ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/KH-UBND |
Phú Nhuận, ngày 08 tháng 3 năm 2017 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGẬP NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN NĂM 2017
Căn cứ Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân quận về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm ngập nước trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2016 - 2020.
Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trong năm 2017 cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại một số điểm trên địa bàn. Thường xuyên cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện hữu, phát triển hệ thống thoát nước mới, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, tránh tình trạng khắc phục ngập tại khu vực này nhưng lại gây ngập ở khu vực khác, góp phần cải thiện đời sống dân sinh.
Cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nước; rà soát, quản lý chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất. Tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời để tái định cư cho các hộ dân tại các dự án chống ngập. Tăng cường kiểm tra, xử lý kiên quyết các dự án, công trình, bao gồm cả nhà ở của người dân xâm hại đến hệ thống thoát nước, làm ảnh hưởng đến dòng chảy tại khu vực.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Hoàn thành công trình thoát nước: rạch Cầu Cụt (phường 1, 2) vào cuối năm 2017 và kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực: cải tạo sửa chữa các hẻm số 127/25 Cô Giang, 29/12 và 29/84 Đoàn Thị Điểm thuộc phường 1, các hẻm số 127, 142C, 142D, 142E Cô Giang thuộc phường 2 trong giai đoạn năm 2017-2018. Tiến hành đấu nối hệ thống thoát nước trên đường Lê Quý Đôn, phường 12 vào hệ thống thoát nước Quận 3 để giảm ngập tại hẻm số 5 Lê Quý Đôn; phối hợp với Ủy ban nhân dân Quận 3 cải tạo hệ thống thoát nước tại hẻm số 175 Huỳnh Văn Bánh nhằm giảm tình trạng ngập tại khu vực trong thời gian chờ thực hiện dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước kênh Bao Ngạn.
- Rà soát tập trung thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước kết hợp với nâng cao độ đường, hẻm để nâng cao năng lực giao thông và giảm ngập cục bộ, đặc biệt là các khu vực hẻm tiếp giáp đường Trường Sa (phường 2, 12), các hẻm số 76/51 Phan Tây Hồ đến hẻm số 66/31 Nhiêu Tứ, hẻm số 68 Phùng Văn Cung, khu vực hẻm 69-71 Nguyễn Công Hoan (phường 7), hẻm số 39 Huỳnh Văn Bánh (phường 17).
- Thực hiện các công trình mở rộng, nâng cấp đường, hẻm kết hợp cải tạo hệ thống thoát nước trên địa bàn; trong đó, tập trung thực hiện các dự án nâng cấp, mở rộng đường kết hợp giải quyết ngập nước tại khu vực như: đường Đặng Thai Mai, Ký Con (phường 7); đường Nguyễn Trường Tộ, đường Ngô Thời Nhiệm (phường 17) hoàn thành trong năm 2017.
- Phối hợp với Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 và Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập Thành phố thường xuyên nạo vét, duy tu cải tạo hệ thống cống thoát nước, giải quyết tình trạng ứ đọng, ngập nước mặt cục bộ tại các tuyến đường trên địa bàn, trong đó tập trung vào các tuyến đường: Phan Xích Long (từ đường Cù Lao đến đường Hoa Phượng, phường 2), giao lộ Phan Xích Long - Nguyễn Công Hoan (phường 7), cải tạo sửa chữa đường Lam Sơn.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, hiệu quả quản lý quy hoạch, xây dựng:
- Tập trung lập bản đồ chi tiết hệ thống thoát nước hiện hữu theo đồ án quy hoạch chung đô thị tỷ lệ 1/5000 và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng Thành phố tăng cường quản lý quỹ đất, bảo đảm diện tích mặt nước và hệ thống kênh rạch; bảo vệ cây xanh, thảm cỏ dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đường Trường Sa); làm việc với các chủ đầu tư bố trí cây xanh tại các công trình, dự án đầu tư xây dựng chung cư, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại trên địa bàn quận để phục vụ việc tiêu thoát nước và chống ngập, tạo mảng xanh, đảm bảo cảnh quan chung của quận và thành phố.
2. Nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp giảm ngập nước, từng bước xóa ngập trên địa bàn:
- Tập trung chỉ đạo, xử lý có hiệu quả các điểm ngập nước hiện hữu, chủ động phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố, Khu quản lý giao thông đô thị số 1 tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án thoát nước.
- Tổ chức duy tu, nạo vét và kịp thời sửa chữa khắc phục, bảo dưỡng hệ thống thoát nước đã được phân cấp quản lý, thường xuyên rà soát danh mục hệ thống thoát nước để tiếp tục đề xuất phân cấp quản lý một cách hợp lý hơn và tiếp nhận bàn giao, đưa vào quản lý hệ thống thoát nước do các chủ đầu tư thực hiện trên địa bàn.
- Đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát, khống chế tình trạng phát sinh khu vực ngập mới; các dự án xây dựng khu nhà ở, chung cư cao tầng mới phải được quy hoạch cốt nền phù hợp, xây dựng hệ thống thoát nước riêng, được kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước tại khu vực và phải được cơ quan chuyên môn có ý kiến trước khi phê duyệt để khắc phục tình trạng gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước hiện hữu và gây ngập do thi công công trình.
3. Bảo đảm tiến độ thực hiện các chương trình, dự án chống ngập trên địa bàn:
- Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, công tác bồi thường, hỗ trợ di dời người dân tại dự án chống ngập kênh Bao Ngạn, dự án mở rộng hẻm theo phương thức “Nhân dân tự nguyện hiến đất”.
- Tập trung các nguồn vốn (nhà nước, nhân dân và vốn xã hội hóa), đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng hàng năm, chú ý các công trình kết hợp nâng cấp và mở rộng hẻm với tiêu thoát nước tại một số khu vực tiếp giáp đường Trường Sa (Phường 2, 12), Phùng Văn Cung (Phường 2, 7), ....
4. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hệ thống hạ tầng thoát nước:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở của mạng lưới thoát nước trên nền số hóa, tập trung lập bản đồ hạ tầng thoát nước để quản lý và cập nhật dữ liệu, qua đó xử lý và ngăn chặn hiệu quả tình trạng phát sinh các điểm ngập mới, phát hiện và khắc phục kịp thời tình trạng xuống cấp của hệ thống thoát nước, bảo vệ hiệu quả hệ thống thoát nước và kênh rạch.
- Phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố xử lý các điểm ngập do mưa và triều cường trên các tuyến đường, tuyến hẻm theo phân cấp Quận quản lý. Xử lý kịp thời những phản ánh của người dân đối với các vấn đề liên quan đến hệ thống thoát nước.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước, kịp thời phát hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các trường hợp lấn chiếm, lấp kín, xâm phạm hệ thống thoát nước; kiên quyết xử lý các đơn vị vi phạm, tái phạm quy trình kỹ thuật hoặc kéo dài thời gian so với giấy phép trong quá trình tổ chức thi công.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ hệ thống kênh rạch, cống thoát nước hiện hữu không để xuống cấp, tắc nghẽn bằng các hành động thiết thực như: không lấp chặn kín các miệng thu nước mặt, không xây dựng, lấn chiếm hệ thống thoát nước; không xả rác vào hệ thống thoát nước, kênh, rạch,... để tạo thông thoáng dòng chảy.
- Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan thường xuyên tổ chức các đợt ra quân thực hiện vệ sinh đường phố, nạo vét kênh rạch, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống thoát nước ở khu dân cư, thực hiện vai trò giám sát cộng đồng trên lĩnh vực này.
1. Phòng Quản lý đô thị chủ động phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân 15 phường và các phòng, ban liên quan rà soát lập danh mục các tuyến đường, hẻm và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác bị hư hỏng, xuống cấp, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch cân đối nguồn vốn, tham mưu Ủy ban nhân dân quận kế hoạch thực hiện; có ý kiến và thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đối với công trình giao thông và các công trình chỉnh trang đô thị thuộc thẩm quyền giải quyết của quận.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch trên cơ sở danh mục do Phòng Quản lý đô thị đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân quận các giải pháp về nguồn vốn, cân đối kế hoạch hằng năm để đảm bảo cho việc đầu tư thực hiện đúng tiến độ, thẩm tra thanh quyết toán hoàn thành công trình và tham mưu phê duyệt quyết toán theo quy định; tham mưu Ủy ban nhân dân quận phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và dự án đầu tư đối với các công trình giao thông và các công trình chỉnh trang đô thị thuộc thẩm quyền giải quyết của quận.
3. Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, Ủy ban nhân dân các phường và các đơn vị liên quan (chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạch được duyệt, tổ chức triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư, đấu thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đảm bảo chất lượng thanh, quyết toán các công trình do mình làm chủ đầu tư theo quy định.
4. Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng trên cơ sở danh mục các tuyến đường, hẻm đã đưa vào kế hoạch, có sự chuẩn bị các bước cho công tác bồi thường giải tỏa và tham mưu Ủy ban nhân dân quận theo từng phương án cụ thể, xác định mức độ thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ và phối hợp với các chủ đầu tư để xúc tiến nhanh việc cắm mốc giải tỏa đối với các dự án cần phải giải tỏa để có mặt bằng thi công.
5. Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và hỗ trợ chủ đầu tư về thủ tục thu hồi và giao đất, giải phóng mặt bằng; tham mưu Ủy ban nhân dân quận theo phương án ghi giảm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân sau khi hiến đất làm đường theo hướng rút gọn thủ tục, tiết kiệm chi phí cho người dân.
6. Ủy ban nhân dân 15 phường phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng xây dựng công trình, duy tu, bảo dưỡng công trình khi đưa vào sử dụng; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phường tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tham gia các dự án mở rộng, nâng cấp đường, hẻm theo phương thức “Nhân dân tự nguyện hiến đất” và “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án thuộc Chương trình giảm ngập nước.
1. Thủ trưởng các phòng, ban (Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng), các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình Giảm ngập nước trong năm 2017 cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương, đơn vị (trong tháng 3/2017) gắn với việc thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2016-2020 để thực hiện hiệu quả chương trình này; định kỳ 6 tháng báo cáo sơ kết rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp thực hiện trong thời gian tới.
2. Phòng Quản lý đô thị là cơ quan thường trực, có trách nhiệm điều phối, bảo đảm việc triển khai thực hiện kế hoạch này và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố, Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận theo đúng thời gian quy định.
Trong quá trình triển khai, nếu cần thiết bổ sung, điều chỉnh, Phòng Quản lý đô thị chủ động phối hợp với các phòng, ban có liên quan của Quận, Thành phố và Ủy ban nhân dân 15 phường để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 173/KH-UBND thực hiện Chương trình Giảm ngập nước trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
Số hiệu: | 173/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Quận Phú Nhuận |
Người ký: | Nguyễn Thành Phương |
Ngày ban hành: | 08/03/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 173/KH-UBND thực hiện Chương trình Giảm ngập nước trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
Chưa có Video