ỦY BAN NHAN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2020/QĐ-UBND |
Thanh Hoá, ngày 05 tháng 02 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 226/SLĐTBXH-LĐVL ngày 31/01/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định biện pháp thi hành Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/02/2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn nơi có lò vôi thủ công; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
BIỆN PHÁP THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 194/2019/NQ-HĐND
NGÀY 16/10/2019 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ XÓA BỎ CÁC LÒ VÔI THỦ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07 /2020/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2020
của UBND tỉnh Thanh Hóa)
Quy định này quy định về việc lập hồ sơ hỗ trợ, thẩm định, quyết định hỗ trợ thực hiện xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
1. Đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá;
2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ.
Căn cứ quy định tại Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn nơi có lò vôi thủ công thông báo, niêm yết chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công cho các đối tượng thụ hưởng chính sách và nhân dân trên địa bàn biết để lập hồ sơ hỗ trợ.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm Đơn xin hỗ trợ kinh phí xóa bỏ lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn (Mẫu số 03) do chủ lò vôi thủ công lập và nộp trực tiếp cho UBND xã, phường, thị trấn ngay sau khi hoàn thành việc tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng và vận chuyển phế thải, đổ thải đúng nơi quy định.
Điều 4. Thẩm định và ban hành quyết định hỗ trợ
1. Sau khi nhận được Đơn xin hỗ trợ kinh phí xóa bỏ lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn của chủ lò vôi do UBND các xã, phường, thị trấn nơi có lò vôi thủ công chuyển đến, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra hiện trạng và lập Biên bản nghiệm thu hoàn thành việc tháo dỡ, tiến độ thực hiện được phân thành các đợt, cụ thể như sau:
Đợt 1: Trước ngày 30/6/2020;
Đợt 2: Trước ngày 30/9/2020;
Đợt 3: Trước ngày 31/12/2020;
Đợt 4: Trước ngày 31/3/2021.
2. Sau khi có Biên bản nghiệm thu hoàn thành việc tháo dỡ của Hội đồng hỗ trợ xóa bỏ lò vôi thủ công được thành lập theo Khoản 3 Điều 9 Quy định này, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc UBND huyện, thị xã, thành phố ban hành Quyết định chi trả kinh phí hỗ trợ cho chủ lò vôi.
Trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, UBND huyện, thị xã, thành phố có văn bản thông báo gửi chủ lò vôi thủ công nêu rõ lý do.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh; kịp thời báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách.
2. Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác hướng dẫn các đơn vị về việc xác định công suất lò vôi và tham gia kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện chính sách xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho UBND các huyện, thị xã, thành phố có lò vôi đề nghị được xóa bỏ để triển khai thực hiện.
2. Hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí xóa bỏ lò vôi và quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa
Chỉ đạo ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện ưu tiên những chủ lò vôi đã thực hiện tháo dỡ trước ngày 31/12/2020 được vay vốn để chuyển đổi nghề theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có lò vôi thủ công
1. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn các chủ lò vôi thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xoá bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.
2. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện việc rà soát, lập danh sách các lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn trên địa bàn, gửi về UBND cấp huyện đảm bảo thời gian quy định.
3. Thành lập Hội đồng hỗ trợ xóa bỏ lò vôi thủ công, thành phần gồm: 01 Lãnh đạo UBND cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên là các phòng, ban chức năng, UBND cấp xã nơi có lò vôi thủ công và các tổ chức đoàn thể có liên quan. Hội đồng có nhiệm vụ sau:
a) Kiểm đếm, tổng hợp số liệu lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn tháo dỡ; lập dự toán kinh phí hỗ trợ xóa bỏ lò vôi thủ công trên địa bàn (Mẫu số 01).
b) Lập Biên bản nghiệm thu hoàn thành việc tháo dỡ lò vôi theo quy định tại Điều 4 Quy định này.
4. Thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ xóa bỏ lò vôi thủ công trên địa bàn gửi về Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/3/2020.
5. Ban hành Quyết định chi trả kinh phí hỗ trợ cho chủ lò vôi.
6. Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn, gửi báo cáo về Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn nơi có lò vôi thủ công
1. Thông báo chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công theo Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Quyết định này trên hệ thống loa truyền thanh và niêm yết công khai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có lò vôi thủ công để toàn thể nhân dân trên địa bàn biết để thực hiện.
2. Rà soát, lập danh sách các lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn trên địa bàn, gửi UBND huyện trước ngày 20/3/2020 (Mẫu số 02).
3. Tuyên truyền, giám sát các chủ lò vôi thủ công thực hiện việc tháo dỡ theo đúng thời gian đã cam kết; kịp thời báo cáo UBND cấp huyện những khó khăn, vướng mắc.
Điều 11. Trách nhiệm của Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa
Thực hiện tuyên truyền về nội dung chính sách hỗ trợ và việc tổ chức thực hiện phá dỡ lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của Chủ lò vôi thủ công
1. Hoàn thành việc tháo dỡ lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn trước ngày 31/12/2020.
2. Sau khi hoàn thành việc tháo dỡ, làm Đơn xin hỗ trợ kinh phí xóa bỏ lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn (theo Mẫu số 03), gửi về UBND xã, phường, thị trấn nơi có lò vôi thủ công.
3. Phối hợp với các cơ quan nhà nước để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xoá bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã được HĐND tỉnh ban hành./.
Mẫu số 01. Tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ xóa bỏ lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ……. tháng …… năm ……. |
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ
HỖ TRỢ XÓA BỎ LÒ VÔI THỦ CÔNG, LÒ VÔI THỦ CÔNG LIÊN HOÀN
1. Đối với lò vôi hiện nay đang còn hoạt động
STT |
Tên đơn vị (xã, phường, thị trấn) |
Số lượng lò |
Kinh phí đề nghị hỗ trợ |
Tổng |
||
Hỗ trợ tháo dỡ |
Hỗ trợ 1 phần chi phí đầu tư xây dựng |
Hỗ trợ để chuyển đổi nghề |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
2. Đối với lò vôi đã dừng hoạt động
STT |
Tên đơn vị (xã, phường, thị trấn) |
Số lượng lò |
Kinh phí đề nghị hỗ trợ tháo dỡ |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
3. Tổng kinh phí UBND huyện đề nghị hỗ trợ:.................................VNĐ.
(Bằng chữ..........................................).
NGƯỜI TỔNG HỢP |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN HUYỆN |
Mẫu số 02. Tổng hợp số liệu lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ……. tháng …… năm ……. |
TỔNG HỢP SỐ LIỆU
LÒ VÔI THỦ CÔNG, LÒ VÔI THỦ CÔNG LIÊN HOÀN
1. Đối với lò vôi hiện nay đang còn hoạt động
STT |
Họ và tên chủ lò |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMND/ CCCD |
Số lượng lò |
Kinh phí đề nghị hỗ trợ |
Tổng |
||
Hỗ trợ tháo dỡ |
Hỗ trợ 1 phần chi phí đầu tư xây dựng |
Hỗ trợ để chuyển đổi nghề |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
2. Đối với lò vôi đã dừng hoạt động
STT |
Họ và tên chủ lò |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMND/ CCCD |
Số lượng lò |
Kinh phí đề nghị hỗ trợ tháo dỡ |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
3. Tổng kinh phí UBND xã đề nghị hỗ trợ:.................................VNĐ.
(Bằng chữ..........................................).
NGƯỜI TỔNG HỢP |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ |
Mẫu số 03. Đơn xin hỗ trợ kinh phí xóa bỏ lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN HỖ TRỢ KINH PHÍ
XÓA BỎ LÒ VÔI THỦ CÔNG, LÒ VÔI THỦ CÔNG LIÊN HOÀN
Kính gửi: UBND huyện (thị xã, thành phố) .................................................
Thực hiện Chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 theo Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Tôi đã thực hiện tháo dỡ ......lò vôi thủ công/........số lò vôi hiện có của hộ gia đình. Cụ thể như sau:
1. Thông tin cá nhân
- Họ và tên chủ lò vôi thủ công:..............................................; Giới tính...............
- Sinh ngày .........tháng....... năm ............ ;Nơi sinh:..............................................
................................................................................................................................
- Giấy CMND/CCCD số..........................; Cấp ngày..../.../......;Nơi cấp................
- Hộ khẩu thường trú:.............................................................................................
- Số điện thoại:.......................................................................................................
2. Thông tin về lò vôi
STT |
Hiện trạng lò vôi trước khi tháo dỡ (đánh dấu x tương ứng) |
Công suất lò |
Thời gian tháo dỡ (từ ngày...tháng... năm đến ngày...tháng...năm) |
|
Đang hoạt động |
Dừng hoạt động (tháng/năm dừng) |
|||
Lò 1 |
|
|
|
|
Lò 2 |
|
|
|
|
.............. |
|
|
|
|
3. Kinh phí đề nghị hỗ trợ
3.1. Đối với lò vôi trước khi tháo dỡ vẫn đang hoạt động
- Hỗ trợ thực hiện tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng:..........................VNĐ.
- Hỗ trợ một phần chi phí đầu tư xây dựng:.......................................VNĐ.
- Hỗ trợ để chuyển đổi nghề:..............................................................VNĐ.
Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ:.............................................................VNĐ.
(Viết bằng chữ:..........................................................................................).
+ Đối tượng: Là chủ lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn hiện nay đang còn hoạt động.
+ Điều kiện: Phải hoàn thành việc tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng và vận chuyển phế thải, đổ thải đúng nơi quy định trước ngày 31/12/2020.
3.2. Đối với lò vôi trước khi tháo dỡ đã dừng hoạt động
Hỗ trợ thực hiện tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng:............................VNĐ.
(Viết bằng chữ:.........................................................................................).
- Đối tượng: Là chủ lò vôi thủ công đã dừng hoạt động.
- Điều kiện: Phải hoàn thành việc tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng và vận chuyển phế thải, đổ thải đúng nơi quy định trước ngày 31/12/2020.
4. Cam đoan: Tôi xin cam đoan những nội dung trong Đơn xin hỗ trợ kinh phí xóa bỏ lò vôi thủ công, lò vôi thủ công liên hoàn của tôi là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
|
.................ngày......
tháng...... năm 20.... |
Quyết định 07/2020/QĐ-UBND quy định về biện pháp thi hành Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Số hiệu: | 07/2020/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Phạm Đăng Quyền |
Ngày ban hành: | 05/02/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 07/2020/QĐ-UBND quy định về biện pháp thi hành Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Chưa có Video