nâng cấp các hồ đập phục vụ tưới tiêu vùng màu và cây công nghiệp tập trung. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào kiên cố hoá kênh mương, xây dựng các công trình nước sạch cho nông thôn;

+ Điện: ưu tiên đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng thuỷ điện Bản Vẽ, thuỷ điện Khe Bố và công trình thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi Thác Muối. Đầu tư cải tạo và nâng cấp các trạm biến áp và đường dây đã có, đồng thời phát triển thuỷ điện nhỏ hoặc pin mặt trời.

Để thực hiện được các mục tiêu của đề án, tổng nhu cầu vốn là 26.800 tỷ đồng. Trong đó vốn trong nước 22.600 tỷ đồng, vốn nước ngoài 4.200 tỷ đồng.

Phân bố đầu tư cho các ngành:

. Nông, lâm, thuỷ sản: 5.966 tỷ đồng;

. Công nghiệp: 10.285 tỷ đồng;

. Dịch vụ, hạ tầng 10.549 tỷ đồng.

Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư cho 60 dự án với tổng số vốn 23.276 tỷ đồng (ngân sách trung ương: 7.446 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.564 tỷ đồng; doanh nghiệp 13.994 tỷ đồng; đầu tư nước ngoài 272 tỷ đồng).

(Danh mục các dự án có biểu Phụ lục kèm theo).

- Chính sách dân tộc miền núi:

+ Thực hiện theo Quyết định số 134/2004/QĐ.TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung sửa đổi một số chính sách phát triển miền núi, dân tộc như: hỗ trợ vốn phát triển sản xuất và duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, các công trình phúc lợi công cộng v.v... Trợ cước, trợ giá vận chuyển và bao cấp các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;

+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc nổi lên ở miền núi như: buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma tuý và nghiện hút ma tuý, nhiễm HIV/AIDS, truyền đạo trái phép vào các vùng dân tộc, di dịch cư tự do qua Lào, đơn thư khiếu kiện, tranh chấp đất đai.

g) Tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư cho miền núi:

- Xây dựng các mô hình kinh tế sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Khuyến khích phát triển kinh tế trạng trại và phát triển sản xuất vùng nguyên liệu có quy mô lớn cho công nghiệp chế biến;

- Củng cố và tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho phù hợp với từng địa bàn dân cư và tập quán sản xuất để người dân thuận lợi trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và các dịch vụ khác.

h) Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có gắn với bảo vệ môi trường:

- Tài nguyên đất: bố trí quỹ đất cho sản xuất và xây dựng trên địa bàn có hiệu quả. Hạn chế đến mức tối đa bỏ đất hoang. Chú trọng làm tốt công tác thuỷ lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Hoàn thành việc giao đất, khoán rừng lâu dài cho hộ nông dân gắn với công tác định canh, định cư ở các huyện vùng cao:

+ Đầu tư thâm canh diện tích lúa nước hiện có, tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích lúa nước ở những vùng có điều kiện xây dựng công trình thủy lợi;

+ Đối với diện tích đất trống đồi núi trọc: khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến.

- Tài nguyên khoáng sản: tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức tốt việc khai thác khoáng sản để hạn chế tác động xấu đến môi trường như khai thác đá vôi, đá trắng, đá đen, đá granít, đá bazan, thiếc, đất gốm sứ v.v...

- Tài nguyên rừng: hoàn chỉnh quy trình trồng rừng thâm canh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường hoạt động bảo vệ, phát triển lâm nghiệp thông qua việc xây dựng các dự án phát triển rừng. Tổ chức khai thác rừng có kế hoạch để bảo vệ và phát triển vốn rừng bền vững;

- Tài nguyên nước: đầu tư nâng cấp các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư.

i) Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đấu tranh có hiệu quả với âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Thường xuyên thông tin cho đồng bào các dân tộc hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế kết hợp với quốc phòng an ninh. Tiếp tục bổ sung và triển khai phương án phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc trong mọi tình huống. Tổ chức xây dựng xã an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Xây dựng các tuyến đường tuần tra biên giới và tăng cường quản lý biên giới cửa khẩu (Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, Thông Thụ). Tổ chức tốt phong trào quân chúng bảo vệ an ninh biên giới và an toàn xã hội trên địa bàn.

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An

1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban để chỉ đạo thực hiện. Các ngành chức năng có trách nhiệm tăng cường phối hợp với các huyện miền núi để xây dựng triển khai thực hiện các Đề án.

2. Nghiên cứu cụ thể hóa các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên cập nhật thông tin. Khi có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh Đề án phải báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, mở rộng thị trường, chủ động hội nhập kinh tế, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

4. Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính. Từng bước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng và thế mạnh của vùng để từng bước phát huy nhân tố tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường trong quá trình phát triển.

5. Chỉ đạo đầu tư tập trung có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và hạ tầng xã hội, tạo động lực phát triển các ngành và các lĩnh vực.

6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp, luân chuyển cán bộ chủ chốt, phân công phân cấp và đề cao trách nhiệm cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An cụ thể hoá Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010" đã được phê duyệt bằng các chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lựa chọn, phân loại cơ cấu vốn đầu tư cho từng Dự án để tạo điều kiện cho tỉnh Nghệ An đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

 


PHỤ LỤC SỐ 1

MỤC TIÊU TỔNG HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện

Dự kiến phát triển

Nhịp độ phát triển bình quân

2000

2003

Kế hoạch 2005

Dự kiến 2010

2001 - 2003

2004 - 2005

2006 - 2010

1. Dân số

Người

1.064.348

1.097.945

1.127.780

1.192.000

1,04

1,35

1,11

2. Tổng sản lượng lương thực có hạt

 % so với toàn tỉnh

Tấn

%

238.414

29

314.464

31,10

318.100

31,00

360.404

36,87

 

 

 

3. Bình quân lương thực người/năm

Kg/ng/năm

224

286

282

302

 

 

 

4. Giá trị sản xuất (giá 94)

Tỷ đồng

3.640

4.769

6.012

12.536

9,42

12,28

15,83

Nông, lâm, ngư

"

1.565

1.968

2.284

3.653

7,93

7,75

9,85

Công nghiệp - Xây dựng

"

1.281

1.775

2.457

6.319

11,49

17,64

20,79

Dịch vụ

"

794

1.026

1.271

2.564

8,91

11,31

15,07

5. Giá trị gia tăng (giá 94)

Tỷ đồng

2.125

2.758

3.398

6.859

9,09

11,00

15,08

Nông, lâm, ngư

"

1.096

1.384

1.603

2.591

8,08

7,64

10,08

Công nghiệp - Xây dựng

"

487

677

931

2.526

11,64

17,27

22,08

Dịch vụ

"

542

697

864

1.743

8,77

11,31

15,07

6. Giá trị gia tăng (Giá thực tế)

Tỷ đồng

2.684

3.842

5.173

11.308

 

 

 

Nông, lâm, ngư

"

1.390

1.901

2.357

3.962

 

 

 

Công nghiệp - Xây dựng

"

628

944

1.460

4.211

 

 

 

Dịch vụ

"

659

997

1.356

3.135

 

 

 

7. Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

100

 

 

 

Nông, lâm, ngư

"

51,8

49,5

45,6

35,0

 

 

 

Công nghiệp - Xây dựng

"

23,4

24,6

28,2

37,0

 

 

 

Dịch vụ

"

24,8

25,9

26,2

28,0

Bình quân năm 2010 các huyện núi cao: 4 - 4,5 triệu, các huyện núi thấp: 9 - 10 triệu

8. Bình quân thu nhập đầu người

Triệu đồng

2,5

3,3

4,5

8,5

9. Thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng

160

210

280

880

10. Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

3,87

8,60

12,50

25,00

 

 

 

11. Tỷ lệ hộ đói nghèo

%

20,46

17,21

14,49

<10

 

 

 

12. Tỷ lệ dân số dùng nước sạch

%

36,40

42,30

63,00

80,00

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

MỘT SỐ SẢN PHẨM VÀ GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010

 

Đơn vị: triệu đồng

TT

Các sản phẩm chủ yếu

Đơn vị tính

Phương án sản phẩm

Đơn giá 1994 (Tr.đ)

Giá trị sản xuất (giá 94)

Giá trị gia tăng

2003

2005

2010

2003

2005

2010

2003

2005

2010

 

Tổng số toàn vùng

 

 

 

 

 

4.768.504

6.011.844

12.535.650

2.758.168

3.398.372

6.859.321

I

Sản phẩm CN - XD

 

 

 

 

 

1.775.358

2.456.938

6.318.859

677.199

931.351

2.525.521

A

Khai thác mỏ

 

 

 

 

 

63.635

75.775

114.025

23.545

28.037

42.189

1

Thiếc tinh luyện

Tấn

410

550

800

56

22.960

30.800

44.800

8.495

11.396

16.576

2

Đá trắng xuất khẩu

1000T

75

80

100

450

33.750

36.000

45.000

12.488

13.320

16.650

3

Khai thác đá granit

1000m3

 

 

30

120

 

 

3.600

 

 

1.332

4

Khai thác đá xây dựng

1000m3

95

115

300

35

3.325

4.025

10.500

1.230

1.489

3.885

5

Khai thác đá bazan

1000T

35

50

150

45

1.575

2.250

6.750

583

833

2.498

6

Than sạch

1000T

15

20

25

135

2.025

2.700

3.375

749

999

1.249

B

Công nghiệp chế biến

 

 

 

 

 

1.024.107

1.138.172

2.388.885

398.637

442.417

920.578

 

Thực phẩm

 

 

 

 

 

869.281

913.490

1.346.200

339.020

356.261

525.018

1

Chè búp khô

Tấn

4.060

5.340

12.100

15

60.900

80.100

181.500

23.751

31.239

70.785

2

Bia

1000 lít

250

350

1.000

4

1.000

1.400

4.000

390

546

1.560

3

Đường kính

Tấn

148.300

152.000

160.000

5,37

796.371

816.240

859.200

310.585

318.334

335.088

4

Dứa hộp

Tấn

 

 

10.000

10

 

 

100.000

 

 

39.000

5

Thức ăn gia súc tổng hợp

Tấn

 

 

2.000

2

 

 

4.000

 

 

1.560

6

Tinh bột sắn

Tấn

 

 

10.000

8

 

 

80.000

 

 

31.200

7

Dầu sở

Tấn

288

350

5.000

20

5.760

7.000

100.000

2.246

2.730

39.000

8

Nước khoáng

1000 lít

1.500

2.500

5.000

3,5

5.250

8.750

17.500

2.048

3.413

6.825

 

Dệt may, CB lâm sản

 

 

 

 

 

28.500

73.500

554.350

10.545

27.195

205.110

1

May mặc xuất khẩu

1000 SP

 

 

1.000

48,5

 

 

48.500

 

 

17.945

2

Giấy các loại

Tấn

 

500

1.000

3,8

 

1.900

3.800

 

703

1.406

3

Bột giấy

Tấn

 

 

60.000

6,34

 

 

380.400

 

 

140.748

4

Gỗ mỹ nghệ

1000 SP

1.900

2.700

5.000

15

28.500

40.500

75.000

10.545

14.985

27.750

5

Gỗ ván MDF

m3

 

10.000

15.000

3,11

 

31.100

46.650

 

11.507

17.261

6

Mây tre đan

1000 SP

2.000

4.000

6.000

2

 

8.000

12.000

 

 

 

 

Vật liệu xây dựng

 

 

 

 

 

120.376

139.157

430.835

46.947

54.271

168.026

1

Xi măng

1000T

140

150

400

750

105.000

112.500

300.000

40.950

43.875

117.000

2

Gạch nung

Tr.Viên

57

63

135

180

10.260

11.340

24.300

4.001

4.423

9.477

3

Ngói

Tr.viên

16

17

35

1

16

17

35

6

7

14

4

Tấm lợp

1000m2

 

 

2000

15

 

 

30.000

 

 

11.700

5

Bột đá siêu mịn

1000T

10

30

150

510

5.100

15.300

76.500

1.989

5.967

29.835

6

Gạch Block

Tr.Viên

 

 

60

200

 

 

12.000

 

 

4.680

 

Hóa chất phân bón

 

 

 

 

 

4.725

11.250

56.250

1.843

4.388

21.938

1

Phân vi sinh

1000 T

10,5

25

125

450

4.725

11.250

56.250

1.843

4.388

21.938

 

Cơ khí chế tạo

 

 

 

 

 

725

775

1.250

283

302

488

1

Gia công cơ khí

1000 SP

290

310

500

2,5

725

775

1.250

283

302

488

C

Công nghiệp điện nước

 

 

 

 

 

1.650

2.750

721.100

1.205

2.008

526.403

1

Điện

Tr.Kwh

1,8

2,5

1.435

500

900

1.250

717.500

657

913

523.775

2

Nước máy

Tr.m3

0,5

1

2,4

1.500

750

1.500

3.600

548

1.095

2.628

 

Công nghiệp khác

 

 

 

 

 

500

244.330

862.740

190

90.402

210.470

D

Xây dựng

 

 

 

 

 

685.466

995.911

2.232.109

253.622

368.487

825.880

II

Sản phẩm nông, lâm, ngư

 

 

 

 

 

1.967.562

2.284.284

3.653.172

1.383.573

1.602.999

2.590.539

1

Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Trồng trọt

 

 

 

 

 

1.587.317

1.838.099

2.678.200

1.063.502

1.231.526

1.794.394

-

Tổng lương thực

Tấn

314.464

319.200

339.962

 

500.893

508.224

540.999

335.598

340.510

362.469

 

Lúa

"

239.492

236.000

241.962

1,6

383.187

377.600

387.139

256.735

252.992

259.383

 

Ngô

"

74.972

83.200

98.000

1,57

117.706

130.624

153.860

78.863

87.518

103.086

-

Cây CN ngắn ngày

 

 

 

 

 

333.448

420.640

596.970

223.410

281.829

399.970

 

Lạc

tấn

8.177

11.250

22.500

3,2

26.166

36.000

72.000

17.531

24.120

48.240

 

Vừng

tấn

338

2.150

4.200

5,6

1.893

12.040

23.520

1.268

8.067

15.758

 

Mía cây

1000T

1.255

1.440

1.645

210

263.550

302.400

345.450

176.579

202.608

231.452

 

Sắn nguyên liệu chế biến

tấn

80.460

135.000

300.000

0,52

41.839

70.200

156.000

28.032

47.034

104.520

-

Cây CN dài ngày

 

 

 

 

 

54.153

119.259

451.920

36.283

79.904

302.786

+

Chè búp tươi

tấn

17.720

29.750

82.500

1,5

26.580

44.625

123.750

17.809

29.899

82.913

+

Cà phê tươi

tấn

5.280

12.540

63.360

4,5

23.760

56.430

285.120

15.919

37.808

191.030

+

Cao su

tấn

465

2.220

5.250

8,2

3.813

18.204

43.050

2.555

12.197

28.844

-

Cây ăn quả

 

 

 

 

 

34.000

84.150

303.000

22.780

56.381

203.010

+

Dứa

tấn

10.000

52.500

168.000

1,0

10.000

52.500

168.000

6.700

35.175

112.560

+

Cam

tấn

9.600

12.660

54.000

2,5

24.000

31.650

135.000

16.080

21.206

90.450

-

Sản phẩm khác

 

 

 

 

 

664.822

705.826

785.311

445.431

472.903

526.158

b

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

286.126

321.953

459.158

247.489

276.499

392.267

-

Tổng đàn trâu

con

197.250

208.450

244.000

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng tính

con

19.725

20.845

24.400

2,34

46.157

48.777

57.096

40.156

42.436

49.674

-

Tổng đàn bò

con

159.143

173.790

228.210

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng tính

con

15.914

17.379

22.821

2,1

33.420

36.496

47.924

29.075

31.751

41.694

 

Tổng đàn lợn

con

417.586

461.147

583.660

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng tính

con

129.452

142.956

180.935

0,48

62.137

68.619

86.849

54.059

59.698

75.558

-

Tổng đàn gia cầm

con

3.889.781

4.370.560

5.988.050

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng tính

con

2.333.869

2.622.336

3.592.830

0,01

23.339

26.223

35.928

20.305

22.814

31.258

-

Kén tằm

tấn

400

1.000

2.000

18

7.200

18.000

36.000

4.824

12.060

24.120

-

con

35.961

36.500

38.500

0,3

10.788

10.950

11.550

9.386

9.527

10.049

 

Sản phẩm chăn nuôi khác

 

 

 

 

 

149.242

161.665

240.907

129.841

140.649

209.589

c

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

43.523

52.940

381.450

37.865

46.058

331.862

-

Trồng rừng tập trung hàng năm.

ha

9.000

10.000

12.400

2,35

21.150

23.500

29.140

18.401

20.445

25.352

 

Trong đó vùng nguyên liệu giấy

"

3.800

10.000

10.800

3,05

11.590

30.500

32.940

10.083

26.535

28.658

-

Khai thác gỗ rừng tự nhiên

m3

10.150

12.000

15.000

0,62

6.293

7.440

9.300

5.475

6.473

8.091

-

Khai thác gỗ rừng trồng

"

4.000

10.000

400.000

0,62

2.480

6.200

248.000

2.158

5.394

215.760

-

Khai thác nhựa thông

tấn

1.000

1.200

3.000

3

3.000

3.600

9.000

2.610

3.132

7.830

-

Nhựa cánh kiến

tấn

 

 

2.200

1,55

 

 

3.410

 

 

2.967

-

Sản phẩm khác

 

 

 

 

 

10.600

12.200

82.600

9.222

10.614

71.862

d

Thuỷ sản

 

 

 

 

 

50.597

71.292

134.364

34.716

48.915

72.016

 

Sản lượng cá

tấn

4.533

6.388

12.196

9

40.797

57.492

109.764

28.150

39.669

72.016

 

Thuỷ sản khác

 

 

 

 

 

9.800

13.800

24.600

6.566

9.246

16.482

III

Sản phẩm ngành dịch vụ

 

 

 

 

 

1.025.584

1.270.622

2.563.619

697.397

864.023

1.743.261

1

Dịch vụ thương mại

 

 

 

 

 

130.567

174.050

254.360

92.703

123.576

180.596

2

Khách sạn và nhà hàng

 

 

 

 

 

79.790

78.143

213.037

33.512

66.098

143.122

3

Vận tải: kho bãi và thông tin liên lạc

 

 

 

 

 

157.837

171.280

284.049

90.104

90.104

90.104

4

Tài chính, tín dụng

 

 

 

 

 

48.510

44.091

96.905

39.778

36.154

79.462

5

Hoạt động khoa học và công nghệ.

 

 

 

 

 

2.667

3.431

5.896

1.883

2.333

5.753

6

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

 

 

 

 

 

148.710

189.069

333.270

101.123

125.975

226.624

7

Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội

 

 

 

 

 

168.196

230.491

388.645

137.921

189.002

318.689

8

Giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

 

118.250

151.585

373.776

87.505

112.173

276.594

9

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

 

 

 

 

 

55.689

76.619

152.023

39.539

54.399

107.936

10

Hoạt động văn hoá thể thao

 

 

 

 

 

9.743

10.546

28.713

6.236

6.750

18.376

11

Hoạt động đảng, đoàn thể và hiệp hội

 

 

 

 

 

1.846

21.474

4.358

1.218

14.173

2.876

12

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

 

 

 

 

 

3.384

4.320

7.691

2.572

3.283

5.845

13

Sản phẩm dịch vụ khác

 

 

 

 

 

100.395

115.525

420.897

63.752

64.193

242.530

 

 

PHỤ LỤC SỐ 3

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Tên chương trình,            dự án

Địa điểm

Năm 2005

Giai đoạn

2006 - 2010

Tổng vốn đầu tư 2004 - 2010

Nguồn vốn

Ghi chú

Quy mô

Vốn đầu tư

Quy mô

Vốn đầu tư

NSTW

NSĐP

DN

ĐTNN

I

Các dự án nông, lâm, ngư nghiệp và PTNT

 

 

743,4

 

1.947,0

2.690,4

1.354,0

979,4

292,0

65,0

 

a

Dự án nông nghiệp

 

 

240,4

 

472,0

712,4

40,0

380,4

292,0

 

 

1

Khai hoang lúa nước

KS, TD

500 ha

10,0

1500 ha

30,0

40,0

40,0

 

 

 

 

2

Trồng và chế biến chè

Tây Nam

3000 ha

30,0

5000 ha

50,0

80,0

 

 

80,0

 

 

3

Trồng và chế biến cà phê

Phủ Quỳ

2000 ha

20,0

3000 ha

1000 ha

30,0

50,0

 

 

50,0

 

 

4

Trồng và chế biến dứa

TK, YT, QL, Ng.Đ

2000 ha

20,0

500T/năm 2000 ha

10,0

30,0

 

 

30,0

 

 

5

Phát triển dâu tằm tơ

AS, TK, CC

1600 ha

6,0

200T/năm

50,0

56,0

 

 

56,0

 

 

6

Trồng cây ăn quả

Toàn vùng

800 ha

16,0

3000 ha

60,0

76,0

 

 

76,0

 

 

7

Trồng măng xuất khẩu

Toàn vùng

800 ha

16,0

300 ha

30,0

46,0

 

46,0

 

 

 

8

Phát triển đàn bò thịt

Toàn vùng

120000 con

120,0

 

200,0

320,0

 

320,0

 

 

 

9

Phát triển đàn bò sữa

Ng.Đàn, TH.C

6000 con

2,4

 

12,0

14,4

 

14,4

 

 

 

b

Dự án lâm nghiệp

 

 

159,0

 

614,0

773,0

223,0

550,0

 

 

 

1

Dự án trồng 5 triệu ha rừng

Toàn vùng

6000 ha

24,0

28.600 ha

114,0

138,0

138,0

 

 

 

 

2

Trồng nguyên liệu giấy

Toàn vùng

10000 ha

110,0

40.000 ha

440,0

550,0

 

550,0

 

 

 

3

Trồng và chế biến Sở

Toàn vùng

5000 ha

25,0

15.000 ha

60,0

85,0

85,0

 

 

 

 

c

Thuỷ sản

 

 

13,0

 

26,0

39,0

 

39,0

 

 

 

1

Nuôi cá xen lúa

4 huyện núi thấp

300 ha

3,0

1000 ha

6,0

9,0

 

9,0

 

 

 

2

Cá lồng bè

AS, CC, KS, QP, TD

500 lồng bè

10,0

1000 lồng

20,0

30,0

 

30,0

 

 

 

d

Dự án phát triển nông thôn

 

 

331,0

 

835,0

1.166,0

1.091,0

10,0

 

65,0

 

1

Dự án nước sạch

Toàn vùng

70% số hộ

30,0

90% số hộ

100,0

130,0

55,0

10,0

 

65,0

 

2

Dự án xã nghèo

Toàn vùng

giảm hộ nghèo còn 15%

25,0

giảm hộ nghèo còn 10%

100,0

125,0

125,0

 

 

 

 

3

Dự án XDCSHT các xã ĐBKK (135)

115 xã

115 xã

150,0

115 xã

300,0

450,0

450,0

 

 

 

 

4

Dự án ĐCĐC phát triển vùng KTM

Toàn vùng

4.000 hộ

15,0

8.000 hộ

60,0

75,0

75,5

 

 

 

 

5

Dự án sản xuất nông lâm gắn với chế biến

Các xã 135

115 xã

6,0

115 xã

25,0

31,0

31,0

 

 

 

 

6

Dự án HTCSNT dựa vào cộng đồng

102

65 xã

105,0

102 xã

250,0

355,0

355,0

 

 

 

 

II

Dự án công nghiệp - dịch vụ

 

 

44,0

 

3.975,0

4.019,0

75,0

60,0

3.677,0

207,0

 

1

Nghiền đá trắng mịn xuất khẩu

Quỳ hợp

 

 

500.000 T

75,0

75,0

 

 

75,0

 

 

2

Khai thác chế biến đá granit tự nhiên

CC, TK

 

 

1 triệu m2

240,0

240,0

 

10,0

230,0

 

 

3

Nhà máy chế biến bột giấy

Thanh Chương

 

 

130.000 T/năm

2.600,0

2.600,0

 

 

2600,0

 

 

4

Cụm công nghiệp sợi dệt may

KCN Phủ Quỳ

 

 

3 Tr Sp/năm

100,0

100,0

 

50,0

50,0

 

 

5

Xi măng Anh Sơn

Anh Sơn

82000 tấn

 

400.000 tấn

500,0

500,0

 

 

500,0

 

 

6

Gạch Tuynel

Nghĩa Đàn

 

 

20 Tr.V/năm

10,0

10,0

 

 

10,0

 

 

7

Gạch Block

Anh Sơn

 

 

15 Tr V/năm

40,0

40,0

 

 

40,0

 

 

8

Nhà máy chế biến cà phê hoà tan

KCN Phủ Quỳ

 

 

2.000 tấn

20,0

20,0

 

 

20,0

 

 

9

Chế biến dầu thảo mộc

KCN Phủ Quỳ

1.000 T/năm

 

5.000 T/năm

50,0

50,0

 

 

50,0

 

 

10

Nhà máy dứa quả Tân Kỳ

Tân Kỳ

 

 

5.000 T/năm

30,0

30,0

 

 

30,0

 

 

11

Xây dựng vườn QG Pù Mát gắn với phát triển du lịch

Con Cuông

91.000 ha

30,0

91.000 ha

200,0

230,0

23,0

 

 

207,0

 

12

Khu DL Hang Bua - Thẩm ồm

Quỳ Châu

 

 

200 ha

30,0

30,0

 

 

30,0

 

 

13

Khu du lịch Thác Sao Va

Quế Phong

 

 

200 ha

30,0

30,0

 

 

30,0

 

 

14

Khu du lịch Anh Sơn

Anh Sơn

 

2,0

 

10,0

12,0

 

 

12,0

 

 

15

Khu TM quốc tế Nậm Cắn

Kỳ Sơn

3.200m2

12,0

4.500m2

20,0

32,0

32,0

 

 

 

 

16

Khu thương mại cửa khẩu Thanh Thuỷ

Thanh Chương

 

 

4.600m2

20,0

20,0

20,0

 

 

 

 

III

Hạ tầng kỹ thuật Giao thông

 

 

3.151,0

420,0

 

12.996,0

1.390,0

16.147,0

1.810,0

5.597,0

1.385,0

525,0

425,0

10.025,0

 

 

1

Đường nối QL7 - QL48

TD, CC, QH

122km

100,0

 

250,0

350,0

175,0

175,0

 

 

 

2

Đường Mường Xén - Tri Lễ

K Sơn, QP

30km

100,0

100km

350,0

450,0

250,0

200,0

 

 

 

3

Đường tuần tra biên giới

3 huyện

120km

100,0

120km

350,0

450,0

450,0

 

 

 

 

4

Các xã chưa có đường ôtô

 

 

100,0

170km

400,0

500,0

450,0

50,0

 

 

 

5

Đường Phú Phương - Thông Thụ

Quế Phong

 

20,0

20km

40,0

60,0

60,0

 

 

 

 

 

Thuỷ lợi

 

 

50,0

 

3.150,0

3.200,0

3.100,0

100,0

 

 

 

 

6

Thuỷ lợi, Thuỷ điện Bản Mồng

Quỳ Hợp

 

 

700Tr.m3

60MW

3.000,0

3.000,0

3.000,0

 

 

 

Nguồn trái phiếu

7

Nâng cấp các hồ đập

Các huyện

20 hồ đập

50,0

50 hồ đập

150,0

200,0

100,0

100,0

 

 

 

 

Điện

 

 

2.621,0

 

8.366,0

10.987,0

1.112,0

 

9.875

 

 

8

Nhà máy thuỷ điện Bản Vẻ

Tương Dương

320 MW

2.500,0

330 MW

3.700,0

6.200,0

 

 

6200,0

 

 

9

Thuỷ điện Bản Cốc

Quế Phong

 

 

18 MW

270,0

270,0

 

 

270,0

 

 

10

Thuỷ điện Thác Muối

Thanh Chương

 

 

40 MW

1.100,0

1.100,0

700,0

 

400,0

 

 

11

Thuỷ Nhạn Hạc

Quế Phong

 

 

45 MW

600,0

600,0

 

 

600,0

 

 

12

Thuỷ điện Khe Bố

Tương Dương

 

 

96 MW

2.300,0

2.300,0

 

 

2300,0

 

 

13

Thuỷ điện Nậm Cắn 1+2

 

 

 

8,5 MW

105,0

105,0

 

 

105,0

 

 

14

Thuỷ điện Hủa Na

Quế Phong

 

10,0

200 MW

4.200,0

4.200,0

 

 

4.200,0

 

 

15

Thuỷ điện Bản Mồng

Quỳ Hợp

 

 

60 MW

1.200,0

1.200,0

 

 

1.200,0

 

 

16

Thuỷ điện Khe Bù

Con Cuông

 

 

20 - 22 MW

1.000.0

1.000,0

 

 

1.000,0

 

 

17

Thuỷ điện Xốp Kốc

Tương Dương

 

 

15 MW

255.0

255,0

 

 

255,0

 

 

18

Thuỷ điện Sao Va

Quế Phong

 

 

5,6 MW

63,0

63,0

 

 

63,0

 

 

IV

Thông tin liên lạc

 

 

60,0

 

90,0

150,0

 

 

150,0

 

 

1

Phủ sóng điện thoại di động 10 huyện

Toàn vùng

6 huyện

30,0

4 huyện

20,0

50,0

 

 

50,0

 

 

2

Hệ thống cáp quang

Toàn vùng

3 huyện

30,0

4 huyện

70,0

100,0

 

 

100,0

 

 

3

Đường dây và trạm biến thế điện

Toàn vùng

100km 16MVA

121,0

200km

40MVA

291,0

412,0

412,0

 

 

 

 

V

Văn hoá xã hội

 

 

35,0

 

385,0

420,0

420,0

 

 

 

 

1

XD bệnh viện vùng đường 48

Nghĩa Đàn

 

 

200 giường

125,0

125,0

125,0

 

 

 

 

2

XD bệnh viện vùng đường 7

Con Cuông

 

 

150 giường

80,0

80,0

80,0

 

 

 

 

3

Bảo tàng các dân tộc miền núi

Quỳ Châu

 

 

400m2

10,0

10,0

10,0

 

 

 

 

4

Thiết chế văn hoá - thông tin - thể thao đồng bộ cơ sở

 

 

35,0

115 xã

80,0

115,0

115,0

 

 

 

 

5

Nâng cấp TT dạy nghề Phủ Quỳ

Nghĩa Đàn

5000 HS

 

500 HS

5,0

5,0

5,0

 

 

 

 

6

Nâng cấp TT d.nghề Con Cuông

Con Cuông

500 HS

 

500 HS

5,0

5,0

5,0

 

 

 

 

7

Xâu dựng phòng khám đa khoa

10 huyện miền núi

 

 

10 giường/p

30,0

30,0

30,0

 

 

 

 

8

XD 10 sân vận động 10 huyện

10 huyện miền núi

 

 

 

50,0

50,0

50,0

 

 

 

 

 

Tổng vốn đầu tư

 

 

3.973,4

 

19.303,0

29.994,4

7.446,0

1.564,4

20.712,0

272,0

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 147/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 147/2005/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 15/06/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 147/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…