ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1397/QĐ-UBND |
Đồng Tháp, ngày 20 tháng 11 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 1626/SXD-KTQH.HTKT ngày 20 tháng 11 năm 2019 về việc báo cáo kết quả thẩm định báo cáo kết quả thẩm định và trình phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên Đồ án: Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch:
- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: có phạm vi nghiên cứu định hướng phát triển là 146,841 km2, dân số dự kiến 357.000 người (năm 2030). Trong đó, gồm 2 phần:
+ Phạm vi nghiên cứu trực tiếp là thành phố Cao Lãnh hiện hữu gồm 8 phường (phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 6, phường 11, phường Hoà Thuận, phường Mỹ Phú) và 7 xã (xã Mỹ Trà, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Ngãi, xã Hoà An, xã Tân Thuận Đông, xã Tân Thuận Tây, xã Tịnh Thới) có diện tích tự nhiên khoảng 107,26 km2, dân số khoảng 211.912 người.
+ Nghiên cứu định hướng phát triển thêm một phần huyện Cao Lãnh gồm thị trấn Mỹ Thọ, xã Mỹ Xương, xã An Bình và một phần xã Nhị Mỹ lấy rạch Ông Bầu làm ranh giới, diện tích 39,58 km² (do phần phạm vi này gắn liền trực tiếp với thành phố Cao Lãnh, nên đề xuất đưa vào phạm vi nghiên cứu để đảm bảo sự đồng bộ trong việc triển khai và quản lý).
3. Mục tiêu của đồ án quy hoạch:
- Định hướng phát triển không gian đô thị và xác định các phân khu chức năng hợp lý cho thành phố Cao Lãnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (tối ưu hoá nguồn lực) đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn được cảnh quan.
- Quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh đảm bảo các tiêu chí đô thị loại II, từ thời điểm lập quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
- Là cơ sở để xây dựng Chương trình phát triển đô thị, kêu gọi hợp tác, đầu tư phát triển và phục vụ cho công tác quản lý và phát triển đô thị một cách hài hòa, đồng bộ, hạn chế sự phát triển tự phát.
- Xây dựng một đô thị hiện đại nhưng vẫn giữ được sự gần gũi với thiên nhiên và thích ứng được với những biến đổi khí hậu.
- Hoàn thiện quy hoạch chung đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Khắc phục được những bất cập từ quy hoạch chung đã được phê duyệt trước đây.
- Quy hoạch để phát triển thành phố Cao Lãnh một cách đồng bộ giữa cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới, giữa hệ thống hạ tầng xã hội với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; sử dụng hiệu quả tài nguyên (tối ưu hóa nguồn lực) đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn được cảnh quan, môi trường bền vững.
4. Tính chất, chức năng khu vực lập quy hoạch:
Về cơ bản, tính chất đô thị của thành phố Cao Lãnh được xác định lại so với quy hoạch được phê duyệt năm 2004 cho phù hợp với vai trò vị trí mới của thành phố Cao Lãnh:
- Thành phố Cao Lãnh bên cạnh là trung tâm hành chính của tỉnh Đồng Tháp, sẽ là thành phố xây dựng trên nền tảng phát triển kinh tế tổng hoà nhiều lĩnh vực: Công nghiệp dược phẩm; Y học cổ truyền, Giáo dục đào tạo về Y dược; Nông nghiệp sức khỏe; Du lịch chữa trị, nghỉ dưỡng, công nghiệp bỗ trợ và công nghệ thông tin viễn thông, và hạ tầng nhà ở - dịch vụ - xã hội.
- Là đô thị hỗ trợ cho tỉnh Đồng Tháp giao thương quốc tế của Vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia và vùng Tây Nguyên, hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch và đóng góp cho Tỉnh Đồng Tháp trong chiến lược quốc phòng an ninh của vùng Đồng băng sông Cửu Long và cả nước theo định hướng mới của quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Đồng Tháp và khu vực.
- Thành phố Cao Lãnh kết nối với thành phố Sa Đéc và các vùng lận cận dọc sông Tiền như: huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, huyện Thanh Bình,…tạo thành vòng cung kinh tế MêKông.
Hệ thống khung giao thông định hình thành 3 phân vùng phát triển chính:
- Phân vùng 1: Dải đô thị mật độ cao trải dài trên tuyến QL30 hiện hữu.
- Phân vùng 2: Các dải phát triển đô thị mật độ thấp.
- Phân vùng 3: Vùng cảnh quan nông nghiệp.
Tổng thể đô thị được phân thành 5 phân khu chức năng như sau:
- Khu 1: Dải đô thị mật độ cao.
- Khu 2: Dải đô thị sinh thái và dịch vụ du lịch ven sông Tiền.
- Khu 3: Dải đô thị vườn.
- Khu 4: Tuyến không gian phát triển kinh tế.
7. Định hướng phát triển không gian đô thị và thiết kế đô thị:
7.1. Mô hình phát triển:
Phát triển thành phố Cao Lãnh một cách hài hòa và bền vững bằng cách dựa vào ba cấu phần:
- Yếu tố sản xuất: có thể thu hút doanh nghiệp và vốn cho các mục đích phát triển kinh tế;
- Thành phần dân cư: có khả năng tiếp nhận, tạo lập không gian sống tốt nhất cho hơn 350.000 cư dân bằng cách tối ưu hóa các không gian đô thị hóa để bảo tồn tương lai;
- Yếu tố du lịch cân bằng: dựa trên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và tất cả các dịch vụ được cung cấp. Sự phát triển của ba yếu tố này kết hợp với các dịch vụ công cộng hiệu quả sẽ tạo điều kiện sống và làm việc thuận lợi cho mỗi người dân, thể hiện mô hình phát triển bền vững không chỉ riêng thành phố Cao Lãnh, mà còn cho tất cả các thành phố tại Việt Nam.
7.2. Định hướng phân bố các khu chức năng trong đô thị:
a). Phân khu 1: Dải đô thị mật độ cao.
- Vị trí: Lõi hiện hữu phát triển mở rộng, bao gồm phần lớn các Phường: 1, 2, 3, 4, 11, Hòa Thuận, Mỹ Phú và các xã: Mỹ Tân, Hòa An, Tân Thuận Tây, thị trấn Mỹ Thọ.
- Chức năng:
+ Trung tâm tỉnh lỵ với các cụm công trình hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục,… đa chức năng.
+ Trần Quốc Toản: nhà ở và dịch vụ gắn với công nghiệp.
+ TT. Mỹ Thọ: trung tâm đô thị mới của huyện Cao Lãnh..
+ Hạt nhân phát triển dịch vụ với các khu nhà ở đô thị, thương mại và dịch vụ logistics ven QL30.
+ Kết nối giao thông thuận tiện và cung cấp nhà ở, tiện ích đô thị cho các khu vực sản xuất công nghiệp và trồng trọt.
+ Phát triển không gian trung tâm đô thị lành mạnh với đầy đủ dịch vụ và chất lượng môi trường sống tốt; lấy sông Cao Lãnh, Đình Trung và hệ thống công viên ven sông làm khung cấu trúc phát triển chính.
b) Phân khu 2: Dải đô thị sinh thái và dịch vụ du lịch ven sông Tiền.
- Vị trí:
+ Quỹ đất tự nhiên ven sông Tiền, thuộc Phường 6, Phường 11 và các xã: Tân Thuận Tây, Hòa An, Tân Thuận Đông, Tịnh Thới.
+ Cồn Tân Thuận Đông.
- Chức năng:
+ Lấy điều kiện tự nhiên làm nền tảng và thế mạnh cạnh tranh, phát triển tuyến kinh tế du lịch ven sông Tiền – khởi điểm cho tầm nhìn dài hạn về cung kinh tế Mekong.
+ Bảo tồn vành đai sinh thái ven sông Tiền như một vùng không gian thích ứng bảo vệ đô thị, hướng đến phát triển khung sinh thái liên vùng.
+ Lồng ghép phát triển các hoạt động du lịch dựa trên tự nhiên và cộng đồng.
c) Phân khu 3: Dải đô thị vườn.
Vị trí: Vùng dân cư có tính chất nông thôn gắn với trồng cây ăn quả thuộc Phường 6 và các xã: Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Hòa An, Tịnh Thới.
- Chức năng:
+ Định hình vùng chuyên canh cây ăn quả - xây dựng thương hiệu xoài Cao Lãnh theo định hướng bền vững.
+ Bảo tồn quỹ đất nông nghiệp ven sông Tiền như một vành đai sinh thái.
+ Thúc đẩy liên kết sản xuất, chuyển đổi từ quy mô hộ gia đình sang doanh nghiệp.
+ Kiểm soát hoạt động đô thị hóa đất nông nghiệp và không gian ven mặt nước. d) Phân khu 4: Tuyến không gian phát triển kinh tế.
- Vị trí:
+ Quỹ đất ven tuyến tránh đô thị - tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh thuộc Phường 11 và các xã: Mỹ Ngãi, Mỹ Tân, Mỹ Trà.
+ Bao quanh là vùng nông nghiệp phía Bắc mở ra kênh Tháp Mười.
- Chức năng:
+ Các cụm công nghiệp chế biến nông thủy sản chủ lực của tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng Tháp Mười.
+ Khai thác tính kết nối liên vùng thông qua cấu trúc giao thông đối ngoại, phát triển hậu cần logistics công nghiệp làm khởi điểm cho việc hình thành hành lang kinh tế ven sông Tiền.
+ Nâng cao giá trị nông sản thông qua phát triển công nghiệp chế biến sạch, gắn với nghiên cứu phát triển, nhà ở và dịch vụ công nghiệp.
e) Phân khu 5: Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Vị trí: Không gian nông nghiệp rộng lớn ở phía Bắc thành phố - nơi các tuyến đường liên đô thị đi qua.
- Chức năng:
+ Cảnh quan nông nghiệp đặc trưng của vùng tỉnh Đồng Tháp.
+ Không gian đệm chuyển tiếp giữa đô thị.
Thống nhất theo báo cáo kết quả thẩm định đồ án Quy hoạch tại Công văn số 1626/SXD-KTQH.HTKT ngày 20 tháng 11 năm 2019 của Sở Xây dựng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 1397/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Số hiệu: | 1397/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Nguyễn Thanh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1397/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chưa có Video