ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2004/QĐ-UB |
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 06 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Theo đề nghị của Giám đốc sở Giao thông - Công chính tại Tờ trình số 198/TT - GTCC ngày 18 tháng 3 năm 2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Điều 2: Giám đốc Sở Giao thông - Công chính có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ báo cáo UBND thành phố.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 54/2001/QĐ-UB ngày 2 tháng 5 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông - Công chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND
THÀNH PHỔ ĐÀ NẴNG |
QUẢN LÝ CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 108/2004/QĐ-UB ngày
17 tháng 6 năm 2004 của UBND thành phố Nẵng)
2. Cây xanh đường phố là tài sản chung của toàn xã hội có tác dụng tạo bóng mát, bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý chặt phá, hủy hoại cây xanh đường phố hoặc trồng mỗi cây xanh không đúng chủng loại theo quy hoạch được duyệt.
Điều 3: Việc trồng cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều phải thực hiện theo quy hoạch, đề án được duyệt; đảm bảo các yêu cầu: sử dụng, mỹ quan đô thị, cải tạo vì khí hậu, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị lắp đặt ngầm, trên mặt đất cũng như trên không (giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác), không gây nguy hiểm (không trồng cây dễ gãy, đổ), không làm ảnh hưởng vệ sinh môi trường (không trồng các cây có tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn còn trùng có hại).
Điều 4: Việc trồng cây xanh đường phố phải bảo đảm tạo được bóng mát, thảm xanh cho hè phố và phần xe chạy, bảo vệ công trình hai bên đường, giảm tiếng ồn, bụi, hôi độc do các loại máy móc, xe có động cơ thải ra và phù hợp voi các yêu cầu về kiến trúc, kỹ thuật, cảnh quan đô thị; đồng thời đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường của từng tuyến đường.
Điều 5: Đối với những đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây xanh hiện có, đồng thời có thể giảm bớt cây xanh hoặc chỉ trồng bổ sung cây xanh tại những vị trí phù hợp và không gây hư hại các công trình có sẵn.
Điều 6: Khi thiết kế trồng cây xanh đường phố tùy thuộc vào cấp, loại, mạng lưới đường và tính chất của công trình, cây xanh đường phố được trồng theo các dạng sau:
1. Thành hàng trên vỉa hè.
2. Thành hàng trên các dải dược tách riêng (có bãi cỏ, hoặc không có bãi cỏ)
3. Hàng rào bụi cây.
4 Dải trồng cỏ, trồng hoa với những cây riêng lẻ hay khóm và bụi cây.
5. Bồn hoa trên đảo giao thông.
Điều 7: Đơn vị thi công các công trình liên quan trong phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ (đối với đường đô thị là bề rộng hai bên vỉa hè được duyệt) có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đường phố đã có trong và xung quanh khu vực công trường. Việc chặt hạ, tỉa cành cây xanh tại khu vực thi công phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép trồng; chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ký hợp đồng với Công ty Cây xanh Đà Nẵng để thực hiện việc trồng, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố theo đúng chuyên môn kỹ thuật bảo dưỡng cây xanh.
3. Trường hợp trồng, chặt ha, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố theo yêu cầu chính dáng khác của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu mọi chi phí cho việc trồng, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố.
Điều 9: Các trường hợp sau đây được coi là vi phạm trong quản lý bảo vệ cây xanh đường phố:
1. Tự ý trồng, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các hành vi làm cho cây xanh chết như: làm tróc gốc cây, bẻ ngang thân cây, bóc vỏ thân cây, chặt rễ cây, đổ các hợp chất hóa học vào gốc cây
3. Làm hư hỏng cây cảnh, vườn hoa, thảm cỏ ở dải phân cách, đảo giao thông.
4. Tự ý lắp đặt bảng tin, bảng quảng cáo, panô, áp phích... vào thân cây xanh đường phố.
QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ
Điều 10: Sở Giao thông - Công chính có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định:
1 Giúp UBND thành phố thực hiện công tác quản lý Nhà nước về cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố .
2. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về phát triển, bảo dưỡng cây xanh đường phố trên cơ sở Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố; Quy hoạch tổng thể đô thị dược duyệt.
3. Chủ trì phối hợp với sở Thủy sản-Nông Lâm và UBND các quận, huyện thực hiện việc tiếp thu lai tạo các loại cây hoa đẹp ổ các địa phương khác; quy hoạch cây xanh đường phố phù hợp với thổ nhưỡng và cảnh quan chung của thành phố để đề xuất UBND thành phố quyết định diều chỉnh Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố phù hợp với tình hình thực tế.
4. Xem xét, giải quyết hoặc đề xuất Chủ tịch UBND thành phố cho phép trồng chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố theo yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân.
5. Chỉ đạo Ban Thanh tra Giao thông - Công chính thường xuyên kiểm tra và xử lý theo quy định của Pháp luật về các hành vi vi phạm làm thiệt hại đến cây xanh đường phố.
6. Cho chặt hạ cây chết khô; cây do gió, mưa, bão làm gãy đổ; cây do sâu bệnh và cây rồng ruột không còn khả năng phát triển.
7. Cho chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố để bảo vệ an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
8. Cho chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh phù hợp với yêu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân. Riêng việc chặt hạ cây xanh có độ tuổi từ 30 năm trở lên ở các đường phố chính phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND thành phố.
9. Trồng cây xanh đường phố hoặc trồng mới thay thế các cây đã cho phép chặt hạ theo nhu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân theo Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh được duyệt.
10. Thời gian giải quyết cho trồng, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố tối đa không quá năm ngày làm việc, kê từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Công ty Cây xanh Đà Nằng trình. Nếu từ chối giải quyết phải trả lòi bằng văn bản. Trường hợp rõ ràng có nguy cơ đe doạ an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước thì phải xem xét giải quyết ngay.
Điều 11: Công ty Cây xanh Đà Nẵng có trách nhiệm:
1. Tham mưu cho sở Giao thông - Công chính thành phố trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đề xuất về chủng loại cây, cỏ, hoa phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung của thành phố, đồng thời tiếp thu lai tạo các loại cây, cỏ, hoa đẹp ở các địa phương khác để áp dụng tại thành phố.
2. Thực hiện kế hoạch trồng cây hàng năm của UBND thành phố, bảo dưỡng thường xuyên cây xanh đường phố, cung cấp cây giống cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
3. Tiếp nhận đơn đề nghị trồng, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố của các tổ chức, cá nhân và kiểm tra, đề xuất sở Giao thông - Công chính thành phố giải quyết theo thẩm quyền trong thời gian tối đa không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.
4. Thực hiện việc chặt hạ, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố theo kế hoạch hàng năm được duyệt (đặc biệt là trước và trong mùa mưa bão) hoặc theo hợp đồng đã ký với các tổ chức, cá nhân (trường hợp trồng, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố theo yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân) sau khi được sự đồng ý của sở Giao thông - Công chính thành phố hoặc Chủ tịch UBND thành phố.
5. Phối hợp với các địa phương, đơn vị vận động thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc, bảo vệ, quản lý và phát triển cây xanh đường phố.
6. Thường xuyên kiểm tra quản lý cây xanh đường phố, đề xuất chặt hạ những cây xanh do tổ chức, cá nhân tự trồng không đúng chủng loại theo quy hoạch được duyệt; kiến nghị các địa phương, các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh đường phố.
7. Tổ chức lập và lưu trữ lý lịch cây xanh đường phố, lập kế hoạch trồng dặm cây xanh đường phố bị chết khô, bị ngã đổ do mưa bão, bị sâu bệnh và bị rỗng ruột không còn khả năng phát triển trên địa bàn thành phố.
8. Hướng dẫn việc trồng, phát triển và quản lý cây xanh đường phố do các quận, huyện trực tiếp quản lý.
Điều 12: UBND quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm:
3. Xây dựng công nghiệp theo hướng mỏ, đa ngành, tận dụng lợi thế của thành phố và khu vực để củng cố và hình thành doanh nghiệp mới theo nhiều quy mô, nhiều thành phần; trong đó đặc biệt chú ý hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn đủ khả năng cạnh tranh, chuyển đổi mạnh cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010, các doanh nghiệp lớn của thành phố đều có mới liên kết, hỗ trợ trên toàn vùng; khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 60% GTSXCN trên địa bàn.
4. Phấn đấu thực hiện ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố. Hiện đại hóa nền hành chính của thành phố trên cơ sở ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi cơ quan, đơn vị, mọi cấp, mọi ngành; đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp để đổi mới công nghệ sản xuất, quản lý, điều hành, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập. Đến năm 2007, cơ bản hoàn thành tin học hoá quản lý hành chính nhà nước; từng bước triển khai xây dựng "Thành phố điện tử".
5. Xây dựng và phát triển công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao, và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của thành phố; chú trọng công nghiệp phần mềm, từ nay đến năm 2010 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tối thiểu 50%; trước năm 2005 phải xác định rõ nội dung và bước đi để phát triển công nghiệp phần cứng.
6. Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất và kỹ thuật, kết cấu hạ tầng CNTT - Viễn thông và Internet. Tập trung đầu tư xây dựng mạng đường trục kết nối mạng máy tính đối với các cơ quan thuộc khối quản lý hành chính nhà nước của thành phố, đồng thời tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển CNTT của thành phố.
II. Giải pháp phát triển công nghiệp:
1. Đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn:
- Trong năm 2004 phải triển khai ngay các dự án lớn có tác dụng thúc đẩy phát triển công nghiệp thành phố như: Dự án săm lốp ôtô, thép, sợi-dệt-nhuộm, đóng tàu, ... Tổ chức các cuộc họp chuyên đề với chủ đầu tư của từng dự án để phối hợp giải quyết các vướng mắc trong triển khai dự án.
- Các ngành liên quan, các quận huyện phải có chương trình, kế hoạch kêu gọi đầu tư, tổ chức các hội thảo kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, xúc tiến quảng bá hình ảnh Đà Nẵng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thống nhất công tác quản lý và kêu gọi đầu tư trên địa bàn. Thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính, cử cán bộ cụ thể hỗ trợ cho các dự án lớn. Đề xuất cơ chế cho Cảng Đà Nẵng để giảm giá cước và rút ngắn thời gian vận chuyển.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương để vận động các dự án lớn đầu tư tại thành phố. Thuê các công ty tư vấn có năng lực nghiên cứu xây dựng các dự án khả thi trên địa bàn để hướng dẫn và kêu gọi đầu tư. Mạnh dạn hình thành các doanh nghiệp mới có quy mô, có khả năng cạnh tranh theo hình thức công ty cổ phần. Tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn trả chậm hàng năm của Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng cho đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ đầu tư cho công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng và phát triển các làng nghề, triển khai ngay chương trình khuyến công, thành lập Trung tâm khuyển công trực thuộc Sở Công nghiệp, bố trí nhân lực và nguồn vốn cho công tác khuyến công.
2. Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư trên địa bàn thành phố:
- Rà soát, điều chỉnh, xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù thống nhất, đồng bộ, cụ thể, dễ hiểu, dễ làm, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy sự gia tăng nhanh, mạnh của nền kinh tế trên nguyên tắc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp.
- Thống nhất cơ chế, chính sách cho các thành phần kinh tế và bổ sung các mức ưu đãi.
3. Về sản xuất và thị trường:
- Thành phố hàng năm tăng cường nguồn cho Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp từng bước đối mới, hiện đại hoá thiết bị, đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất. Chỉ đạo các doanh nghiệp rà soát, đánh giá chiến lược kinh doanh, phương án sản xuất (mục tiêu cụ thể, sản xuất hàng hóa nhằm vào đối tượng nào, thị trường nào, bước đi cụ thể ra sao, sẽ phải cạnh tranh với ai ...).
- Xây dựng các nội dung cần làm và tiến độ cụ thế để hội nhập AFTA, WTO, xác định sản phẩm chủ lực. Giữ vững thị trường hiện có bằng cách nâng cao uy tín sản phẩm, tạo dựng thương hiệu riêng, cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất và chất lượng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, phát triển thương mại điện tử, nâng cao kiến thức thương mại quốc tế, hình thành các Trung tâm phân phối hàng hóa ở các địa bàn có sức mua lớn và điều kiện thuận lợi.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất:
- Trong 2 năm 2004-2005, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các Khu công nghiệp (KCN) tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Sắp xếp lại các cơ sở hiện có, cải tạo, chuyển hướng sản xuất và có kế hoạch di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm, kỹ thuật giản đơn đến khu vực xa dân cư. Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng KCN Hòa Cầm, đấy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến kêu gọi một vài tập đoàn lớn (Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan) đầu tư hình thành một Khu công nghệ cao, không ô nhiễm tại KCN này. Tiếp nhận và đẩy mạnh việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN Liên Chiểu.
- Xác định nhu cầu phát triển trong giai đoạn 2005-2020, trước mắt đến 2010, từ đó Quy hoạch quỹ đất dự phòng cho phát triển thêm 4 KCN với tổng diện tích khoảng 1300 ha; phân bố mạng lưới các KCN tập trung đảm bảo khai thác các lợi thế về quỹ đất nguồn cung ứng nguyên liệu và lao động, đặc biệt chú trọng việc kết hợp phát triển các KCN với quy hoạch, chỉnh trang lại đô thị, hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông. Xây dựng riêng các KCN cho phát triển CNTT, Khu công nghệ cao.(Phụ lục 3)
- Quy hoạch và phát triển 3-4 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ từ nay đến năm 2010 trên địa bàn các xã vùng tây Hòa Vang, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho lao động thành phố, khai thác và tận dụng nguồn vốn, khả năng về kỹ thuật, quản lý trong nhân dân. Đến năm 2005, ít nhất phải hoàn chỉnh được 01 Cụm công nghiệp nhỏ.
- Tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn trả chậm hàng năm của Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng; lập phương án khai thác vốn từ quỹ đất ven các KCN để đầu phát triển hạ tầng KCN.
- Tiến hành rà soát quy mô các doanh nghiệp đã thuê đất ở các KCN, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án đầu tư; ban hành quy định quản lý chặt chẽ, thống nhất việc quyết định cho thuê đất ở các KCN tập trung (việc bố trí doanh nghiệp vào các KCN phải được UBND thành phố đồng ý).
Các dự án trọng điểm đầu tư phát triển công nghiệp (Phụ 4 và 5)
5. Chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và công nhân lành nghề:
- Đẩy mạnh việc đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH thành phố; xây dựng chính sách lưu giữ và phát huy trình độ, năng lực của cán bộ, chuyên viên, công nhân tại chỗ có chuyên môn, tay nghề cao ổ các - ngành công nghiệp quan trọng.
- Xây dựng yêu cầu cụ thế về trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp, rà soát toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của địa phương để đào tạo chuẩn hóa, phổ cập kiến thức thường xuyên, đảm bảo tất cả cán bộ quản lý doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn trình độ quy định. Trong 2 năm 2004 và 2005 phải đào tạo lại 50% các giám đốc doanh nghiệp hiện có, đẩy mạnh các chương trình khởi nghiệp. Tiến hành tuyển chọn và thí điểm thuê giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển công nhân lành nghề cho các ngành công nghiệp thành phố. Quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề, thành lập 01 Trung tâm đánh giá chất lượng dạy nghề. Nghiên cứu quy định mức học phí dạy nghề phù hợp. Hoàn thiện cơ chế huy động, phân bổ, sử dụng kinh phí đào tạo từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp, học viên, các nguồn khác; hình thành Quỹ học bổng dạy nghề của địa phương. Nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề của các cơ sở dạy nghề, thành lập Trung tâm hỗ trợ đào tạo nghề Miền Trung đặt tại thành phố Đà Nằng. Kết hợp tốt giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành; tổ chức thi tay nghề nâng bậc thợ, bồi dưỡng, đào tạo lại, nâng cao trình độ công nhân; tăng cường liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp với các trường, các trung tâm đào tạo nghề theo các cấp độ đào tạo; gắn kết giữa đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ờ nước ngoài. Trước mắt, phải phân loại các doanh nghiệp đế xác định yêu cầu, trình độ về nguồn nhân lực. Chỉ đạo cho các giám đốc doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực (cơ chế, xây dựng quỹ đào tạo ...).
6. Giải pháp khoa học và công nghệ :
- Liên kết và đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm hiện đại; tạo lập thị trường khoa học - công nghệ; gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và sản xuất.
- Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng dự án đầu tư công nghệ mối, hỗ trợ vốn để đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và hoạt động quản lý.
- Xây dựng cơ chế thu hút tài năng, khuyến khích lao động sáng tạo, phát huy tiềm lực khoa học - công nghệ. Xây dựng, ban hành chính sách đối với người có trình độ nghề cao, doanh nghiệp sử dụng lao động có tay nghề cao.
7. Dự kiến kinh phí thực hiện:
- Đầu tư thành lập Quỹ khuyến công: 2 tỷ đồng.
- Xây dựng 10 dự án khả thi có quy mô lớn: 1,5 tỷ đồng.
- Chương trình đào tạo : 1 tỷ đồng.
- Triển khai các quy hoạch : 0,5 tỷ đồng.
- Hỗ trợ thu hút chuyên gia, nhân tài : 2 tỷ đồng.
- Hỗ trợ xây dựng các hệ thống quản lý : 2 tỷ đồng.
III. Giải pháp phát triển công nghệ thông tin :
1. Nâng cao nhận thức về CNTT trong toàn xã hội, đặc biệt là đối với các cán bộ lãnh đạo và quản lý nhà nước:
- Xây dựng các chương trình truyền thông cụ thế phù hợp với từng đối tượng, nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động trong toàn xã hội.
- Tổ chức các hình thức thông tin thích hợp, các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức về CNTT cho lãnh đạo các cấp - những người có vai trò quyết định sự thành công của việc ứng dụng và phát triển CNTT của thành phố.
2. Ứng dụng nhanh, rộng rãi và có hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố:
- Tập trung thực hiện tốt mục tiêu hiện đại hóa quản lý hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT vào cộng tác quản lý hành chính nhà nước và các cơ quan Đảng theo Đề án 112 và Đề án 47. Từng bước xây dựng để đến năm 2010 hoàn thành các hệ thống thông tin phục vụ lãnh đạo của Thành ủy, điều hành của UBND thành phố và các ngành thống kê, khoa học-công nghệ, văn hóa, giáo dục của thành phố.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Bưu chính Viễn thông để triển khai Dự án "Chính phủ điện tử cho thành phố Đà Nẵng", gồm 3 nội dung: Xây dựng cổng giao tiếp điện tử, Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực CNTT, Trung tâm giao dịch thương mại điện tử, trong khuôn khổ Dự án quốc gia "Phát triển CNTT và truyền thông ở Việt Nam" do Ngân hàng thế giới tài trợ và bắt đầu thực hiện từ năm 2005.
- Triển khai nhanh ứng dụng và phát triển CNTT trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đế đối mới công nghệ, hiện đại hóa quy trình quản lý, công nghệ sản xuất.
- Nhanh chóng triển khai Dự án thị trường khoa học & công nghệ trên mạng theo kế hoạch đã đề ra đế đưa vào vận hành vào năm 2005.
- Phối hợp với Bộ Thương mại triển khai Dự án xây dựng Sàn giao dịch điện tử tại Đà Nẵng.
- Ứng dụng CNTT trong Giáo dục - Đào tạo từ xa, phổ cập tin học cho học sinh, giáo viên, từng bước tiến tới tin học hóa giảng dạy.
- Ứng dụng rộng rãi CNTT hỗ trợ công tác quản lý sức khỏe và các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân. Phát triển mạng Medinet vững chắc và có hiệu quả nhiều mặt.
- Phấn đấu đến năm 2006 thực hiện quản lý hạ tầng kỹ thuật (đường, nước, điện, viễn thông) bằng hệ thống thông tin địa lý GIS.
3. Xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng:
- Trong năm 2004, hoàn thành việc xây dựng lộ trình phát triển ngành công nghiệp phần cứng, bao gồm sản xuất, lắp ráp máy tính, linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp và thiết bị truyền thông đế làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp máy vi tính mang thương hiệu Đà Nẵng, trên cơ sở liên doanh với các nhà cung cấp linh kiện chuyên nghiệp như Intel, IBM,...
- Có cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp để hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở lắp ráp máy tính và các thiết bị CNTT hiện có trên địa bàn thành phố.
4. Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm:
- Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Công nghệ phần mềm; hoàn thành xây dựng cơ sở 2 của Trung tâm vào năm 2005 và có phương án sử dụng hợp lý để phát huy hiệu quả đầu tư; xây dựng hoàn chỉnh công viên phần mềm Đà Nẵng vào năm 2010. Tập trung phát triển đội ngũ chuyên gia đầu đàn và chuyên gia hệ thống trong công nghiệp phần mềm. Có chính sách ưu đãi để thu hút và giữ các chuyên gia giỏi thực sự về làm việc tại thành phố. Triển khai nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phần mềm theo chuẩn CMMI.
- Tăng cường hợp tác, liên doanh với Nhật Bản thông qua các dự án cụ thể để phát triển công nghiệp phần mềm và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật về phần mềm và CNTT của thành phố; đồng thời tìm kiếm thêm các đối tác khác.
- Có chính sách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ CNTT trong nước, nhất là các sản phẩm sản xuất trên địa bàn thành phố, trong các dự án ứng dụng CNTT của thành phố, các cơ quan hành chính sự nghiệp.
- Có chính sách đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi đế các công ty đa quốc gia, đặc biệt các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT và truyền thông đầu tư lâu dài tại Đà Nẵng và chuyển giao công nghệ.
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm về vay vốn, đào tạo nguồn nhân lực và tạo cơ hội tham gia vào các dự án CNTT của thành phố.
5. Xây dựng cơ sở hạ tầng và chính sách tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT:
- Xây dựng cổng kết nối Internet trực tiếp riêng của thành phố, đảm bảo dung lượng và các loại dịch vụ gia tăng phục vụ phát triển công nghiệp phần mềm và nhu cầu của các ngành công nghiệp, dịch vụ khác. Nhanh chóng xây dựng mạng trục thành phố. Đến 2005, kết nối 100% doanh nghiệp, trường học, bệnh viện và 15% hộ dân vào Internet.
- Sớm ban hành chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp CNTT, trên nguyên tắc thành phố dành những ưu đãi tối đa và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, phát triển CNTT ở Đà Nẵng. Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác quốc tế để thực hiện các dự án CNTT của thành phố.
- Có cơ chế phù hợp đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư nhằm đa dạng hoá nguồn vốn cho phát triển CNTT, nhất là công nghiệp CNTT. Thành phố đảm bảo đầu tư tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho ứng dụng và phát triển CNTT.
- Trong Quí 1/2005, hoàn thành việc xây dựng chiến lược phát triển CNTT của thành phố.
6. Phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài CNTT:
- Thúc đẩy nhanh chương trình đào tạo theo Đề án 112 và xúc tiến chương trình đào tạo tin học riêng cho cán bộ quản lý doanh nghiệp. Phấn đấu năm 2005 hoàn thành việc phổ cập CNTT cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ CNTT chủ chốt cho các cơ quan, đơn vị.
- Nâng cấp cơ sở đào tạo của Trung tâm Công nghệ phần mềm thành Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế với nhiều cấp độ đào tạo; mổ rộng địa bàn đào tạo bên ngoài thành phố. Cho phép Trung tâm được thuê người nước ngoài vào làm việc, giảng dạy về CNTT.
- Xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp đào tạo giũa các cơ sở có đào tạo về CNTT trên địa bàn, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của thành phố.
- Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về CNTT về thành phố làm việc. Chú trọng việc mòi chuyên gia giỏi về CNTT, nhất là công nghệ phần mềm, giảng viên tiếng Anh CNTT về làm việc, giảng dạy ở các cơ sở của thành phố. Duy trì thường xuyên hàng năm Hội thi tin học trẻ không chuyên của thành phố nhằm phát hiện học sinh giỏi và có chính sách bồi dưỡng đào tạo để cung cấp nguồn lực cho thành phố.
Các đề án, dự án, chương trình trọng điểm về CNTT (Phụ lục 6)
I. Chỉ đạo thực hiện Chương trình:
- Các ngành liên quan và địa phương có kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trong kế hoạch công tác hàng năm và 5 năm.
- Củng cố, kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động Ban chỉ đạo công nghệ thông tin thành phố.
II. Phân công công việc cụ thể:
Trong năm 2004, các đơn vị phải hoàn thành các công việc được phân công dưới đây:
1. Sổ Công nghiệp:
- Là cơ quan thường trực phần Chương trình phát triển công nghiệp thuộc Chương trình này, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và định kỳ sáu tháng một lần báo cáo Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND và UBND thành phố kết quả thực hiện và đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn.
- Chủ trì Chương trình tăng tốc các sản phẩm công nghiệp chủ lực; Chương trình Phát triển công nhân lành nghề cho ngành công nghiệp, xúc tiến chương trình khuyến công; Chương trình xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Là cơ quan thường trực phần Chương trình phát triển CNTT thuộc Chương trình này, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và định kỳ sáu tháng một lần báo cáo Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND thành phố, Ban chỉ đạo CNTT thành phố kết quả thực hiện và đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn.
- Chủ trì Chương trình xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm, Dự án thị trường khoa học và công nghệ trên mạng, Chương trình phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì xúc tiến, đẩy mạnh các dự án đầu tư phát triển công nghiệp đến năm 2010 và Dự án xây dựng hệ thống thông tin điện tử của thành phố.
4. Ban Quản lý các KCN và chế xuất: Chủ trì Chương trình đẩy mạnh xây dựng các KCN và phát triển một số KCN mới.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Tham gia Chương trình phát triển công nhân lành nghề cho ngành công nghiệp.
6. Sở Nội vụ: Chủ trì Chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý doanh nghiệp.
7. Sở Thương mại: Chủ trì Chương trình xây dựng thương hiệu công ty và sản phẩm, Dự án thương mại điện tử.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo : Chủ trì Chương trình tin học hóa ngành giáo dục đào tạo.
9. Bưu điện Đà Nẵng: Có kế hoạch xây dựng và nâng cấp để hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng viễn thông và internet của thành phố.
10. Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nằng: Chủ trì Dự án Chính phủ điện tử cho thành phố Đà Nẵng, gồm 3 nội dung: Xây dựng Công giao tiếp điện tử, Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực CNTT, Trung tâm giao dịch thương mại điện tử trong khuôn khổ Dự án quốc gia "Phát triển CNTT và truyền thông ở Việt Nam" do Ngân hàng thế giổi tài trợ và bắt đầu thực hiện từ năm 2005 .
11. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ đã được đề ra, trình UBND thành phố phê duyệt.
Trên cơ sở các nhiệm vụ đã được đề ra, các ngành nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ để Chương trình đạt kết quả tốt./.
Quyết định 108/2004/QĐ-UB về Quy định quản lý cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 108/2004/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Hoàng Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 16/06/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 108/2004/QĐ-UB về Quy định quản lý cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chưa có Video