HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2020/NQ-HĐND |
Long An, ngày 09 tháng 7 năm 2020 |
VỀ VIỆC ĐẶT TÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 21
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 83/TTr-UBND ngày 09/6/2020 của UBND tỉnh về việc đặt tên các tuyến đường trên địa bàn huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; Báo cáo thẩm tra số 442/BC-HĐND ngày 19/6/2020 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định đặt tên đối với 36 tuyến đường trên địa bàn huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An (đính kèm phụ lục).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa IX, kỳ họp thứ 21 (kỳ họp lệ giữa năm 2020) thông qua ngày 09/7/2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2020./.
|
CHỦ
TỊCH |
ĐẶT TÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
MỘC HÓA, TỈNH LONG AN
(Kèm theo Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh)
A. Các tuyến đường khu hành chính huyện Mộc Hóa
STT |
Tên đường tạm thời |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Độ dài (m) |
Bề rộng trung bình (m) |
Kết cấu |
Tên đường mới |
Tóm tắt tiểu sử |
|
Nền rộng |
Mặt rộng |
||||||||
1 |
01 |
Giáp đường liên huyện Mộc Hóa - Thạnh Hóa |
Giáp đường cặp kênh Tân Thiết |
1.950 |
24 |
12 |
bêtông nhựa |
Thiên Hộ Dương |
Hay Võ Duy Dương (1827 - 1866), quê quán: xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định; là vị thủ lĩnh tài giỏi trong phong trào võ trang kháng Pháp (1862 - 1866) có căn cứ tại vùng Đồng Tháp Mười và địa bàn kháng chiến rộng lớn khắp Nam kỳ gây cho địch nhiều tổn thất. |
2 |
02 |
Giáp đường liên huyện Mộc Hóa - Thạnh Hóa |
Giáp đường Đốc Binh Kiều |
675,4 |
20 |
10 |
bêtông nhựa |
Huỳnh Công Thân |
Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam(1923 - 2003), quê quán: xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa; Nguyên tỉnh đội trưởng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Long An; có công trong thực hiện chủ trương khai phá vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. |
3 |
03 |
Giáp đường liên huyện Mộc Hóa - Thạnh Hóa |
Giáp đường cặp kênh Tân Thiết |
1.931,8 |
36 |
24 |
bêtông nhựa |
30/4 |
Sự kiện lịch sử 30/4/1975 còn được gọi là Ngày 30 tháng 4, Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là kết quả đỉnh cao của Chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. |
4 |
04 |
Giáp đường Thủ Khoa Huân dự kiến |
Giáp đường cặp kênh Tân Thiết |
1.574,9 |
20 |
10 |
bêtông nhựa |
Trần Văn Giàu |
Nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học, nhà giáo Việt Nam (1911 - 2010), quê quán xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An: Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 ở miền Nam. Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ (8/1945); được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng. Huân chương Hồ Chí Minh, Nhà giáo Nhân dân (1992), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2003). Công trình về Lịch sử Việt Nam gồm 5 bộ, 18 tập của ông được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt 1, năm 1996. |
5 |
05 |
Giáp đường Thiên Hộ Dương dự kiến |
Giáp đường liên huyện Mộc Hóa - Thạnh Hóa |
992,1 |
42 |
30 |
bêtông nhựa |
Đốc Binh Kiều |
Hay Nguyễn Tấn Kiều (1827 1866), cùng với Thiên hộ Võ Duy Dương, ông là một trong hai thủ lĩnh có tài, nổi tiếng đã lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến chống Pháp ở vùng Đồng Tháp Mười (1864- 1866). |
6 |
06 |
Giáp đường Thiên Hộ Dương dự kiến |
Giáp đường liên huyện Mộc Hóa - Thạnh Hóa |
845,3 |
20 |
10 |
bêtông nhựa |
Thủ Khoa Huân |
Hay Nguyễn Hữu Huân (1830 - 1875), quê quán: làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), là một sĩ phu yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Sau khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông đứng lên đấu tranh, phối hợp với các vị thủ lĩnh khác như Trương Định, Võ Duy Dương để chiến đấu. Ông được xem là một trong những thủ lĩnh nghĩa quân chiến đấu kiên cường và bền bỉ nhất ở Nam Kỳ. |
7 |
07 |
Giáp đường Thiên Hộ Dương dự kiến |
Giáp ranh xã Thạnh Hóa |
4.397 |
24 |
12 |
bêtông nhựa |
Nguyễn Trung Trực |
Anh hùng dân tộc (1838 - 1868), quê quán: làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An); lãnh tụ khởi nghĩa tài giỏi, lập nên 02 chiến công lẫy lừng trong phong trào võ trang chống thực dân Pháp xâm lược: đốt chìm tàu L’Esperance (Hy vọng) tại Vàm Nhựt Tảo đầu tháng 12/1861 và đánh úp đồn Kiên Giang ngày 16/6/1868 và chiếm giữ đồn trong 5 ngày; có câu nói bất hủ trước lúc hy sinh: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. |
8 |
08 |
Giáp đường 30/4 dự kiến |
Giáp đường Nguyễn An Ninh dự kiến |
424,6 |
17 |
5,5 |
bêtông nhựa |
Nguyễn Đình Chiểu |
Hay Đồ Chiểu (1822 - 1888), quê quán: làng Tân Thời, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là phường Cầu Kho, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), là nhà thơ yêu nước lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19. Sau khi thành Gia Định thất thủ (1859), ông đưa gia đình về sống ở quê vợ là làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Tại đây, ông dạy học, bốc thuốc và sáng tác thơ văn yêu nước với nhiều tác phẩm nổi tiếng, bất hủ: "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"... |
9 |
09 |
Giáp đường 30/4 dự kiến |
Giáp đường Thủ Khoa Huân dự kiến |
320,6 |
17 |
9 |
bêtông nhựa |
Nguyễn Minh Đường |
Nhà hoạt động cách mạng (1919 - 2002), quê quán: xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; là Xứ Ủy viên Xứ Ủy Nam Bộ, Bí thư kiêm Chính ủy Khu 8 (1954 - 1974), Trưởng; ban Mặt trận Trung ương Cục miền Nam (1974 - 1975), sau năm 1975, giữ các chức vụ như: Phó trưởng ban Dân vận Trung ương, Ủy viên Đảng đoàn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam; được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. |
10 |
10 |
Giáp đường Lê Văn Của dự kiến |
Giáp đường Đốc Binh Kiều dự kiến |
395,9 |
17 |
9 |
bêtông nhựa |
Lê Văn Tưởng |
Trung tướng quân đội nhân dân Việt Nam (1919-2007), quê quán: xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, ông là Chính ủy cánh quân Tây Nam tiến vào giải phóng Sài Gòn. |
11 |
11 |
Giáp đường 30/4 dự kiến |
Giáp đường Thủ Khoa Huân dự kiến |
283,2 |
17 |
9 |
bêtông nhựa |
Hà Tây Giang |
Hay còn gọi là Bảy Hà (1924 - 1991), quê quán: làng Hựu Thạnh, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay là Long An). Tháng 8/1945, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Tân An và quận lỵ Mộc Hoá. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (cuối năm 1954 - 1956) ông là Bí thư Huyện ủy Mộc Hoá. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông là PGĐ Sở Y tế tỉnh Long An, Chủ tịch Hội Y học cổ truyền tỉnh Long An. Ông được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng; HC Quyết thắng hạng Nhất. |
12 |
12 |
Giáp đường Trần Văn Giàu dự kiến |
Giáp đường Nguyễn Trung Trực dự kiến |
401,7 |
20 |
10 |
bêtông nhựa |
Nguyễn An Ninh |
Nhà trí thức cách mạng, nhà hoạt động xã hội, chính trị nổi tiếng ở Nam Kỳ (1900 - 1943), quê mẹ xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An), đậu cử nhân luật Đại học Sorbonne, Pháp; sáng lập tổ chức “Hội kín Nguyễn An Ninh” hay Thanh niên Cao vọng Đảng là một tổ chức chính trị chống chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1923 đến 1929. Những năm 1929 - 1930, tổ chức hội kín dần chuyển sang Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, nhiều hội viên trở thành đảng viên, Hội viên Công hội đỏ nòng cốt của cách mạng. Ông có công lớn trong việc giác ngộ quần chúng từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa xã hội. |
13 |
13 |
Giáp đường Trần Văn Giàu dự kiến |
Giáp đường Nguyễn Đình Chiểu dự kiến |
272,8 |
17 |
9 |
bêtông nhựa |
Nguyễn Hồng Sến |
Nghệ sĩ Nhân dân (1933 -1995), là một trong những nghệ sĩ - chiến sĩ hàng đầu của nền điện ảnh Việt Nam, quê quán: làng Tuyên Thạnh, quận Mộc Hoá, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), có gần 40 năm hoạt động nghệ thuật điện ảnh nổi tiếng trong và ngoài nước. Ông được xem “là một hiện tượng khá đặc biệt trong điện ảnh Việt Nam”, được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996, được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Một số bộ phim nổi tiếng: “Nước về Bắc Hưng Hải”, “Đường về phía trước”, “Mùa gió chướng”, “Cánh đồng hoang”, “Vùng gió xoáy”... |
14 |
14 |
Giáp đường Hà Tây Giang dự kiến |
Giáp đường Nguyễn Trung Trực dự kiến |
192 |
13 |
7 |
bêtông nhựa |
Đặng Thị Mành |
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1922 - 1952), quê quán: xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An (nay là thị xã Kiến Tường tỉnh Long An). |
15 |
15 |
Giáp đường Thủ Khoa Huân dự kiến |
Giáp đường Nguyễn Trung Trực dự kiến |
250,2 |
15 |
9 |
bêtông nhựa |
Nguyễn Thái Bình |
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1948 - 1972), quê quán: xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; là sinh viên ưu tú tốt nghiệp hạng danh dự ngành Ngư nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm tại Đại học Washington; tham gia tích cực phong trào phản chiến chiến tranh Việt Nam tại Mỹ; bị Mỹ trục xuất về nước và bắn chết tại phi trường Tân Sơn Nhất; đã trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam trong thập niên 1970. |
16 |
16 |
Giáp đường Hà Tây Giang dự kiến |
Giáp đường Nguyễn Trung Trực dự kiến |
192 |
11,5 |
5,5 |
bêtông nhựa |
Lê Văn Của |
Hay Mười Râu (1900 - 1946), quê quán: làng Thuận Nghĩa Hòa, quận Mộc Hóa, tỉnh Tân An (nay là huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11/1940, là chỉ huy trưởng quân sự đầu tiên của tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An); hy sinh tại ấp Giồng Tra, làng Bình Hiệp, quận Mộc Hóa ngày 27/1/1946, được truy tặng Huân chương độc lập hạng III, năm 1998. |
17 |
17 |
Giáp đường Huỳnh Công Thân dự kiến |
Giáp đường 30/4 dự kiến |
195 |
12 |
6 |
bêtông nhựa |
Bùi Thị Thượng |
Hay Nguyễn Thị Phải, Mẹ Việt Nam anh hùng (1911- 1995), quê quán: xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 3 con là liệt sĩ. |
18 |
18 |
Giáp đường Huỳnh Công Thân dự kiến |
Giáp đường 30/4 dự kiến |
207 |
12 |
6 |
bêtông nhựa |
Nguyễn Thị Vị |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1912 - 1970), quê quán: xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 3 con là liệt sĩ. |
19 |
19 |
Giáp đường Phạm Thị Giỏi dự kiến |
Giáp đường Hồ Thị Khuyên dự kiến |
124 |
12 |
6 |
bêtông nhựa |
Nguyễn Thị Sử |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1915- 1983), quê quán: xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 3 con là liệt sĩ. |
20 |
20 |
Giáp đường Nguyễn Trung Trực dự kiến |
Giáp đường Nguyễn Thị Vị dự kiến |
127 |
12 |
6 |
bêtông nhựa |
Phạm Thị Giỏi |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1902 - 2002), quê quán: xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 2 con là liệt sĩ. |
21 |
21 |
Giáp đường Nguyễn Trung Trực dự kiến |
Giáp đường Nguyễn Thị Vị dự kiến |
127 |
15 |
9 |
bêtông nhựa |
Võ Thị Chưởng |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1911 - 1979), quê quán: xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, có chồng và 2 con là liệt sĩ. |
22 |
22 |
Giáp đường Nguyễn Trung Trực dự kiến |
Giáp đường Nguyễn Thị Vị dự kiến |
104 |
12 |
6 |
bêtông nhựa |
Hồ Thị Khuyên |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1892 - 1946), quê quán: xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 2 con là liệt sĩ. |
B. Các tuyến đường Cụm dân cư trung tâm xã Bình Phong Thạnh
STT |
Tên đường tạm thời |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Độ dài (m) |
Bề rộng trung bình (m) |
Kết cấu |
Tên đường mới |
Tóm tắt tiểu sử |
|
Nền rộng |
Mặt rộng |
||||||||
1 |
01 |
Giáp đường tỉnh 817 |
Giáp đường Hồ Thị Rằng dự kiến |
116,8 (dự kiến kéo dài) |
16 |
6 |
bêtông nhựa |
Lê Thị Tự |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1920 - 2012), quê quán: xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 03 con là liệt sĩ. |
2 |
02 |
Giáp đường tỉnh 817 |
Giáp đường Hồ Thị Rằng dự kiến |
116,8 (dự kiến kéo dài) |
20 |
8 |
bêtông nhựa |
Võ Thị Tám |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1908 - 1995), quê quán: xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 04 con là liệt sĩ. |
3 |
03 |
Giáp đường tỉnh 817 |
Giáp kênh 61 |
7.800 |
24 |
12 |
bêtông nhựa |
Trần Văn Trà |
Thượng tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1919 - 1996), quê quán: xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường trực Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đã lãnh đạo kháng chiến tại chiến khu Đồng Tháp Mười trong những năm 1946 - 1948 với vai trò Khu bộ trưởng Khu 8. |
4 |
04 |
Giáp đường Trần Văn Trà dự kiến |
Giáp đường Lê Thị Tự dự kiến |
229 |
12 |
6 |
bêtông nhựa |
Hồ Thị Rằng |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1922 - 1994), quê quán: xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 03 con là liệt sĩ. |
5 |
05 |
Giáp đường Trần Văn Trà dự kiến |
Giáp đường Lê Thị Tự dự kiến |
229 |
30 |
12 (đường đôi công viên ở giữa, mỗi đường 12m) |
bêtông nhựa |
Lê Thị Khéo |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1906 - 1964) quê quán: xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 05 con là liệt sĩ. |
C. Các tuyến đường Cụm dân cư ấp 3 xã Bình Hòa Đông
STT |
Tên đường tạm thời |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Độ dài (m) |
Bề rộng trung bình (m) |
Kết cấu |
Tên đường mới |
Tóm tắt tiểu sử |
|
Nền rộng |
Mặt rộng |
||||||||
1 |
01 |
Giáp đường tỉnh 817 |
Giáp đường Trần Thị Của dự kiến |
257,6 (dự kiến kéo dài đến Quốc lộ N1) |
24 |
12 |
bêtông nhựa |
Lê Quốc Sản |
Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1920 - 2000), quê quán: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từng sống và chiến đấu ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu của chín năm kháng chiến chống Pháp với vai trò là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 120, người tham gia chỉ huy trận đánh Mộc Hóa lịch sử 16 - 18/8/1948. |
2 |
02 |
Giáp đường Trần Thị Của dự kiến |
Giáp đường Lê Thị Thiệt dự kiến |
91,8 |
14,5 |
6,5 |
bêtông nhựa |
Phan Thị Có |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1915 - 1947), quê quán: xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 02 con là liệt sĩ. |
3 |
03 |
Giáp đường tỉnh 817 |
Giáp đường Nguyễn Thị Chực dự kiến |
179,7 |
24 |
16 |
bêtông nhựa |
Ngô Thị Thân |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1917 - 1997), quê quán: xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có chồng và 3 con là liệt sĩ. |
4 |
04 |
Giáp đường tỉnh 817 |
Giáp đường Trần Thị Của dự kiến |
232 |
13 |
6 |
bêtông nhựa |
Lý Thị Liền |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1911 - 1989), quê quán: xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 02 là liệt sĩ. |
5 |
05 |
Giáp đường Lê Quốc Sản dự kiến |
Giáp đường Lý Thị Liền dự kiến |
166 |
13 |
6,5 |
bêtông nhựa |
Trần Thị Đượm |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1915 - 2002), quê quán: xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 2 con và cả hai là liệt sĩ. |
6 |
06 |
Giáp đường Ngô Thị Thân dự kiến |
Giáp đường Lý Thị Liền dự kiến |
94,5 |
14 |
6,5 |
bêtông nhựa |
Lê Thị Giỏi |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1905 - 1970), quê quán: xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An có 2 con là liệt sĩ. |
7 |
07 |
Giáp đường Lê Quốc Sản dự kiến |
Giáp đường Lý Thị Liền dự kiến |
194,5 (dự kiến kéo dài) |
13 |
6 |
bêtông nhựa |
Lê Thị Thiệt |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1922 - 1999) quê quán: xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có con độc nhất là liệt sĩ. |
8 |
08 |
Giáp đường Phan Thị Có dự kiến |
Giáp đường Lý Thị Liền dự kiến |
151 |
14 |
6 |
bêtông nhựa |
Nguyễn Thị Chực |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1909 - 2004) quê quán: xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có chồng và 01 con là liệt sĩ. |
9 |
09 |
Giáp đường Lê Quốc Sản dự kiến |
Giáp đường Lý Thị Liền dự kiến |
237 (dự kiến kéo dài) |
16 |
7 |
bêtông nhựa |
Trần Thị Của |
Mẹ Việt Nam anh hùng (1909 - 1992), quê quán: xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; có 02 con là liệt sĩ. |
Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND về đặt tên các tuyến đường trên địa bàn huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An
Số hiệu: | 07/2020/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An |
Người ký: | Phạm Văn Rạnh |
Ngày ban hành: | 09/07/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND về đặt tên các tuyến đường trên địa bàn huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An
Chưa có Video