HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2012/NQ-HĐND |
Quảng Nam, ngày 19 tháng 9 năm 2012 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 05
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3313/TTr-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu
a) Mục tiêu:
- Tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí cho người dân sinh sống tại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô và chất lượng giáo dục – đào tạo, đào tạo nghề; phát triển hệ thống mạng lưới y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân; quan tâm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, miền núi.
- Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.
b) Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2016 và 2020:
Stt |
Nội dung |
Đến năm 2016 |
Đến năm 2020 |
01 |
Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn |
36% |
22% |
02 |
Thu nhập bình quân đầu người đạt |
11 triệu đồng |
18 triệu đồng |
03 |
Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt |
275 kg |
300 kg |
04 |
Xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt |
98% |
100% |
05 |
Nâng tỷ lệ xã có điện đạt |
99% |
100% |
06 |
Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt |
93% |
98% |
07 |
Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới |
17 xã |
35 xã |
08 |
Có chợ khu vực cụm xã đạt |
50% |
100% |
09 |
Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt |
70% |
80% |
10 |
Tỷ lệ thôn văn hóa đạt |
65% |
75% |
11 |
Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa đạt |
30% |
60% |
12 |
Số giường bệnh/vạn dân đạt |
25 |
27 |
13 |
Số bác sỹ/vạn dân đạt |
6,5 |
08 |
14 |
Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt |
32% |
50% |
15 |
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học đạt |
99% |
100% |
16 |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt |
31% |
38,5% |
17 |
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt |
87% |
94% |
18 |
Tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt |
82% |
95% |
19 |
Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng |
60% |
65% |
2. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về công tác quy hoạch:
Hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp và tính liên kết giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quy hoạch phát triển kinh tế vùng, quy hoạch ngành; điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng; quy hoạch thủy điện. Nghiên cứu lập quy hoạch các vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị kinh tế cao; quy hoạch xây dựng phát triển các khu dân cư, điểm dân cư tập trung, rà soát lại quỹ đất, bố trí sắp xếp lại dân cư và phát triển theo mô hình nông thôn mới, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.
b) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách:
- Cơ chế phân cấp:
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lồng ghép các dự án và chương trình giảm nghèo vào kế hoạch đầu tư phát triển chung của địa phương nhằm hạn chế tối đa việc phân tán nguồn lực, tránh chồng chéo trong quản lý và tạo sự chủ động cho các địa phương trong quá trình xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội; xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành và địa phương.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách nâng cao dân trí, hỗ trợ sản xuất và giảm nghèo đối với khu vực miền núi:
+ Đầu tư xây dựng phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú và trợ cấp ăn học đối với học sinh người dân tộc thiểu số, nhất là đối với cấp học trung học phổ thông; hỗ trợ đào tạo đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện miền núi.
+ Điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng, giao đất để nhân dân trồng rừng, phát triển rừng; cải thiện chính sách khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và hưởng lợi; hỗ trợ đầu tư khai hoang, phục hoá ruộng lúa nước; hỗ trợ giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
+ Hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.
+ Cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất.
+ Ưu đãi, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi.
+ Để lại một phần nguồn thu từ việc khai thác tài nguyên trên địa bàn miền núi (rừng, khoáng sản, nước, đất...).
c) Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư:
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
+ Ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển miền núi đạt mục tiêu, các chỉ tiêu đã đề ra. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án của Trung ương.
+ Hàng năm, cân đối từ nguồn tăng thu, vượt thu ngân sách nhà nước, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất và các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh với mức tối thiểu 15 tỷ đồng/huyện/năm để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
+ Xây dựng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2013 - 2016 và giai đoạn 2017-2020 theo hướng lựa chọn ưu tiên đối với các công trình, dự án trọng điểm. Tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội như: Đường giao thông từ tỉnh đến huyện, từ trung tâm huyện tới xã, đường liên xã, liên thôn; các công trình thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin truyền thông; các công trình trường học nội trú, cơ sở dạy nghề; bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế, trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn; chợ khu vực cụm xã; tạo mặt bằng các cụm công nghiệp, làng nghề, trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp...
- Huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước:
+ Thực hiện xã hội hóa có sự hỗ trợ của Nhà nước trong đầu tư một số công trình trường học, trạm y tế, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng, đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương…
+ Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư; xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư vào khu vực miền núi.
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ có năng lực về cơ sở và có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ về tham gia công tác tại các xã theo đề án của Trung ương và của tỉnh.
- Xây dựng chiến lược đảm bảo nguồn nhân lực trong tương lai; có chính sách bổ sung phát triển nguồn nhân lực mới, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có; tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ cơ sở xã, thôn. Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo ưu tiên theo hình thức cử tuyển, đào tạo chuyên sâu cho học sinh người dân tộc thiểu số sau khi đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (ưu tiên các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, sư phạm, văn hóa, kỹ thuật xây dựng) để tạo nguồn cán bộ tại chỗ, đủ chuẩn cho các xã miền núi.
- Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tổ chức các mô hình dạy nghề đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng nhóm đối tượng trên từng địa bàn. Tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp được hưởng lợi từ tài nguyên, khoáng sản trong việc đào tạo và giải quyết nguồn lao động địa phương.
đ) Giải pháp về phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường:
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của nhân dân; đào tạo, tập huấn cho cán bộ cơ sở, công tác khuyến nông-lâm-ngư. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình mẫu để hướng dẫn và nhân rộng trong nhân dân.
- Nhanh chóng hoàn thành việc giao đất, giao rừng theo quy định của Nhà nước cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý; bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện có.
- Tập trung giải quyết dứt điểm những hạn chế, bất cập tại các khu tái định cư của các dự án thủy điện trên địa bàn miền núi nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống nhân dân một cách căn bản, lâu dài.
- Tăng cường các biện pháp quản lý, ngăn chặn khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép; áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
e) Giải pháp về phát triển văn hóa, y tế và giáo dục:
- Tiếp tục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin - truyền thông vùng dân tộc thiểu số, cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo việc tiếp cận và hưởng thụ thông tin của người dân.
- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tại các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực cụm xã, trạm y tế, trạm quân dân y kết hợp ở những xã khu vực biên giới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; có chính sách đào tạo, đãi ngộ thu hút đội ngũ bác sỹ.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Đầu tư phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú. Tăng cường công tác đào tạo giáo viên tại chỗ là người dân tộc thiểu số, từng bước ổn định đội ngũ giáo viên các cấp học, đảm bảo mục tiêu phát triển giáo dục miền núi.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 05 thông qua ngày 19 tháng 9 năm 2012./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 55/2012/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Nguyễn Văn Sỹ |
Ngày ban hành: | 19/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020
Chưa có Video