Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2018/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 28 tháng 06 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, DUY TU, BẢO DƯỠNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG SAU ĐẦU TƯ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương s77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bn vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013;

Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết thực hiện Dự án 2: Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 197/TTr-BDT ngày 08 tháng 5 năm 2018 về việc Ban hành Quy định về quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng sau đầu tư thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng sau đầu tư thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020" trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 thay thế Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định việc thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình xây dựng trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II ở tỉnh Yên Bái.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; các tổ chức, cá nhân và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực T
nh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam t
nh;
- Các cơ quan, ban, n
gành cấp tnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra Văn bản);
- Như Điều 3 QĐ;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh (Đăng công báo);
- B
áo Yên Bái, Đài PTTH tnh;
- Cổng thông tin điện tử t
nh;
- Lưu: VT, NLN, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Đức Duy

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, DUY TU, BẢO DƯỠNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG SAU ĐẦU TƯ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này áp dụng đối với các công trình cơ sở hạ tầng, công trình phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được thụ hưởng Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 và khoản 1 Điều 7 Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày 10/5/2017, cụ thể như sau:

Công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 (bao gồm cả các công trình không được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình) do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý (không bao gồm công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình nhưng đã bàn giao cho hộ gia đình và nhóm hộ gia đình quản lý và sử dụng).

Công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn thôn, bản, tổ dân phố (gọi tắt là thôn) ĐBKK thuộc Chương trình 135 (bao gồm cả các công trình không được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình) do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý là các công trình phục vụ cho các hộ dân trong phạm vi thôn hoặc một phân công trình nằm trên địa bàn thôn.

2. Các loại hình công trình như sau:

a) Công trình giao thông nông thôn, gồm: Đường trc xã, trục thôn, liên thôn; đường ngõ xóm, đường trục nội đng; các công trình trên đường như: Cu, cống qua đường, ngầm tràn.

b) Trạm chuyển tiếp phát thanh xã, chợ trung tâm xã (nếu có), nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn/nhà sinh hoạt cộng đồng.

c) Công trình xử lý ô nhiễm môi trường thôn (thu gom rác, công trình xử lý rác thải).

d) Công trình thủy lợi, gồm: Đập tràn, hồ chứa, kênh, mương thủy lợi (trừ các công trình đã giao cho các Công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác công trình thủy lợi quản lý); hệ thống kênh mương nội đồng của các công trình thủy lợi được giao cho các tổ chức quản lý như: Ban quản lý cấp xã, Ban phát triển thôn, Tổ quản lý (trừ hệ thống đầu mối đến cống đầu kênh cấp 2 đã giao cho các Công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý).

đ) Các trường học trung tâm xã, điểm trường thôn, bản.

e) Các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho phạm vi xã hoặc thôn (trừ các công trình điện do ngành điện lực quản lý).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng sau đầu tư do Ủy ban nhân dân xã quản lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái, bao gồm:

1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

2. Ban quản lý cấp xã, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Ban phát triển thôn, Tổ quản lý, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng.

3. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng, khai thác công trình hạ tầng giao cho thôn.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng

1. Công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, các công trình hạ tầng sau đầu tư là công việc phải được tiến hành thường xuyên, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng tuổi thọ và độ bền công trình; Kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng chỉ sử dụng cho sửa chữa nhỏ, tu bổ, bảo trì thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình; không sử dụng cho xây mới, nâng cấp, sửa chữa lớn công trình.

2. Công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, công trình là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân hưởng lợi, kết hợp sự tham gia vận động của già làng, trưởng bản, người có uy tín; phát huy và vận dụng hương ước của địa phương vào quy ước quản lý, bảo vệ công trình.

3. Công trình cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng hoàn thành phải được bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý đối với công trình phục vụ chung (công trình công cộng); Ủy ban nhân dân xã tổ chức bàn giao cho thôn sở tại quản lý, khai thác đối với công trình phục vụ cho thôn. Sau khi tiếp nhận, Ủy ban nhân dân xã hoặc cộng đồng thôn phải xây dựng kế hoạch quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng, công trình. Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ thôn trong việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, công trình hạ tầng sau đầu tư.

4. Việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, công trình hạ tầng sau đầu tư phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và tuân theo Quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình được Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Tổ chức quản lý

Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm toàn diện và tổ chức thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng trên địa bàn xã được quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy định này. Trực tiếp quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình phục vụ chung của xã.

1. Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng Ban quản lý cấp xã để giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, công trình hạ tầng sau đầu tư và có nhiệm vụ:

a) Quản lý và triển khai thực hiện các bước theo trình tự tiến hành duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng sau đầu tư trên địa bàn xã.

b) Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã.

c) Xây dựng quy chế quản lý, nội quy sử dụng, bảo vệ và khai thác công trình phục vụ chung của xã trình Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.

2. Mỗi thôn thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực công tác (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến lĩnh vực xây dựng); Ban phát triển thôn do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận. Tùy vào đặc điểm, tính chất, phạm vi phục vụ của mỗi công trình, Ban phát triển thôn có thể trực tiếp hoặc thành lập các Tổ để giúp Ban phát triển thôn quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình. Ban phát triển thôn có nhiệm vụ:

a) Chịu trách nhiệm và tổ chức thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình được Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

b) Tiếp nhận bàn giao công trình từ Ủy ban nhân dân cấp xã; được quyền từ chối tiếp nhận công trình trong trường hợp: Công trình không đảm bảo chất lượng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã không bàn giao đầy đủ hồ sơ liên quan đến công trình theo quy định. (Mẫu biên bản bàn giao tại Phụ lục 1 kèm theo).

c) Tổ chức xây dựng quy chế quản lý, nội quy sử dụng công trình do thôn quản lý phù hợp với quy chế quản lý, nội quy sử dụng công trình do Ban Quản lý cấp xã xây dựng trình Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.

d) Huy động cộng đồng dân cư tham gia duy tu, bảo dưỡng; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã sửa chữa các công trình được giao quản lý. (Mẫu đơn đ nghị tại Phụ lục 2 kèm theo).

đ) Lưu trữ hồ sơ về thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình; hàng năm công bố công khai, minh bạch cho các hộ hoặc người hưởng lợi biết về các khoản sử dụng cho công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.

e) Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình thôn được giao. (Mẫu báo cáo tại Phụ lục 3 kèm theo).

Điều 5. Tổ chức xây dựng quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng

1. Mỗi loại hình công trình có một Quy chế về quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng (gọi tắt là Quy chế).

2. Ban phát triển thôn xây dựng Quy chế không quá 90 ngày sau khi nhận bàn giao công trình từ Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Nội dung của Quy chế:

Quy chế do người dân hưởng lợi và Ban phát triển thôn thống nhất xây dựng, nhưng ít nhất phải có các nội dung sau:

a) Các công việc thực hiện quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng.

b) Quyền lợi, trách nhiệm của Ban phát triển thôn và Tổ quản lý.

c) Quyền lợi, trách nhiệm của người hưởng lợi.

d) Hình thức đóng góp của cộng đồng và người dân.

đ) Quy định về sử dụng và quản lý tài chính.

4. Lấy ý kiến và phê duyệt Quy chế:

a) Ban Phát triển thôn tổ chức lấy ý kiến của thành viên đại diện các hộ gia đình hưởng lợi trực tiếp công trình trong thôn/bản. Trên 70% đại diện các hộ trong thôn/bản đồng ý với dự thảo Quy chế thì Ban phát triển thôn có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã phê duyệt Quy chế. (Mẫu đơn đề nghị tại Phụ lục 4 kèm theo).

b) Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, nếu cần sửa đổi, bổ sung Quy chế thì Ban phát triển thôn sẽ họp lấy ý kiến và trình phê duyệt theo đúng quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Điều 6. Nội dung quản lý, vận hành

1. Xây dựng nội quy sử dụng, bảo vệ và khai thác công trình.

2. Chuẩn bị kế hoạch, phương án bảo vệ công trình.

3. Cắm biển báo, nội quy tại công trình.

4. Tổ chức bảo vệ công trình thường xuyên và trong các tình huống nguy hiểm (hỏa hoạn, thiên tai).

5. Vận hành công trình theo đúng quy trình kỹ thuật; đúng nội quy sử dụng và bảo vệ công trình.

6. Kiểm tra định kỳ thường xuyên, trước và sau các tình huống nguy hiểm (hỏa hoạn, thiên tai) để có biện pháp phòng chng giảm thiểu rủi ro, thiệt hại. Ngay sau khi kết thúc thiên tai phải tiến hành kiểm tra công trình, xác định các hư hỏng lập biên bản đề ra các giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo công trình được hoạt động bình thường.

Điều 7. Trình tự, thủ tục thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình

1. Lập Kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư

Thực hiện theo khoản 3 Điều 7 Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày 10/5/2017 của Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết thực hiện Dự án 2 Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Trong trường hợp công trình phải sửa chữa đột xuất những hư hỏng do thiên tai cần ưu tiên để khắc phục ngay, Tổ quản lý phải báo cáo Ban phát triển thôn, Ban phát triển thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã lập kế hoạch trình Hội đồng nhân dân xã thông qua, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp.

2. Nguồn kinh phí và định mức phân bổ kinh phí duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo Nghị quyết số 46/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Yên Bái.

3. Lập dự toán, giao dự toán, phân bổ dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng do cấp xã làm chủ đầu tư có sự tham gia của cộng đồng quy định tại Điều 5 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính.

- Trường hợp Ủy ban nhân dân xã không đủ năng lực lập dự toán duy tu sửa chữa hoặc giải pháp xử lý công trình hư hỏng phức tạp cần có hỗ trợ của đơn vị tư vấn thì việc lập hồ sơ thiết kế, dự toán duy tu công trình được Ủy ban nhân dân cấp xã ký hợp đồng thuê tổ chức hoặc cá nhân đủ năng lực thực hiện theo quy định hiện hành.

- Trường hợp tổ chức cộng đồng, tổ, nhóm thợ, các hộ gia đình trong thôn không có đủ điều kiện và khả năng thực hiện, Ủy ban nhân dân xã ký hợp đng thuê tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện duy tu, bảo dưỡng theo quy định.

Điều 8. Nội dung duy tu, bảo dưỡng

Tùy theo đặc điểm công trình, duy tu, bảo dưỡng có thể gồm các công việc sau:

1. Làm vệ sinh, phát quang, khơi thông;

2. Lắp đặt các hạng mục bảo vệ công trình;

3. Gia cố, sửa chữa nhỏ.

Điều 9. Nguồn kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng công trình

1. Kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng công trình có thể huy động từ các nguồn sau:

a) Nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng thuộc Chương trình 135 hàng năm.

b) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

2. Việc thu, chi cho công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình được quy định trong Quy chế và được theo dõi trong sổ sách.

Điều 10. Đóng góp của cộng đồng và người dân

Thực hiện theo Điều 8 Thông tư 01/2017/TT-UBDT ngày 10/5/2017 của Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết thực hiện Dự án 2 Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

1. Khuyến khích sự đóng góp của người dân phục vụ cho việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình. Đóng góp có thể dưới dạng tiền mặt, công lao động, vật tư và các hình thức khác mà người dân tự nguyện đóng góp.

2. Các khoản đóng góp xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng, xây dựng cơ sở vật chất chung phải được bàn bạc thống nhất thông qua cuộc họp của toàn thể nhân dân và được trên 50% các hộ gia đình, cá nhân nhất trí thực hiện. Đồng thời, việc huy động đóng góp của người dân trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc, không huy động đóng góp bằng tiền đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình. Cộng đồng tự thỏa thuận về chế độ miễn, giảm đóng góp đối với các trường hợp khó khăn.

3. Ban phát triển thôn tổ chức lấy ý kiến người dân trong thôn và tổ chức huy động đóng góp từ các hộ dân trong thôn. Ban phát triển thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về kết quả thu và việc sử dụng khoản đóng góp.

Điều 11. Sử dụng kinh phí duy tu, bảo dưỡng

Các nguồn kinh phí quy định tại Điều 9 Quy định này được chi cho các nội dung sau:

1. Chi phí cho duy tu, bảo dưỡng công trình;

2. Các hoạt động phục vụ công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư được phép sử dụng theo quy định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh

1. Ban Dân tộc

a) Chủ trì, hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch và đề xuất các giải pháp thực hiện duy tu, bảo dưỡng và quản lý, vận hành công trình, dự kiến phương án phân bổ, sử dụng nguồn vốn trung ương, ngân sách địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

b) Triển khai, chỉ đạo các huyện được thụ hưởng đầu tư vốn Chương trình thực hiện công tác quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình theo đúng quy định.

c) Chtrì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng, quyết toán vốn quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình sử dụng nguồn vn Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020.

d) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tng hợp tình hình thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, hướng dẫn lập kế hoạch, tổng hợp; phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính để xuất phân bổ vốn quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình sử dụng nguồn vốn trung ương, ngân sách địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

b) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát công tác lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và sử dụng nguồn vốn được giao quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình theo quy định.

c) Phối hợp với các Sở, ban, ngành tổng hp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu, bo dưỡng công trình sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh theo quy định.

3. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, trình Hội đồng nhân dân tỉnh cân đi tổng mức vốn sự nghiệp, vốn ngân sách tỉnh, thẩm định phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm thực hiện quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.

b) Hướng dẫn các huyện, thị xã được hưởng đầu tư từ Chương trình thực hiện quản lý, thanh toán, quyết toán sử dụng nguồn kinh phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình trên địa bàn tỉnh.

c) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện thanh toán, quyết toán vn quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình, sử dụng nguồn vốn Chương trình theo quy định.

d) Phối hợp với các Sở, ban, ngành tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình, sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 theo quy định.

4. Sở Xây dựng

a) Phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình theo quy định.

b) Hướng dẫn về chi phí cho việc lập, thẩm tra và điều chỉnh quy trình công tác duy tu, bảo dưỡng và vận hành công trình.

c) Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn xử lý vi phạm việc tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng.

5. Các sở, ngành: Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và các ngành liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức tuyên truyền và thực hiện các Quy định liên quan đến quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng trong các công trình cơ sở hạ tầng sau đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành.

Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về các công trình hạ tầng sau đầu tư, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, vận hành công trình cho cán bộ cấp xã tham gia quản lý, vận hành công trình hạ tầng.

3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn hướng dẫn các thôn hưởng lợi từ công trình trong việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng theo Quy định đã được ban hành.

4. Kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện Quy định này.

Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

1. Nhận bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trên địa bàn xã (đối với trường hợp công trình công cộng không do xã làm Chủ đầu tư); Chỉ đạo Ban Quản lý cấp xã thực hiện nhiệm vụ tại Khoản 1 Điều 4 của Quy định này.

2. Bàn giao công trình cho thôn

a) Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định bằng văn bản bàn giao công trình cho Ban phát triển thôn tiếp nhận để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình. Thành phần bàn giao công trình gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Trưởng thôn và thành viên Ban phát triển thôn.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã bàn giao cho Ban phát triển thôn hồ sơ liên quan đến việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư (thuộc thôn quản lý).

3. Hướng dẫn Ban phát triển thôn xây dựng quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình; phê duyệt Quy chế đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. (Mẫu quyết định tại Phụ lục 5 kèm theo).

4. Kiểm tra Ban phát triển thôn thực hiện Quy định này.

5. Xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí nguồn vốn hỗ trợ quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.

6. Bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình.

7. Hàng năm, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình trên địa bàn xã.

Điều 15. Trách nhiệm của Ban phát triển thôn

1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã về quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng sau đầu tư được Ủy ban nhân dân xã giao.

2. Thành lập Tổ quản lý (nếu có) để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban phát triển thôn thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.

3. Xây dựng quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình; tổ chức lấy ý kiến người hưởng lợi công trình trong thôn.

4. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt quy chế.

5. Kiểm tra, giám sát thực hiện của Tổ quản lý.

6. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện sửa chữa công trình.

Điều 16. Trách nhiệm của các hộ dân hưởng lợi từ công trình

1. Các hộ gia đình, cá nhân cùng có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia bảo vệ công trình công cộng. Khi phát hiện có xảy ra sự cố, phải tham gia ứng cứu, sửa chữa, bảo vệ công trình theo hướng dẫn của Ban phát triển thôn, Tổ quản lý và cán bộ kỹ thuật. Chấp hành Quy chế đã được thông qua và ban hành.

2. Khi phát hiện công trình bị phá hoại, xâm phạm, xảy ra sự cố, hoặc có hiện tượng hư hỏng phải có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể, hoặc báo ngay cho Ban phát triển thôn, Tổ quản lý hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, khắc phục.

Điều 17. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trọng công tác quản lý khai thác và bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng sau đầu tư.

2. Cá nhân, tập thể vi phạm quy định này và các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng sau đầu tư, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, bất cập, đề nghị các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phản ánh về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

 

Phụ lục 1:

Mẫu Biên bản bàn giao công trình cho Ban phát triển thôn tiếp nhận để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày …… tháng …… năm ……

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG SAU ĐẦU TƯ

Thông tin chung công trình:

- Tên/hạng mục công trình: ..................................................................................................

- Địa điểm công trình: ...........................................................................................................

Thành phần bàn giao:

Bên A: Đại diện Ủy ban nhân dân xã (bên bàn giao công trình)

- Ông/bà: ……………………………………. - Chức vụ: .........................................................

- Ông/bà: ……………………………………. - Chức vụ: .........................................................

Bên B: Đại diện Ban phát triển thôn (bên nhận bàn giao công trình)

- Ông/bà: ……………………………………. - Chức vụ: .........................................................

- Ông/bà: ……………………………………. - Chức vụ: .........................................................

Hai bên thống nhất các nội dung sau:

1. Hiện trạng chất lượng công trình:

(Đánh giá chất lượng công trình tại thời điểm bàn giao)

- Mô tả hiện trạng công trình: (dài, rộng, cao, diện tích, những hạng mục thừa, thiếu so với thiết kế,...)       

- Đánh giá chất lượng công trình: những hạng mục hư hỏng, mức độ hư hỏng: .........................

2. Bên A bàn giao cho bên B các tài liệu sau (bản phô tô):

(Liệt kê các tài liệu mà Ủy ban nhân xã bàn giao cho Ban phát triển thôn: ví dnhư Bản phô tô của hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu hoàn công công trình, các tài liệu khác liên quan đến việc thiết kế, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình,...)

3. Bên A giao cho bên B thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình với các nội dung cụ thể sau:

- Nêu các nội dung bên B cn thực hiện quản lý, vận hành công trình:

............................................................................................................................................

- Nêu các nội dung bên B cần thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình:

............................................................................................................................................

4. Trách nhiệm của bên B (Ban phát triển thôn)

- Có trách nhiệm tổ chức xây dựng Quy chế quản lý công trình, phù hợp với Quyết định số ..../2017/QĐ-UBND ngày... tháng ... năm 2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Ban Phát triển thôn có lập Tổ quản lý công trình không?

- Ban phát triển thôn trình UBND xã phê duyệt Quy chế chậm nhất sau 90 ngày kể từ ngày bàn giao.

- Ban phát triển thôn tổ chức thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình…………….. đúng với Biên bản bàn giao này và Quy chế được phê duyệt.

5. Trách nhiệm của bên A (UBND xã):

- Phê duyệt Quy chế;

- Hỗ trợ Ban phát triển thôn thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.

6. Quy định chung khác:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Biên bản này làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

 

BÊN BÀN GIAO
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng du)

BÊN NHẬN BÀN GIAO
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Phụ lục 2:

Mẫu đơn đề nghị UBND xã sửa chữa công trình

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
BAN PHÁT TRIN THÔN...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày…. tháng…. năm………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Sửa chữa công trình

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã …………………….

Tên công trình: ...................................................................................................................

Thôn, bản: ……………………………………….. Xã: ..........................................................

Huyện: ……………………………………………. Tnh Yên Bái

Tình trạng công trình bị hư hỏng: (u rõ hạng mục bị hư hỏng, mức độ hư hỏng).

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Nguyên nhân bị hư hỏng: ....................................................................................................

Ban phát triển thôn ……………………………….. kính đề nghị Ủy ban nhân dân xã……………… xem xét sửa chữa công trình.

 

 

Trưởng Ban phát triển thôn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục 3:

Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng thôn được giao quản lý
(Áp dụng để Ban phát triển thôn báo cáo UBND xã hàng năm)

1. Nguồn thu

TT

Tên công trình

Tổng nguồn thu
(Đồng)

Chia theo các nguồn:

Ngân sách nhà nước ng)

Quỹ phát triển thôn (Đồng)

Đóng góp của người dân

Tiền mặt
(Đồng)

Công lao động

Đóng góp khác quy tiền (Đồng)

Số ngày công
(Công)

Quy thành tiền mặt
(Đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

2. Chi thực hiện

TT

Tên công trình

Nội dung duy tu, bảo dưỡng đã thực hiện

Tổng chi
(Đồng)

Chia theo nội dung chi:

Chi thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa
(Đồng)

Chi khác
ng)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

3. Số tồn quỹ: …………….. đồng

 

Người lập báo cáo

….. ngày …… tháng….. năm …….
Trưởng Ban phát triển thôn

 

Phụ lục 4:

Đơn đề nghị UBND xã phê duyệt quy chế

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
BAN PHÁT TRIN THÔN...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………, ngày.... tháng…năm…………..

 

ĐƠN ĐNGHỊ

Phê duyệt Quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã…………………

Tên công trình: ....................................................................................................................

Thôn, bản: ………………………………………Xã: ..............................................................

Huyện:………………………………………….. Tỉnh Yên Bái

Ngày …… tháng …… năm ………, thôn đã tổ chức họp đại diện hộ dân trong thôn để lấy ý kiến về nội dung quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình Kết quả lấy ý kiến như sau:

1. Tổng số người dân hưởng lợi từ công trình được mời tham gia

2. Tổng số người tham gia họp:……………… người, chiếm ……………%

3. Tổng số người đồng ý với nội dung quy chế:………… người, chiếm …………….%.

(Kèm theo Bản Quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình …………………………... của thôn………………………..).

Ban phát triển thôn …………………………… kính đề nghị Ủy ban nhân dân xã ………………. xem xét, phê duyệt Quy chế.

 

 

Trưởng Ban phát triển thôn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục 5:

Mẫu Quyết định phê duyệt quy chế của UBND xã

ỦY BAN NHÂN DÂN
………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/QĐ-UBND

………, ngày ... tháng... năm ………

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ....

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ ............................................................................................................................. ;

Căn cứ Quyết định số ..../2018/QĐ-UBND ngày... tháng ... năm 2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái quy định quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng giao cho thôn, bản trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

Căn cứ biên bản bàn giao công trình ………………………. ngày.... tháng.... năm…… giữa…… (Bên bàn giao) ………… …………. (Bên nhận bàn giao) .................................................................................................

Xét đề nghị của………………., ngày ….. tháng ….. năm …… về việc đề nghị ban hành Quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình ..............................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy chế quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình…………………….. thôn ……………………, xã ……………………. (có Quy chế kèm theo).

Điều 2. Quy chế này áp dụng đối với ………………………, các tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn thôn ………………………… khi tham gia sinh hoạt, sử dụng công trình ………, thôn ……………, xã ………………….

Điều 3. Văn phòng UBND xã, Ban phát triển thôn ………………, các tổ chức và cá nhân liên quan căn cứ quyết định thi hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBND huy
n...; (B/c)
- TV Đảng ủy; (B/c)
- TT HĐND xã; (B/c)
- CT và các PCT UBND xã;
- VP UBND xã;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng sau đầu tư thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số hiệu: 08/2018/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
Người ký: Đỗ Đức Duy
Ngày ban hành: 28/06/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [11]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng sau đầu tư thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…