ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 387/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 01 tháng 7 năm 2021 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2021-2025;
Căn cứ Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 20/11/2020 của Tỉnh ủy Bắc Ninh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2021-2025;
Thực hiện Kết luận số 148-KL/TU ngày 15/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 263/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc thông qua chủ trương ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số 374/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 820/TTr-SNN ngày 21/6/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do đó, cần phát huy những kết quả đạt được của 10 năm qua để tiếp tục xây dựng NTM toàn diện (tỉnh, huyện, xã, thôn), bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn so với giai đoạn trước.
2. Xây dựng NTM phải gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn; đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị, phát triển hài hòa kinh tế, xã hội và môi trường; thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và đô thị; tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường phát triển dịch vụ thương mại nông thôn; phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội.
3. Xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trên cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại và đặc thù, phù hợp với trình độ phát triển gắn với phát triển công nghiệp - dịch vụ, du lịch nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
4. Xây dựng NTM phải chú trọng bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn; các giá trị tốt đẹp về văn hóa, con người được bảo tồn và phát huy; người dân được tiếp cận chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tốt, hệ thống chính trị được tăng cường, quốc phòng, an ninh trật tư được giữ vững.
5. Phát huy nền tảng, sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống; đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.
Các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu đảm bảo hiện đại, được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a. Cấp xã, thôn:
- Phấn đấu có trên 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao (trong đó có 30% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu).
- Phấn đấu công nhận ít nhất 50 mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu.
b. Cấp huyện: Phấn đấu có 02 huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao/huyện NTM kiểu mẫu.
3. Lộ trình thực hiện xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh có 30 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, cụ thể như sau:
Dự kiến xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025
TT |
Năm dự kiến đạt chuẩn |
Dự kiến xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao |
|
Số lượng (xã) |
Tên xã |
||
1 |
2021 |
6 |
Tam Giang (Yên Phong); Đại Lai (Gia Bình); Cảnh Hưng (Tiên Du); Mộ Đạo (Quế Võ); Đình Tổ (Thuận Thành); An Thịnh (Lương Tài). |
2 |
2022 |
6 |
Thụy Hòa (Yên Phong); Chi Lăng (Quế Võ); Đại Đồng Thành (Thuận Thành); Bình Dương (Gia Bình); Lâm Thao, (Lương Tài); Tri Phương (Tiên Du). |
3 |
2023 |
6 |
Hoà Tiến (Yên Phong); Ngọc Xá (Quế Võ); Hoài Thượng (Thuận Thành); Cao Đức (Gia Bình); Trung Kênh (Lương Tài); Hiên Vân (Tiên Du) |
4 |
2024 |
7 |
Dũng Liệt (Yên Phong), Minh Đạo (Tiên Du); Đức Long, Châu Phong (Quế Võ), Song Liễu (Thuận Thành); Đông Cứu (Gia Bình); Quảng Phú (Lương Tài) |
5 |
2025 |
5 |
Tam Đa (Yên Phong); Việt Thống (Quế Võ); Nguyệt Đức (Thuận Thành); Lãng Ngâm (Gia Bình); Minh Tân (Lương Tài) |
Tổng số |
30 |
|
1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp xã, huyện đảm bảo xây dựng NTM gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị
- Đối với cấp xã: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn (giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sạch tập trung,…), nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác công trình đảm bảo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó:
+ Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi ở các xã có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp cao; khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế sẵn có tại các địa phương;
+ Hỗ trợ các xã xây dựng NTM nâng cao hoàn thiện, bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững;
- Cấp huyện: Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị. Ưu tiên đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thu mua, kết nối, cung ứng nông sản hiện đại, cơ sở hạ tầng chế biến, thương mại và dịch vụ gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
3. Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, nhẳm phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, hạ tầng kinh tế xã hội. Trong đó tập trung vào:
+ Thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, cơ giới hóa đồng bộ gắn với mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với áp dụng các quy trình kỹ thuật chuẩn và cấp mã vùng sản xuất;
+ Tiếp tục phát triển các sản phẩm, ngành nghề nông thôn theo Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (Chương trình OCOP), nhằm phát huy lợi thế tại mỗi địa phương; thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch nông thôn mới, cộng đồng dịch vụ du lịch nông thôn mới;
+ Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản; thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào nông nghiệp quy mô lớn, lĩnh vực chế biến nông sản và lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo nhiều việc làm. Hình thành hệ thống trung tâm kết nối tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản.
- Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp; chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn sang phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.
4. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm hướng đến giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững.
5. Chú trọng nâng cao hiệu quả của y tế cộng đồng cấp xã và cấp huyện đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn. Cùng với đó là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở nông thôn.
6. Bảo tồn và phát huy sự đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở nông thôn, làm cơ sở để nhân rộng các mô hình trải nghiệm, du lịch nông thôn mới.
7. Tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; thúc đẩy công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp, làng nghề, chất thải rắn và nước thải sinh hoạt; hình thành các mô hình sản xuất sinh thái, an toàn với môi trường…
8. Tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ, dịch vụ hành chính công và khả năng tiếp cận pháp luật của người dân, nhằm hướng đến xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch và hiệu quả ở khu vực nông thôn.
9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
- Tăng cường phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn;
- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp”, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; tích cực xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, đảm bảo giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng NTM.
11. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp.
- Đẩy mạnh, đa dạng hình thức truyên thông, nâng cao nhận thực để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng NTM.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Đẩy mạnh hơn những công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM.
2. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, lựa chọn nội dung nhiệm vụ ưu tiên, tập trung chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn.
3. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, đảm bảo đồng bộ, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vừng…
4. Tập trung kiện toàn Bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp (tỉnh, huyện, xã); nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp ngày càng chuyên nghiệp; ưu tiên bố trí đủ người có tâm huyết, đủ năng lực cho bộ máy tham mưu về xây dựng NTM.
5. Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình, vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể. Xây dựng, sửa chữa các công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh tạo việc làm cho người dân...
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Trách nhiệm của các Sở, ngành
a. Sở Nông nghiệp và PTNT (là cơ quan chủ trì của Chương trình):
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện xây dựng kế hoạch xã đạt chuẩn NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cho từng năm để báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt;
- Trên cơ sở chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ và nguồn vốn ngân sách hằng năm được giao, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể cho UBND các huyện thực hiện;
- Tham mưu cho UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các Sở, ngành và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình của các địa phương;
- Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai các nội dung thuộc Chương trình được phân công chủ trì;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng địa bàn trình UBND tỉnh xem xét, ban hành;
- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất phương án tiếp tục cân đối ngân sách nhà nước các cấp đề có thêm nguồn lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình;
- Tổng hợp các dự án hạ tầng nông thôn của các huyện để bổ sung vào kế hoạch đầu tư công hằng năm, trung hạn báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung hằng năm cho các huyện theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức quy định tại Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 – 2025;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, thẩm định, đánh giá, xác nhận tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình xây dựng dựng NTM của các địa phương theo quy định của các Bộ, ngành Trung ương, báo cáo cấp có thẩm quyền khi được yêu cầu.
c. Sở Tài chính
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai các nội dung thuộc Chương trình được phân công chủ trì;
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hằng năm, tổng hợp kinh phí chi sự nghiệp để đảm bảo hoạt động của Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiên độ và kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung có mục tiêu (nếu có) cho các huyện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
- Tổng hợp kết quả phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh cho Chương trình theo từng nội dung, lĩnh vực để báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh;
d. Các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh
- Xây dựng kế hoạch; đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 5 năm và hằng năm giao cho UBND các huyện thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, gửi Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan chủ trì Chương trình) tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;
- Hướng dẫn UBND các huyện triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện các nội dung thuộc Chương trình được phân công chủ trì;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thuộc Chương trình được phân công chủ trì theo quy định, gửi cơ quan chủ trì Chương trình tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định;
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thuộc Chương trình được phân công chủ trì, gửi về Cơ quan chủ trì Chương trình đề tổng hợp.
2. Trách nhiệm của UBND các huyện
- Hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn huyện;
- Rà soát và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ đạo các xã rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch NTM cấp xã phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện gắn với đô thị hóa;
- Chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng NTM các xã trên địa bàn để phù hợp với Kế hoạch xây dựng NTM của huyện; nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện (giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, môi trường, y tế, giáo dục) đảm bảo kết nối đồng bộ với cơ sở hạ tầng của các xã trên địa bàn;
- Chỉ đạo và phân công các phòng, ban cấp huyện trực tiếp hỗ trợ các xã để triển khai Chương trình trên địa bàn huyện;
- Quy hoạch và thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
3. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh và các tổ chức thành viên tiếp tục chủ động, tích cực tham gia vào thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng NTM.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các ngành, các địa phương phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 387/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 387/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Vương Quốc Tuấn |
Ngày ban hành: | 01/07/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 387/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025
Chưa có Video