ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 265/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 8 năm 2021 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
Căn cứ Quyết định số 2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế 2.0;
Căn cứ Quyết định số 1779/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 ”;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 70/KH-UBND ngày 30/3/2019 của UBND tỉnh về Thực hiện Nghị Quyết 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 27/5/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình 2 hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Quyết định số 1957/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch Xây dựng mô hình “Xã thông minh”, triển khai thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số (kết hợp công nghệ sinh học, công nghệ y sinh, công nghệ giáo dục...) trong việc thử nghiệm các mô hình, sản phẩm, dịch vụ số cho cộng đồng để tạo giải pháp nền móng, thiết thực giúp từng bước chuyển đổi/nâng cao nhận thức, kiến tạo thể chế cho địa phương cấp xã trong việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”. Đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn;
- Ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tăng giá trị nông sản và mở rộng giao dịch trên mạng Internet.
1. Xây dựng bộ tiêu chí về “Xã thông minh” và cơ chế vận hành “Xã thông minh”
- Xây dựng và ban hành thể chế, chính sách phù hợp định hướng chủ trương và các tiêu chí tại Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án “Xác định Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”
- Xây dựng các tiêu chí dựa trên tham chiếu các chỉ tiêu mềm trong các chỉ tiêu cứng của Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 18/10/2018 về Bộ tiêu chí quốc gia xã đạt chuẩn nông thôn mới về kinh tế, an ninh trật tự, môi trường.
- Thực hiện các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ xã, người dân, hợp tác xã, hộ kinh doanh v.v... về sử dụng các hệ thống chính quyền điện tử, dịch vụ công, tiếp cận thông tin trên nền tảng số (HueS); hướng dẫn sử dụng thương mại điện tử; đào tạo kỹ năng số cho người nông dân, công nhân nông nghiệp.
2. Hoàn thiện Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số
a) Nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT cấp Xã
Nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT cấp xã: Máy tính, đường truyền Internet và hệ thống giám sát qua camera.
b) Các hệ thống chính quyền số cấp xã
- Triển khai các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số theo tiêu chí “4 không 1 có” (Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành cấp xã cho cán bộ công chức, viên chức cấp Xã; Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến và Một cửa điện tử; các hệ sinh thái thông minh Giáo dục, Y tế, ...).
- Hệ thống Hội nghị trực tuyến và báo cáo số từ xã đến huyện và tỉnh.
- Các nền tảng tương tác chính quyền và người dân.
3. Xây dựng các Hệ thống thông tin tích hợp phục vụ cho Xã hội số
- Phòng giám sát điều hành xã thông minh: Tích hợp dữ liệu của các hệ thống chính quyền điện tử; các hệ thống giám sát và chia sẻ dữ liệu quan trắc, giám sát của các đơn vị cấp tỉnh để phục vụ cho việc điều hành chính quyền cấp xã, giám sát các dữ liệu phục vụ cho nuôi trồng, sản xuất tại địa phương.
- Trang thông tin tổng hợp “Xã thông minh”; Hệ thống truyền thanh thông minh;
- Các nền tảng tương tác, kết nối về xã hội số (người dân - người dân, người dân - HTX, doanh nghiệp...) đối với y tế, giáo dục - đào tạo kỹ năng, văn hóa du lịch.
- Mô hình Hợp tác xã số: chọn 1 - 2 HTX tại địa phương để xây dựng hệ thống HTX số kết hợp đẩy mạnh giải pháp thương mại điện tử cho nông hộ và HTX;
- Quảng bá Du lịch của Huyện và xã bằng công nghệ mô hình hoá 3D và AR (thực tại ảo tăng cường) gắn với quảng bá và thương mại sản phẩm đặc hữu địa phương.
- Hỗ trợ cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao áp dụng, ứng dụng CNTT, công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, liên kết chuỗi giá trị với HTX, nông dân.
1. Xây dựng thể chế, chính sách
Căn cứ mục tiêu trong chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 đã dược Quốc hội khoá XV thông qua chủ trương tại kỳ họp thứ Nhất và mục tiêu Chuyển đổi số để dự thảo và tham mưu ban hành thể chế, chính sách xã thông minh.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Xây dựng kế hoạch tập huấn bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT, công nghệ số cho cán bộ xã, hướng dẫn người dân sử dụng DVC trực tuyến, Hue-S.
Xây dựng kế hoạch hướng dẫn ứng dụng thương mại điện tử cho hộ kinh doanh cá thể, nông hộ, HTX; Đào tạo kỹ năng số cho người nông dân/ công nhân nông nghiệp.
3. Hoàn thiện Chính quyền điện tử cấp xã
- Nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT: Xây dựng điểm truy cập tập trung tại trụ sở UBND xã; Xây dựng một số điểm phát wifi miễn phí cho người dân của xã.
- Đào tạo, bổ sung nguồn lực chuyên trách CNTT cho xã Thông minh.
- Hoàn thiện Hệ thống quản lý văn bản và điều hành cấp xã.
- Triển khai hệ thống Hội nghị trực tuyến, triển khai chương trình truyền thanh thông minh.
- Tổ chức thực hiện các giải pháp, ứng dụng dịch vụ tương tác chính quyền với người dân.
- Triển khai hệ thống báo cáo số từ xã đến huyện/tỉnh.
- Xây dựng Phòng Điều hành xã thông minh.
- Triển khai hệ thống cáp quang về tận thôn, bản. Phổ cập điện thoại thông minh.
- Xây dựng Trang thông tin tổng hợp “Xã thông minh” và triển khai các ứng dụng tương tác, kết nối người dân đối với các dịch vụ xã hội (y tế, đào tạo nghề, kinh doanh...)
- Triển khai Y tế thông minh (Sổ sức khỏe điện tử), Giáo dục thông minh (Học bạ điện tử, các khóa học trực tuyến).
- Xây dựng chuyên trang Hợp tác xã số, tích hợp giải pháp thương mại điện tử cho nông dân/Hội viên HTX/Tổ kinh tế hợp tác.
- Triển khai giải pháp quản trị HTX thông minh, quản lý sản xuất, và hỗ trợ ra quyết định: Ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường thời gian thực và hỗ trợ điều hành và quản lý sản xuất nông nghiệp.
- Ứng dụng di động quảng bá dữ liệu Du lịch nông thôn bằng công nghệ mô hình hoá 3D và AR (thực tại ảo tăng cường).
- Triển khai các giải pháp thương mại điện tử tăng cường khả năng giới thiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường cho nông dân/nông hộ.
- Kết nối sản xuất, kinh doanh bằng công nghệ thông tin, công nghệ số giữa doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao với HTX, nông dân.
Kinh phí thực hiện chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, cụ thể:
- Nguồn ngân sách sự nghiệp KHCN: 2.200 triệu
- Nguồn từ Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh: 500 triệu
- Nguồn đối ứng của Huyện thí điểm: theo thực tế.
1. Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh
- Làm đơn vị đầu mối, trực tiếp theo dõi kế hoạch; phối hợp các doanh nghiệp tư vấn, công nghệ và UBND các địa phương nghiên cứu và triển khai các ứng dụng nông nghiệp và nông thôn thông minh cho các hoạt động quản lý nông nghiệp ở cấp xã: Hệ thống quản lý HTX số, ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường và hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động sản xuất nông/ngư nghiệp; Phát triển các hệ thống quảng bá du lịch ở xã bằng công nghệ mô hình hoá 3D và AR (thực tại ảo tăng cường), các dịch vụ ứng dụng Làng thông minh.
- Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông và các đơn vị để xây dựng và triển khai mô hình Xã thông minh.
- Phối hợp Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục triển khai hoàn thiện Hệ thống quản lý văn bản và điều hành cấp xã.
- Xây dựng Trang thông tin tổng hợp Xã thông minh; Xây dựng chuyên trang Hợp tác xã số, tích hợp thương mại điện tử.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì tổ chức xây dựng các quy định, thể chế, chính sách đặc thù xã thông minh.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung nguồn lực chuyên trách CNTT cấp xã
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các hệ thống, ứng dụng CNTT phục vụ Chính quyền điện tử, Chính quyền số, Đô thị thông minh, Giáo dục thông minh, Y tế thông minh đến cấp xã trong mô hình xã thông minh: Hệ thống Hội nghị trực tuyến; Hệ thống báo cáo số từ xã đến huyện đến tỉnh; Chương trình truyền thanh thông minh; Sổ khám bệnh điện tử; Học bạ điện tử; các ứng dụng nông thôn thông minh.
- Tham mưu các phương án để huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng mô hình xã thông minh: triển khai hệ thống cáp quang về tận thôn, bản; phổ cập điện thoại thông minh.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở đề xuất dự toán kinh phí thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện theo quy định.
4. Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh
- Xây dựng kế hoạch tập huấn bồi dưỡng CNTT cho cán bộ xã, hướng dẫn người dân sử dụng Dịch vụ công trực tuyến, cài đặt và sử dụng Hue-S.
- Tham mưu và triển khai phương án xây dựng Phòng Điều hành thông minh cấp xã.
5. Các địa phương được triển khai mô hình
- UBND huyện Quảng Điền, UBND huyện Phú Lộc: bố trí kinh phí đầu tư trang thiết bị xây dựng Phòng Điều hành thông minh cấp xã; nâng cấp hạ tầng CNTT; xây dựng điểm truy cập tập trung tại trụ sở UBND xã; xây dựng một số điểm phát wifi miễn phí cho người dân của xã;
- UBND xã Quảng Thọ, UBND xã Vinh Hưng: phối hợp với các đơn vị để triển khai mô hình, bố trí nguồn lực để vận hành, đánh giá và báo cáo kết quả.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng mô hình “Xã thông minh”, triển khai thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương phản ánh về Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “XÃ
THÔNG MINH” THÍ ĐIỂM
(Kèm theo Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nội dung |
Chủ trì |
Thời gian |
Kinh phí dự kiến (triệu đồng) |
Nguồn kinh phí |
1. |
Nghiên cứu và tham mưu UBND tỉnh ban hành thể chế, chính sách xã thông minh |
Sở TTTT |
Quý IV/2021 |
|
|
1. |
Xây dựng kế hoạch tập huấn bồi dưỡng CNTT cho cán bộ xã, hướng dẫn người dân sử dụng DVC trực tuyến, Hue-S |
IOC |
Quý IV/2021 |
Theo thực tế |
Vốn đối ứng của Huyện |
2. |
Xây dựng kế hoạch hướng dẫn ứng dụng thương mại điện tử cho hộ kinh doanh cá thể và nông hộ; Đào tạo kỹ năng số cho người nông dân/ công nhân nông nghiệp. |
HueCIT |
Quý IV/2021 |
Theo thực tế |
Vốn đối ứng của Huyện |
1. |
Nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT; Xây dựng điểm truy cập tập trung tại Văn phòng UBND xã; Xây dựng 1 số điểm phát wifi miễn phí cho người dân của xã; |
Sở TTTT, Huyện/xã |
Quý IV/2021 |
300 |
Vốn đối ứng của Huyện |
2. |
Triển khai hoàn thiện Hệ thống QLVB và Điều hành cấp xã |
VPUB, HueCIT |
Quý IV/2021 |
|
Hệ thống chung của tỉnh |
3 |
Triển khai hệ thống Hội nghị trực tuyến |
Sở TTTT, Huyện/xã |
|
|
Hệ thống chung của tỉnh |
4. |
Triển khai hệ thống báo cáo số từ xã đến huyện đến tỉnh |
Sở TTTT, Huyện/xã |
|
|
Hệ thống chung của tỉnh |
5. |
Triển khai chương trình truyền thanh thông minh |
Sở TTTT, Huyện/xã |
|
|
Hệ thống chung của tỉnh |
|
|
|
|
||
1. |
Xây dựng phòng giám sát điều hành xã thông minh |
Sở TTTT, IOC, Huyện/xã |
Quý IV/2021 |
200 |
Vốn đối ứng của Huyện 1 |
2. |
Xây dựng Trang thông tin tổng hợp “Xã thông minh” |
Hue CIT, Huyện/xã |
Quý IV/2021 |
500 |
HueCIT |
3. |
Triển khai Y tế thông minh (Sổ khám bệnh điện tử) |
Sở TTTT, Sở Y tế |
Quý II/2022 |
|
Hệ thống chung của tỉnh |
4. |
Giáo dục thông minh (Học bạ điện tử, các khóa học trực tuyến) |
Sở TTTT, Sở Giáo dục |
Quý II/2022 |
|
Hệ thống chung của tỉnh |
1. |
Xây dựng chuyên trang Hợp tác xã số, tích hợp thương mại điện tử |
HueCIT |
Quý II/2022 |
500 |
SN KHCN |
2. |
Triển khai giải pháp quản trị HTX thông minh, quản lý sản xuất, và hỗ trợ ra quyết định: Ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường thời gian thực và hỗ trợ điều hành và quản lý sản xuất nông nghiệp. |
Doanh nghiệp |
Quý II/2022 |
1000 |
SN KHCN |
3. |
Ứng dụng di động quảng bá dữ liệu Du lịch nông thôn bằng công nghệ mô hình hoá 3D và AR (thực tại ảo tăng cường). |
Doanh nghiệp |
Quý II/2022 |
700 |
SN KHCN |
4. |
Triển khai các giải pháp thương mại điện tử |
Sở CT, HueCIT, Huyện xã |
Quý II/2022 |
|
Giải pháp chung của tỉnh |
Kế hoạch 265/KH-UBND năm 2021 về Xây dựng mô hình “Xã thông minh”, triển khai thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 265/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 18/08/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 265/KH-UBND năm 2021 về Xây dựng mô hình “Xã thông minh”, triển khai thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video