ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1053/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 09 tháng 05 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13, ngày 19/06/2015; Luật Du lịch số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017; Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017; Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018; Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14, ngày 19/11/2018; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14, ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 25/10/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 52/TTr-SNN ngày 28/3/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Hiệp hội du lịch tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NÔNG NGHIỆP GẮN
VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(kèm theo Quyết định số: 1053/QĐ-UBND ngày 09/05/2022 của UBND tỉnh)
1. Mục đích:
- Đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Đề án Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 được chủ động, đồng bộ đảm bảo có tính khả thi và hiệu quả trong thực tế góp phần Khai thác, phát triển các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp đặc trưng phục vụ du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương; Nâng cao thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương trên địa bàn tỉnh; Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp góp phần nâng cao các tiêu chí của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ đã đề ra theo kế hoạch triển khai Đề Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 25/10/2021.
2. Yêu cầu:
- Thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
- Gắn chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn; Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch của tỉnh, đáp ứng nhu cầu du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng và trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp của khách du lịch. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
1. Mục tiêu chung
Khai thác, phát triển các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp đặc trưng phục vụ du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương; phát triển du lịch nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn; Xây dựng các chương trình du lịch mới gắn với lĩnh vực nông nghiệp tạo thành các tour, tuyến, điểm du lịch để khách du lịch được khám phá, trải nghiệm tại địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2021 - 2025:
+ Lựa chọn hỗ trợ 15 cơ sở hiện có, đang hoạt động trong loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để các cơ sở duy trì hoạt động và nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch. Điều kiện cơ sở được lựa chọn là những cơ sở có thể gắn với phát triển du lịch, nằm trên các cung, tuyến đường (không quá xa) đến các khu, điểm du lịch hiện có; những cơ sở có sản phẩm được công nhận, đạt tiêu chuẩn theo chương trình OCOP.
+ Phát triển thêm mới 30 - 35 cơ sở tham gia vào du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột phát triển thêm 4 cơ sở, thị xã Buôn Hồ phát triển thêm 3 cơ sở, các huyện còn lại mỗi huyện phát triển thêm 2 cơ sở.
+ Phát triển tour du lịch sinh thái nông nghiệp gắn kết với 6 di tích lịch sử (sẽ được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi theo Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 của UBND tỉnh) để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương;
+ Phát triển 7 mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp với tour du lịch tại Thác Dray Nur, Dray Sáp Thượng, Thuỷ Tiên, Bìm Bịp, Dray K’nao, Drai Yông, Drai Dlông.
+ Phát triển 9 mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch tại hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ea Súp thượng, hồ Đắk Minh, hồ Ea Nhái, hồ Buôn Triết, mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch tại hồ thủy lợi hồ Ea Tam, phường Tự An, hồ buôn Chu Kap, xã Hòa Thắng và hồ Đạt Lý, xã Hòa Thuận.
+ Phát triển 5 mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch tại Vườn quốc gia Yok Don, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Rừng Lịch sử Văn hóa Môi trường hồ Lắk, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Rừng đặc dụng Nam Ka.
+ Hình thành 15 mô hình vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tại các xã gắn với du lịch; hình thành từ 5- 7 HTX sản xuất nông nghiệp có hoạt động du lịch;
+ Tập trung xây dựng 10 mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành, kết nối mở rộng bán các nhóm sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng và xuất khẩu.
+ Tổng lượt khách du lịch nông nghiệp dự kiến đến năm 2025 địa bàn là 404.000 lượt khách (trong đó khách nội địa là 398.000 lượt khách, khách quốc tế là 6.000 lượt khách), tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân hàng năm là 41,69%/năm;
+ Tỷ lệ lượt khách tham quan du lịch nông nghiệp/tổng lượt khách du lịch tỉnh đạt 32,45% (trong đó: Tỷ lệ khách quốc tế tham quan du lịch nông nghiệp/tổng khách quốc tế tham quan du lịch tại tỉnh đạt 12%; Tỷ lệ khách nội địa tham quan du lịch nông nghiệp/tổng khách nội địa tham quan du lịch tại tỉnh đạt 33,31%);
+ Tổng doanh thu lĩnh vực du lịch nông nghiệp đạt 412 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 34,77% doanh thu từ du lịch của tỉnh; Tạo việc làm cho khoảng 1.200 lao động (năm 2025).
- Giai đoạn 2026 – 2035:
+ Hình thành 30 mô hình vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tại các xã gắn với du lịch;
+ Xây dựng 20 mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành, kết nối mở rộng bán các nhóm sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng và xuất khẩu.
+ Phát triển tour du lịch sinh thái nông nghiệp gắn kết với 4 di tích lịch sử (sẽ được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi theo Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 của UBND tỉnh) để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương;
+ Tổng lượt khách du lịch nông nghiệp dự kiến đến năm 2030 trên địa bàn là 698.000 lượt khách (trong đó khách nội địa là 675.000 lượt khách, khách quốc tế là 23.000 lượt khách), tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân hàng năm là 11,56%/năm;
+ Tỷ lệ lượt khách tham quan du lịch nông nghiệp/tổng lượt khách du lịch tỉnh đạt 35,79% (trong đó: Tỷ lệ khách quốc tế tham quan du lịch nông nghiệp/tổng khách quốc tế tham quan du lịch tại tỉnh đạt 16%; Tỷ lệ khách nội địa tham quan du lịch nông nghiệp/tổng khách nội địa tham quan du lịch tại tỉnh đạt 37,29%);
+ Tổng doanh thu lĩnh vực du lịch nông nghiệp đạt 750 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 40,54% doanh thu từ du lịch của tỉnh; Tạo việc làm cho khoảng 1.560 lao động (năm 2030).
III. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.
1. Tổng kinh phí thực hiện
Tổng vốn thực hiện đề án từ nay đến năm 2035 là 175.700 triệu đồng.
Trong đó:
1.1 |
Đầu tư hỗ trợ phát triển các mô hình tham gia phát triển du lịch sinh thái: |
102.400 |
triệu đồng. |
a. |
Hỗ trợ xây dựng các mô hình, dự án phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp: |
66.400 |
triệu đồng. |
b. |
Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp: |
31.500 |
triệu đồng. |
c. |
Xây dựng chi tiết sơ đồ tour các cụm tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn huyện: |
4.500 |
triệu đồng. |
1.2. |
Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp: |
8.300 |
triệu đồng. |
a. |
Xây dựng trang web phục vụ giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp của tỉnh: |
2.000 |
triệu đồng. |
b. |
Hỗ trợ phát triển các cụm điểm du lịch sinh thái nông nghiệp: |
4.800 |
triệu đồng. |
c. |
Hỗ trợ xử lý môi trường tại các cụm điểm du lịch sinh thái nông nghiệp chính: |
1.500 |
triệu đồng. |
1.3 |
Tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp: |
12.000 |
triệu đồng |
1.4 |
Hỗ trợ cơ sở tham quan các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp: |
5.000 |
triệu đồng. |
1.5 |
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp: |
48.000 |
triệu đồng. |
2. Phân kỳ đầu tư
Nhu cầu vốn thực hiện đề án giai đoạn 2022 – 2035 là 175.700 triệu đồng.
Trong đó:
- Giai đoạn 2022 – 2025, tổng kinh phí thực hiện đề án: 69.350 triệu đồng;
- Giai đoạn 2026 – 2035, tổng kinh phí thực hiện đề án: 105.350 triệu đồng (trong đó giai đoạn 2026 - 2030 là 76.300 triệu đồng; giai đoạn 2031-2035 là 30.050 triệu đồng).
3. Nguồn vốn thực hiện đề án giai đoạn 2021 -2025
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2022 - 2025 là: 69.350 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách tỉnh (vốn sự nghiệp): 3.183 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép các Chương trình/dự án khác, như: Đề án phát triển du lịch của tỉnh; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,... là: 36.545 triệu đồng.
- Vốn huy động doanh nghiệp, HTX, cơ sở,…là: 25.782 triệu đồng.
- Vốn tín dụng: 3.840 triệu đồng.
- Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung của đề án để nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người dân về việc phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Các cơ quan thông tin đại chúng, như: Báo Đắk Lắk; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình cấp huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng các tin, bài, chuyên đề và phóng sự đối với các mô hình phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế đòi hỏi cần phải có sự liên kết, liên ngành và có tính xã hội hóa cao, cần phải có sự tham gia phối hợp của cộng đồng địa phương để khơi dậy sự tự lực sáng tạo của cộng đồng, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, tìm kiếm động lực cho sự phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp đến tầng lớp cán bộ và nhân dân hiểu được lợi ích, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển du lịch nông nghiệp, chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP gắn với du lịch; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, bảo đảm tính đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân về xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp.
- Gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các tiêu chí xây dựng NTM cũng như nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia quản lý di sản văn hóa, khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp. Đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm nông dân, doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Tăng cường hơn nữa vai trò của các công ty lữ hành trong việc kết nối với các chủ thể hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp trong khâu đưa du khách đến tham quan, lưu trú, mua sản phẩm nông nghiệp. Cần chú ý chia sẻ hài hòa lợi ích các bên tham gia, nhất là chia sẻ lợi ích đối với người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp phục vụ du lịch; phát huy vai trò phối hợp liên ngành nông nghiệp - du lịch; xây dựng chương trình chung về phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm gắn với xây dựng NTM; tổ chức xây dựng bản đồ du lịch nông nghiệp.
- Triển khai các Chương trình xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu vực nông thôn dựa trên lợi thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc trưng văn hóa, sinh thái của các địa phương tới các thị trường mục tiêu. Hỗ trợ các liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch giữa các khu, điểm du lịch nông thôn với các doanh nghiệp lữ hành và thị trường khách du lịch để chào bán sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn cho khách du lịch nội địa và quốc tế.
- Tăng cường liên kết giữa các bên trong phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đó là nông dân, chủ thể sản xuất, doanh nghiệp, lữ hành, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý du lịch, quản lý nông nghiệp; phát huy vai trò của công ty lữ hành trong việc kết nối với chủ thể hoạt động du lịch nông nghiệp trong việc đưa du khách đến tham quan, lưu trú mua sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; phát triển các tour đưa khách du lịch đến vùng nông thôn để khai thác giá trị trong không gian sống, cảnh quan môi trường, chú trọng phát triển dịch vụ kèm theo như ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú, sinh hoạt tại cộng đồng để tăng nguồn thu nhập cho người dân.
- Tiếp tục xây dựng các sản phẩm đặc trưng mang tính liên kết vùng, thông qua kết nối nông nghiệp du lịch, gắn kết du lịch với những mô hình sản xuất, tạo ra những giá trị đa dạng từ kinh tế - xã hội cho đến văn hóa tinh thần và diện mạo NTM. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp để người dân thấy được những lợi ích mà du lịch mang lại và có sự hợp tác với nhà quản lý, nhà kinh doanh du lịch. Có những cơ chế chính sách phù hợp để cộng đồng địa phương tham gia vào các tổ chức kinh doanh du lịch, có sự chia sẻ lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương như: ưu tiên được tuyển chọn vào làm việc trong các tổ chức doanh nghiệp, đóng góp bắt buộc cho công tác bảo tồn tài nguyên, nâng cao trình độ dân trí, sử dụng các công trình của đơn vị kinh doanh.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp như: đầu tư, tham gia trực tiếp làm du lịch nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái nông nghiệp, sản xuất hàng hóa nông sản bán cho khách và các đơn vị kinh doanh du lịch. Khuyến khích người dân địa phương duy trì và phát triển mô hình dịch vụ nghỉ đêm lại nhà dân (homestay) nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Hướng du khách tham gia vào các hoạt động du lịch khám phá dân dã như ăn, ngủ, sinh hoạt, hái trái cây, canh tác nông nghiệp,…giống người nông dân địa phương. Mở lớp tập huấn cho người dân địa phương về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vườn cây ăn trái, bảo vệ môi trường sinh thái tài nguyên du lịch cũng như kỹ năng giao tiếp để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn, đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho du khách khi chọn tham gia loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp.
2. Về cơ chế, chính sách sách hỗ trợ cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn
- Thu hút các nhà đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sức khỏe, du lịch trải nghiệm giáo dục, du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa dân gian đồng quê kết hợp chặt chẽ với cộng đồng sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Nhà nước đối với các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo theo quy hoạch xây dựng được duyệt như: hỗ trợ nâng cấp đường giao thông, hệ thống nước sạch, môi trường, chỗ tập trung rác, xử lý chất thải rắn, nhà vệ sinh...; Các địa phương nghiên cứu và định hướng để tích hợp trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 những vùng sản xuất, khu vực, địa điểm có điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợp để phát triển các sản phẩm du lịch là thế mạnh, đặc trưng của mỗi địa phương.
- Tạo điều kiện và giải quyết các thủ tục đền bù, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để giao hoặc cho thuê đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nông nghiệp nói riêng phù hợp với định hướng quy hoạch chung của tỉnh, của huyện, thị xã và thành phố.
3. Về đào tạo nguồn nhân lực (Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch khu vực nông thôn)
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao nhận thức du lịch sinh thái nông nghiệp bằng nhiều hình thức cho cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông nghiệp gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức, thái độ phục vụ khách du lịch cho người dân địa phương. Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ xã, thôn. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng nhân lực sau đào tạo và phải theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch nông nghiệp theo từng giai đoạn. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực phát triển các làng nghề truyền thống lâu đời tại địa phương, từ đó để nhân rộng các mô hình du lịch trải nghiệm.
4. Về đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nông nghiệp
- Phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành các chuỗi giá trị trong quá trình phát triển du lịch nông thôn. Từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái theo chuỗi, có chiều sâu, tạo sản phẩm có thương hiệu, độc đáo tạo dự khác biệt. Do đó, thu hút đầu tư vào kinh doanh phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp là giải pháp then chốt đối với phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp tại Đắk Lắk.
- Đẩy mạnh phát triển và nhân rộng các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng NTM tại các huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột. Hình thành các sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với hoạt động tham quan, trải nghiệm ở các làng nghề. Tập trung xây dựng mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu để trở thành những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. Cùng với đó, chú trọng phục dựng, trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương gắn với việc phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo.
- Đối với việc phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục phối hợp nâng cao giá trị giá tăng trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm làng nghề nông thôn, sản phẩm OCOP thông qua việc gắn kết với các hoạt động du lịch trải nghiệm, là một hướng đi tất yếu trong phát triển kinh tế nông thôn; đẩy mạnh phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch trang trại, du lịch sinh thái; triển khai hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng, triển khai các mô hình thí điểm về xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và phát triển du lịch nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia kinh doanh trong các khu, điểm du lịch, ưu tiên sử dụng các sản phẩm nông nghiệp địa phương để phục vụ du khách; tăng cường các hoạt động thúc đẩy liên kết phát triển du lịch và nông nghiệp nông thôn trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực đầu tư tại các điểm du lịch có tài nguyên đặc trưng và có khả năng lan tỏa; phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách tại các điểm du lịch sinh thái nông nghiệp để kéo dài thời gian tham quan, lưu trú của khách. Việc thu hút nhà đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp, chất lượng cao nhưng vẫn phải bảo đảm cộng đồng được tham gia và hưởng lợi từ sản phẩm du lịch này.
5. Về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng, chỉnh trang hệ thống hạ tầng du lịch nói chung và phát triển du lịch nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch Đắk Lắk trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm, quy hoạch có liên quan đến phát triển du lịch đã phê duyệt nhằm điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; lựa chọn các nội dung ưu tiên, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, sản phẩm OCOP, đặc trưng mang tính vùng miền phục vụ phát triển du lịch; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn giúp tránh sự trùng lặp, đơn điệu về sản phẩm, khai thác dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có, làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Ưu tiên tập trung triển khai Kế hoạch số 7364/KH-UBND ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung đến năm 2025; đầu tư xây dựng quy hoạch dự án các khu, điểm du lịch nông nghiệp trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và phát triển các khu, điểm du lịch sinh thái nông nghiệp, làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư. Đồng thời, phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp; bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử, các lễ hội truyền thống; đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng và các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ phù hợp với từng khu vực cụ thể.
- Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng có tiềm năng để phát triển du lịch trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên những công trình gắn với các khu du lịch sinh thái nông nghiệp. Trước mắt, ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao phục vụ du lịch nông nghiệp và hỗ trợ bà con địa phương vùng nông thôn phát triển các mô hình lưu trú homestay, du lịch sinh thái gắn với hoạt động nông nghiệp;
- Xây dựng hạ tầng, sản phẩm tốt để thu hút được nhiều khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu và khả năng quay trở lại của du khách thi tham gia vào du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cần có quy hoạch đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, dựa trên nguyên tắc tôn trọng văn hóa của địa phương, chia sẻ lợi ích, đảm bảo phát triển bền vững và có trách nhiệm.
6. Công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết, hợp tác vùng
- Liên kết giữa đơn vị du lịch và những người làm nông nghiệp để tạo dựng sản phẩm đặc trưng thu hút du khách. Trong đó, tập trung đẩy mạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và các hãng vận chuyển... để xây dựng nhiều chương trình du lịch, tour, tuyến với giá cạnh tranh, thu hút nhiều đối tượng du khách; tăng tính liên kết vùng để phối hợp ra mắt các tour du lịch nội địa đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du lịch của nhiều phân khúc du khách.
- Các ngành, các địa phương tăng cường truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở xây dựng thương hiệu đặc trưng. Tổ chức quảng bá, xúc tiến trong nước và quốc tế. Trước mắt tập trung xúc tiến trong nước bằng việc tham gia các hội chợ du lịch; tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu về du lịch; tổ chức đón các đoàn doanh nghiệp và báo chí trong nước về khảo sát, xây dựng và chào bán các chương trình du lịch sinh thái nông nghiệp.
- Từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái nông nghiệp của tỉnh tại các chương trình, sự kiện, lễ hội lớn, như: Lễ hội Festival cà phê Buôn Ma Thuột,…Tăng cường công tác xúc tiến, kết nối với các công ty lữ hành thiết kế các tour, tuyến nhằm thu hút du khách để khai thác tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Nâng cao chất lượng, sản phẩm và trình độ chuyên nghiệp theo tiêu chí OCOP.
Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch, cụ thể: đối với tổ chức cá nhân quản lý khai thác điểm du lịch; đối với các tổ chức, cá nhân đến thăm quan du lịch. Các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch… thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến những quy tắc, ứng xử khi tham gia du lịch. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
8. Về huy động và phân bổ vốn thực hiện đề án
Khuyến khích đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc lồng ghép, thu hút đầu tư, xã hội hóa từ vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã để phát triển các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp ở các địa phương. Nhà nước hỗ trợ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, vật chất (xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, nhà sinh hoạt cộng đồng, khôi phục các làng nghề, chỉnh trang, tôn tạo nhà cửa, đường sá, bãi đỗ xe….); điều chỉnh quy hoạch, định hướng sản xuất nông nghiệp; tham quan, đào tạo, tập huấn; xúc tiến du lịch, tạo cảnh quan môi trường.
V. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN, CHI TIẾT NHƯ PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan, nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng theo Đề án được duyệt.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về hồ sơ, thủ tục đầu tư theo quy định.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn du lịch cho cán bộ quản lý và kỹ năng làm du lịch cho người dân địa phương; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên tại địa phương; vận động các doanh nghiệp, cộng đồng tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; ứng xử văn minh du lịch, thân thiện với khách du lịch, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu du lịch sinh thái nông nghiệp của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên kết hợp tác, quảng bá, xúc tiến đưa hình ảnh du lịch sinh thái nông nghiệp đến với du khách.
Hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nội dung phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Tổ chức các chương trình hợp tác, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước liên kết đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại gắn với nông thôn mới, hoàn thiện hạ tầng các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương để phát triển sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề,… gắn với phát triển du lịch.
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chất lượng hàng hóa và các nội dung khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hướng dẫn, tạo thuận lợi trong việc giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện các mô hình đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái nông nghiệp, phát triển các dịch vụ ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng du lịch tại các khu vực nông trại. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường và xử lý chất thải tại các điểm du lịch, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp, ổn định và bền vững.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành, địa phương liên quan trong công tác thẩm định và quản lý quy hoạch, xây dựng các điểm du lịch, các mô hình du lịch bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra thực trạng nguồn nhân lực lao động trong hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp để tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho người dân theo quy định.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan xây dựng dự án bản đồ số hóa các điểm du lịch sinh thái nông nghiệp. Xây dựng phần mềm ứng dụng về Du lịch Đắk Lắk; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch số hóa cơ sở dữ liệu thông tin về du lịch để phục vụ du khách.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, qua đó kêu gọi đầu tư phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các video clip về các khu du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và trên mạng xã hội nhằm đa dạng tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá du lịch tỉnh Đắk Lắk đến với du khách trong và ngoài nước.
10. Các Sở, ngành khác có liên quan và các tổ chức chính trị, xã hội
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực.
11. Đề nghị Hiệp hội du lịch tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. Động viên các chi hội thành viên góp phần thúc đẩy, kết nối tour du lịch trải nghiệm nông thôn. Liên kết với các tổ chức, các hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế để giao lưu, trao đổi về nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ, sản phẩm, tuyên truyền quảng bá, kết nối tour, tuyến,...
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Căn cứ vào nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế tại địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xây dựng các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc, độc đáo theo đúng quy định, bảo đảm đúng lộ trình, tránh phát triển ồ ạt, phát triển “nóng”, bảo đảm tính bền vững. Hàng năm, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời (nếu có); chủ động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ sở chuyển đổi mục đích sử dụng đất đầu tư phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Định kỳ ngày 15 tháng 5 và ngày 15 tháng 11 hàng năm, tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có chỉ đạo xử lý kịp thời.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung thì các đơn vị, địa phương liên quan báo cáo, đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số: 1053/QĐ-UBND ngày 09 tháng 05 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
TT |
Hoạt động |
Nội dung cụ thể |
Thời gian |
Hình thức VB/cấp phê duyệt |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
||
Bắt đầu |
Phê duyệt |
Triển khai |
|
|
|
|||
1 |
Tổ chức triển khai thực hiện chung Đề án |
Tổ chức triển khai, các Hội nghị, Hội thảo, tổ chức sơ, tổng kết, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, tham dự các Hội nghị, Hội thảo... |
2022 |
|
2022- 2023 |
Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện |
Sở NN&PTNT |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Xây dựng chuyên trang, chuyên mục đăng tải tin, bài, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới |
||||||||
2 |
Xây dựng mô hình, dự án phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp |
Hỗ trợ xây dựng các mô hình, dự án phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp; Hỗ trợ các vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tham gia phát triển Du lịch sinh thái nông nghiệp; Xây dựng tour du lịch sinh thái kết nối các điểm tham quan vườn cây, hoạt động sản xuất nông nghiệp |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện |
Sở NN&PTNT |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hỗ trợ tư vấn lựa chọn sản phẩm OCOP; xây dựng liên kết phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện |
Sở NN&PTNT |
Các Sở, ban, ngành; huyện, thị xã, thành phố |
||
3 |
Xây dựng hệ thống bản đồ số hóa các điểm du lịch sinh thái nông nghiệp |
Xây dựng bản đồ số hóa các điểm du lịch sinh thái nông nghiệp. Xây dựng phần mềm ứng dụng về Du lịch Đắk Lắk |
2022 |
|
2022-2023 |
QĐ/UBND tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
4 |
Xây dựng các video clip về các khu du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh |
Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các video clip về các khu du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và trên mạng xã hội nhằm đa dạng tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá du lịch tỉnh Đắk Lắk đến với du khách trong và ngoài nước |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
KH/UBND tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
5 |
Xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước liên kết đầu tư vào lĩnh vực |
Tổ chức các chương trình hợp tác, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước liên kết đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
KH/UBND tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
6 |
Đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực vào phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp |
Xây dựng kế hoạch và thực hiện hỗ trợ đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực vào phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
KH/UBND tỉnh |
Sở Lao động TB-XH |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Điều tra thực trạng nguồn nhân lực lao động trong hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp để tham mưu kế hoạch đào tạo nghề. |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
KH/UBND tỉnh |
Sở Lao động TB-XH |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
||
7 |
Triển khai các hoạt động liên kết hợp tác, quảng bá, xúc tiến đưa hình ảnh du lịch sinh thái nông nghiệp |
Xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động liên kết hợp tác, quảng bá, xúc tiến đưa hình ảnh du lịch sinh thái nông nghiệp đến với du khách |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
KH/UBND tỉnh |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
8 |
Quản lý quy hoạch, xây dựng các điểm du lịch, các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp bảo đảm yêu cầu |
Thẩm định và quản lý quy hoạch, xây dựng các điểm du lịch, các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững theo quy hoạch chung xây dựng xã |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
QĐ/UBND tỉnh |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
9 |
Quản lý quỹ đất phát triển các dự án du lịch sinh thái nông nghiệp |
Tạo thuận lợi và hỗ trợ về thủ tục đất đai đối với các nhà đầu tư tham gia đầu tư theo quy hoạch; tăng cường quản lý môi trường tại các khu, vùng dự án phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững. |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
Văn bản/Sở TN&MT |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Kiểm tra, hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường và xử lý chất thải tại các điểm du lịch, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp, ổn định và bền vững |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
KH/UBND tỉnh |
||||
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành và các huyện liên quan quản lý, sử dụng quỹ đất phục vụ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp theo đúng quy hoạch sử dụng đất của tỉnh được duyệt. |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
KH/UBND tỉnh |
||||
10 |
Hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng các làng nghề trên địa bàn tỉnh |
Triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại xây dựng du lịch gắn với nông thôn mới, hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng các làng nghề trên địa bàn tỉnh |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
KH/UBND tỉnh |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
11 |
Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới cấp huyện |
Hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch hoặc Đề án phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới cấp huyện để triển khai thực hiện. |
2022 |
|
2022 |
QĐ/UBND các huyện, thị xã, thành phố |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các phòng, ban các huyện, thị xã, thành phố |
12 |
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung |
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt. |
Hàng năm |
|
Hàng năm |
|
Sở Tài chính |
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
13 |
Tín dụng thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới |
Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2020/NQ- HĐND ngày 08/7/2020 của HĐND tỉnh quy định về việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. |
2022 |
|
2022-2023 |
QĐ/UBND tỉnh |
Sở KH&ĐT |
Các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; |
Triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ- CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. |
2022 |
|
2022-2023 |
QĐ/UBND tỉnh |
Sở NN&PTNT |
Các Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. |
Quyết định 1053/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
Số hiệu: | 1053/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Y Giang Gry Niê Knơng |
Ngày ban hành: | 09/05/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1053/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
Chưa có Video