Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 301/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 9331/BC-HĐTĐ ngày 07 tháng 11 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 về hồ sơ Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tại Tờ trình số 341/TTr-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2024 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 11082/BKHĐT-QLQH ngày 29 tháng 12 năm 2023 về tổng hợp ý kiến rà soát hồ sơ Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Điện Biên với quy mô khoảng 9.539,92 km2, gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, huyện Mường Nhé, huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và huyện Nậm Pồ.

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Đông giáp tỉnh Sơn La; phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Sơn La; phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Tỉnh Điện Biên có tọa độ địa lý từ 20054’ - 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ - 103036’ kinh độ Đông.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng trung du miền núi phía Bắc. Phát triển nhanh gắn liền với tăng trưởng xanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số và tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh với nông, lâm nghiệp là nền tảng; xây dựng là động lực và du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên 03 trụ cột chính là du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên và du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe.

Phát huy tối đa yếu tố con người; coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới gắn với đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật; coi trọng giáo dục phổ cập để nâng cao trình độ dân trí của dân cư, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn, miền núi.

Tập trung đầu tư phát triển và quản lý đô thị theo hướng xanh, thông minh, bản sắc và tiết kiệm tài nguyên. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển tỉnh; tập trung đầu tư đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng liên thông và đa mục tiêu; liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh, tạo dựng các liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; tận dụng các lợi thế về giao thương quốc tế thông qua các cửa khẩu quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Tây Nam Trung Quốc và các nước ASEAN.

Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; quản lý tài nguyên khoáng sản, sử dụng bền vững các tài nguyên và giữ cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới nền kinh tế xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế để có cơ chế, chính sách khai thác có hiệu quả thời cơ và lợi thế trong kỳ quy hoạch, khắc phục các tác động tiêu cực của kinh tế quốc tế và khu vực; đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong phát triển tỉnh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,51%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12,7%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 42,4% (trong đó công nghiệp chiếm khoảng 12,1%).

Đến năm 2030 GRDP bình quân/người đạt trên 113 triệu đồng (theo giá hiện hành), năng suất lao động đạt 190,0 triệu đồng (theo giá hiện hành), phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 5.000 tỷ đồng, khách du lịch đạt trên 2,65 triệu lượt người.

- Về xã hội: Đến năm 2030 quy mô dân số toàn tỉnh đạt 802.253 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 55%; 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ tham gia bảo hiểm đạt 100%; số trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90%; giảm tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều xuống còn dưới 8%.

- Về môi trường: Đến năm 2030 duy trì tỷ lệ che phủ rừng 48%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%; tỷ lệ dân đô thị được sử dụng nước sạch đảm bảo theo tiêu chuẩn đạt 100%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó 83% được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn; tỷ lệ thu gom rác thải đạt từ 95 - 100% đối với khu vực đô thị và đạt từ 50 - 70% đối với khu vực nông thôn. Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 60% trở lên; 100% nước thải và chất thải rắn từ các khu, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Về không gian và kết cấu hạ tầng:

+ Đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa phấn đấu đạt trên 32%. Xây dựng thành phố Điện Biên Phủ trở thành đô thị xanh - sạch- văn minh, hoàn thành tiêu chí đô thị loại II.

+ Đến năm 2030 hình thành 03 thị trấn mới (thị trấn Mường Nhé, thị trấn Thanh Xương, thị trấn Nậm Pồ) và 01 đô thị mới (đô thị Bản Phủ, huyện Điện Biên); phấn đấu từng bước hình thành 04 đô thị (đô thị Mường Nhà, đô thị Mường Luân, đô thị A Pa Chải, đô thị Búng Lao). Phấn đấu 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và trên 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó khoảng 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu).

+ Hạ tầng đầu tư phát triển cơ bản theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hạ tầng giao vận tải thông suốt, an toàn; điện đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo; hệ thống hồ đập an toàn; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Về quốc phòng, an ninh: Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của tỉnh; triển khai thực hiện các cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội để xây dựng tiềm lực quốc phòng của tỉnh. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, có trình độ và sức mạnh tổng hợp, có khả năng sẵn sàng và sức mạnh chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh.

3. Các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển

a) Các nhiệm vụ trọng tâm

- Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột có tính chất liên ngành trong quá trình phát triển; giải quyết mâu thuẫn trong phát triển kinh tế với bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường; sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Phát triển hệ thống giao thông kết nối các trọng điểm sản xuất, các vùng sản xuất tập trung, các địa bàn trọng yếu, khu vực tập trung dân cư…

- Tạo ra các liên kết phát triển mới nội tỉnh và với các tỉnh lân cận trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch để khai thác tối đa tiềm năng của các địa phương trong tỉnh cũng như tận dụng được lợi thế phát triển của vùng.

- Thực hiện các giải pháp để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù để thu hút đầu tư. Thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, nâng cao chất lượng sống của người dân.

- Thực hiện đồng bộ và hiệu quả nhiều giải pháp để huy động vốn đầu tư phát triển từ các nguồn khác nhau; chú trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và nguồn vốn ngoài ngân sách vào các ngành, lĩnh vực quan trọng.

- Rút ngắn khoảng cách chênh lệch về GRDP bình quân đầu người so với trung bình cả nước và chênh lệch thu nhập trên địa bàn tỉnh (giữa vùng thấp với vùng cao, giữa khu vực nông nghiệp với khu vực phi nông nghiệp).

- Quan tâm phát triển các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa; hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc và thiểu số miền núi để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các địa phương trong tỉnh và nâng cao mức sống người dân.

b) Các đột phá phát triển

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh:

Tập trung nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động..., thu hút giải phóng các nguồn lực. Thực hiện các giải pháp để tạo đột phá trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh với trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính. Xác định chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển, tập trung vào tất cả các thành phần: Phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...

Tạo dựng môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, minh bạch, thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện mạnh mẽ các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)…;

- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội:

Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại với trọng tâm là hệ thống giao thông; xác định đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đi trước tạo đột phá và là động lực phát triển của tỉnh. Tập trung sớm đầu tư, nâng cấp và hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm.

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại thành phố Điện Biên Phủ; các thị trấn, thị tứ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Ứng dụng khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất, nghiên cứu triển khai các chương trình khoa học - công nghệ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chủ lực của địa phương (chè Tủa Chùa; cà phê Mường Ảng; mắc ca tại các huyện Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ..).

Nghiên cứu, phát triển các loại cây dược liệu có giá trị; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong chế biến nông, lâm sản, trồng và chế biến gỗ; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao phù hợp trong nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường và phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh.

4. Tầm nhìn đến năm 2050

Xây dựng tỉnh Điện Biên là tỉnh phát triển khá của cả nước, là trọng điểm du lịch lịch sử - văn hóa, sinh thái quốc gia, có đẳng cấp quốc tế; người dân có thu nhập cao, chất lượng cuộc sống tốt, hạnh phúc. Các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là văn hóa dân tộc H'Mông, dân tộc Thái được giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC; PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

a) Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Phát triển theo hướng hiện đại, bền vững gắn với phát triển nông thôn mới theo hướng sản xuất nông nghiệp theo vùng gắn với các chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao, ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

- Tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế theo các nhóm sản phẩm chủ lực. Nâng cao chất lượng lúa, gạo đặc sản theo cánh đồng lớn; xây dựng các vùng trồng cây đặc sản, vùng sản xuất rau, củ, quả,... được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; phát triển cây ăn quả, gia súc ăn cỏ; bảo vệ tốt diện tích có rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp (trồng cây gỗ lớn, cây dược liệu, mắc ca).

- Xây dựng ngành lâm nghiệp thành một ngành kinh tế trọng điểm trong cơ cấu nông nghiệp toàn tỉnh. Phát triển cây mắc ca, trồng rừng sản xuất, lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu, sản xuất nông lâm kết hợp kinh tế tuần hoàn trong lâm nghiệp, cho thuê môi trường rừng, phát triển cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững trên những khu vực có tiềm năng và tiếp cận với thị trường kinh doanh tín chỉ các-bon...

b) Ngành du lịch

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, dựa trên ba trụ cột chính là: Du lịch lịch sử văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên và du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe; phấn đấu đến năm 2030, du lịch đóng góp trên 10% GRDP của tỉnh. Đến năm 2050, Điện Biên là trọng điểm du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái quốc gia hướng tới đẳng cấp quốc tế, phát triển mạnh dịch vụ thương mại và vùng biên giới ổn định, vững chắc.

Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo, mang tính đặc thù của tỉnh, gồm:

- Du lịch lịch sử văn hóa: Nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung khai thác nhu cầu du lịch lịch sử gắn với khai thác, phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, nâng cấp lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành lễ hội - sự kiện quốc tế; khai thác phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và các cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng.

- Du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên: Du lịch sinh thái gắn với hồ, rừng; chinh phục đỉnh A Pa Chải (huyện Mường Nhé), đỉnh núi Phù Lồng (huyện Điện Biên Đông); vượt đèo Pha Đin,...

- Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe: Nghỉ dưỡng hồ (hồ Pá Khoang, lòng hồ thị xã Mường Lay); nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, tắm khoáng nóng (U Va, Hua Pe, suối khoáng nóng Bản Sáng); thể thao, giải trí (sân gôn, đua thuyền, các môn thể mạo hiểm như dù lượn, xe đạp địa hình); tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia, quốc tế gắn với phát triển du lịch (việt dã, dù lượn).

- Phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ như: Du lịch biên mậu (gắn với cột mốc A Pa Chải, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc); du lịch thương mại, công vụ; du lịch nông nghiệp gắn với các sản phẩm OCOP, nghề truyền thống, bản văn hóa du lịch cộng đồng...

c) Ngành xây dựng

- Phát triển ngành xây dựng trở thành ngành kinh tế có vai trò động lực trong phát triển tỉnh giai đoạn tới, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế, đáp ứng các nhu cầu xây dựng phát triển của các ngành quan trọng khác của tỉnh như: xây dựng các dự án thủy điện, điện gió…với những công nghệ mới; xây dựng các công trình nhà ở, công trình dân dụng; xây dựng các khu du lịch đẳng cấp cao; đáp ứng nhu cầu phát triển cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới, hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy…

- Dự báo đến năm 2030, ngành xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 25,8% GRDP của tỉnh; phấn đấu tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị đạt 100%.

d) Ngành thương mại dịch vụ

Phát triển ngành thương mại theo hướng hiện đại, văn minh, nâng cao vai trò của ngành trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, trở thành động lực tăng trưởng trong các ngành dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo việc làm, kết nối sản xuất và tiêu dùng, dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Phát triển ngành thương mại theo hướng tận dụng lợi thế so sánh của địa bàn, các cơ hội phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và mô hình thương mại chuyển đổi theo hướng đổi mới sáng tạo, số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh.

- Phát triển thương mại nội địa: Phát triển ngành thương mại nội địa nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn, tăng trưởng theo hướng hiện đại và bền vững, phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại theo các phương thức hoạt động hiện đại, chuyên nghiệp, thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại theo hướng số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh.

- Phát triển kinh tế cửa khẩu và thương mại quốc tế: Đẩy mạnh vai trò của kinh tế cửa khẩu trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng cửa khẩu đồng bộ. Phát triển các mặt hàng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng địa phương có lợi thế. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường mở rộng quan hệ với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, tăng cường đàm phán, hợp tác, đẩy mạnh xúc tiến thương mại giữa hai tỉnh.

- Phát triển thương mại điện tử: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng. Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

- Xúc tiến thương mại: Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp của tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội trao đổi, mua bán giao thương hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Chú trọng hỗ trợ các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh.

đ) Ngành công nghiệp

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trọng tâm là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế; phát triển điện năng trên cơ sở khai thác tiềm năng về điện gió, điện sinh khối, thủy điện, điện rác và các nguồn năng lượng tái tạo khác; nâng cao giá trị đóng góp của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào giá trị sản xuất của toàn tỉnh.

- Ưu tiên tập trung phát triển nhóm ngành thế mạnh, có đóng góp cao, thuộc chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng, nằm trong chuỗi hàng hóa, chuỗi sản phẩm; liên kết địa phương, liên kết các ngành. Tập trung phát triển các ngành: Chế biến nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất và phân phối điện; khai thác khoáng sản. Thu hút đầu tư và tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản theo hướng chế biến sâu nông lâm sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và du lịch; sản xuất vật liệu xây dựng; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, ngành sử dụng công nghệ cao ít gây ô nhiễm môi trường và có hiệu quả kinh tế.

- Bảo tồn, phát huy những ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công truyền thống của địa phương, phát triển các ngành nghề mới, sản xuất các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm chế biến… phục vụ phát triển nông nghiệp (công nghiệp nông nghiệp); phát triển du lịch (công nghiệp du lịch), nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp hiện trạng; bố trí các dự án mới và sắp xếp các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán tại các khu đô thị vào các cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt. Gắn phát triển sản xuất công nghiệp với quy hoạch phát triển mới chuỗi liên kết sản phẩm, chuỗi giá trị, các vùng nguyên liệu.

2. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác

a) Ngành y tế

- Xây dựng phát triển y tế từng bước hiện đại, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa giữa lĩnh vực khám chữa bệnh với lĩnh vực y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình; đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân về khám bệnh, chữa bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Nâng cấp các cơ sở y tế từ cấp xã đến cấp tỉnh về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Tăng cường đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân. Thu hút nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu yên tâm công tác lâu dài tại địa phương, người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở, vùng khó khăn. Ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực phát triển ngành y tế.

b) Ngành giáo dục và đào tạo

- Đảm bảo quy mô học sinh các cấp, đặc biệt đối với học sinh là người dân tộc thiểu số dựa trên việc phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đáp ứng nhu cầu của Nhân dân theo hướng khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập trường tư thục ở những nơi có điều kiện; tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú; phát huy vai trò của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên và suốt đời của Nhân dân. Dự kiến thành lập trường Đại học Điện Biên Phủ trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng hiện có, phù hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh Điện Biên và các tỉnh lân cận.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo các cấp học hướng đến phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực của người học; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo.

- Đảm bảo bố trí đủ quỹ đất cho giáo dục và đào tạo, phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đạt trình độ các nước tiên tiến thông qua việc kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa từ nguồn ngoài ngân sách để đảm bảo nhu cầu học tập của người dân và chất lượng giáo dục của tỉnh.

c) Ngành khoa học - công nghệ

- Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng; nhân tố quyết định tăng cường sức cạnh tranh của tỉnh.

- Phát triển đồng bộ, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm; các trường học, trung tâm nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu, Nhà nước thực hiện định hướng, điều phối, kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động hiệu quả toàn hệ thống. Xây dựng và phát triển nguồn lực khoa học - công nghệ đủ khả năng tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ hiện đại. Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp trên địa bàn.

- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tất cả các ngành, lĩnh vực: Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), ISO điện tử, GIS online, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học...; phát triển khoa học - công nghệ nông nghiệp với các loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến các sản phẩm nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đăng ký bảo hộ, nhãn mác các sản phẩm đặc trưng đưa vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chế biến, sản xuất thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền, công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho Nhân dân,…

d) Giáo dục nghề nghiệp, lao động - việc làm, trợ giúp xã hội

- Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới công lập theo hướng tinh gọn đầu mối; củng cố, phát triển quy mô các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tăng cường đầu tư cho các trường đào tạo cao đẳng nghề có ngành nghề đào tạo trọng điểm cấp quốc gia.

- Thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Phát triển mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội đảm bảo phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, quản lý cơ sở trợ giúp xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước tham gia đầu tư, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân theo quy định; nâng cao chất lượng cuộc sống của người có công phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền lồng ghép công tác phòng, chống mại dâm, mua bán người, ma túy với các chương trình an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, lối sống của cá nhân, cộng đồng, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

đ) Ngành thông tin và truyền thông

- Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông và hạ tầng số đồng bộ, nhằm tăng cường khả năng kết nối, phục vụ công cuộc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số; chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số và khuyến khích phát triển các nền tảng số để ứng dụng trong lĩnh vực bưu chính.

- Phát triển các cơ quan báo chí, truyền thông phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần tạo sự đồng thuận, tạo niềm tin xã hội, quản lý báo chí phải đi với phát triển báo chí cách mạng. Quản lý tốt các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội, quảng cáo, kho ứng dụng.

e) Lĩnh vực văn hóa, thể thao

- Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội. Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, đặc biệt là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tạo điều kiện để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, phát triển thể thao thành tích cao theo hướng bền vững, xác định một số môn thể thao có thế mạnh và phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao thành tích thi đấu, thu hẹp khoảng cách trình độ thể thao với các tỉnh trong khu vực và toàn quốc, tham gia ngày càng nhiều các hoạt động thể dục thể thao khu vực và toàn quốc. Phát triển công tác giáo dục thể chất và thể thao trong cộng đồng, lực lượng vũ trang, nhà trường. Tập trung đầu tư phát triển thiết chế thể thao từ cấp tỉnh đến cấp xã.

g) Quốc phòng, an ninh

Xây dựng, phát triển tỉnh Điện Biên giàu mạnh kết hợp chặt chẽ với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn chiến lược; tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3. Phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội

Tỉnh Điện Biên phát triển theo mô hình cấu trúc không gian: 04 trục động lực - 03 vùng kinh tế - 04 cực tăng trưởng:

a) 04 trục động lực, gồm:

- Trục kinh tế động lực theo quốc lộ 279, tuyến cao tốc Điện Biên - Sơn La - Hà Nội, gắn với cảng hàng không Điện Biên: Là trục động lực chính, quan trọng của toàn vùng; là tuyến giao thông tạo sự kết nối mạnh mẽ, thông suốt giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc cũng như sang nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc. Trục kinh tế này là động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh mà trọng tâm là phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến; tác động trực tiếp đến không gian phát triển của huyện Tuần Giáo, Mường Ảng, thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

- Trục phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 12: Là trục kết nối giữa khu vực phía Bắc với khu vực phía Nam tỉnh và kết nối sang Lào thông qua cửa khẩu Huổi Puốc, cửa khẩu Tây Trang; tác động trực tiếp đến không gian phát triển của huyện Mường Chà, thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ. Đây là tuyến giao thông cần được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tới để phát huy lợi thế của Cảng hàng không Điện Biên và tăng cường kết nối với các tỉnh lân cận.

- Trục phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 6: Là trục kết nối thị xã Mường Lay với khu vực huyện Tuần Giáo và các tỉnh, thành phố phía Đông Nam (Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội); kết hợp với các tuyến đường tỉnh 139, đường tỉnh 146, đường tỉnh 149B tạo thành trục vành đai phía Đông của tỉnh liên kết các huyện, tăng cường giao lưu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam của tỉnh.

- Trục phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 4H kết nối với vùng phía Tây của tỉnh: Là trục giao thông quan trọng góp phần phát triển du lịch và thương mại dịch vụ, kết nối với Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé và cửa khẩu A Pa Chải sang Trung Quốc; có tác động trực tiếp đến không gian phát triển của thị trấn huyện Nậm Pồ, thị trấn Mường Nhé và thị trấn Mường Chà.

b) 03 vùng kinh tế, gồm:

- Vùng kinh tế I (vùng kinh tế động lực): Bao gồm thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông; là vùng động lực phát triển đa dạng các lĩnh vực: Nông lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ…

- Vùng kinh tế II: Bao gồm huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo và huyện Mường Ảng; là vùng tập trung phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, du lịch.

- Vùng kinh tế III: Bao gồm huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ, huyện Mường Chà và thị xã Mường Lay; là vùng tập trung phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản, du lịch thương mại dịch vụ.

c) 04 cực tăng trưởng, gồm:

- Thành phố Điện Biên Phủ: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội, thương mại - dịch vụ, du lịch, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ thuật của tỉnh; là đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc. Tập trung xây dựng hình ảnh đô thị lịch sử - văn hóa và du lịch; phát triển mạnh vận tải trung chuyển quốc tế gắn với cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc và trục kinh tế Viêng Chăn - Điện Biên Phủ - Côn Minh.

- Thị xã Mường Lay: Phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái của vùng phía Bắc tỉnh; xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch, tạo các sản phẩm du lịch đa dạng gắn với văn hóa bản địa.

- Thị trấn Tuần Giáo: Phát triển thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại cửa ngõ phía Đông của tỉnh; thu hút đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp để thúc đẩy kinh tế của thị trấn và vùng huyện Tuần Giáo.

- Thị trấn Mường Nhé: Là trung tâm vùng kinh tế III, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, du lịch sinh thái và đặc biệt là thương mại - dịch vụ qua cửa khẩu biên giới.

4. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

- Đến năm 2025: Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

- Đến năm 2030: Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

- Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Việc lập và thực hiện quy hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 ngoài tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số cần phải tính đến kết quả sắp xếp giai đoạn trước, đơn vị hành chính ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị.

- Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 thực hiện theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Điện Biên được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xác định phạm vi, ranh giới địa lý cụ thể các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sẽ được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHỨC NĂNG

1. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị

Định hướng đến năm 2030 tỉnh Điện Biên có 11 đô thị (bao gồm 01 đô thị loại II, 02 đô thị loại IV, 08 đô thị loại V), tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 32%. Phát triển các đô thị gắn với 03 vùng kinh tế của tỉnh, trong đó:

- 01 đô thị loại II: Thành phố Điện Biên Phủ;

- 02 đô thị loại IV: Thị xã Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo (nghiên cứu mở rộng địa giới hành chính đảm bảo tiêu chí diện tích);

- Hình thành 04 đô thị mới loại V: Thị trấn Thanh Xương, huyện Điện Biên; thị trấn Nậm Pồ, huyện Nậm Pồ; thị trấn Mường Nhé, huyện Mường Nhé và đô thị Bản Phủ, huyện Điện Biên;

- Tiếp tục củng cố các tiêu chí đô thị loại V của 04 đô thị hiện hữu: Thị trấn Điện Biên Đông, thị trấn Mường Ảng, thị trấn Mường Chà, thị trấn Tủa Chùa.

(Chi tiết tại Phụ lục I)

2. Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn

Các xã, thôn, bản phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất, trong đó:

- Đối với các khu vực phát triển mới: Các khu dân cư mới được sắp xếp tại vị trí thuận tiện cho sản xuất của từng khu vực. Mỗi khu dân cư được bố trí đất thương mại, đất sản xuất và đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội kết nối thuận lợi đến các khu vực đô thị và trung tâm dịch vụ.

- Đối với các khu vực dân cư hiện hữu: Giữ gìn không gian cảnh quan, kiến trúc công trình. Bảo tồn không gian nhà ở, công trình văn hóa truyền thống mang nét đặc trưng địa phương, đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc tại từng khu vực.

3. Phương án phát triển các khu chức năng

a) Phương án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Các khu bố trí phát triển công nghiệp tập trung đảm bảo đáp ứng được các yếu tố, điều kiện về kết nối giao thông thuận lợi, đầy đủ các điều kiện hạ tầng điện, nước, thu gom, xử lý rác thải, nước thải, bố trí các dịch vụ phục vụ người lao động; đồng thời, đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả về đất đai.

- Giai đoạn đến năm 2030, hình thành 01 khu công nghiệp diện tích 55 ha và phát triển 16 cụm công nghiệp (trong đó có 13 cụm công nghiệp mới) với tổng diện tích quy hoạch là 385 ha được bố trí đều ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục II)

b) Phương án phát triển các khu du lịch

- Đầu tư, phát triển khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ), trở thành khu du lịch quốc gia theo quy hoạch. Nghiên cứu khả năng phát triển khu du lịch Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa) trở thành khu du lịch quốc gia khi có đủ điều kiện.

- Phấn đấu đến năm 2030 có 06 khu du lịch cấp tỉnh trên địa bàn 4 huyện và 01 thị xã được công nhận, bao gồm: Khu du lịch hang động Pa Thơm/hang động Chua Ta, huyện Điện Biên; Khu du lịch thành Bản Phủ, huyện Điện Biên; Khu du lịch thành Vàng Lồng và Cao nguyên đá Tả Phìn, huyện Tủa Chùa; Khu du lịch sinh thái Mường Nhé (Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, huyện Mường Nhé làm trọng tâm); Khu du lịch đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo; Khu du lịch di tích lịch sử Pú Vạp, phường Sông Đà và xã Nay Lưa, thị xã Mường Lay.

- Phấn đấu đến năm 2030 có thêm ít nhất 16 điểm du lịch trên địa bàn 10 huyện, thị xã, thành phố được công nhận, cụ thể: Điểm du lịch Tượng đài Chiến thắng (phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ); Điểm du lịch Đền thờ liệt sỹ tại chiến trường Điện Biên Phủ (phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ); Điểm du lịch cộng đồng bản Phiêng Lơi (xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ); Điểm du lịch sinh thái Him Lam (phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ); Điểm du lịch cộng đồng bản Che Căn (xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ); Điểm du lịch Nước khoáng nóng U Va (xã Noong Luống, huyện Điện Biên); Điểm du lịch cộng đồng bản Nà Sự (xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ); Điểm du lịch cộng đồng bản Tả Kố Khừ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé); Điểm du lịch cộng đồng bản Quan Chiêng (phường Na Lay, thị xã Mường Lay); Điểm du lịch cộng đồng bản Nậm Cản (phường Na Lay, thị xã Mường Lay); Điểm du lịch cộng đồng bản Bắc 2 (xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay); Điểm du lịch Hồ Noong U (bản Tìa Ló B, xã Nong U, huyện Điện Biên Đông); Điểm du lịch Pha Đin Pass/Pu Pha Đin (xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo); Điểm du lịch chợ phiên thị trấn Tủa Chùa; Điểm du lịch hang động Huổi Cang - Huổi Đáp (xã Pa Ham, huyện Mường Chà); Điểm du lịch hồ Ẳng Cang (xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng).

- Phát triển các khu du lịch tổng hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí và sân gôn tại các huyện, thị xã, thành phố trong giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có 05 khu có sân gôn.

(Chi tiết tại Phụ lục III)

c) Phương án phát triển khu nghiên cứu đào tạo

- Tập trung xây dựng và phát triển khu nghiên cứu đào tạo công nghệ của tỉnh tại thành phố Điện Biên Phủ. Khu nghiên cứu đào tạo là nơi tập trung các cơ sở nghiên cứu phát triển, hỗ trợ nghiên cứu phát triển, sản xuất thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh; là nơi thu hút các chuyên gia trong các ngành công nghệ cao và những người có trình độ cao làm công tác nghiên cứu; là nơi đào tạo nhân lực ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nông nghiệp và chuyển giao công nghệ trồng trọt, chăn nuôi.

- Thu hút đầu tư để thành lập khu nghiên cứu vệ tinh nhằm phát triển các sản phẩm nông lâm sản và vật liệu xây dựng tại các cụm khu công nghiệp phía Đông Tuần Giáo, cụm công nghiệp Na Hai, cụm công nghiệp Hỗn Hợp, góp phần thúc đẩy và nâng cao giá trị kinh tế các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

d) Phương án phát triển các khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

- Các khu vực cần bảo tồn, hạn chế phát triển bao gồm công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa cần bảo tồn, tôn tạo, khu bảo tồn đất ngập nước, khu vực dự trữ thiên nhiên Mường Nhé, khu bảo tồn Huổi Lèng - Nà Tấu, khu bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng, di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ.

- Duy trì hiện trạng công trình hoặc tu bổ, cải tạo, xây dựng mới phù hợp với hiện trạng kiến trúc của khu vực; kiểm soát hoạt động xây dựng, loại hình công trình xây dựng, cấp công trình xây dựng, kiến trúc công trình xây dựng phù hợp với cảnh quan và đặc trưng văn hóa cần được bảo tồn.

- Hạn chế tối đa các hoạt động có nguy cơ gây sạt lở; quản lý chặt chẽ, hạn chế cấp phép khai thác vật liệu xây dựng, không xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung. Kiểm soát mật độ xây dựng, loại công trình xây dựng, cấp công trình xây dựng; chú trọng sử dụng các phương pháp chống sạt lở đất. Khuyến khích trồng rừng, cây xanh, các biện pháp bảo vệ đất và lớp phủ thực vật khác.

đ) Phương án phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

- Phân bố không gian phát triển trồng trọt tập trung:

+ Vùng trồng lúa tập trung phát triển tại các huyện Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ.

+ Vùng trồng cây hàng năm khác tập trung tại thành phố Điện Biên Phủ và các huyện Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo,...

+ Vùng trồng cây lâu năm tập trung: Phát triển cây cà phê trên địa bàn các huyện Mường Ảng, Tuần Giáo,…; cây chè trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

- Phân bố không gian phát triển chăn nuôi tập trung: Phát triển vùng chăn nuôi trâu tập trung ở các huyện Nậm Pồ, Điện Biên, Tuần Giáo; phát triển vùng chăn nuôi bò tập trung ở các huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Điện Biên; phát triển vùng chăn nuôi dê tập trung ở các huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo; chăn nuôi lợn tập trung ở các huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Tủa Chùa, Nậm Pồ;…

- Phân bố không gian phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ,...

- Phân bố không gian phát triển lâm nghiệp: Duy trì 02 khu rừng đặc dụng hiện có là Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé và Khu bảo vệ cảnh quan Mường Phăng; phát triển vùng trồng nguyên liệu gỗ trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố; phát triển vùng trồng cây mắc ca tại các huyện Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Chà và thành phố Điện Biên Phủ.

e) Khu quân sự, an ninh

- Việc bố trí xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn được thực hiện theo các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và bảo đảm tuân thủ các chỉ tiêu sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bố trí các công trình hạ tầng phòng cháy chữa cháy tại trung tâm các huyện, thành phố, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và địa bàn trọng điểm có nguy cơ về cháy nổ, đảm bảo thuận tiện về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc và đáp ứng các quy định hiện hành.

g) Phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn

- Thu hút đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và xây dựng hạ tầng xã hội khác để phát triển sinh kế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, cấp nước, cơ sở năng lượng, hạ tầng thương mại dịch vụ (chợ), hạ tầng viễn thông, thông tin, truyền hình phục vụ khu vực đặc biệt khó khăn.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp, làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với ổn định và nâng cao thu nhập góp phần nâng cao đời sống đồng bào gắn với rừng.

- Ưu tiên giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch, bố trí sắp xếp, di dời các hộ dân trong vùng thiên tai nguy hiểm gắn với ổn định đời sống dân cư.

- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Phương án phát triển mạng lưới giao thông

a) Đường bộ

- Đường bộ quốc gia: Thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó:

+ Đường cao tốc: Đường cao tốc Sơn La - Điện Biên (CT.03) đoạn qua tỉnh Điện Biên quy mô 4 làn xe. Trường hợp huy động được nguồn lực, báo cáo cấp thẩm quyền chấp thuận cho triển khai thực hiện sớm.

+ Đường quốc lộ: Đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh gồm 07 tuyến: QL6, QL4H, QL12, QL279, QL279B, QL279C, QL12D; trong đó định hướng kéo dài tuyến QL279C, quy hoạch bổ sung tuyến QL12D trên cơ sở nâng cấp từ các tuyến đường tỉnh. Định hướng tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ để đảm bảo nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đường bộ địa phương:

+ Đường tỉnh: Gồm 26 tuyến, trong đó giữ nguyên chiều dài 14 tuyến đường tỉnh, điều chỉnh chiều dài 06 tuyến đường tỉnh, chuyển 02 tuyến đường tỉnh (ĐT145, ĐT.150) thành QL12D và quy hoạch bổ sung thêm 06 tuyến đường tỉnh mới. Định hướng nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường tỉnh cơ bản đạt quy mô cấp IV - V.

+ Đường huyện: Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp VI hoặc tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cấp A, mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng. Một số tuyến đường huyện có vị trí quan trọng đạt tiêu chuẩn đường cấp V.

+ Đường đô thị: Phấn đấu tỷ lệ quỹ đất hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân từ 16% - 26% so với quỹ đất xây dựng đô thị.

+ Đường giao thông nông thôn: Nâng cấp, mở rộng, bê tông hóa hoặc nhựa hoá 100% hệ thống các tuyến đường xã; đảm bảo các thôn, bản có đường giao thông đi lại thuận tiện được 04 mùa.

- Bến xe: Quy hoạch 11 bến xe khách liên tỉnh phân bố tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra duy trì khai thác các bến xe quy mô nhỏ lẻ phân bố trên địa bàn các huyện nhằm rút ngắn khoảng cách sử dụng vận tải của người dân các khu vực xa trung tâm.

- Công trình logistics: Quy hoạch 01 trung tâm logistics cấp vùng tại huyện Điện Biên, 09 trung tâm logistics tại các huyện thị và cửa khẩu là nơi trung chuyển và phân phối hàng hóa cho các địa phương trong tỉnh.

b) Đường hàng không

Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Điện Biên đạt quy mô cấp 3C theo quy hoạch; cải tạo nhà ga hiện hữu cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả vùng Tây Bắc nói chung.

c) Đường thủy nội địa

- Luồng tuyến: Tuyến đường thủy Sông Đà qua tỉnh Điện Biên thuộc tuyến vận tải thủy vùng hồ Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu, quy hoạch tuyến thủy cấp III.

- Cảng thủy: Đầu tư cụm cảng Điện Biên với cỡ tàu 400 tấn, công suất 1.000T/năm gồm: Cảng vùng hồ Lai Châu với công suất 700T/năm và cảng khác công suất 300T/năm.

(Chi tiết tại Phụ lục IV)

2. Phương án phát triển năng lượng và mạng lưới điện

- Nguồn điện: Duy trì, phát triển các nguồn điện hiện có trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện đã được được chấp thuận chủ trương đầu tư, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Phát triển mới một số dự án nguồn điện tiềm năng (thủy điện, điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời, điện rác...).

- Lưới điện: Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các trạm biến áp và đường dây 220kV và 110kV, các đường dây trung thế, hạ thế kết nối với các nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng, đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp và các khu du lịch, các dự án công nghiệp lớn. Nâng cao độ tin cậy an toàn cung cấp điện, đảm bảo chất lượng điện năng lưới điện toàn tỉnh với việc được cấp từ 02 nguồn trở lên. Đảm bảo truyền tải tối đa công suất các nhà máy điện để khai thác hiệu quả, an toàn nguồn tài nguyên năng lượng của tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục V)

3. Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông

- Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới bưu chính, trọng tâm là chuyển đổi từ hạ tầng truyền thống sang hạ tầng số, phát triển thương mại điện tử và logistics; thúc đẩy cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, vận hành và chia sẻ, khuyến khích sử dụng chung hạ tầng bưu chính.

- Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, mạng kết nối vạn vật (IoT) liên thông, đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn tỉnh; tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông.

- Xây dựng và nâng cấp tuyến truyền dẫn quang liên tỉnh (bao gồm cả tuyến truyền dẫn dự phòng) thuộc tuyến: Điện Biên - Lai Châu và Điện Biên - Sơn La. Bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng thông rộng trong tương lai, xây dựng các tuyến truyền dẫn quang nội tỉnh bảo đảm dung lượng cao, kết nối liên vùng, liên huyện, đặc biệt là các vùng kinh tế - chính trị, vùng động lực phát triển của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên phấn đấu phát triển đô thị thông minh, phục vụ nhu cầu phát triển các dịch vụ băng thông tốc độ và chất lượng cao.

- Phát triển các cơ quan báo chí theo mô hình Trung tâm truyền thông đa phương tiện, chuyển đổi số, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, các hệ thống phần mềm, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích số liệu, sản xuất tin bài.

4. Phương án phát triển mạng lưới cấp nước, thủy lợi

- Phương án phân vùng cấp nước: Phân vùng cấp nước theo từng huyện, thị xã và thành phố. Nguồn nước mặt chủ yếu khai thác từ 03 hệ thống lưu vực sông lớn gồm: Sông Đà, Sông Mã và Sông Mê Kông với các phụ lưu chính như: Nậm Ma, Nậm Bum, Nậm Pồ, Nậm Mức, Nậm Muôi, Nậm Húa, Suối Lư, Nậm Rốm, Nậm Núa…

- Phương án cấp nước cho các khu vực: Cải tạo, nâng cấp 10 nhà máy cấp nước từ các công trình hiện trạng với tổng công suất dự kiến 65.000m3/ngđ; xây dựng mới 07 nhà máy cấp nước tại các đô thị với công suất dự kiến 22.370 m3/ngđ.

- Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi

+ Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh.

+ Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn các lưu vực sông; góp phần xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

+ Xây dựng phương án tổng thể bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng các ngành kinh tế - xã hội từ hệ thống công trình thủy lợi, bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững: Phát triển giải pháp tạo nguồn, tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; cấp chủ động cho diện tích đất trồng lúa, màu; cấp nước cho các vùng đất dốc sản xuất cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao; cấp nước cho các vùng khan hiếm nước; nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng chống hạn hán.

+ Xây dựng phương án đảm bảo tiêu, thoát tổng thể cho toàn vùng; đề xuất các giải pháp tiêu thoát cho các khu vực trũng thấp, các khu, cụm công nghiệp, đô thị.

+ Xây dựng phương án phòng, chống lũ, ngập lụt bảo đảm an toàn dân sinh, cơ sở hạ tầng và các hoạt động sản xuất; nghiên cứu giải pháp phòng, chống đối với sạt lở bờ sông trên cơ sở diễn biến thực tế xảy ra tại các vùng; nghiên cứu các giải pháp phòng, chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các vùng có nguy cơ cao.

(Chi tiết tại Phụ lục VI)

5. Phương án phát triển mạng lưới thoát nước thải

- Khu vực đô thị: Đầu tư xây dựng trạm xử lý tập trung hoặc trạm xử lý phân tán tùy theo điều kiện địa hình, bố trí các khu dân cư và phân khu chức năng đô thị.

- Nước thải khu công nghiệp: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; bố trí các nhà máy xử lý nước thải cho từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Nước thải y tế: Nước thải từ bệnh viện và các cơ sở y tế được xử lý cục bộ bằng các trạm xử lý đảm bảo qui định hiện hành.

- Khu vực nông thôn: Các cụm dân cư sống tập trung, nước thải được xử lý cục bộ qua bể tự hoại sau đó theo hệ thống cống chung được dẫn về các trạm xử lý tập trung.

6. Phương án phát triển các khu vực xử lý chất thải

- Xây dựng 01 khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại huyện Điện Biên với đầy đủ công nghệ chế biến phân hữu cơ, tái chế chất thải rắn, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, nhằm xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Điện Biên Phủ và các đô thị thuộc huyện Điện Biên, Điện Biên Đông; xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên.

- Xây dựng 09 khu xử lý chất thải rắn cấp huyện xử lý cho đô thị trung tâm hành chính huyện, thị xã và khu dân cư nông thôn các xã phụ cận. Sử dụng công nghệ phân loại, thu hồi các thành phần có khả năng tái chế, chế biến phân hữu cơ tại các khu xử lý. Tập trung đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt quy mô nhỏ (5 - 7 tấn/ngày) và xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

- Chất thải rắn phát sinh từ các khu, cụm du lịch được thu gom và xử lý chung với chất thải rắn đô thị.

(Chi tiết tại Phụ lục VII)

7. Phương án phát triển khu nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và tang lễ

- Nghĩa trang đô thị: Quy hoạch 12 nghĩa trang tập trung tại các khu đô thị với tổng diện tích khoảng 235 ha, trong đó nghĩa trang lớn nhất là công viên nghĩa trang Điện Biên với diện tích 100 ha (tại xã Thanh Luông, huyện Điện Biên) phục vụ an táng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và một phần của huyện Biện Biên.

- Nghĩa trang nông thôn: Mỗi xã hoặc cụm xã xây dựng 01 nghĩa trang tập trung với quy mô dự kiến 5 - 10 ha, công nghệ táng phù hợp từng địa phương (hung táng, cát táng).

(Chi tiết tại Phụ lục VIII)

8. Phương án phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy

- Xây dựng mạng lưới trụ sở, doanh trại của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đảm bảo mỗi huyện có tối thiểu 01 đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

- Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đảm bảo đủ rộng và đủ tải để xe chữa cháy hoặc cứu nạn cứu hộ dài nhất, rộng nhất, cao nhất và nặng nhất của lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tiếp cận được.

- Hệ thống cung cấp nước chữa cháy đảm bảo đáp ứng theo quy định hiện hành. Hệ thống thông tin liên lạc phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đảm bảo tuân thủ theo quy định và được kết nối với các đơn vị ở các tỉnh lân cận và Trung ương.

(Chi tiết tại Phụ lục IX)

VI. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG XÃ HỘI

1. Phương án phát triển hạ tầng y tế

- Lĩnh vực khám chữa bệnh và phục hồi chức năng

+ Tuyến tỉnh: Đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng 05 bệnh viện tuyến tỉnh; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện Y học cổ truyền thành Bệnh viện Y học cổ truyền - Điều dưỡng và Phục hồi chức năng. Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh. Thành lập mới Bệnh viện chuyên khoa Sản nhi.

+ Tuyến huyện, xã: Giữ nguyên mô hình tổ chức y tế đa chức năng đối với 10 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố. Thực hiện mô hình kết hợp quân dân y tại các huyện vùng sâu, vùng xa, huyện có điều kiện đi lại khó khăn như: Nậm Pồ, Tuần Giáo, Mường Nhé, Tủa Chùa….

+ Y tế ngoài công lập: Khuyến khích phát triển bệnh viện tư nhân và hệ thống phòng khám tư nhân tại các khu vực có điều kiện lợi.

- Lĩnh vực dự phòng và y tế công cộng:

+ Tuyến tỉnh: Giữ nguyên Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát bệnh tật và kiểm dịch biên giới; củng cố, nâng cấp phòng xét nghiệm đã đạt an toàn sinh học cấp 2 và tiến tới đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 vào năm 2030.

+ Tuyến huyện: Giữ nguyên mô hình tổ chức trung tâm y tế huyện 3 chức năng điều trị, dự phòng và dân số tại 10 huyện/thị xã.

- Lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình: Giữ nguyên Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực dân số trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mô hình lồng ghép thực hiện các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số cho người dân trong địa bàn tỉnh (chăm sóc trước, trong và sau sinh, sàng lọc trước sinh…. dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…)

- Lĩnh vực giám định y khoa và pháp y: Giữ nguyên mô hình như hiện tại, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của 02 Trung tâm Giám định Pháp y và Giám định Y khoa.

(Chi tiết tại Phụ lục X)

2. Phương án phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo

- Đến năm học 2030 - 2031, toàn tỉnh có 166 trường mầm non, 143 trường tiểu học, 138 trường trung học cơ sở, 36 trường trung học phổ thông. Đối với giáo dục thường xuyên, duy trì 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (01 trung tâm cấp tỉnh và 09 trung tâm cấp huyện), các trung tâm ngoại ngữ - tin học và các trung tâm học tập cộng đồng. Tiếp tục duy trì 01 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập của tỉnh.

- Thành lập trường Đại học Điện Biên Phủ trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng hiện có, phù hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh Điện Biên và các tỉnh lân cận.

(Chi tiết tại Phụ lục XI)

3. Phương án phát triển hạ tầng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Tiếp tục duy trì 13 cơ sở giáo dục nghề hiện có (03 trường cao đẳng, 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh). Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, duy trì và phát triển cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục XII)

4. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng văn hóa, thể dục, thể thao

- Đầu tư trùng tu, tôn tạo, lập hồ sơ công nhận thêm các di tích đưa vào xếp hạng; phát huy có hiệu quả giá trị của các di tích trên địa bàn tỉnh (01 di tích quốc gia đặc biệt; 14 di tích quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh).

- Xây dựng mới và nâng cấp, duy trì hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cấp tỉnh gồm: Trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, thư viện tỉnh, bảo tàng tỉnh Điện Biên, nhà hát, trung tâm triển lãm tỉnh, khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh... Đối với thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã: Đảm bảo 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đầy đủ trung tâm văn hóa - thể thao đảm bảo tiêu chuẩn quy định.

(Chi tiết tại Phụ lục XIII)

5. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng bảo trợ xã hội

- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trung tâm Điều dưỡng người có công và công tác xã hội; các công trình ghi công liệt sĩ.

- Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp, cơ sở cai nghiện ma túy; khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ngoài công lập.

6. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

- Tại thành phố Điện Biên Phủ phát triển các loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, mua sắm hạng II và III, siêu thị hạng II và hạng III, nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ, hình thành các chợ đặc biệt như chợ đêm, chợ lễ hội phục vụ du lịch. Tại các đô thị khác chủ yếu phát triển siêu thị hạng III (ít nhất mỗi đô thị 01 siêu thị).

- Giai đoạn 2021 - 2030, quy hoạch 47 chợ trên địa bàn tỉnh Điện Biên, trong đó có 03 chợ hạng I, 07 chợ hạng II và 37 chợ hạng III.

(Chi tiết tại Phụ lục XIV)

7. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các tổ chức khoa học và công nghệ, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đảm bảo thực hiện các chức năng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ.

- Nghiên cứu, xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo cấp tỉnh; phát triển các cơ sở nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi số. Đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất.

VII. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI

Khai thác sử dụng đất theo hướng giải phóng được năng lực sản xuất của các ngành kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên phân bổ đất đai cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển, không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc và miền núi, quan tâm đầu tư phát triển vùng sâu vùng xa, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Khai thác triệt để, sử dụng toàn bộ quỹ đất đai vào các mục đích cụ thể, không để tình trạng còn đất trống đồi núi trọc. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để bố trí cây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, thương mại du lịch... theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ sử dụng quỹ đất phù hợp đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ của tỉnh, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2030 tổng diện tích tự nhiên là 953.992,60 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có 905.187,03 ha, chiếm 94,88% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có 35.327,85 ha, chiếm 3,70% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng còn lại 13.477,72 ha, chiếm 1,41% tổng diện tích đất tự nhiên.

(Chi tiết tại Phụ lục XV)

VIII. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN, VÙNG HUYỆN

1. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện

Quy hoạch phát triển với 03 vùng liên huyện, bao gồm:

a) Vùng liên huyện - vùng động lực phía Nam:

- Bao gồm ranh giới thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông; phát huy lợi thế nằm dọc theo trục động lực gắn với hành lang phát triển đường cao tốc Sơn La - Điện Biên trong tương lai, quốc lộ 12, quốc lộ 279 và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

- Là vùng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và khoa học kỹ thuật của tỉnh Điện Biên. Đây là vùng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, hướng đến một khu vực đô thị phát triển bền vững có sự cân đối giữa phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc và bảo vệ môi trường; liên kết với các vùng xung quanh để hình thành cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; là cửa ngõ giao lưu về kinh tế đối ngoại và văn hóa - du lịch với các tỉnh Bắc Lào và là khu giao thương cửa khẩu quan trọng của tỉnh với các loại hình kinh doanh như xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh… Tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp chế biến, phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng.

b) Vùng liên huyện - vùng phía Đông Bắc:

- Bao gồm ranh giới huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo và huyện Mường Ảng; phát huy lợi thế về giao thông đường thủy trên sông Nậm Mức và trục quốc lộ 6 để phát triển.

- Là vùng cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Điện Biên, giáp ranh với hai tỉnh Lai Châu và Sơn La; lấy nông, lâm nghiệp và chăn nuôi làm chủ đạo trong phát triển kinh tế; thông qua phát triển liên kết với các vùng xung quanh để xây dựng nên cơ sở hạ tầng vững mạnh, đồng bộ, hiện đại.

c) Vùng liên huyện - vùng phía Tây Bắc:

- Bao gồm ranh giới thị xã Mường Lay, huyện Mường Nhé, huyện Mường Chà và huyện Nậm Pồ; phát huy lợi thế về sản xuất nông lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và gắn với thương mại - dịch vụ qua cửa khẩu biên giới; liên kết với các xung quanh thông qua tuyến quốc lộ 4H, quốc lộ 12 và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

- Là cửa ngõ giao lưu về kinh tế đối ngoại và văn hóa - du lịch với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về an quốc phòng, an ninh; là khu giao thương cửa khẩu quan trọng của tỉnh với các loại hình kinh doanh như: xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh… Tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp chế biên, phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng.

2. Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện

a) Vùng huyện Tuần Giáo: Là cửa ngõ phía Đông tỉnh Điện Biên với tỉnh Sơn La, nằm trên trục động lực kinh tế quốc lộ 279 và quốc lộ 6; là một trong bốn cực tăng trưởng của tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; là vùng tập trung phát triển nền kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, chăn nuôi.

b) Vùng huyện Điện Biên: Là khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội, trọng yếu về quốc phòng an ninh của tỉnh Điện Biên; là cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và cả nước giao lưu với Lào; đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

c) Vùng huyện Điện Biên Đông: Là khu vực cửa ngõ phía Đông của tỉnh Điện Biên kết nối với Sơn La; là vùng có tiềm năng phát triển về năng lượng điện gió và phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, du lịch.

d) Vùng huyện Mường Ảng: Là vùng nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Điện Biên; là vùng đệm đóng vai trò kết nối các vùng kinh tế động lực với vùng kinh tế II gắn với Tuần Giáo và Tủa Chùa.

đ) Vùng huyện Mường Chà: Là cầu nối giữa các cụm đô thị lớn của tỉnh Điện Biên như kết nối thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay với thành phố Lai Châu của tỉnh Lai Châu; là vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhằm tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

e) Vùng huyện Tủa Chùa: Là cửa ngõ phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên với tỉnh Sơn La; là khu vực phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, du lịch hang động, du lịch khảo cổ học…; là vùng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi.

g) Vùng huyện Nậm Pồ: Là khu vực giáp ranh với nước Lào thuận tiện cho việc kết nối, giao thương với nước bạn của tỉnh Điện Biên và của cả nước; là điểm trung chuyển của các vùng kinh tế phía Đông, phía Nam đi lên cửa khẩu A Pa Chải sang Trung Quốc; là huyện có diện tích nông nghiệp lớn có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng (cây hàng năm, lâm nghiệp, cây lâu năm...).

h) Vùng huyện Mường Nhé: Là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng an ninh của tỉnh Điện Biên cũng như vùng Tây Bắc; là huyện có đường biên giới với giáp với cả Trung Quốc và các tỉnh Bắc Lào; là khu vực có nền kinh tế gắn với phát triển kinh tế cửa khẩu, dịch vụ thương mại, du lịch.

IX. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC; KHAI THÁC SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN; PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

a) Phương án bảo tồn đa dạng sinh học

- Bảo đảm hầu hết các loài đặc hữu, có giá trị về mặt khoa học và kinh tế được bảo tồn hiệu quả; phần lớn diện tích các khu rừng tự nhiên được xem xét đưa vào chiến lược khai thác và bảo tồn ở các cấp độ khác nhau.

- Tiếp tục duy trì các khu bảo tồn hiện có, đồng thời quy hoạch xây dựng các khu bảo tồn mới; phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Điện Biên có 03 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 108.248 ha. Phấn đấu sau 2030 nghiên cứu thành lập khu dự trữ sinh quyển Điện Biên trên cơ sở liên kết Khu bảo tồn Huổi Lèng - Nà Tấu và Khu bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng.

- Thiết lập hành lang đa dang sinh học nhằm kết nối các Khu bảo tồn Huổi Lèng - Nà Tấu và Khu bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng; xác định, lên phương án bảo vệ các khu vực đa dạng sinh học cao, các khu vực đất ngập nước quan trọng, các khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng.

b) Phương án phân vùng bảo vệ môi trường

Phân vùng môi trường tỉnh Điện Biên theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia như sau:

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm 02 tiểu vùng là tiểu vùng bảo tồn và tiểu vùng bảo vệ có kiểm soát:

+ Tiểu vùng bảo tồn gồm: Khu bảo tồn Mường Nhé; Khu bảo tồn Huổi Lèng - Nà Tấu; Khu bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng; Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ; vùng bảo vệ nguồn nước hồ cấp nước sinh hoạt; vùng sinh thủy và vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

+ Tiểu vùng bảo vệ có kiểm soát: Các đô thị loại II, III; phân khu dịch vụ hành chính các khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ thiên nhiên.

- Vùng hạn chế phát thải bao gồm: Vùng đệm các khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ thiên nhiên; khu vực bảo vệ II Khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ; hành lang bảo vệ nguồn nước các sông suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên; hành lang đa dạng sinh học núi; rừng phòng hộ đầu nguồn; các đô thị loại IV, loại V; vùng trồng lúa nước hai vụ; vùng nuôi trồng thủy sản.

(Chi tiết tại Phụ lục XVI)

c) Quan trắc môi trường đất, nước, không khí

- Môi trường không khí: Tổng số 40 điểm trạm trong đó có 35 vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh và 05 vị trí quan trắc môi trường khí thải.

- Môi trường nước mặt lục địa: Tổng số 32 điểm trạm, trong đó có 02 trạm tự động (Sông Nậm Nứa và Hồ thủy lợi Nậm Khẩu Hú).

- Môi trường nước dưới đất: Tổng số 32 vị trí quan trắc định kỳ.

- Môi trường đất: Tổng số 27 vị trí quan trắc định kỳ.

2. Phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

a) Về thăm dò, khai thác khoáng sản

- Khoanh định quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến đối với: Các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ có đủ tiêu chí theo quy định của pháp luật về khoáng sản; các khu vực khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đặc biệt là vật liệu san lấp, cát xây dựng, đất làm nguyên liệu sản xuất gạch); khoanh định bổ sung chi tiết các khu vực có khoáng sản đủ điều kiện hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh để quản lý, cấp phép thăm dò khai thác đáp ứng đủ nhu cầu cho từng giai đoạn.

b) Xác định các khu vực mỏ, điểm mỏ chưa khai thác, cấm khai thác cần bảo vệ với từng loại khoáng sản.

- Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, gồm: Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa; khu vực rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

- Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, gồm: Khu vực yêu cầu về quốc phòng, an ninh; bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Các khu vực có khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ bao gồm các loại khoáng sản đã phát hiện thuộc diện Trung ương cấp phép thăm dò khai thác, chưa được đưa vào quy hoạch; các khu vực có khoáng sản thuộc dạng phân tán nhỏ lẻ nhưng chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố là khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ.

(Chi tiết tại Phụ lục XVII)

3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

a) Phân bổ tài nguyên nước

Ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước theo thứ tự: (1) nhu cầu nước cho sinh hoạt; (2) nhu cầu nước cho công nghiệp; (3) nhu cầu nước cho du lịch, dịch vụ; (4) nhu cầu nước cho nông nghiệp; (5) nhu cầu nước cho thủy sản; (6) nhu cầu nước cho các lĩnh vực khác.

b) Bảo vệ chất lượng nước

- Xây dựng mạng quan trắc giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả thải: Nghiên cứu xây dựng mạng tự động quan trắc, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các tiểu vùng, các sông suối chính, các hộ khai thác sử dụng nước và xả nước thải lớn như các hồ thủy điện, thủy lợi; các khu đô thị…nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong bảo vệ tài nguyên nước; các nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt.

- Bảo vệ nguồn sinh thủy: Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt; quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ.

- Xây dựng các công trình xử lý nước: Tăng cường nạo vét các sông trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn; đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung và phân tán.

c) Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

- Phòng chống, khắc phục hậu quả của mưa lũ: Tổ chức quan trắc, dự báo và thông báo kịp thời về mưa, lũ trên địa bàn tỉnh; khi xây dựng, vận hành hồ chứa nước phải có phương án đảm bảo an toàn công trình, phòng, chống lũ lụt cho những vùng xung quanh; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ, cứu hộ khu dân cư và đất sản xuất khu vực ven sông, suối; xây dựng các phương án di dân an toàn khỏi những vùng mưa lũ, sạt lở, đảm bảo đời sống của Nhân dân, khắc phục hậu quả lũ lụt, trợ cấp cho Nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

- Phòng chống, khắc phục hậu quả của hạn hán: Xây dựng các công trình chứa nước (nâng cấp 02 hồ chứa, xây mới 09 hồ chứa); hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi ở các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán để có nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và phòng, chống cháy rừng.

4. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Phương án phòng chống thiên tai

Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai, nguy cơ thiên tai, các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai. Tăng cường cảnh báo, sẵn sàng ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất. Chủ động tổ chức việc di dời, bố trí sắp xếp lại dân cư đang sinh sống ở ven sông, suối; sườn đồi, núi; hạ lưu các hồ chứa; các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng lấn chiếm lòng sông, suối thu hẹp không gian thoát lũ. Xây mới, đảm bảo an toàn hồ chứa tăng khả năng cắt lũ; không tích nước đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn chống lũ. Xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ điều hành và cảnh báo vận hành các nhà máy thủy điện. Tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai (nghiên cứu, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi thời vụ sản xuất).

b) Biện pháp ứng phó với các loại hình thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu

Chủ động sơ tán người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không đảm bảo an toàn. Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, chống thất thoát nước; tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống. Triển khai đồng bộ các biện pháp chống rét cho người, gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; nghiên cứu đề xuất giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cập nhật kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo về thời tiết để chủ động phòng tránh, ứng phó với thiên tai nắng nóng, lốc, sét, mưa đá.

X. DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN THỰC HIỆN

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, xác định các dự án lớn, có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư và thu hút đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.

(Chi tiết tại Phụ lục XVIII)

XI. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư

Sử dụng hiệu quả nguồn vồn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông; các dự án tạo đột phá, tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; mở rộng các hình thức đầu tư, chú trọng đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đồng thời tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

2. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp xu thế phát triển chung của vùng và cả nước; triển khai thực hiện một số chương trình, dự án phát triển đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh như: Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng; Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý Nhà nước.

3. Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường, khoa học - công nghệ và chuyển đổi số

a) Giải pháp về bảo vệ môi trường

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, nhất là đầu tư xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

b) Giải pháp về khoa học - công nghệ

Chủ động triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển khoa học - công nghệ. Nghiên cứu ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực hướng tới mục tiêu xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị.

Tăng cường, nâng tỷ lệ vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia triển khai thực hiện dự án đổi mới khoa học - công nghệ. Phát triển hệ thống mạng lưới tổ chức khoa học - công nghệ, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, các tổ chức ứng dụng, dịch vụ khoa học kỹ thuật.

c) Về chuyển đổi số

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp, sản phẩm OCOP, dược liệu: Triển khai các hoạt động thương mại điện tử nhằm hỗ trợ quảng bá, tiếp thị các sản phẩm nông sản của địa phương; ứng dụng các công nghệ IoT, BigData, Blockchain để phân tích, đánh giá môi trường; ứng dụng công nghệ GIS trong việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Chuyển đổi số ngành lâm nghiệp, trồng rừng: Ứng dụng công nghệ DND mã mạch trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản, ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám trong việc phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng, mất rừng, suy thoái rừng…v.v.

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp: Chú trọng xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

Chuyển đổi số ngành du lịch: Số hóa dữ liệu các di sản, các điểm tham quan, làm nền tảng để ứng dụng các công nghệ hiện đại như 3600, VR, AR, AI, xây dựng bản đồ 3D các địa điểm tham quan, du lịch trên nền tảng GIS giúp đẩy mạnh quảng bá du lịch tỉnh Điện Biên.

Chuyển đổi số ngành giáo dục, y tế: Triển khai cầu truyền hình và nền tảng hỗ trợ hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth tại trạm y tế. Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy học từ xa, số hóa tài liệu, giáo trình giảng dạy. Ứng dụng công nghệ số trong việc giao bài tập về nhà và kiểm tra bài vở của học sinh trước khi đến lớp…

4. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực để thu hút thêm các nguồn lực cho phát triển khu vực động lực và sự liên kết giữa khu vực động lực với các khu vực phụ trợ.

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các tỉnh trong vùng và cả nước để tạo cơ hội phát triển các ngành lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế như phát triển du lịch, nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến... Thúc đẩy hợp tác quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường.

5. Nhóm giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

Kiểm soát chặt quỹ đất rừng, tài nguyên - môi trường rừng và tỷ lệ bao phủ rừng, cân bằng và chuyển hóa một phần quỹ đất nông nghiệp hiện có trong đô thị sang đất xây dựng để đáp ứng tiêu chí phát triển đô thị và nhu cầu tăng trưởng kinh tế cho xã hội.

Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, hồ sơ địa chính theo mô hình hiện đại, tập trung thống nhất mang tính tích hợp. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công khai, minh bạch công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định.

6. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

Công bố, phổ biến và triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý thực hiện quy hoạch.

XII. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

Chi tiết danh mục sơ đồ, bản đồ Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Phụ lục XIX.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt tại Quyết định này là căn cứ để triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên:

a) Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch để thống nhất với Quyết định phê duyệt quy hoạch; cập nhật cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ.

b) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

c) Xây dựng, trình ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức thực hiện quy hoạch gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; định kỳ tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quy hoạch.

d) Nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp với yêu cầu phát triển và quy định của pháp luật để huy động các nguồn lực thực hiện quy hoạch.

đ) Thực hiện các yêu cầu, nội dung bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án thực hiện Quy hoạch, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững; tổ chức quan trắc, giám sát, quản lý môi trường; lưu giữ cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ quá trình chuyển đổi số trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

e) Thực hiện rà soát nội dung Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng được quyết định hoặc phê duyệt và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh trong trường hợp có nội dung mâu thuẫn so với quy hoạch cấp cao hơn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội.

3. Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn, bao gồm cả các dự án chưa được xác định trong các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện ban hành kèm theo Quyết định này phải phù hợp với các nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định này và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch khác có liên quan; đồng thời, người chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về quyết định của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, triển khai các dự án cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc xác định vị trí, diện tích, quy mô, công suất, phân kỳ đầu tư phù hợp với tiến độ, tình hình thực tế và phải bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các quy định pháp luật có liên quan.

Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.

Đối với các dự án được phân kỳ đầu tư sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực thì báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận cho đầu tư sớm hơn.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về: (i) tính chính xác của các nội dung, thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác; (ii) phụ lục các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch được ban hành kèm theo Quyết định này; bảo đảm tính đồng bộ, không chồng lấn, xung đột giữa các nội dung của các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định pháp luật có liên quan; (iii) nội dung tiếp thu, giải trình, bảo lưu ý kiến của các bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình tham gia ý kiến, thẩm định và rà soát hồ sơ quy hoạch; (iv) thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết nêu tại Tờ trình số 341/TTr-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2024; (v) đối với các dự án đang xử lý theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án thuộc danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện (nếu có): chỉ được triển khai sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định hiện hành.

5. Các bộ, cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong quá trình thực hiện Quy hoạch; trường hợp cần thiết, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong việc nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Đô thị

Hiện trạng

Năm 2030

Năm 2050

1

 Thành phố Điện Biên Phủ

 III

 II

 II

2

 Thị Xã Mường Lay

 IV

 IV

 IV

3

 Đô thị Apachải

 -

 -

 V

4

 Thị trấn Mường Nhé

 -

 V

 V

5

 Thị trấn Mường Chà

 V

 V

 V

6

Thị trấn Tủa Chùa

 V

 V

 V

7

 Thị trấn Tuần Giáo

 V

 IV

 IV

8

 Đô thị Mường Nhà

 -

 -

 V

9

 Đô thị Bản Phủ

 -

 V

 V

10

 Thị trấn Thanh Xương

 -

 V

 V

11

 Thị trấn Điện Biên Đông

 V

 V

 V

12

 Đô thị Mường Luân

 -

 -

 V

13

 Thị trấn Mường Ảng

 V

 V

 V

14

 Đô thị Búng Lao

-

-

V

15

 Thị trấn Nậm Pồ

 -

 V

 V

Ghi chú:

- Việc phân loại đô thị phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.

- Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị, các đô thị đạt tiêu chí phân loại đô thị sớm hơn hoặc muộn hơn định hướng thì thực hiện thủ tục đánh giá, công nhận loại đô thị tại thời điểm đánh giá đạt các tiêu chí phân loại đô thị theo quy định của pháp luật.

 

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Bảng 1: Danh mục khu công nghiệp

TT

Tên khu công nghiệp

Địa điểm dự kiến

Diện tích dự kiến

(ha)

 

 

 

KCN Tây Bắc

Huyện Điện Biên

55

 

Bảng 2: Danh mục cụm công nghiệp

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm dự kiến

Ngành nghề dự kiến

Diện tích dự kiến (ha)

 

 

Cụm công nghiệp hiện trạng

 

1

CCN Đông Tuần Giáo

Xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo

Chế biến chè, nông, lâm sản…

50,3

 

2

CCN Na Hai

Xã Pom Lót, huyện Điện Biên

Chế biến nông, lâm sản; Sản xuất vật liệu xây dựng…

49,8

 

3

CCN Hỗn hợp

Xã Ẳng Tờ, huyện Mường Ảng

Chế biến nông, lâm sản; dịch vụ công, nông nghiệp…

15,0

 

Cụm công nghiệp mới

 

4

CCN vật liệu xây dựng

Xã Búng Lao, huyện Mường Ảng

Vật liệu xây dựng…

15,0

 

5

CCN Mường Nhé

Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé

Cơ khí tiêu dùng và cơ khí sửa chữa; Chế biến nông, lâm sản…

10,0

 

6

CCN Núa Ngam

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên

Chế biến nông, lâm sản;..

30,0

 

7

CCN Thanh Yên

Xã Thanh Yên, huyện Điện Biên

Chế biến nông, lâm sản, cơ khí, tiêu dùng, dịch vụ, sản xuất bánh kẹo, sản xuất bao bì, may mặc, ngành điện tử - tin học, logistics…

40,0

 

8

CCN cơ khí và dịch vụ

Xã Quải Tở, huyện Tuần Giáo

Hỗn hợp: cơ khí, vật liệu xây dựng…

10,0

 

9

CCN Bản Ló

Thị xã Mường Lay

Chế biến nông, lâm sản; vật liệu xây dựng nhẹ…

15,0

 

10

CCN Tây Thị trấn

Huyện Mường Chà

Chế biến, cơ khí sửa chữa…

10,0

 

11

CCN Chà Nưa

Xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ

Chế biến nông sản, vật liệu xây dưng…

10,0

 

12

CCN Cửa khẩu A Pa Chải

Sín Thầu, huyện Mường Nhé

Hỗn hợp: Chế biến nông, lâm sản; dịch vụ cửa khẩu quốc tế...

20,0

 

13

CCN Ba Luân

Xã Mường Luân -Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông

Hỗn hợp: Chế biến nông lâm sản, cơ khí, tiêu dùng, dịch vụ nông nghiệp…

20,0

 

14

CCN Sính Phình

Xã Sính Phình, Tủa Chùa

Chế biến chè, nông, lâm sản…

5,0

 

15

CCN Thị trấn Tủa Chùa

Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa

Chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng…

10,0

 

16

CCN Điện Biên Phủ

Phường Him Lam, phường Nam Thanh, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ

Hỗn hợp: Thủ công Mỹ nghệ, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc…

75,0

 

Ghi chú:

- Tên, vị trí, quy mô và phạm vi ranh giới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ được xác định chính xác trong quá trình quy hoạch xây dựng, lập, phê duyệt dự án đầu tư.

- Đối với phần diện tích quy hoạch nằm ngoài chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp được phân bổ theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022, chỉ triển khai thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền phân bổ thêm chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp./.

 

PHỤ LỤC III

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU TỔ HỢP SINH THÁI, DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG, VĂN HÓA THỂ THAO VÀ SÂN GÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục dự án

Địa điểm dự kiến

Quy mô dự kiến
(ha)

I

Hệ thống Khu sân gôn và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí

 

 

1

Khu đô thị nghỉ dưỡng núi Tà Lèng ̣̣(có sân gôn)

Thành phố Điện Biên Phủ

466

2

Tổ hợp đô thị, du lịch, vui chơi giải trí khu vực hồ Pá Khoang̣ (có sân gôn)

Thành phố Điện Biên Phủ

2.400

3

Khu du lịch quốc tế Việt - Lào - Trung (A Pa Chải) (có sân gôn)

Huyện Mường Nhé

500

4

Quần thể đô thị, nghỉ dưỡng khoáng nóng Uva (có sân gôn)

Huyện Điện Biên

499

5

Khu du lịch cửa khẩu Tây Trang (có sân gôn)

Huyện Điện Biên

200

II

Các khu tổ hợp sinh thái nghỉ dưỡng

 

 

1

Khu đô thị - Phố đi bộ sân bay Mường Thanh

Thành phố Điện Biên Phủ

25

2

Khu đô thị sinh thái ven sông Nậm Rốn

Thành phố Điện Biên Phủ

240

3

Khu đô thị kết hợp nghỉ dưỡng, sinh thái Tân Thanh

Thành phố Điện Biên Phủ

100

4

Khu đô thị mới, du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ thể thao Tây Bắc

Thành phố Điện Biên Phủ

150

5

Khu di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo

307

6

Quần thể đô thị, du lịch, cáp treo Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Đông

325

7

Khu dịch vụ nghỉ dưỡng xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

50

8

Khu du lịch Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa

1.000

9

Quần thể đô thị, nghỉ dưỡng khoáng nóng Hua Pe

Huyện Điện Biên

499

10

Khu du lịch sinh thái hang động Pa Thơm

Huyện Điện Biên

50

11

Trung tâm du lịch dịch vụ gắn với đô thị Mường Lay

Thị xã Mường Lay

50

12

Khu du lịch sinh thái, cộng đồng dọc Quốc lộ 6

Huyện Tuần Giáo

70

13

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp thương mại, dịch vụ tại các dự án trồng Mắc ca

Huyện Điện Biên,

Điện Biên Đông

2.000

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô và phạm vi ranh giới, diện tích và danh mục dự án sẽ được xác định cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện; tuân thủ quy định của pháp luật về không sử dụng đất rừng tự nhiên, đất lúa, cũng như yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh./.

 

PHỤ LỤC IV

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tuyến đường

Điểm đầu

(Địa bàn tỉnh Điện Biên)

Điểm cuối

(Địa bàn tỉnh Điện Biên)

Quy mô tối thiểu dự kiến

I

Cao tốc

 

 

 

 

Cao tốc Sơn La - Điện Biên (CT.03)

Xuân Lao, huyện Mường Ảng

Cửa khẩu Tây Trang

4 làn xe

II

Quốc lộ

 

 

 

1

Quốc lộ 6

Pha Đin

Thị xã Mường Lay

Cấp III, 2 - 6 làn xe

2

Quốc lộ 4H (1 tuyến chính và 2 nhánh)

Thị trấn Mường Chà

Leng Su Sìn

Cấp IV, 2 làn xe

Xã Si Pa Phìn

Cửa khẩu Si Pa Phìn

xã Chung Chải

Cửa khẩu A Pa Chải

3

Quốc lộ 12

Thị xã Mường Lay

Thành phố Điện Biên Phủ

Cấp III-IV, 2-4 làn xe

4

Quốc lộ 12D

QL12 - Mường Tùng

Cửa khẩu Nà Bủng

Cấp IV, 2 làn xe

5

Quốc lộ 279

Tỏa Tình - Tuần Giáo

Cửa khẩu Tây Trang

Cấp III-IV, 2 - 4 làn xe

6

Quốc lộ 279B

QL279 - xã Nà Tấu

xã Mường Phăng

Cấp IV, 2 làn xe

7

Quốc lộ 279C

QL12 - xã Núa Ngam

Mường Lói

Cấp III-IV, 2 - 4 làn xe

III

Đường tỉnh (ĐT)

 

 

 

1

Đường tỉnh giữ nguyên chiều dài

 

 

 

1.1

ĐT.139

Keo Lôm

Thị trấn Điện Biên Đông

Cấp IV, 2 làn xe

1.2

ĐT 141 (2 nhánh)

Pá Khoang

Bản Hả

Cấp V

Nà Nhạn

Mường Phăng

1.3

ĐT 141B (Mường Phăng - Pú Nhi)

Mường Phăng

Pú Nhi

Cấp V

1.4

ĐT 141C (Noong Bua - Mường Phăng)

Noong Bua

Mường Phăng

Cấp V

1.5

ĐT 143 (Noong Bua - Pú Nhi - Na Son)

Noong Bua

Thị trấn Điện Biên Đông

Cấp V

1.6

ĐT 143B: Pú Tửu, xã Thanh Xương (Điện Biên) - Tìa Ló, xã Nong U (Điện Biên Đông)

Pú Tửu

Tìa Ló

Cấp V

1.7

ĐT 145B (Km45/QL.4H - Nà Hỳ)

Km45/QL.4H, xã Phìn Hồ

Nà Hỳ

Cấp IV-V, 2 làn xe

1.8

ĐT145C (Mường Toong - Cao Chải)

Mường Toong

Cao Chải

Cấp V

1.9

ĐT 146

Búng Lao

ĐT.143, huyện Điện Biên Đông

Cấp V

1.10

ĐT 146B (Xuân Lao - H. Thuận Châu, Sơn La)

Bản Pháy, Xuân Lao

Mường Bám, Thuận Châu

Cấp V

1.11

ĐT 146C (Nà Tấu - Ẳng Tở)

Km51/QL279 Nà Tấu

Km30/QL279 Ẳng Tở

Cấp V

1.12

ĐT 147

QL.279, phường Him Lam

QL279 Pom Lót, xã Sam Mứn

Cấp IV, 2 - 4 làn xe

1.13

ĐT 149 (Quài Nưa - Tủa Thàng)

QL279 Quái Nưa

Tủa Thàng

Cấp V

1.14

ĐT 149B (Chiềng Sinh - Mường Mùn)

Ql.279 xã Chiềng Sinh

QL.6 xã Mường Mùn

Cấp V

2

Đường tỉnh điều chỉnh chiều dài tuyến

 

 

 

2.1

ĐT 140 (3 đoạn)

Ngã ba Huổi Loóng

TT. Tủa Chùa

Cấp V

Thị trấn Tủa Chùa

Huổi Só

Huổi Só

Tả Phìn

2.2

ĐT 140B (2 đoạn)

Đèo Gió

QL6, xã Nậm Nèn

Cấp V

Đèo Gió

Tả Sìn Thàng

2.3

ĐT 142

QL12D Mường Lay

Nậm Nhùn (Lai Châu)

Cấp IV - V, 2 làn xe

2.4

ĐT 144

QL.12 Na Sang

QL.6, Nậm Nèn

Cấp V

Nậm Mức

Tủa Thàng

2.5

ĐT 144B

Huổi Lèng

Hừa Ngài, Pa Ham

Cấp V

Huổi Lèng

Ma Thì Hồ

2.6

ĐT 148

QL.279 Pom Lót

Km190+529 QL.12 - P. Thanh Trường

Cấp IV, 2 - 4 làn xe

3

Các tuyến đường tỉnh bổ sung vào quy hoạch

 

 

 

3.1

ĐT 139B (Keo Lôm - Sam Măn - Huổi Sa - trung tâm xã Phình Giàng - trung tâm xã Háng Lìa - Trung tâm xã Tìa Dình - Sam Kha (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La)

Keo Lôm

Sam Kha

Cấp V

3.2

ĐT 139C (Mường Nhà - Pú Hồng - trung tâm xã Phình Giàng - Phình Nhừ - Sa Dung)

Mường Nhà

Sa Dung

Cấp V

3.3

ĐT145D (Quảng Lâm - trung tâm xã Na Cô Sa - trung tâm xã Nà Khoa)

QL.4H, xã Quảng Lâm

QL12D, TT Nà Khoa

Cấp V

3.4

ĐT145E (Quảng Lâm - trung tâm xã Pá Mỳ - Nậm Mỳ - Mường Toong - trung tâm xã Nậm Vì - Nậm Sin - Nậm Khum)

QL.4H xã Quang Lâm

QL4H, Nâm Khum

Cấp V

3.5

ĐT149C

Chiềng Ban

Quỳnh Nhai

Cấp V

3.6

ĐT146D

ĐT.146C, Bản Mọng

ĐT.149B, xã Nà Sáy

Cấp V

Ghi chú:

Các tuyến cao tốc, quốc lộ thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tên, vị trí, quy mô, chiều dài, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình nêu trên sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực sẽ nghiên cứu đầu tư các đoạn tuyến tránh đô thị, khu vực đèo dốc nguy hiểm, vị trí không thể mở rộng.

Quy mô các tuyến đường địa phương là quy mô tối thiểu. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư dự án, tùy theo nhu cầu vận tải sẽ xác định quy mô thực tế của tuyến đường; đồng thời, tùy theo nhu cầu vận tải và khả năng huy động nguồn lực sẽ quyết định phân kỳ đầu tư để bảo đảm hiệu quả đầu tư dự án.

Các tuyến quốc lộ qua đô thị, trường hợp cần thiết sẽ xây dựng hệ thống đường song hành để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến năng lực thông hành của các quốc lộ, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương./.

 

PHỤ LỤC V

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

A. NGUỒN ĐIỆN

TT

Danh mục

Quy mô dự kiến (MW)

I

Nguồn điện đã có trong Quy hoạch điện VIII

 

 

Thủy điện Long Tạo

44

II

Các nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng

1

Các dự án điện mặt trời, điện rác, địa nhiệt

860

2

Các dự án điện sinh khối

160

3

Các dự án thủy điện tích năng

3200

4

Các dự án điện gió

2200

III

Các dự án thủy điện vừa và nhỏ tiềm năng

492,43

1

Các dự án đang thi công

70,5

1.1

Mường Tùng

13

1.2

Nậm Núa 2

7,5

1.3

Mường Luân 2

10

1.4

Phi Lĩnh

18

1.5

Mường Mươn

22

2

Các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư

214,7

2.1

Sông Mã 1

14

2.2

Sông Mã 2

21

2.3

Na Phát

10

2.4

Nậm Pô 2

17

2.5

Nậm Pô 3

14

2.6

Nậm Pô 5 (5A)

21

2.7

Nậm Pô 5B

17

2.8

Nậm Nhé 2A

5

2.9

Nậm Nhé 2B

8,2

2.10

Nậm Nhé 2C

7

2.11

Nậm Chà 3

10

2.12

Ma Thì Hồ

11

2.13

Nậm Mức 2

11

2.14

Chiềng Sơ 2

16

2.15

Nậm He Thượng 2

9

2.16

Nậm Mạ 3

6,5

2.17

Mô Phí 1

15

2.18

Nậm He Hạ

6

3

Các dự án chưa được cấp chủ trương đầu tư

207,23

3.1

Suối Lư

7

3.2

Huổi Meo

5,6

3.3

Huổi Mí

6

3.4

Nậm Seo

5,5

3.5

Mường Toong

5

3.6

Na Sang

10

3.7

Nậm He Thượng 1

5

3.8

Mường Khoa

8,5

3.9

Sính Phình

7,5

3.10

Chà Cang Hạ

10,8

3.11

Nậm Chà Hạ

6

3.12

Quảng Lâm

10

3.13

Xuân Lao

8

3.14

Mùn Chung

5,2

3.15

Mường Pồn

12

3.16

Lê Bâu 3

12,8

3.17

Nậm Nghèn

10

3.18

Chung Chải

10

3.19

Nậm Mô Phí

15

3.20

Nà Khoa

10

3.21

Nà Bủng

10

3.22

Nà Hỳ

10

3.23

Sín Thầu

10

3.24

Nậm Ngám

0,27

3.25

Nậm Khẩu Hu 3

0,6

3.26

Ẳng Cang

1,6

3.27

Pe Luông

0,63

3.28

Bản Ban

0,43

3.29

Ten Núa

3,8

Ghi chú:

- Việc đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ phải căn cứ vào Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời phải được xem xét đánh giá kỹ lưỡng về tác động môi trường, đời sống dân sinh, diện tích chiếm đất,…; phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước,… và các quy định khác có liên quan.

Các dự án thủy điện đang vận hành, đang triển khai hoặc đã có trong quy hoạch giai đoạn 2011 - 2020 chỉ được điều chỉnh quy mô, công suất khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

- Việc đầu tư các dự án năng lượng tái tạo tiềm năng chỉ được thực hiện khi bảo đảm phù hợp với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với các điều kiện, tiêu chí, luận chứng theo Quy hoạch điện VIII và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật có liên quan.

- Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình nêu trên sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án./.

B. LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

I. TRẠM BIẾN ÁP

TT

Danh mục

MBA

Hiện Tại

Giai đoạn 2021-2030

Ghi chú

Quy mô (MVA)

Điện áp (kV)

Quy mô dự kiến (MVA)

Điện áp (kV)

 

A

Trạm biến áp 220kV

 

A.1

TBA đã có trong Quy hoạch điện VIII

 

1

Điện Biên

AT1

 

 

250

220/110

 

AT2

 

 

250

220/110

 

2

Điện Biên 1 (*)

AT1

 

 

250

220/110

 

AT2

 

 

250

220/110

 

A.2

TBA theo đề xuất của địa phương

3

TBA 220KV NMĐG Điện Biên 1+2 (**)

AT1

 

 

250

35(22)/220

 

AT2

 

 

250

35(22)/220

 

4

TBA 220KV NMĐG Nậm Pồ (**)

AT1

 

 

250

35(22)/220

 

AT2

 

 

250

35(22)/220

 

B

Trạm biến áp 110kV 

 

1

110kV TĐ Long Tạo

T1

30

6,3/110

 

 

 

T2

30

6,3/110

 

 

 

2

110kV TĐ Huổi Vang

T1

16

6.3/110

 

 

 

3

Tuần Giáo

T1

16

110/35/22

25

110/35/22

Nâng công suất từ 16MVA lên 25MVA

T2

16

110/35/22

25

110/35/22

4

Điện Biên

T1

25

110/35/22

63

110/35/22

Nâng công suất từ 25MVA lên 63MVA

T2

25

110/35/22

 

 

 

5

TĐ Nậm He

T1

31.5

110/35/6.3

 

 

 

T2

 

 

16

110/35/6.3

Lắp đặt máy T2

6

Điện Biên 2

T1

25

110/35

63

110/35

Nâng công suất từ 25MVA lên 63MVA

 

 

T2

 

 

63

110/35

Lắp đặt máy T2

7

Mường Chà

T1

25

110/35

 

 

 

T2

 

 

25

110/35

Lắp đặt máy T2

8

TĐ Sông Mã 3

T1

 

 

25

6.3/110

 

T2

 

 

25

6.3/110

 

9

TĐ Mường Mươn

T1

 

 

16

6.3/110

 

T2

 

 

16

6.3/110

 

10

110kV TĐ Huổi Chan 1

T1

 

 

20

6.3/110

 

T2

 

 

12

6.3/110

 

11

110kV TĐ Mường Luân 1

T1

 

 

25

6.3/110

 

12

110kV TĐ Phi Lĩnh

T1

 

 

25

6.3/110

 

13

TĐ Sông Mã 1

T1

 

 

10

6.3/110

 

T2

 

 

10

6.3/110

 

14

TĐ Sông Mã 2

T1

 

 

12.5

6.3/110

 

T2

 

 

12.5

6.3/110

 

15

110kV Mùn Chung

T1

 

 

16

110/35/6.3

 

16

110kV Mường Ảng

T1

 

 

16

110/35

 

T2

 

 

16

110/35

 

17

110kV Mường Nhé

T1

 

 

25

110/35

 

18

110kV Nậm Pồ

T1

 

 

40

110/35

 

19

110kV TĐ Nậm Pô 2

T1

 

 

25

6.3/110

 

T2

 

 

25

6.3/110

 

20

110kV TĐ Nậm Nhé 2B

T1

 

 

16

6.3/110

 

T2

 

 

16

6.3/110

 

21

110kV TĐ Nậm Nhé 2C

T1

 

 

16

6.3/110

 

T2

 

 

16

6.3/110

 

22

110kV TĐ Mường Tùng

T1

 

 

40

110/35/6.3

 

23

110kV TĐ Nậm Pô 5A

T1

 

 

25

6.3/110

 

T2

 

 

25

6.3/110

 

24

110kV TĐ Nậm Pô 5B

T1

 

 

11

6.3/110

 

T2

 

 

11

6.3/110

 

24

110kV TĐ Nậm Núa 2

T1

 

 

12

6.3/110

 

25

110kV TĐ Nậm Chà 3

T1

 

 

16

6.3/110

 

T2

 

 

16

6.3/110

 

26

110kV TĐ Ma Thì Hồ

T1

 

 

16

6.3/110

 

27

110kV TĐ Nậm Mức 2

T1

 

 

13

6.3/110

 

28

110kV TĐ Na Sang

T1

 

 

12.5

6.3/110

 

29

110kV TĐ Sính Phình

T1

 

 

10

110/35/6.3

 

30

110kV TĐ Xuân Lao

T1

 

 

10

6.3/110

 

31

110kV TĐ Lê Bâu 3

T1

 

 

16

6.3/110

 

32

110kV TĐ Mương Pồn

T1

 

 

16

6.3/110

 

33

110kV TĐ Nậm Nghèn

T1

 

 

16

6.3/110

 

34

110kV TĐ Chung Chải

T1

 

 

16

6.3/110

 

35

110kV TĐ Nậm Mô Phí

T1

 

 

20

6.3/110

 

36

110kV TĐ Nà Khoa

T1

 

 

40

6.3/110

 

37

110kV TĐ Nà Bủng

T1

 

 

13

6,3/35

 

38

110kV TĐ Nà Hỳ

T1

 

 

16

6,3/35

 

39

110kV TĐ Sín Thầu

T1

 

 

16

6,3/35

 

40

110 TĐ Nậm Pô 3

T1

 

 

20

6,3/110

 

41

110 TĐ Mùn Chung

T1

 

 

6

6,3/110

 

42

110kV NM ĐSK Quài Cang

T1

 

 

63

6,3/110

 

43

110kV NM ĐSK Mườn Mùn

T1

 

 

40

6,3/110

 

44

110kV NM ĐSK Búng Lao

T1

 

 

63

6,3/110

 

45

110kV NM ĐSK Ảng Tở

T1

 

 

40

6,3/110

 

46

110kV NM ĐSK Mường Mươn

T1

 

 

40

6,3/110

 

47

110kV NM ĐSK Điện Biên

T1

 

 

12

6,3/110

 

48

110kV NM ĐG Intracom Điện Biên

T1

 

 

63

35/110

 

T2

 

 

63

35/110

 

49

110kV NM ĐG Intracom Huổi Lèng

T1

 

 

63

35/110

 

T2

 

 

63

35/110

 

Ghi chú:

 Việc đầu tư xây dựng các trạm biến áp phải căn cứ vào Quy hoạch và kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các công trình TBA 220kV và 500kV chưa có trong Quy hoạch điện VIII căn cứ vào tình hình thực tiễn phát triển nguồn điện báo cáo cấp thẩm quyền cho phép bổ sung quy hoạch và thực hiện khi đủ điều kiện.

Danh mục trạm biến áp không bao gồm các trạm biến áp nâng áp của các dự án nguồn điện. Trong quá trình thực hiện, tùy điều kiện phát triển thực tiễn và quy hoạch để lắp đặt máy biến áp phù hợp; đối với máy biến áp 110kV, tùy vào cấp điện áp trung áp khu vực đang sử dụng và phụ tải tại khu vực cấp điện để lắp đặt số cuộn dây và cấp điện áp phù hợp./.

Tiến độ, quy mô và vị trí của các trạm biến áp sẽ được chuẩn xác trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, phụ thuộc vào tiềm năng phát triển nguồn và cấu hình lưới điện thực tế.

II. ĐƯỜNG DÂY

TT

Danh mục

Tiết diện (mm2)

Quy mô dự kiến

 

Hiện có

Xây dựng mới hoặc sau cải tạo

Số mạch

Chiều dài (km)

 

A

Đường dây 220kV

 

 

 

133

 

A.1

Đã có trong Quy hoạch điện VIII

 

 

 

 

 

1

500kV Sơn La - Điện Biên

 

2x330

2

133

 

2

Nậm Ou 5 - Điện Biên

 

2x330

2

22

 

3

Điện Biên 1 (*) - Điện Biên (*)

 

2x330

2

23

 

4

Điện Biên 1 (*) - Lai Châu (*)

 

2x330

2

52

 

A.2

Công trình theo đề xuất của địa phương

 

 

 

 

 

1

220kV NMĐG Điện Biên 1+2 - 220kV Điện Biên

 

500

2

23

 

2

220kV TBA NMĐG Nậm Pồ - 220kV TBA 500kV Lai Châu

 

400

2

35

 

B

Đường dây 110kV

 

 

 

 

 

B1

Công trình xây dựng mới

 

 

 

 

 

1

ĐZ 110kV Từ TBA 220kV Điện Biên - Mường Chà

 

240

2

43

 

2

ĐZ 110kV TĐ Nậm Mức - Long Tạo

 

240

2

22

 

3

ĐZ 110kV Điện Biên 2

 

240

1

3

 

4

ĐZ 110kV Điện Biên Đông - Điện Biên 2

 

240

2

28

 

5

ĐZ 110kV TĐ Mường Mươn

 

240

2

1

 

6

NR Trạm 110kV TĐ Long Tạo

 

240

2

0.5

 

7

Trạm 220kV Điện Biên - Trạm 110kV Điện Biên

 

240

2

0.5

 

8

Trạm 220 kV Điện Biên - đường dây 110 kV Điện Biên - Tuần Giáo

 

240

2

0.5

 

9

Trạm 220 kV Điện Biên - đường dây 110 kV Điện Biên - XM Điện Biên

 

240

2

0.5

 

10

Nậm Pồ - Trạm 500/220/110 kV Lai Châu

 

240

2

28

 

11

ĐZ 110 kV Mường Ảng

 

240

2

0.5

 

12

ĐZ 110 kV Mùn Chung - TĐ Mùn Chung

 

240

1

2

 

13

Mường Ảng - NR đường dây 110 kV TĐ Nậm Hóa

 

240

1

8

 

14

Nhánh rẽ Xi măng Điện Biên - 110kV Điện Biên - Tuần Giáo

 

240

1

3

 

15

110kV Tuần Giáo (lộ 173) - Lai Châu

 

240

2

0.5

 

16

Treo ĐZ 110kV trạm XM Điện Biên - Điểm dấu của đường dây 110kV trạm 220kV Điện Biên - đường dây Điện Biên - XM Điện Biên

 

240

2

28

 

17

ĐZ 110kV TBA NM ĐSK Quài Cang

 

ACSR 185

2

0.5

 

18

ĐZ 110 kV TĐ Huổi Chan 1 - chuyển tiếp ĐZ 110 Mường Chà - Điện Biên

 

240

2

1

 

19

ĐZ 110kV Nậm Pồ - TĐ Nậm Pô 2

 

240

1

7.2

 

20

ĐZ TĐ Nậm Pô 3 - TBA 110kV Nậm Pồ

 

185

1

2,5

 

21

TĐ Nậm Nhé 2B - Trạm 110 kV Nậm Pồ

 

240

1

23

 

22

TĐ Nậm Nhé 2C - TĐ Nậm Nhé 2B

 

240

1

4

 

23

Xây dựng mới đường dây 110kV Điện Biên Đông - TĐ Sông Mã 3

 

240

1

6.6

 

24

Xây dựng mới đường dây 110kV TĐ Sông Mã 1 - TĐ Sông Mã 2

 

240

1

6.8

 

25

Xây dựng mới đường dây 110kV TĐ Sông Mã 2 - TĐ Sông Mã 3

 

240

2

6,6

 

26

110 kV TĐ Mường Tùng - TĐ Nậm He

 

185

1

6

 

27

Đường dây 110kV cho TĐ Xuân Lao

 

240

1

4

 

28

ĐZ 110kV TĐ Sính Phình

 

240

1

4

 

29

ĐZ 110 kV TĐ Na Sang

 

240

2

0.5

 

30

ĐZ TĐ Phi Lĩnh - TBA 110kV Mường Chà

 

240

1

16.75

 

31

ĐZ 110 kV TĐ Ma Thì Hồ chuyển tiếp ĐZ TĐ Phi Lĩnh - TBA 110kV Mường Chà

 

240

2

1.5

 

32

ĐZ 110 kV TĐ Nậm Pô 5A

 

240

2

4

 

33

ĐZ 110 kV TĐ Nậm Pô 5B

 

240

2

3.5

 

34

110kV TĐ Nậm Núa 2 - TĐ Nậm Núa

 

185

1

4

 

35

NR trạm 110 kV TĐ Nậm Chà 3

 

240

2

0.5

 

36

NR trạm 110 kV TĐ Nậm Mức 2

 

240

2

1

 

37

ĐZ 110kV Mường Chà-TĐ Long Tạo

 

240

2

19.83

 

38

XDM đường dây 110kV TĐ Nậm Núa - Thanh cái 110kV trạm 110kV XM Điện Biên

 

185

1

5

 

39

XDM đường dây 110kV mạch kép đấu nối TĐ Nậm Mu 2 chuyển tiếp trên đường dây Lai Châu - Tuần Giáo (lộ 173)

 

240

2

0.5

 

40

XDM đường dây 110kV mạch kép đấu nối TĐ Huổi Vang chuyển tiếp trên đường dây 110kV Điện Biên - trạm 110kV Mường Chà

 

240

2

1.694

 

41

110kV TĐ Mường Luân 1 - Trạm 110kV TĐ Sông Mã 3

 

240

1

4.6

 

42

ĐZ 110kV NMĐG Điện Biên Đông - ĐZ TĐ Sông Mã 3

 

240

1

6

 

43

Mường Nhé - TĐ Nậm Nhé 2B

 

240

1

35

 

44

Mường Nhé - TĐ Nậm Nhé 2C

 

240

1

30

 

45

ĐZ Nậm Pồ - TĐ Phi Lĩnh

 

240

1

26.1

 

46

NR TBA TĐ Mường Pồn

 

240

1

1

 

47

NR TBA TĐ Nậm Nghèn

 

185

1

7

 

48

Xây dựng mới ĐZ từ TBA 110kV Nậm Pồ về 500/220/110kV Lai Châu

 

240

2

28

 

49

ĐZ TĐ Chung Chải - TĐ Nậm Mô Phí

 

185

 

13

 

50

Xây dựng mới ĐZ từ TĐ Nậm Mô Phí đến TĐ Nậm Ma 3 (Lai Châu)

 

240

2

3.5

 

51

Xây dựng mới ĐZ 110kV từ TĐ Nà Khoa về TBA 110kV Nậm Pồ

 

240

1

16

 

52

Xây dựng mới ĐZ 110kV từ TĐ Sín Thầu đấu về TBA 110kV TĐ Nậm Mô Phí

 

240

2

5

 

53

ĐZ 110kV TĐ Lê Bâu 3

 

240

1

25

 

54

ĐZ 110kV NM ĐSK Mường Mùn

 

ACSR 185

2

0.5

 

55

ĐZ 110kV NM ĐSK Búng Lao

 

ACSR 185

2

0.5

 

56

ĐZ 110kV NM ĐSK Ẳng Tở

 

ACSR 185

2

0.5

 

57

ĐZ 110kV NM ĐSK Mường Mươn

 

ACSR 185

2

0.5

 

58

ĐZ 110kV TBA NMĐG Intracom Điện Biên

 

ACSR 185

2

5

 

59

ĐZ 110kV TBA NMĐG Intracom Huổi Lèng

 

ACSR 240

2

4

 

60

110kV TBA 220kV Điện Biên 1 (*)-110kV Điện Biên

 

ACSR 240

2

28

 

61

110kV TBA 220kV Điện Biên 1 (*)-110kV Điện Biên 2

 

ACSR 240

2

35

 

62

110kV TBA 220kV Điện Biên 1 (*)-110kV Điện Biên Đông

 

ACSR 240

2

40

 

63

110kV NMTĐ Sông Mã - NMTĐ Bó Sinh (tỉnh Sơn La)

 

ACSR 240

2

75

 

64

110kV TBA Mường Nhé - 110kV TBA Mường Tè (Lai Châu)

 

ACSR 240

2

50

 

B2

Công trình cải tạo

 

 

 

 

 

1

Nhánh rẽ XM Điện Biên - ĐZ 110kV Tuần Giáo - Điện Biên

 

240

1

24.5

 

2

Điện Biên - Mường Chà

 

240

1

43

 

Ghi chú:

Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường dây phải căn cứ Quy hoạch và kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chiều dài đường dây sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án.

Các tuyến đường dây chưa có trong Quy hoạch điện VIII căn cứ vào tình hình thực tiễn phát triển nguồn điện để báo cáo cấp thẩm quyền cho phép bổ sung quy hoạch và thực hiện khi đủ điều kiện.

Tiến độ, quy mô và vị trí của các đường dây sẽ được chuẩn xác trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, phụ thuộc vào tiềm năng phát triển nguồn và cấu hình lưới điện thực tế./.

 

PHỤ LỤC VI

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THỦY LỢI, CẤP NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

A. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng dự kiến

I

Công trình cấp nước cho lúa nước và tạo nguồn

 

1

Sửa chữa, nâng cấp hồ Hồng Khếnh

Huyện Điện Biên

2

Sửa chữa, nâng cấp hồ Pe Luông

Huyện Điện Biên

3

Sửa chữa, nâng cấp hồ Na Hươm

Huyện Điện Biên

4

Xây mới hồ Nậm Xả

Huyện Mường Nhé

5

Xây mới hồ Nậm Là

Huyện Mường Nhé

6

Xây mới hồ Chiếu Tính

Huyện Tủa Chùa

7

Xây mới hồ Nậm Seo

Huyện Tủa Chùa

8

Xây mới cụm hồ Bản Phủ

Huyện Điện Biên

9

Xây mới hồ Na Pa Khoang

Huyện Điện Biên Đông

10

Xây mới hồ Huổi Cánh

Huyện Điện Biên

11

Xây mới hồ Huổi Bẻ

Huyện Điện Biên

12

Xây mới hồ Huổi Trạng Tai

Huyện Điện Biên

13

Thủy lợi Nậm Pố

Huyện Nậm Pồ

14

Thủy lợi khu khối 7+8 và bản Co Có, xã Ảng Tở

Huyện Mường Ảng

15

Hệ thống kênh nội đồng hồ Nậm Ngám

Huyện Điện Biên Đông

16

Sửa chữa, nâng cấp kênh Hữu (giai đoạn1), đầu mối kênh cấp 2 (N24b) thuộc hệ thống Đại thủy nông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

17

Sửa chữa, nâng cấp kênh Hữu (giai đoạn 2) thuộc hệ thống Đại thủy nông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

18

Sửa chữa, nâng cấp cầu máng Thanh An và kênh chính Tả thuộc ht Đại thủy nông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

19

Cải tạo, nâng cấp kênh cấp II thuộc ht Đại thủy nông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

20

Thủy lợi Nậm Khẩu Hu (giai đoạn 2)

Huyện Điện Biên

21

Xây dựng tuyến kênh Tả, kênh Hữu và công trình phụ trợ hồ chứa Ẳng Cang

Huyện Mường Ảng

22

Xây mới Hồ chứa nước Sái Lương

Huyện Tuần Giáo

23

Xây mới Hồ chứa nước Nậm Mùn

Huyện Tuần Giáo

24

Xây mới Hồ chứa nước Nậm Cá

Huyện Tuần Giáo

25

Xây mới Hồ chứa nước Pú Nhung Họ

Huyện Tuần Giáo

26

Xây mới Hồ chứa nước Nậm Sát

Huyện Tuần Giáo

27

Xây mới Hồ chứa nước bản Chăn

Huyện Tuần Giáo

28

Xây mới Hồ chứa nước Nậm E

Huyện Tuần Giáo

29

Công trình phát sinh, an toàn hồ chứa, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ quét hàng năm (10-:-15% số công trình dự kiến)

Toàn tỉnh

II

Giải pháp tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn

 

1

Nâng cấp hoàn thiện hệ thống thủy lợi cụm công trình đầu mối và xây dựng hệ thống kênh tiêu nội đồng phục vụ cho vùng sản xuất lúa chất lượng cao tỉnh Điện Biên

Huyện Điện Biên, TP Điện Biên

2

Dự án tưới giữ ẩm cho cà phê huyện Mường Ảng và Tuần giáo (giai đoạn 2)

Huyện Mường Ảng, Tuần Giáo

3

Dự án tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê các xã Noong Luống, Núa Ngam

Huyện Điện Biên

4

Dự án tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn (cây dược liệu) khu tưới Nậm Ngám-Pú Nhi

Huyện Điện Biên Đông - tỉnh Điện Biên

5

Công trình phát sinh, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ quét hàng năm (10-:-15% số công trình dự kiến)

Toàn tỉnh

III

Công trình tiêu thoát nước

 

1

Mương tiêu thoát nước khu tái định cư đoạn từ hồ điều hòa Noong Bua (sau bệnh viện Tỉnh) đến cầu D6C khu tái định cư Noong Bua

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Mương tiêu thoát nước từ khu tái định cư đến cửa xả sông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ

3

Kênh tưới, kết hợp tiêu thoát lũ trục tiêu TDP Đoàn Kết, Thắng Lợi

Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa

4

Kênh tưới kết hợp tiêu nước kênh tả Nậm Seo trục đội 5 - 6

Xã Mường Báng huyện Tủa Chùa

5

Công trình phát sinh, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ quét hàng năm (10-:-15% số công trình dự kiến)

Toàn tỉnh

IV

Công trình phòng chống lũ

 

1

Kè suối Nậm Hon, huyện Tuần Giáo (giai đoạn 1+2)

Huyện Tuần Giáo

2

Kè chống sạt lở khu dân cư Bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên

Huyện Điện Biên

3

Dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng BĐKH và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

4

Kè bảo vệ khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật suối Nậm Pồ (giai đoạn 2)

Huyện Nậm Pồ

5

Kè bảo vệ dân cư , đất sản xuất bản Nà Hỳ (giai đoạn +2)

Huyện Nậm Pồ

6

Kè bảo vệ khu dân cư suối Nậm Nhé

Huyện Mường Nhé

7

Kè bảo vệ khu dân cư, đất sản xuất và các công trình hạ tầng kỹ thuật trung tâm huyện Mường Nhé (giai đoạn 1+2)

Huyện Mường Nhé

8

Kè bảo vệ khu dân cư, đất sản xuất suối Nậm Hua, xã Chiềng Sinh (giai đoạn 1+2)

Huyện Tuần Giáo

9

Kè bảo vệ dân cư và các công trình hạ tầng kỹ thuật suối Tin Tốc

Huyện Mường Ảng

10

Kè chống sạt lở suối Huổi Luông, thôn Bản Hột

Huyện Tủa Chùa

11

Kè bảo vệ khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật khu vực trung tâm huyện Nậm Pồ

Huyện Nậm Pồ

12

Kè bảo vệ dân cư, đất sản xuất và các công trình công cộng suối Nậm Cọ

Huyện Điện Biên

13

Kè chống sạt lở khu dân cư, đất sản xuất xã Búng Lao

Huyện Mường Ảng

14

Kè chống sạt lở bờ sông Nậm Rốm - từ cầu C9 đến cầu Pắc Nậm

Thành phố Điện Biên Phủ

15

Kè bảo vệ đất nông nghiệp và khu dân cư ven suối Nậm Húa, xã Xuân Lao

Huyện Mường Ảng

16

Kè bảo vệ đường bê tông bản Huổi Lơi, xã Thanh Minh

Thành phố Điện Biên Phủ

17

Kè suối Nặm Mến, bản Mến, xã Thanh Nưa

Huyện Điện Biên

18

Kè suối Hống Lệnh, bản Tông Khao, xã Thanh Nưa

Huyện Điện Biên

19

Bảo vệ đất sản xuất và khu dân cư C9, xã Thanh Xương

Huyện Điện Biên

20

Công trình phát sinh, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ quét hàng năm (10-:-15% số công trình dự kiến)

Toàn tỉnh

B. DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY NƯỚC SẠCH

STT

Các nhà máy nước

Số nhà máy, công trình

Cấp nước đô thị

I

Các công trình Cải tạo, nâng cấp

10 Công trình

1

Thành phố Điện Biên Phủ

01 Công trình

2

Huyện Điện Biên Đông

01 Công trình

3

Huyện Mường Nhé

01 Công trình

4

Thị xã Mường Lay

01 Công trình

5

Huyện Tủa Chùa

01 Công trình

6

Huyện Mường Chà

01 Công trình

7

Huyện Mường Ảng

01 Công trình

8

Huyện Tuần Giáo

02 Công trình

9

Huyện Điện Biên

01 Công trình

II

Các công trình Xây dựng mới

07 Công trình

1

Huyện Mường Nhé

03 Công trình

2

Huyện Nậm Pồ

01 Công trình

3

Huyện Mường Lay

01 Công trình

4

Huyện Điện Biên

02 Công trình

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô, diện tích các công trình, dự án sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

 

PHỤ LỤC VII

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên khu xử lý (KXL)

Địa điểm dự kiến

Phạm vi phục vụ

I

Khu xử lý chất thải rắn cấp tỉnh

 

Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên Púng Min

Xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và khu vực phụ cận; xử lý chất thải rắn nguy hại cho toàn tỉnh

II

Khu xử lý chất thải rắn cấp huyện

1

KXL thị xã Mường Lay

Phường Sông Đà, thị xã Mường Lay

Thị xã Mường Lay

2

KXL thị trấn Điện Biên Đông

Thị trấn Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông

3

KXL Ảng Cang

Xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng

Huyện Mường Ảng

4

KXL Mường Báng

Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa

5

Nhà máy xử lý rác thải Tuần Giáo

Thị trấn huyện Tuần Giáo

Huyện Tuần Giáo

6

Lò đốt rác thải huyện Mường Chà

Thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà

Huyện Mường Chà

7

Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Điện Biên Đông

Thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông

8

KXL Mường Nhé

Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé

Huyện Mường Nhé

9

KXL Nà Hỳ

 Xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ

Huyện Nậm Pồ

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình nêu trên sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

 

PHỤ LỤC VIII

DANH MỤC DỰ KIẾN CÁC NGHĨA TRANG TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Khu vực

Địa điểm dự kiến

Diện tích dự kiến (ha)

I

Nhu cầu nghĩa trang khu vực đô thị

1

Công viên nghĩa trang Điện Biên

Xã Thanh Luông, huyện Điện Biên

100

2

Thị xã Mường Lay

Phía Bắc thị xã Mường Lay

15

3

Đô thị Tuần Giáo

Phía Đông Nam thị trấn Tuần Giáo

20

4

Thị trấn Mường Chà

Phía Tây Nam của thị trấn Mường Chà

10

5

Thị trấn Tủa Chùa

Phía nam thị trấn Tủa Chùa

10

6

Thị trấn Điện Biên Đông

Thị trấn Điện Biên Đông

10

7

Thị trấn Mường Ảng

Thị trấn Mường Ảng

10

8

Đô thị Mường Nhé

Thị trấn Mường Nhé

20

9

Thị trấn Thanh Xương

Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên

10

10

Đô thị A Pa Chải

Đô thị A Pa Chải, huyện Mường Nhé

10

11

Thị trấn Nậm Pồ

Phía bắc thị trấn Nậm Pồ

10

II

Nghĩa trang khu vực nông thôn

Thực hiện theo chương trình nông thôn mới, mỗi xã hoặc cụm xã xây dựng 1 nghĩa trang tập trung với quy mô dự kiến 5-10ha

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô, diện tích các công trình, dự án sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

 

PHỤ LỤC IX

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên đơn vị Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Địa điểm dự kiến

1

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực huyện Tuần Giáo

Thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo

2

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực phường Him Lam

Phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ

3

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực phường Nam Thanh

Phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ

4

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực xã Noong Hẹt

Xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên

5

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực huyện Mường Chà

Thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà

6

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực huyện Tủa Chùa

Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa

7

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực xã Thanh Xương

Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên

8

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực huyện Mường Nhé

Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé

9

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực huyện Nậm Pồ

Xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ

10

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực huyện Điện Biên Đông

Thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Biên Đông

11

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực huyện Mường Ảng

Thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng

Ghi chú: Tên dự án, vị trí, quy mô và phạm vi ranh giới các Trụ sở Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư.

 

PHỤ LỤC X

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Danh mục đầu tư

Địa điểm dự kiến

Quy mô đầu tư dự kiến

 

 

I

Xây dựng mới

 

 

 

1

Bệnh viện Sản Nhi

Thành phố Điện Biên Phủ

≥ 100 giường

 

2

Trung tâm Ung bướu

Thành phố Điện Biên Phủ

≥ 50 giường

 

3

Trung tâm Tim mạch

Thành phố Điện Biên Phủ

≥ 50 giường

 

II

Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng

 

 

 

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

Thành phố Điện Biên Phủ

≥ 700 giường

 

2

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh - Phục hồi chức năng

Thành phố Điện Biên Phủ

≥ 130 giường

 

3

Bệnh viện Phổi

Thành phố Điện Biên Phủ

≥ 80 giường

 

5

Bệnh viện Tâm Thần

Thành phố Điện Biên Phủ

≥ 100 giường

 

6

TTYT thành phố Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

≥ 140 giường

 

7

TTYT huyện Điện Biên

Huyện Điện Biên

≥ 140 giường

 

8

TTYT huyện Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông

≥ 120 giường

 

9

TTYT huyện Mường Ảng

Huyện Mường Ảng

≥ 140 giường

 

10

TTYT huyện Mường Chà

Huyện Mường Chà

≥ 110 giường

 

11

TTYT thị xã Mường Lay

Huyện Mường Lay

≥ 80 giường

 

12

TTYT huyện Nậm Pồ

Huyện Nậm Pồ

≥ 145 giường

 

13

TTYT huyện Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa

≥ 170 giường

 

14

TTYT huyện Tuần Giáo

Huyện Tuần Giáo

≥ 250 giường

 

15

TTYT huyện Mường Nhé

Huyện Mường Nhé

≥ 90 giường

 

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình nêu trên sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

 

PHỤ LỤC XI

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục đầu tư

Số cơ sở tối thiểu

Địa điểm

1

Khối trung học phổ thông

 

 

 

- Xây mới

03 trường

Các huyện/thành phố

 

- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng

30 trường

Các huyện/thành phố

2

Khối trung học cơ sở

 

 

 

- Xây mới

11 trường

Các huyện/thành phố

 

- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng

100 phòng học

Các huyện/thành phố

3

Khối Tiểu học

 

 

 

- Xây mới

06 trường

Các huyện/thành phố

 

- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng

100 phòng học

Các huyện/thành phố

4

Khối Mầm non

 

 

 

- Xây mới

01 trường

Tp. Điện Biên Phủ

 

- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng

100 phòng học

Các huyện/thành phố

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch cấp huyện, kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

 

PHỤ LỤC XII

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục đầu tư

Số cơ sở

Địa điểm

 

Nâng cấp cải tạo

12

 

1

Đầu tư cơ sở vật chất các trường cao đẳng hiện có hướng tới thành lập trường đại học Điện Biên khi đủ điều kiện

3

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Đầu tư cơ sở vật chất các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại các huyện, thị xã

9

Các huyện, thị xã

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch cấp huyện, kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

 

PHỤ LỤC XIII

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Danh mục dự án

Địa điểm dự kiến

Quy mô dự kiến

 

 

I

VĂN HÓA

 

 

 

1

Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo

Cấp tỉnh

 

2

Dự án Khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các điểm di tích thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo

Cấp tỉnh

 

3

Dự án Cải tạo, sửa chữa Khu thờ tự Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Mường Phăng

Thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

4

Dự án Sửa chữa, nâng cấp Trụ sở Đoàn nghệ thuật tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

5

Dự án Các hạng mục phụ trợ + thiết bị công trình trung tâm giao lưu văn hóa và thông tin du lịch Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

6

Dự án nâng cấp, hiện đại hóa Nhà trưng bày Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

7

Dự án Cải tạo, chỉnh trang nhà kho bảo Cải tạo, sửa chữa, chỉnh trang nhà kho bảo quản hiện vật di sản văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc tỉnh Điện Biên thành nơi trưng bày hiện vật Bảo tàng tỉnh Điện Biên

Thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

8

Xây dựng Bảo tàng tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

9

Xây dựng Nhà hát tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

II

THỂ DỤC THỂ THAO

 

 

 

1

Khu liên hiệp TDTT cấp tỉnh

Phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

2

Tiếp tục đầu tư xây dựng sân vận động

Phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

3

Xây dựng trường PT năng khiếu TDTT

Phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

4

Xây dựng bể bơi 1.000 chỗ ngồi

Phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ

Cấp tỉnh

 

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô, diện tích các công trình, dự án sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

 

PHỤ LỤC XIV

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng dự kiến

Diện tích dự kiến (ha)

A

Khu thương mại, dịch vụ tổng hợp

 

 

1

Chợ và thương mại dịch vụ Mường Thanh

Thành phố Điện Biên Phủ

1,8

2

Trung tâm thương mại thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn II

Thành phố Điện Biên Phủ

1,2

3

Khu liên hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí

Thành phố Điện Biên Phủ

20

4

Dự án xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa phía Đông, thành phố Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

124

5

Trung tâm thương mại, dịch vụ, hỗn hợp phường Thanh Bình (khách sạn hàng không)

Thành phố Điện Biên Phủ

0,1

6

Trung tâm thương mại và dịch vụ huyện Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông

1

7

Trung tâm thương mại và dịch vụ huyện Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa

1

8

Trung tâm thương mại, dịch vụ và khách sạn huyện Mường Nhé

Huyện Mường Nhé

1,8

9

Trung tâm Thương mại thị trấn Mường Ảng

Huyện Mường Ảng

1,5

10

Trung tâm thương mại và dịch vụ Tuần Giáo

Huyện Tuần Giáo

1

11

Khu dịch vụ, thương mại và du lịch Cửa khẩu Huổi Puốc

Huyện Điện Biên

13

12

Khu dịch vụ, thương mại KKT Tây Trang

Huyện Điện Biên

10

B

Chợ

 

 

 

Chợ dân sinh

Các xã

20

C

Trung tâm mua sắm, siêu thị

 

 

1

Trung tâm mua sắm

Các đô thị

8-10

2

Siêu thị

Các đô thị

6-8

D

Kho hàng hóa

 

 

1

Kho hàng hóa cửa khẩu Huổi Puốc

Huyện Điện Biên

3

2

Kho hàng hóa cửa khẩu Tây Trang

Huyện Điện Biên

3

3

Kho hàng hóa A Pa Chải

Huyện Mường Nhé

3

4

Kho hàng hóa tại Nà Hỳ (lối mở Nậm Đích)

Huyện Nậm Pồ

3

Đ

Trung tâm hội chợ triển lãm

Thành phố Điện Biên Phủ

3

E

Trung tâm logistic

Các huyện

30-35

 

Tổng cộng

265

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô, diện tích các công trình, dự án sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

 

PHỤ LỤC XV

CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Hiện trạng
năm 2020
(ha)

Diện tích đến năm 2030
(phân bổ theo QĐ số 326/QĐ-TTg)

Diện tích
tỉnh đề
xuất theo
nhu cầu
phát triển
(ha)

Diện tích
đến năm 2030 (ha)

Tăng (+)
Giảm (-)
so với
hiện trạng (ha)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

I

Loại đất

 

953.992,60

953.992,60

 -

 953.992,60

1

Đất nông nghiệp

NNP

883.653,36

905.187,03

21.533,67

 896.809,10

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

LUA

88.914,65

87.654,14

-1.260,51

86.899,43

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

13.717,42

14.521,16

803,74

14.309,78

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

21.492,85

119.149,71

97.656,86

118.455,76

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH

240.639,39

345.963,00

105.323,61

345.963,00

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD

47.897,05

51.166,95

3.269,90

51.166,95

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX

119.884,56

195.139,00

75.254,44

192.021,15

 

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

112.744,20

112.627,05

-117,15

112.627,39

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

26.860,42

35.327,85

8.467,43

43.922,85

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

2.1

Đất quốc phòng

CQP

1.381,15

1.983,49

602,34

2.696,32

2.2

Đất an ninh

CAN

282,19

460**

177,81

453,33

2.3

Đất khu công nghiệp

SKK

 

55,00

55,00

55,00

2.4

Đất cụm công nghiệp

SKN

30,56

283,27

252,71

293,16

2.5

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

84,31

751,41

667,10

2.127,57

2.6

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

56,10

312,32

256,22

461,98

2.7

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

321,03

580,94

259,91

1.133,58

2.8

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh

DHT

7.584,89

12.959,75*

5.374,86

18.257,76

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

-

Đất giao thông

DGT

5.208,07

7.465,65*

2.257,58

8.528,56

-

Đất thủy lợi

DTL

651,03

1.260,78

609,75

1.397,92

-

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

23,15

276,08*

252,93

228,42

-

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

63,19

88,38*

25,19

88,32

-

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

480,45

538,61*

58,16

559,88

-

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

DTT

55,48

105,92*

50,44

465,95

-

Đất công trình năng lượng

DNL

1.068,01

3.184,41*

2.116,40

5.566,44

-

Đất công trình bưu chính, viễn thông

DBV

13,88

18,00*

4,12

19,35

2.9

Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia

DKG

1,03

2,00*

0,97

2,00

2.10

Đất cơ sở tôn giáo

TON

 

24,20

24,20

70,20

2.11

Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

747,21

595,00

-152,21

834,00

2.12

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

205,69

275,17*

69,48

326,26

2.13

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

34,46

96,68*

62,22

105,42

2.14

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

80,76

12,00

-68,76

78,60

2.15

Đất ở tại nông thôn

ONT

4.925,57

6.220,36

1.294,79

6.032,53

2.16

Đất ở tại đô thị

ODT

672,84

1.457,53

784,69

2.016,81

2.17

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

163,76

249,62

85,86

252,91

2.18

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

20,15

58,07

37,92

59,12

2.19

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

 

 

 

0,00

3

Đất chưa sử dụng còn lại

CSD

43.478,82

13.477,72

-30.001,10

13.260,65

II

Khu chức năng

 

 

 

 

 

1

Đất khu công nghệ cao

KCN

 

 

 

 

2

Đất khu kinh tế

KKT

 

26.649,00

26.649,00

26.649,00

3

Đất đô thị

KDT

16.173,61

18.341

2.272,06

18.555,72

Ghi chú:

(*) Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia;

(*) Theo Quyết định số 95/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ: Quy hoạch 201 vị trí đất với tổng diện tích là 460 ha;

- Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền;

- Trong quá trình triển khai thực hiện, chỉ tiêu đất quốc phòng, đất an ninh được điều chỉnh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

 

PHỤ LỤC XVI

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Ký hiệu

Tên vùng/ tiểu vùng

Đặc điểm

Vị trí

Yêu cầu quản lý

N

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt

N.1

Tiểu vùng bảo tồn

Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé

Vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với diện tích 46.730,31 ha

Phía Tây Bắc huyện Mường Nhé

Luật đa dạng sinh học

Khu Bảo tồn Pá Khoang -Mường Phăng

Vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pá Khoang - Mường Phăng với diện tích 10.048,81 ha

Các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông và thành phố Điện Biên Phủ

Luật đa dạng sinh học

 

 

Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ

Khu vực bảo vệ I (34,97 ha):

bao gồm Hệ thống di tích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Di tích Đồi D (D1, D2, D3); Điểm Pháo 105mm của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; Di tích Đồi Cháy; Di tích Đồi F; Di tích Đồi E) và Hệ thống di tích của Quân đội Nhân dân

Việt Nam (Di tích Đài quan sát chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng; Di tích Trận Hậu cần hỏa tuyến Nà Tấu Km62; Di tích Đèo Pha Đin; Di tích Đường Kéo pháo bằng tay; Di tích Sở chỉ huy Chiến dịch ở hang Thẳm Púa; Di tích nơi anh Bế Văn Đàn hy sinh; Di tích Trận địa cao xạ 37mm của Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367, Đại đoàn 351 ở Bản Mển; Di tích Trận địa cao xạ 37mm của Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367, Đại đoàn 351 ở Bản Tâu; Di tích Trận địa cao xạ 37mm của tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367, Đại đoàn 351 ở Bản Hồng Líu; Di tích Khu vực tập kết Hậu cần tại ngã ba Tuần Giáo; Trận địa pháo 105mm của Đại đội 806, tiểu đoàn 594, Trung đoàn 54, Đại đoàn 351 ở xã Thanh Minh; Di tích Trận địa pháo H6 của tiểu đoàn 224, Trung đoàn 675, Đại đoàn 351 ở xã Thanh Minh; Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Hang Huổi He; Di tích Sở chỉ huy Trung đoàn 98, Đại đoàn 316; Di tích Trận địa pháo của Đại đội 815, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367, Đại đoàn 351; Di tích Trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lai Châu; Di tích Tòa soạn tiền phương của Báo Quân đội Nhân dân; Di tích Sở chỉ huy Tiền phương của Tổng Cục cung cấp)

Thành phố Điện Biên, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Luật Di sản văn hóa

 

 

Vùng bảo vệ nguồn nước hồ cấp nước sinh hoạt

Các hồ: Huổi Phạ (TP. Điện Biên), Pa Khoang (huyện Điện Biên), các hồ thủy điện

Các hồ trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Luật Tài nguyên nước

 

 

Vùng sinh thủy và vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Vùng sinh thủy: Rừng đầu nguồn xung yếu hoặc rất xung yếu phân bố chủ yếu ở những nơi đồi núi cao có độ dốc lớn ở khu vực phân thủy của các lưu vực sông, Vùng sinh thủy và vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Phân bố hầu như rộng khắp trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Luật Tài nguyên nước

N.2

Tiểu vùng bảo vệ có kiểm soát

Các đô thị loại II, III

Đến năm 2030 gồm 01 đô thị loại II (thành phố Điện Biên Phủ)

TP. Điện Biên Phủ

Luật quy hoạch đô thị

 

 

Phân khu dịch vụ hành chính các khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ thiên nhiên

Phân khu dịch vụ hành chính Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé; Khu Bảo tồn thiên nhiên Huổi Lèng - Nà Tấu; Khu Bảo tồn thiên nhiên Pá Khoang -Mường Phăng.

Tỉnh Điện Biên

Luật Đa dạng sinh học

H

Vùng hạn chế phát thải

 

 

Vùng đệm các khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ thiên nhiên

Vùng đệm Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé; Khu Bảo tồn thiên nhiên Huổi Lèng - Nà Tấu; Khu Bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng.

Tỉnh Điện Biên

Luật Đa dạng sinh học

 

 

Khu vực bảo vệ II Khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ

Khu vực bảo vệ II (19,58 ha) Khu di tích lịch sử Khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Luật Di sản văn hóa

 

 

Hành lang bảo vệ nguồn nước sông suối

Hành lang bảo vệ nguồn nước các sông suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên

 

 

 

Hành lang đa dạng sinh học núi.

Hành lang đa dạng sinh học giữa các KBT: Khu Bảo tồn Huổi Lèng - Nà Tấu và Khu Bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng (365,80 ha).

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Luật Lâm nghiệp

 

 

Rừng phòng hộ đầu nguồn

Tiến hành bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng với loài cây đa dạng, đa tác dụng để vừa đảm bảo yêu cầu phòng hộ, vừa cho hiệu quả kinh tế trên các lưu vực các hồ chứa nước, thủy điện hoặc khu vực đất dốc

Tỉnh Điện Biên

Luật Lâm nghiệp

 

 

Các đô thị loại IV, loại V

3 đô thị loại IV (TX. Mường Lay, TT. Tuần Giáo, TT. Mường Nhé), 9 đô thị loại V (TT Mường Chà, TT Tủa Chùa, TT Thanh Xương, TT Biên Đông, TT Mường Ảng, TT Nậm Pồ, đô thị Bản Phủ).

Tỉnh Điện Biên

Luật quy hoạch đô thị

 

 

Vùng trồng lúa nước hai vụ

Vùng trồng lúa lòng chảo cánh đồng Mường Thanh; vùng trồng lúa chất lượng cao tại huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng và Tuần Giáo

Huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng và Tuần Giáo

Luật bảo vệ môi trường

 

 

Vùng nuôi trồng thủy sản

Vùng nuôi cá nước ngọt ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và trên các vùng nước ven sông, suối

Tỉnh Điện Biên

Luật thủy sản

K

Vùng khác

 

 

Các khu vực còn lại

Các khu vực bao quanh các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải

Tỉnh Điện Biên

 

 

PHỤ LỤC XVII

PHƯƠNG ÁN THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Stt

Loại khoáng sản

Số khu vực quy hoạch

Diện tích quy hoạch (ha)

Ghi chú

I

Các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đủ tiêu chí theo quy định pháp luật về khoáng sản

7

388.62

 

1

Than

4

193.83

 

2

Chì kẽm

1

64.79

 

3

Đá vôi xi măng

1

70.00

 

4

Đá phiến lợp

1

60.00

 

II

Các khu vực khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh

62

221.32

 

1

Đá xây dựng 

30

99.19

 

2

Sét gạch ngói

2

16.04

 

3

Cát xây dựng

24

80.56

 

4

Đất san lấp

6

25.52

 

III

Các khu vực có khoáng sản chưa khai thác để bảo vệ

5

128.00

có 2 khu nước khoáng và 3 khu vực khoáng sản than

 

Cộng (không tính diện tích nước khoáng)

74

737.94

 

Ghi chú: Trong quá trình thực hiện quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên rà soát, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy hoạch, quy định khác có liên quan; bảo đảm không chồng lấn với khu vực khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền cấp phép; thực hiện điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh số lượng, ranh giới, quy mô, công suất, lộ trình khai thác, mục tiêu sử dụng (nếu cần) bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương và các quy định hiện hành.

 

PHỤ LỤC XVIII

DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục dự án

Địa điểm

I

GIAO THÔNG

 

1

Xây dựng tuyến Cao tốc Sơn La - Điện Biên

Huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng

2

Nâng cấp, cải tạo hệ thống các tuyến đường QL6, QL279, QL279C, QL 4H, QL12D

Tỉnh Điện Biên

3

Cải tạo nâng cấp hệ thống đường tỉnh theo Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 04/02/2012

Tỉnh Điện Biên

4

Xây dựng tuyến Giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm của vùng kinh tế động lực dọc QL279, QL12 (ĐT.148)

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

5

Xây dựng tuyến từ Sông Nậm Rốm đến Pom Lót, xã Sam Mứn (ĐT.147)

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

6

Xây dựng cầu từ Huổi Só (Tủa Chùa) - huyện Sìn Hồ Lai Châu

Huyện Tủa Chùa

7

Xây dựng tuyến ĐT 139B (Keo Lôm - Sam Măn - Huổi Sa - TT xã Phình Giàng - TT xã Háng Lìa - TT xã Tìa Dình - Sam Kha (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La)

Huyện Điện Biên Đông

8

Xây dựng ĐT 145D Quảng Lâm (Km112+700/QL.4H) - TT xã Na Cô Sa - TT xã Nà Khoa

Huyện Nậm Pồ, huyện Mường Nhé

9

Xây dựng ĐT 145E Bản Quảng Lâm (xã Quảng Lâm) - TT xã Pá Mỳ - Nậm Mỳ - Mường Toong - TT xã Nậm Vì - Nậm Sin - Nậm Khum

Huyện Mường Nhé

10

Xây dựng ĐT 149C Chiềng Ban - Nậm Dim - Rạng Đông - Ta Ma - Phiêng Cải (xã Ta Ma) - Phình Sáng - Phiêng Hoa - Quỳnh Nhai

Huyện Tuần Giáo

11

Xây dựng ĐT 149D Bản Pọng Mường Đăng - Nậm Chan I - Nậm Chan II - Nậm Chan III (xã Ngối Cáy) - Phiêng Hin - Nà Sáy

Huyện Mường Ảng, huyện Tuần Giáo

II

CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN, NĂNG LƯỢNG

 

A

Công trình trạm biến áp 220KV

 

1

Điện Biên

 

2

Điện Biên 1

 

B

Công trình đường dây 220kV

 

1

TBA 500kV Sơn La - Điện Biên

 

2

Nậm Ou 5 - Điện Biên

 

3

Điện Biên 1 - Điện Biên

 

4

Điện Biên 1 - Lai Châu

 

III

DỰ ÁN CẤP NƯỚC

 

A

Các dự án nâng cấp, cải tạo

 

1

Nhà máy nước Mường Nhé

Huyện Mường Nhé

2

Nhà máy nước Nậm Cản

Thị xã Mường Lay

3

Nhà máy nước Tuần Giáo

Huyện Tuần Giáo

4

Nhà máy nước Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

B

Các dự án xây mới

 

1

Nhà máy nước Mường Nhà

Huyện Điện Biên

2

Nhà máy nước Điện Biên

Huyện Điện Biên

IV

DỰ ÁN THOÁT NƯỚC

 

 

Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các thị trấn, trung tâm huyện, thành phố

Các huyện, thành phố

V

DỰ ÁN THỦY LỢI

 

I

Công trình cấp nước cho lúa nước và tạo nguồn

 

1

Sửa chữa, nâng cấp hồ Hồng Khếnh

Huyện Điện Biên

2

Sửa chữa, nâng cấp hồ Pe Luông

Huyện Điện Biên

3

Sửa chữa, nâng cấp hồ Na Hươm

Huyện Điện Biên

4

Xây mới hồ Nậm Xả

Huyện Mường Nhé

5

Xây mới hồ Nậm Là

Huyện Mường Nhé

6

Xây mới hồ Chiếu Tính

Huyện Tủa Chùa

7

Xây mới hồ Nậm Seo

Huyện Tủa Chùa

8

Xây mới cụm hồ Bản Phủ

Huyện Tuần Giáo

9

Xây mới hồ Na Pa Khoang

Huyện Điện Biên Đông

10

Xây mới hồ Huổi Cánh

Huyện Điện Biên

11

Xây mới hồ Huổi Bẻ

Huyện Điện Biên

12

Xây mới hồ Huổi Trạng Tai

Huyện Điện Biên

13

Xây mới hồ Xuân Lao

Mường Ẳng

14

Thủy lợi Nậm Pố

Huyện Nậm Pồ

15

Thủy lợi khu khối 7+8 và bản Co Có, xã Ảng Tở

Huyện Mường Ảng

16

Hệ thống kênh nội đồng hồ Nậm Ngám

Huyện Điện Biên Đông

17

Nâng cấp hệ thống Pa Khoang - Nậm Rốm

 

18

Cải tạo đập Ta Cơn, Nà Chua, Phai Luông, Bản Cản II và 13 đập nhỏ; Xây dựng mới 10 đập nhỏ

Huyện Tuần Giáo

19

Cải tạo nâng cấp đập Háng Đề Dê, đập Đề Bâu

Huyện Tủa Chùa

20

Cải tạo nâng cấp đập Hừa Ngài

Mường Chà

21

Nâng cấp hồ Co Hịa, Ảng Tở

Mường Ẳng

22

Nâng cấp đập Sư Lư

Điện Biên Đông

23

Sửa chữa, nâng cấp kênh Hữu (giai đoạn 1), đầu mối kênh cấp 2 (N24b) thuộc hệ thống Đại thủy nông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

24

Sửa chữa, nâng cấp kênh Hữu (giai đoạn 2) thuộc hệ thống Đại thủy nông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

25

Sửa chữa, nâng cấp cầu máng Thanh An và kênh chính Tả thuộc hệ thống Đại thủy nông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

26

Cải tạo, nâng cấp kênh cấp II thuộc ht Đại thủy nông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

27

Cải tạo hồ Nậm Khẩu Hu (giai đoạn 2)

Huyện Điện Biên

28

Xây dựng tuyến kênh Tả, kênh Hữu và công trình phụ trợ hồ chứa Ẳng Cang

Huyện Mường Ảng

29

Công trình phát sinh, an toàn hồ chứa, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ quét hàng năm (10-:-15% số công trình dự kiến)

Toàn tỉnh

II

Giải pháp tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn

 

1

Nâng cấp hoàn thiện hệ thống thủy lợi cụm công trình đầu mối và xây dựng hệ thống kênh tiêu nội đồng phục vụ cho vùng sản xuất lúa chất lượng cao tỉnh Điện Biên.

Huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên

2

Dự án tưới giữ ẩm cho cà phê huyện Mường Ẳng và Tuần Giáo (giai đoạn 2)

Huyện Mường Ẳng, Tuần Giáo

3

Dự án tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê các xã Noong Luống, Núa Ngam

Huyện Điện Biên

4

Dự án tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn (cây dược liệu) khu tưới Nậm Ngám - Pú Nhi

Huyện Điện Biên Đông -tỉnh Điện Biên

5

Công trình phát sinh, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ quét hàng năm (10-:-15% số công trình dự kiến)

Toàn tỉnh

III

Công trình tiêu thoát nước

 

1

Mương tiêu thoát nước khu tái định cư đoạn từ hồ điều hòa Noong Bua (sau bệnh viện Tỉnh) đến cầu D6C khu tái định cư Noong Bua

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Mương tiêu thoát nước từ khu tái định cư đến cửa xả sông Nậm Rốm

Thành phố Điện Biên Phủ

3

Kênh tưới, kết hợp tiêu thoát lũ trục tiêu TDP Đoàn Kết, Thắng Lợi

Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa

4

Kênh tưới kết hợp tiêu nước kênh tả Nậm Seo trục đội 5-6

Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa

5

Công trình phát sinh, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ quét hàng năm (10-:-15% số công trình dự kiến)

Toàn tỉnh

IV

DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ

 

1

Kè suối Nậm Hon, huyện Tuần Giáo (giai đoạn 1+2)

Huyện Tuần Giáo

2

Kè chống sạt lở khu dân cư Bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên

Huyện Điện Biên

3

Dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng BĐKH và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

4

Kè bảo vệ khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật suối Nậm Pồ (giai đoạn II)

Huyện Nậm Pồ

5

Kè bảo vệ dân cư, đất sản xuất bản Nà Hỳ (giai đoạn 1+2)

Huyện Nậm Pồ

6

Kè bảo vệ khu dân cư suối Nậm Nhé

Huyện Mường Nhé

7

Kè bảo vệ khu dân cư, đất sản xuất và các công trình hạ tầng kỹ thuật TT huyện Mường Nhé (giai đoạn 1+2)

Huyện Mường Nhé

8

Kè bảo vệ khu dân cư, đất sản xuất suối Nậm Hua, xã Chiềng Sinh (giai đoạn 1+2)

Huyện Tuần Giáo

9

Kè bảo vệ dân cư và các công trình hạ tầng kỹ thuật suối Tin Tốc

Huyện Mường Ảng

10

Kè chống sạt lở suối Huổi Luông, thôn Bản Hột

Huyện Tủa Chùa

11

Kè bảo vệ khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật khu vực trung tâm huyện Nậm Pồ

Huyện Nậm Pồ

12

Kè bảo vệ dân cư, đất sản xuất và các công trình công cộng suối Nậm Cọ

Huyện Điện Biên

13

Kè chống sạt lở khu dân cư, đất sản xuất xã Búng Lao

Huyện Mường Ảng

14

Kè chống sạt lở bờ sông Nậm Rốm - từ cầu C9 đến cầu Pắc Nậm

TP. Điện Biên Phủ

15

Kè bảo vệ đất nông nghiệp và khu dân cư ven suối Nậm Húa, xã Xuân Lao

Huyện Mường Ảng

16

Kè bảo vệ đường bê tông bản Huổi Lơi, Xã Thanh Minh

TP. Điện Biên Phủ

17

Kè suối Nặm Mến, bản Mến, xã Thanh Nưa

Huyện Điện Biên

18

Kè suối Hống Lệnh, bản Tông Khao, xã Thanh Nưa

Huyện Điện Biên

19

Bảo vệ đất sản xuất và khu dân cư C9, xã Thanh Xương

Huyện Điện Biên

20

Công trình phát sinh, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ quét hàng năm (10-:-15% số công trình dự kiến)

Toàn tỉnh

V

DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP

 

 

Nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao

 

1

Khu Nông nghiệp công nghệ cao huyện Điện Biên

Huyện Điện Biên

2

Dự án trồng rau công nghệ cao

Các xã: Ẳng Cang, Búng Lao, huyện Mường Ảng

3

Trồng cây ăn quả bằng công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất

Bản Huổi Cắm, Bản Pá Sáng, Bản Hồng Sọt, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng.

4

Dự án phát triển khu chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao huyện Điện Biên

Xã Sam Mứn, huyện Điện Biên

 

Dự án liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, …

 

5

Chuỗi liên kết giá trị chè Tuyết Shan Tủa Chùa

Các xã huyện Tủa Chùa: Sính Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Sín Chải

6

Chuỗi liên kết giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương Tủa Chùa (khoai sọ tím, đậu đỏ...)

Các xã huyện Tủa Chùa

7

Dự án liên kết phát triển sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ, chế biến sản phẩm dê, lợn trên địa bàn huyện Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa

8

Dự án liên kết phục hồi, phát triển, tiêu thụ sản phẩm gà đen Tủa Chùa

Các xã: Sính Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Sín Chải, Trung Thu, Lao Xả Phình, Mường Báng, huyện Tủa Chùa

 

Dự án chăn nuôi

 

9

Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố

Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay và các huyện

10

Trang trại trồng trọt và chăn nuôi

Xã Nong U, huyện Điện Biên Đông

11

Đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, lợn...); gia cầm (ngan, gà, vịt...)

Tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tủa Chùa

12

Chăn nuôi trâu, bò thịt

Địa bàn các xã Chà Nưa, Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Tở, huyện Nậm Pồ

13

Chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt

Xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo

14

Trang trại nuôi Dê và khu chế biến thức ăn cho Dê

Xã Thanh Yên, huyện Điện Biên

15

Trại chăn nuôi lợn và trồng cây dược liệu

Bản Rạng Đông, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo

 

Dự án sản xuất, chế biến nông sản

 

16

Trồng và chế biến cây ăn quả

Huyện Mường Ảng

17

Nhà máy chế biến Cà phê thành phẩm xuất khẩu

Xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng

18

Sản xuất và tiêu thụ gạo chất lượng cao

Huyện Điện Biên

19

Dự án trồng và chế biến cà phê

Các xã huyện Mường Ảng: Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Ẳng Tở và thị trấn Mường Ảng

20

Đầu tư nhà máy chế biến gạo gắn với phát triển vùng lúa chất lượng cao huyện Điện Biên

Xã Thanh Yên, huyện Điện Biên

21

Đầu tư nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm gắn với chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn các tỉnh phía Bắc

Xã Thanh Xương, Thanh Hưng, huyện Điện Biên

22

Đầu tư nhà máy sản xuất rượu Sa Kê Điện Biên gắn với phát triển vùng lúa chất lượng cao

Xã Thanh Yên, huyện Điện Biên và các xã vùng lòng chảo

23

Dự án trồng và chế biến cây ăn quả

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Ảng

24

Các nhà máy chế biến tinh bột sắn

Các huyện trong tỉnh

25

Đầu tư xây dựng nhà máy thu mua và chế biến cà phê Việt Bắc

Xã Ảng Tở, huyện Mường Ảng.

26

Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rượu Mông Pê

Các xã phía Bắc huyện Tủa Chùa

27

Dự án, sơ chế, chế biến các dược liệu quý

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

 

Dự án phát trồng thủy sản

 

28

Nuôi cá lồng trên các lòng hồ thủy điện huyện Mường Chà

Xã Pa Ham, Nậm Nèn, Mường Tùng, Mường Mươn và Na Sang, huyện Mường Chà

29

Dự án nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính theo chuỗi liên kết trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố

Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay và các huyện

30

Trang trại nuôi cá nước lạnh thương phẩm và trồng cây dược liệu, rau sạch xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo

Bản Ten Hon, xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo

 

Dự án khác

 

31

Dự án trồng cây ăn quả và các loại cây giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Mường Ảng và Tuần Giáo

Huyện Mường Ảng và Tuần Giáo

32

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung tại xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Bản Huổi Lực 2, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa

33

Trang trại cây nông, lâm nghiệp, cây ăn quả đặc sản, cây bóng mát đô thị và chăn nuôi gia súc, gia cầm

Phường Na Lay, thị xã Mường Lay

34

Khu chế biến nông sản và trại chăn nuôi lợn siêu nạc

Tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên

35

Xây dựng nhà xưởng sản xuất, chế biến nông, lâm sản, kho bãi tại Thị xã Mường Lay

Phường Na Lay, thị xã Mường Lay

VI

DỰ ÁN LÂM NGHIỆP

 

 

Dự án lâm nghiệp

 

1

Dự án Bảo vệ và phát triển rừng bền vững Tỉnh Điện Biên

Các huyện, thị xã, thành phố

2

Các dự án phát triển cây Mắc ca

 

3

Phát triển theo hình thức cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

 

4

Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao của Công ty Cổ phần Mắc ca Kinh Bắc Điện Biên

Tại các xã Keo Lôm; xã Pú Hồng; xã Phì Nhừ; xã Phìng Giàng, huyện Điện Biên Đông

5

Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao của Công ty Cổ phần HD Kinh Bắc

Tại Thị trấn Điện Biên Đông và 04 xã Na Son, Nong U, Pu Nhi, Xa Dung, huyện Điện Biên Đông

6

Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Tại các xã Quài Tở, Nà Sáy, Chiềng Sinh, Quài Nưa, Quài Cang, huyện Tuần Giáo

7

Dự án đầu tư trồng rừng mắc ca theo hướng công nghệ cao tại huyện Mường Nhé, Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

- Huyện Mường Nhé (toàn bộ 11 xã).

- 08 xã thuộc huyện Nậm Pồ gồm: Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn, Pa Tần, Nậm Tin.

8

Trồng cây Mắc ca tại xã Thanh An, Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tại các xã Thanh An, Thanh Xương thuộc huyện Điện Biên

9

Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông

10

Trồng Mắc Ca kết hợp với trồng rừng, Dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Xã Phu Luông, huyện Điện Biên

11

Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao tại huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Tại xã Hua Thanh, xã Mường Pồn thuộc huyện Điện Biên và xã Nà Nhạn thuộc thành phố Điện Biên Phủ

12

Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tại xã Na Tông và xã Núa Ngam, huyện Điện Biên

13

Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao tại huyện Tủa Chùa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Tại xã Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Huổi Só, Xá Nhè, Sính Phình, Thị trấn Tủa Chùa - huyện Tủa Chùa; xã Mường Đăng, Ngối Cáy, Ẳng Tở, Xuân Lao, Búng Lao, Mường Lạn, Ảng Cang, Nậm Lịch - huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

14

Dự án trồng thâm canh cây Mắc ca tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tại xã Na Cô Sa, xã Nậm Nhừ và xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ

15

Dự án trồng Mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Tại các xã: Mường Mươn, Na Sang, Ma Thì Hồ, Huổi Mí, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

16

Dự án Trồng tập trung cây Mắc ca trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Tại 03 xã Mường Luân, Luân Giói và Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông

17

Trồng thâm canh cây Mắc ca tại huyện Tuần Giáo

Huyện Tuần Giáo

18

Trồng rừng sản xuất và xây dựng hồ chứa nước, xã Si Pa Phìn và xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Xã Si Pa Phìn, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ

19

Các dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ

 

20

Dự án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dược liệu

Các địa bàn các xã Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn, Vàng Đán, huyện Nậm Pồ

21

Dự án trồng cây dược liệu ngắn ngày

huyện Tủa Chùa

22

Dự án trồng và chế biến một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao (Sa nhân, Thảo quả, Cánh kiến, Sâm cau, Sơn tra...) trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Huyện Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Tuần Giáo

23

Các dự án trồng rừng sản xuất

 

24

Dự án trồng tập trung cây hoa Anh đào trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên

Xã Mường Phăng, Pa Khoang thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

25

Dự án Du lịch sinh thái kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ và trồng tập trung cây hoa Ban trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên

Khu vực Mường Phăng, Pá Khoang thành phố Điện Biên Phủ; Khu vực trạm dừng nghỉ QL6 đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo và khu vực các đồi, đất dốc di tích lịch sử đường kéo pháo và dọc QL279 - đoạn tránh thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo

26

Dự án trồng hoa Anh đào và du lịch sinh thái Pá Khoang, Điện Biên

Bản Mon, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ

27

Dự án trồng và chế biến gỗ keo nguyên liệu

Các xã Ẳng Cang, Ẳng Tở, Búng Lao, Mường Đăng, Ngối Cáy, Mường Lạn, Nặm Lịch, Xuân Lao huyện Mường Ảng

28

Khu du lịch sinh thái, kết hợp với trồng rừng đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo

Đỉnh đèo Pha Đin, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Gíáo

29

Các dự án trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao hoặc dự án trồng cây hỗn hợp (bao gồm cây xen canh, cây dược liệu dưới tán rừng...)

Toàn tỉnh

 

Dự án bảo quản chế biến

 

30

Dự án đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến Mắc Ca

Xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ

31

Dự án sản xuất hàng thủ công từ cây Le, tre, nứa

Trung tâm thị trấn Tủa Chùa

32

Nhà máy chế biến gỗ tại huyện Mường Ảng

Huyện Mường Ảng

33

Xây dựng 01 Nhà máy chế biến hạt Mắc ca tại huyện Điện Biên

 

 

Dự án hạ tầng lâm nghiệp

 

34

Xây dựng các trạm kiểm lâm trên địa bàn tỉnh

13 Trạm kiểm lâm toàn tỉnh

35

Mở đường lâm nghiệp trên địa bàn các huyện

Toàn tỉnh

VII

DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP

 

A

Nâng cấp, cải tạo

 

1

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Đông Tuần Giáo

Xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo

2

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Na Hai

Xã Pom Lót, huyện Điện Biên

3

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Hỗn hợp

Xã Ẳng Tờ, huyện Mường Ảng

B

Xây dựng mới

 

1

Dự án đầu tư hạ tầng CCN VLXD

Xã Búng Lao, huyện Mường Ảng

2

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Mường Nhé

Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé

3

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Núa Ngam

Núa Ngam, huyện Điện Biên

4

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Thanh Yên

Xã Thanh Yên, huyện Điện Biên

5

Dự án đầu tư hạ tầng CCN cơ khí và dịch vụ

Xã Quải Tở, huyện Tuần Giáo

6

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Bản Ló

Thị xã Mường Lay

7

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Tây Thị trấn

Huyện Mường Chà

8

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Chà Nưa

Xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ

9

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Cửa khẩu A Pa Chải

Sín Thầu, huyện Mường Nhé

10

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Ba Luân

Xã Mường Luân - Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông

11

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Sính Phình

Xã Sính Phình, Tủa Chùa

12

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Thị trấn Tủa Chùa

Phía Đông thị trấn Tủa Chùa

13

Dự án đầu tư hạ tầng CCN Điện Biên Phủ*

Phường Him Lam, phường Nam Thanh, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ

VIII

DỰ ÁN HẠ TẦNG CHẤT THẢI RẮN

1

Khu xử lý liên vùng Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên Púng Min

Huyện Điện Biên

2

Khu xử lý chất thải các huyện, thành phố

Các huyện, thành phố

IX

DỰ ÁN HẠ TẦNG NGHĨA TRANG

 

1

Công viên nghĩa trang thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

Huyện Điện Biên

2

Nghĩa trang nhân dân các huyện

Các huyện

X

DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1

Xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm và khu thực nghiệm KH&CN thuộc Trung tâm thông tin và Ứng dụng tiến bộ KH&CN

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Đầu tư thiết bị cho Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng giai đoạn 2

Thành phố Điện Biên Phủ

3

Dự án xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo tỉnh (bao gồm cả cơ sở ươm tạo công nghệ/ươm tạo doanh nghiệp)

Thành phố Điện Biên Phủ

XI

VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

1

Trung tâm bưu chính nội tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Trung tâm bưu chính nội tỉnh

Huyện Tuần Giáo

3

Trung tâm bưu chính nội tỉnh

Thị xã Mường Lay

4

Nâng cấp cải tạo mạng lưới thông tin truyền thông hiện trạng

Toàn bộ Tỉnh

XII

Y TẾ

 

 A

Cải tạo, nâng cấp

 

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh - Phục hồi chức năng

Thành phố Điện Biên Phủ

3

Bệnh viện Phổi

Thành phố Điện Biên Phủ

4

Bệnh viện Tâm Thần

Thành phố Điện Biên Phủ

5

Hoàn thiện, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các Trung tâm y tế tuyến huyện

Các huyện, thành phố

 B

Xây dựng mới

 

 

Bệnh viện Sản Nhi

Thành phố Điện Biên Phủ

XIII

CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ VIỆC LÀM, NGƯỜI CÓ CÔNG, PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

A

Nâng cấp, cải tạo

1

Nâng cấp, cải tạo Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Dự án “Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Bảo trợ xã hội

Thành phố Điện Biên Phủ

3

Dự án “Nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

Huyện Điện Biên

B

Xây dựng mới

 

1

Đầu tư xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chất lượng cao

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Xây dựng Trung tâm Công tác xã hội

Thành phố Điện Biên Phủ

3

Trung tâm cai nghiện ma túy

Thành phố Điện Biên Phủ

XIV

DỰ ÁN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ

 

A

Nâng cấp, cải tạo

 

1

Đầu tư mở rộng, cơ sở vật chất các trường cao đẳng để nâng cấp thành trường Đại học Điện Biên

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Trung tâm GDNN-GDTX (Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại)

Các huyện/thành phố

3

Cải tạo, nâng câp mở rộng 30 trường THPT

Các huyện/thành phố

B

Xây dựng mới

 

1

Trung tâm ngoại ngữ tin học tỉnh (xây mới)

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Đầu tư thành lập và xây mới 01 trường THPT công lập

Huyện Mường Chà

3

Đầu tư thành lập và xây mới 02 trường PTDTNT tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

4

Xây dựng trường PTDTNT THPT huyện Tuần Giáo tại địa điểm mới

Bản Sáng, xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo

XV

VĂN HÓA - TDTT

 

A

VĂN HÓA

 

1

Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo

2

Dự án Khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các điểm di tích thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo

3

Dự án Cải tạo, sửa chữa Khu thờ tự Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Mường Phăng

Thành phố Điện Biên Phủ

4

Dự án Sửa chữa, nâng cấp Trụ sở Đoàn nghệ thuật tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

5

Dự án Các hạng mục phụ trợ + thiết bị công trình trung tâm giao lưu văn hóa và thông tin du lịch Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

6

Dự án nâng cấp, hiện đại hóa Nhà trưng bày Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

7

Dự án Cải tạo, chỉnh trang nhà kho bảo Cải tạo, sửa chữa, chỉnh trang nhà kho bảo quản hiện vật di sản văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc tỉnh Điện Biên thành nơi trưng bày hiện vật Bảo tàng tỉnh Điện Biên

Thành phố Điện Biên Phủ

8

Xây dựng Bảo tàng tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

9

Xây dựng Nhà hát tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

B

THỂ DỤC THỂ THAO

 

1

Khu liên hiệp TDTT cấp tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Tiếp tục đầu tư xây dựng sân vận động

Thành phố Điện Biên Phủ

3

Xây dựng trường PT năng khiếu TDTT

Thành phố Điện Biên Phủ

4

Xây dựng bể bơi 1.000 chỗ ngồi

Thành phố Điện Biên Phủ

XVI

DU LỊCH

 

1

Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang (Tổ hợp đô thị, du lịch, vui chơi giải trí khu vực hồ Pá Khoang̣)

Thành phố Điện Biên Phủ

2

Khu đô thị nghỉ dưỡng núi Tà Lèng

Thành phố Điện Biên Phủ

3

Khu du lịch Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa

4

Quần thể đô thị, nghỉ dưỡng khoáng nóng Uva

Huyện Điện Biên

5

Quần thể đô thị, du lịch, cáp treo Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Đông

6

Quần thể đô thị, nghỉ dưỡng khoáng nóng Hua Pe

Huyện Điện Biên

7

Khu di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

TP Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo

XVII

THƯƠNG MẠI

 

A

Các dự án chợ

 

1

Nâng cấp chợ Bản Phủ lên hạng I

Xã Noong Hẹt, Huyện Điện Biên

2

Chợ cửa khẩu Tây Trang

Xã Na Ư, Huyện Điện Biên

3

Chợ cửa khẩu Huổi Puốc

Xã Mường Lói, huyện Điện Biên

4

Nâng cấp chợ trung tâm thị trấn Tuần Giáo hạng I

TT. Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo

5

Chợ Trung tâm xã Quài Nưa

X. Quài Nưa, huyện Tuần Giáo

6

Chợ biên giới A Pa Chải

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé

7

Chợ biên giới Nậm Đích

Xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ

8

Chợ xã Tủa Thàng

Xã Tủa Thàng, Tủa Chùa

9

Chợ xã Huổi Só

Xã Huổi Só, Tủa Chùa

10

Chợ trung tâm xã Búng Lao

Xã Búng Lao, huyện Mường Ảng

11

Nâng cấp chợ trung tâm thị trấn Mường Ảng

TT Mường Ảng, huyện Mường Ảng

12

Chợ Trung tâm xã Nà Hỳ

Xã Nà Hỳ, Nậm Pồ

13

Chợ Trung tâm xã Phìn Hồ

Xã Phìn Hồ, Nậm Pồ

14

Chợ Mường Luân

Xã Mường Luân, Huyện Điện Biên Đông

15

Chợ Suối Lư

Xã Phì Nhừ, Huyện Điện Biên Đông

16

Chợ liên xã Phình Giàng - Pú Hồng

Xã Phình Giàng - Pú Hồng, Huyện Điện Biên Đông

17

Chợ liên xã Xa Dung - Phì Nhừ

Xã Xa Dung - Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông

18

Chợ Háng Lìa

Xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông

19

Chợ Keo Lôm

Xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông

B

Các dự án trung tâm thương mại

 

1

Chợ và thương mại dịch vụ Mường Thanh

Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ

2

Trung tâm thương mại thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn II (Chợ trung tâm 1)

Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ

3

Khu liên hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí (dọc trục đường 60m)

Thành phố Điện Biên Phủ

4

Dự án xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa phía Đông, thành phố Điện Biên Phủ

Khu đô thị mới phía Đông, thành phố Điện Biên Phủ

5

Trung tâm thương mại, dịch vụ, hỗn hợp phường Thanh Bình (khách sạn hàng không)

Phường Thanh Bình, Thành phố Điện Biên Phủ

6

Trung tâm thương mại và dịch vụ huyện Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông

7

Trung tâm thương mại và dịch vụ huyện Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa

8

Trung tâm thương mại, dịch vụ và khách sạn huyện Mường Nhé

Huyện Mường Nhé

9

Trung tâm Thương mại thị trấn Mường Ảng

Thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng

10

Trung tâm thương mại và dịch vụ Tuần Giáo

Thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo

11

Khu dịch vụ, thương mại và du lịch Cửa khẩu Huổi Puốc

Huyện Điện Biên

12

Khu dịch vụ, thương mại KKT Tây Trang

Huyện Điện Biên

13

Trung tâm hội chợ triển lãm

Thành phố Điện Biên Phủ

14

Kho hàng hóa cửa khẩu Huổi Puốc

Huyện Điện Biên

15

Kho hàng hóa cửa khẩu Tây Trang

Huyện Điện Biên

16

Kho hàng hóa A Pa Chải

Huyện Mường Nhé

17

Kho hàng hóa tại Nà Hỳ (lối mở Nậm Địch)

Huyện Nậm Pồ

XVIII

AN NINH QUỐC PHÒNG

 

1

Hoàn thiện cơ sở vật chất trụ sở Công an xã, phường, thị trấn

Các xã, phường, thị trấn

2

Xây dựng, cải tạo các công trình chiến đấu phục vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện/thành phố

Các huyện, thành phố

4

Xây dựng Trung tâm Giáo dục cộng đồng và Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Thành phố Điện Biên Phủ

5

Xây dựng Tru sở Đội cơ động bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Điện Biên Phủ

Thành phố Điện Biên Phủ

6

Xây dựng Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các huyện, thành phố

Các huyện, thành phố

Ghi chú:

1. Đối với các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư đã quyết định đầu tư và các dự án đang xử lý theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án (nếu có): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên rà soát, cam kết không hợp thức hóa các sai phạm và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về quá trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư dự án.

Đối với các dự án đang xử lý theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án: Chỉ được triển khai sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.

2. Việc đầu tư các dự án cấp điện, năng lượng (mục II) phải căn cứ Quy hoạch và kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tên, quy mô và phạm vi ranh giới các dự án sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch xây dựng và lập dự án đầu tư.

4. Các công trình, dự án đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng đầu tư trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quy hoạch cấp quốc gia và Quy hoạch vùng được phê duyệt./.

 

PHỤ LỤC XIX

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên bản đồ

Tỷ lệ

1

Sơ đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1:100.000

2

Sơ đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1:100.000

3

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1:100.000

4

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1:100.000

5

Sơ đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1:100.000

6

Sơ đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1:100.000

7

Sơ đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1:100.000

8

Sơ đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1:100.000

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 109/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 109/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 27/01/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [9]
Văn bản được căn cứ - [11]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 109/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…