Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 337-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 1978 

 

 CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ GIÁ CẢ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM.

Công tác xây dựng cơ bản ở các tỉnh, thành phố miền Nam đang được triển khai và ngày càng mở rộng, nhất là trong ngành thuỷ lợi và giao thông, nhưng công tác quản lý chi phí, giá cả hiện nay chưa được chỉ đạo và quản lý chặt chẽ, nhất là giá cả và vật tư giao cho các nhà thầu (tư nhân) còn nhiều sơ hở. Vừa qua, Ủy ban Vật giá Nhà nước và một số ngành kiểm tra thấy nhiều cơ quan, đơn vị có công trình xây dựng đã ký kết hợp đồng và thanh toán với các nhà thầu một cách bừa bãi, không qua tính toán chi phí cụ thể và không theo các quy định của Nhà nước. Nhìn chung do các đơn giá, giá dự toán và quyết toán các công trình rất cao, nên các nhà thầu tư nhân thu lãi quá lớn. Ngoài ra họ còn tìm mọi cách để bớt xén, ăn cắp vật tư và lợi dụng vốn tạm ứng, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước.

Đến nay, nhiều địa phương đã ban hành giá vật liệu và đơn giá xây dựng, nhưng còn một số giá vật liệu và đơn giá xây dựng chưa ban hành kịp thời ở một số địa phương. Hiện nay vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng, các nhà thầu (tư nhân) còn nhận hợp đồng xây dựng khá nhiều công trình cho các cơ quan trung ương và địa phương. Nhưng việc tổ chức quản lý đơn giá, giá dự toán, xét duyệt và ký kết hợp đồng, thanh toán và quyết toán các công trình đối với cơ quan xây dựng quốc doanh cũng như đối với các nhà thầu còn lỏng lẻo.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các cấp, các ngành thực hiện ngay mấy việc như sau:

1. Về ban hành và kiểm tra đơn giá.

- Những địa phương nào chưa ban hành đầy đủ giá các loại vật liệu xây dựng thì căn cứ vào sự phân công, phân cấp và các quy định về chính sách giá đối với tư liệu sản xuất mà tiến hành nghiên cứu ban hành ngay hoặc đề nghị trung ương ban hành để làm cơ sở cho việc lập đơn giá và quản lý đơn giá.

- Địa phương nào chưa ban hành các đơn giá xây dựng cơ bản thì dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ty, Sở xây dựng phải cùng với cơ quan vật giá và tài chính (Ngân hàng kiến thiết) căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật và các chế độ hiện hành của Nhà nước để xây dựng và ban hành ngay các đơn giá xây dựng cơ bản ở địa phương.

- Trong những trường hợp đặc biệt, sau khi có đơn giá điểm và được sự đồng ý của Bộ Xây dựng thì công trình được lập đơn giá riêng, nhưng việc xây dựng, xét duyệt giá cả và cấp vốn vẫn phải làm theo chế độ đã quy định.

- Những địa phương đã ban hành đầy đủ các đơn giá xây dựng cơ bản thì cần rà soát lại xem có đơn giá nào không hợp lý thì sửa ngay và phải kiểm tra việc chấp hành các đơn giá ấy để phát hiện những sơ hở trong quản lý chi phí, giá cả và các định mức vật tư cấp phát quá mức. Đối với các nhà thầu tư nhân, cần phải chấm dứt ngay việc cấp phát vật tư quá mức hoặc ký hợp đồng  với đơn giá quá cao và phải thu về cho Nhà nước những vật tư thừa và số lãi quá mức của họ bằng các biện pháp có thể sử dụng được như áp dụng chính sách thuế lợi tức, v.v…

2. Về lập và xét duyệt dự toán ký kết hợp đồng và cấp vốn.

Tất cả các công trình (kể cả công trình của trung ương xây dựng ở địa phương nào thì dự toán các công trình nhất thiết lập theo đơn giá khu vực thống nhất và phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ đối với xây dựng cơ bản đã quy định.

Các cơ quan giao nhận thầu (bên A và bên B) các cơ quan xét duyệt dự toán, cũng như cơ quan quản lý cấp vốn xây dựng cơ bản (cho vay và thanh toán) đều phải chấp hành đúng đơn giá khu vực thống nhất.

Để việc lập và chấp hành dự toán trong thi công được sát với thực tế thì bên nhận thầu (bên B) được tham gia ý kiến vào việc lập và xét duyệt giá dự toán các công trình.

3. Về thẩm tra và xử lý.

Để đảm bảo việc thực hiện đúng các đơn giá và những quy định của Nhà nước về lập giá dự toán cho các công trình, ngành xây dựng ở trung ương và địa phương phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan vật giá, Ngân hàng kiến thiết cùng cơ quan chủ quản công trình thẩm tra xét duyệt nhanh chóng và kịp thời các đơn giá, giá dự toán các công trình theo sự phân cấp quản lý của Nhà nước. Ngân hàng kiến thiết chỉ được phép cấp phát hoặc cho vay vốn xây dựng khi xét thấy hợp đồng ký kết giữa cơ quan có công trình xây dựng (bên A) và đơn vị thi công (bên B) đã theo đúng các đơn giá đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Ngân hàng kiến thiết được quyền từ chối không cấp phát và thanh toán đối với các trường hợp không chấp hành đúng giá cả, định mức, đơn giá và các chế độ Nhà nước đã quy định (trừ những trường hợp đặc biệt phải có những quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Những cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân nào xét duyệt sai giá cả, đơn giá và cấp phát thanh toán sai với các quy định của Nhà nước, nhất là đối với các nhà thầu tư nhân, thì phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Nhà nước và tùy theo ảnh hưởng của những thiệt hại đó mà bị xử lý bằng kỷ luật hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật.

4. Về tổ chức kiểm tra.

Để thúc đẩy việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chi phí, giá cả đối với xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ủy ban Vật giá Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng để kiểm tra thường xuyên các công trình của trung ương và địa phương tại các tỉnh miền Nam.

Trước mắt để giúp Thủ tướng Chính phủ ngăn chặn kịp thời những chi phí, giá cả bất hợp lý, Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban Vật giá Nhà nước thành lập một đoàn kiểm tra do Ủy ban Vật giá Nhà nước làm trưởng đoàn và gồm đại diện có thẩm quyền của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ và các Bộ Xây dựng, Tài chính, Giao thông, Thủy lợi. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần thành lập ngay đoàn kiểm tra có thành phần tương tự để kiểm tra chặt chẽ tình hình quản lý chi phí và đơn giá xây dựng cơ bản. Địa phương nào có đoàn kiểm tra của trung ương về thì cộng tác chặt chẽ với đoàn của trung ương để tiến hành kiểm tra tốt ở địa phương.

Nhiệm vụ của các đoàn kiểm tra là phát hiện những sơ hở và ngăn chặn kịp thời những kịp thời những chi phí và giá cả bất hợp lý về các mặt mua vật liệu, cước phí vận tải; định mức vật tư, lao động, máy thi công, các tỷ lệ phí để lập các đơn giá và giá dự toán, quyết toán các công trình nhất là giá cả vật tư giao cho các nhà thầu tư nhân thi công.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố miền Nam nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị này và báo cáo kết quả đợt kiểm tra về Thủ tướng Chính phủ.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 


 
Phạm Hùng



Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 337-TTg năm 1978 về tăng cường quản lý chi phí và giá cả xây dựng cơ bản ở các tỉnh miền Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 337-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 19/07/1978
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 337-TTg năm 1978 về tăng cường quản lý chi phí và giá cả xây dựng cơ bản ở các tỉnh miền Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…