Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 197/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 15 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý thực hiện Chương trình; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện.

c) Thống nhất công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

d) Xác định mức độ đạt được tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể của các địa phương theo các Bộ tiêu chí xã, huyện giai đoạn 2021-2025.

2. Yêu cầu

a) Công tác kiểm tra, giám sát phải bám sát mục tiêu, nội dung của Chương trình; đảm bảo khách quan, phản ánh trung thực, đúng thực chất, đầy đủ kết quả đạt được; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý những tồn tại, hạn chế và các vấn đề phát hiện sau kiểm tra, giám sát.

b) Hoạt động kiểm tra, giám sát phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, không trùng lặp, chồng chéo với các hoạt động kiểm tra, giám sát khác thuộc phạm vi, quyền hạn của các cơ quan đã được pháp luật quy định.

c) Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo thời gian, nội dung theo quy định.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung kiểm tra, giám sát, đánh giá

a) Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện; lập kế hoạch giai đoạn 5 năm, hàng năm; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý.

b) Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình.

c) Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước trong thực hiện các nội dung, hoạt động, dự án thành phần.

d) Năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có tham quyền phát hiện (nếu có) của các đơn vị, địa phương.

đ) Việc chấp hành chế độ kiểm tra, giám sát của các đơn vị, địa phương.

e) Các nội dung kiểm tra, giám sát, đánh giá theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Chương VII Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trình tự thực hiện

a) Lập và trình duyệt kế hoạch.

b) Thành lập đoàn (nếu có).

c) Thông báo Kế hoạch kiểm tra, giám sát và yêu cầu chuẩn bị tài liệu. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra, giám sát tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.

d) Thời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 20 ngày.

đ) Thời gian tổng hợp báo cáo tối đa là 20 ngày.

e) Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát: Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo.

3. Phương pháp kiểm tra, giám sát

a) Đoàn kiểm tra, giám sát phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát theo kế hoạch.

b) Thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương về thực hiện Chương trình; báo cáo giám sát và các tài liệu liên quan.

c) Khảo sát, kiểm tra, giám sát thực tế tại các xã, ấp theo nội dung Kế hoạch.

4. Thời gian kiểm tra, giám sát

a) Cấp tỉnh

- Mỗi năm tổ chức từ 01-02 đợt. Mỗi đợt kiểm tra, giám sát thực tế 02 - 03 huyện, thành phố.

- Thời gian: Không quá 03 ngày/huyện.

b) Cấp huyện

- Mỗi năm tổ chức từ 01 - 02 đợt. Mỗi đợt kiểm tra, giám sát thực tế 30% số xã trên địa bàn.

- Thời gian: Không quá 01 ngày/xã.

c) Cấp xã

- Mỗi năm tổ chức từ 01 - 02 đợt. Mỗi đợt kiểm tra, giám sát thực tế 30% số ấp trên địa bàn.

- Thời gian: Không quá 01 buổi/ấp.

5. Trách nhiệm của các cấp

a) Cấp tỉnh

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu:

+ Hằng năm, trình Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

+ Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với cấp huyện, các đơn vị trực tiếp triển khai, thực hiện Chương trình.

+ Tổng hợp chung kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình trên địa bàn, trình Ban Chỉ đạo tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả khắc phục những tồn tại (nếu có) của địa phương được kiểm tra, giám sát.

b) Cấp huyện

- Giao Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu:

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với cấp xã, các đơn vị trực tiếp phụ trách các tiêu chí thuộc Chương trình tại địa phương.

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát theo kế hoạch.

- Tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh) về kết quả kiểm tra, giám sát.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả khắc phục những tồn tại (nếu có) của địa phương được kiểm tra, giám sát.

c) Cấp xã: Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân công trách nhiệm cụ thể theo dõi cho các thành viên Ban chỉ đạo xã; tổ chức kiểm tra, giám sát theo kế hoạch; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp huyện) về kết quả kiểm tra, giám sát.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đại phương, đơn vị triển khai thực hiện theo quy định. Kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tĩnh xem xét, xử lý đối với những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc (nếu có).

b) Tổng hợp chung kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện trên địa bàn tỉnh tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan.

2. Các Sở, ban ngành tỉnh

a) Căn cứ Kế hoạch này, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí do ngành phụ trách.

b) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Căn cứ Kế hoạch và tình hình thực tế của địa phương xây dựng Kế hoạch thực hiện và chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình trên địa bàn quản lý và báo cáo theo quy định.

b) Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện thu thập thông tin, số liệu, tiến độ về quá trình đầu tư, kết quả dự án và các hoạt động được giao; triển khai thực hiện các nội dung kiểm tra, giám sát Chương trình theo quy định.

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo theo đúng quy định tại Kế hoạch này.

d) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện Chương trình theo quy định tại Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

Theo chức năng, nhiệm vụ; tổ chức giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới TW;
- Q. Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP.UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, KTN.
(Khoa/511.Khgiamsatntm)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2023 về kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu: 197/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 15/08/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2023 về kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…