THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (tờ trình số 07/TTr-BXD ngày 21 tháng
02 năm 2002 và công văn số 160/BXD-VP ngày 19 tháng 7 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 với nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng kiến trúc, tạo lập môi trường cư trú bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hình thành và phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
b) Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu, xác lập cơ sở lý luận về tính hiện đại và tính dân tộc của kiến trúc Việt Nam;
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong giới Kiến trúc sư và toàn dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc;
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống và bản sắc dân tộc của kiến trúc nước nhà trong xu thế toàn cầu hóa;
Đào tạo, xây dựng đội ngũ Kiến trúc sư có đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh nghề nghiệp; coi trọng và chăm lo đào tạo những Kiến trúc sư đầu ngành;
Xây dựng chính sách hành nghề kiến trúc phù hợp để các Kiến trúc sư có thể sáng tạo được nhiều tác phẩm kiến trúc có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người và xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước;
Phát huy vai trò của dân cư, cộng đồng trong việc tham gia phát triển kiến trúc hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và tạo lập môi trường cư trú bền vững;
Tăng cường quản lý nhà nước về kiến trúc theo định hướng phát triển kiến trúc hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
Kiến trúc phục vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Phát triển kiến trúc phải phù hợp với đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phù hợp với điều kiện tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái; phục vụ nhân dân, coi trọng lợi ích của toàn xã hội; áp dụng có chọn lọc các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại và thích hợp; đảm bảo kiến trúc phát triển bền vững.
3. Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.
a) ở khu vực đô thị.
Phát triển và hình thành tổng thể kiến trúc ở khu vực đô thị trên cơ sở phân bố và phát triển hệ thống đô thị theo Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998.
Tổng thể kiến trúc của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương và các đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tổng thể kiến trúc của mỗi đô thị phải kết hợp hài hoà giữa cải tạo với xây dựng mới; đổi mới môi trường văn hóa kiến trúc truyền thống, nhưng không làm mất đi bản sắc riêng.
Hình thành kiến trúc đô thị phải coi trọng nguyên tắc gắn công trình riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của đô thị; đảm bảo kết hợp hài hoà giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Mọi việc cải tạo, xây dựng mới trong đô thị phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị.
b) ở khu vực nông thôn.
Phát triển kiến trúc tại các làng, xã có liên quan trực tiếp với cơ cấu quy hoạch chung của các đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự tham gia của dân cư và cộng đồng; lưu ý giữ lại những di sản kiến trúc, thiên nhiên của làng, xã; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng. Công trình mới được tạo lập phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị.
Hình thành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở tuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng; khuyến khích phát triển các công trình xây dựng ít tầng, mái dốc, kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hài hoà với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.
Phát triển kiến trúc tại các làng, xã cần lưu ý bảo tồn các truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán riêng biệt của mỗi địa phương; phù hợp với đặc điểm thiên nhiên, con người, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai; từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và phát triển các công trình kiến trúc mới có chất lượng phù hợp.
c) Phát triển kiến trúc các thể loại công trình.
Phát triển kiến trúc các thể loại công trình theo phương châm: thích dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tinh thần và vật chất của con người, xã hội; đảm bảo tính dân tộc và tính hiện đại, quán triệt nguyên tắc phát triển bền vững, tạo lập môi trường sống tốt đẹp cho mọi người, phát huy hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường trong thiết kế, thi công và quản lý sử dụng công trình, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, vươn lên đạt trình độ tiên tiến quốc tế.
Kiến trúc nhà ở phải đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường cư trú, thoả mãn các yêu cầu sinh hoạt đa dạng của dân cư; phấn đấu đến năm 2020 thực hiện được các chỉ tiêu cơ bản phát triển nhà ở.
Kiến trúc công cộng phải thể hiện tổng hợp các yếu tố quy hoạch, cảnh quan đô thị, văn hóa nghệ thuật, kỹ thuật đạt tới trình độ tiên tiến trong khu vực. Các công trình trọng điểm nhà nước phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.
Kiến trúc công nghiệp phải coi trọng việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài nước đối với tổ chức không gian, môi trường sản xuất và quản lý. Các công trình công nghiệp lớn phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.
Nâng cao chất lượng thiết kế điển hình kiến trúc; tiêu chuẩn hoá cấu kiện xây dựng; thực hiện công nghiệp hóa và thương mại hóa cung cấp sản phẩm cho thị trường xây dựng.
Kiến trúc công trình ngầm phải được coi trọng trong quy hoạch, thiết kế xây dựng; quán triệt nguyên tắc kết hợp sử dụng trong thời bình và thời chiến; hình thành hệ thống không gian công cộng ngầm gắn kết với các công trình trên mặt đất.
- Tăng cường nghiên cứu lý luận và phê bình kiến trúc;
- Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch xây dựng và hình thành chuyên ngành thiết kế đô thị;
- Đổi mới công nghệ thiết kế, nâng cao chất lượng các tác phẩm kiến trúc, thoả mãn các yêu cầu sử dụng cơ bản của xã hội;
- Phát triển kiến trúc đi đôi với kiểm soát phát triển kiến trúc, đảm bảo trật tự kiến trúc và trật tự xây dựng trong quá trình phát triển;
- Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản kiến trúc trong quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hóa.
5. Những chính sách và giải pháp lớn thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển kiến trúc;
- Mở rộng cuộc vận động nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng dân cư;
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các hội nghề nghiệp và của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Tổ chức, sắp xếp lại lực lượng nghiên cứu, phê bình, tư vấn và thiết kế gắn với hoạt động hành nghề kiến trúc sư;
- Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ Kiến trúc sư có đức, có tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kiến trúc;
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế;
- Xây dựng chương trình khung và kế hoạch hành động chi tiết đến năm 2005 và 2010 để tổ chức thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.
2. Các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và các hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội theo trách nhiệm, chức năng, quyền hạn của mình có kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 112/2002/QD-TTg |
Hanoi, September 03, 2002 |
DECISION
APPROVING THE DEVELOPMENT ORIENTATIONS FOR
VIETNAMESE ARCHITECTURE TILL 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on
Organization of the Government of December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of Construction (Report No. 07/TTr-BXD of
February 21, 2002 and Official Dispatch No. 160/BXD-VP of July 19, 2002),
DECIDES:
Article 1.- To approve the orientations for the development of Vietnamese architecture till 2020 with the following major contents:
1. On objectives
a) Overall objectives:
...
...
...
b) Specific objectives:
To study and establish theoretical bases of the modernity and national characteristic of Vietnamese architecture;
To propagate so as to raise the awareness of architects and the entire population about the significance, importance, orientations and tasks of developing a modern Vietnamese architecture imbued with national identity;
To preserve and promote the cultural values of traditional architecture and the national identity of our country’s architecture in the globalization trend;
To train and build a contingent of virtuous, talented and professionally capable architects; to attach importance to and focus on the training of top architects;
To formulate suitable policies on architecture practitioning so as to help architects create many high-quality architectural works, meeting material and spiritual demands of man and society, and serving the cause of national construction and defense;
To promote the role of inhabitants and communities in the development of a modern architecture imbued with national identity and the creation of a sustainable living environment;
To enhance the State management of architecture along the orientation of developing a modern architecture imbued with national identity.
2. On viewpoints
...
...
...
3. Orientations for the development of Vietnamese architecture till 2020
a) In urban areas
To develop and form an overall urban architecture on the basis of the distribution and development of a system of urban centers in line with the orientations for the overall planning of Vietnam’s urban center development till 2020, approved by the Prime Minister in Decision No. 10/1998/QD-TTg of January 23, 1998.
The overall architecture of each region and urban center must bear its own traits, suit the economic, natural, social and population conditions, scientific and technological levels, and historical and cultural traditions of the locality, and be compatible with the construction planning schemes approved by competent State agencies.
The overall architecture of each urban center must ensure the harmonious combination between renovation and construction, improving the traditional architectural environment while retaining its own identity.
In formulating urban architecture, importance must be attached to the principle of associating separate works with the overall urban architecture, ensuring the harmonious combination between the past, the present and the future. All renovation and construction activities in urban centers must comply with the regulations on the management of urban architecture and construction planning.
b) In rural areas
The architectural development in villages and communes, which is directly related to the structure of urban centers general planning must be based on detailed construction planning, participated by inhabitants and communities, and realized with attention paid to retaining architectural and natural heritages of the villages and communes, must add functions that are not yet available in combination with modernizing infrastructure. The newly-created works must comply with the regulations on the management of urban architecture and construction planning.
To formulate the overall architecture of towns and centers of communes and commune clusters on the basis of observing construction planning regulations; to encourage the development of low-rise and pitched roof buildings, which inherit the traditional architectural form, are in harmony with natural surroundings and suitable to climatic conditions of the localities.
...
...
...
c) The development of architecture of assorted types of works
The development of architecture of assorted types of works shall observe the guiding principles of utility, beauty, ecological and economic environment protection, and satisfaction of material and spiritual demands of people and society, ensuring the national characteristic and modernity, thoroughly grasping the principle of sustainable development, creating a fine living environment for everyone, bringing into full play economic, social and environmental factors in the designing, construction and use management of works, applying scientific and technological advances, and striving to reach the international advanced level.
The architecture of dwelling houses must meet the target of improving the quality of the living environment, satisfying diversified daily-life requirements of dwellers; to strive to achieve the basic dwelling house development targets by 2020.
The architecture of public works must fully display the elements of planning, urban landscape, art and culture, and technique, reaching the region’s advanced level. The State’s key works must reach the world’s advanced level.
In industrial architecture, importance must be attached to the application of domestic and foreign technical advances to the organization of space and production, environment and management. Large-scale industrial projects must reach the world’s advanced level.
To improve the quality of typical architectural designs; to standardize the building structures; to industrialize and commercialize the supply of products for the construction market.
The architecture of underground works must be given attention in their planning, design and construction; to thoroughly grasp the principle of combining their use in both peace and war time; and to create a system of underground public spaces in combination with the surface structures.
4. Main tasks
- To enhance the research into architectural theories and criticism;
...
...
...
- To renovate designing technology, improve the quality of architectural works, so as to meet basic use requirements of the society;
- To develop architecture in parallel with the control thereof, thus ensuring the architectural and construction order during the development process;
- To preserve and promote the values of architectural heritages in the integration process and globalization trend.
5. Major policies and solutions for materializing the orientations for Vietnamese architecture development
- To improve the efficiency of State management over construction and architecture development;
- To expand the campaign to raise the awareness thereof among population communities and mobilize their participation therein;
- To enhance the role and responsibility of professional societies and socio-political organizations;
- To reorganize and rearrange the contingent of architectural researchers, critics, consultants and designers, who are concurrently architectural practitioners;
- To protect the copyright of architectural works;
...
...
...
- To expand, and improve the efficiency of, international cooperation;
- To build framework programs and detailed action plans up to 2005 and 2010 for the materialization of the orientations for development of Vietnamese architecture till 2020.
1. The Ministry of Construction shall have to organize the materialization of the orientations for Vietnamese architecture development till 2020, and to formulate the framework program therefor.
2. The ministries, branches, local administrations of various levels, professional societies and socio-political organizations shall, within the ambit of their respective responsibilities, functions and powers, work out detailed plans for the materialization of the orientations for Vietnamese architecture development till 2020.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
...
...
...
Quyết định 112/2002/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 112/2002/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 03/09/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 112/2002/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video