Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/UB-CT

Bến Tre, ngày 23 tháng 8 năm 1989

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ, ĐỒNG BỘ HỆ THỐNG THUỶ NÔNG PHỤC VỤ YÊU CẦU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Kính gửi:

- UBND các huyện, thị xã;
 - Sở Thuỷ lợi;
 - Uỷ ban Kế hoạch tỉnh;
 - Sở Tài chính;
 - Sở Nông nghiệp

Đồng kính gửi:

- Ban Kinh tế Tỉnh uỷ

Hơn mười năm qua, tỉnh ta đã xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi bằng các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, huyện và nhân dân đóng góp, đã góp phần rất lớn trong việc thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích. Tuy nhiên việc đầu tư có nhiều nhưng hiệu quả thu lại không cân xứng nhiều công trình xây dựng không đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả, công tác quản lý khai thác chưa tốt, chưa phân công cụ thể việc quản lý, tu bổ sửa chữa kịp thời, gây lãng phí rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân tình hình trên do quy hoạch sản xuất chưa ổn định, chủ trương đầu tư chưa bàn bạc một cách dân chủ và thống nhất. Về phương tiện kỹ thuật còn theo khâu mẫu, máy móc không sâu sát thực tế để sáng tạo phù hợp đặc điểm sản xuất hiện tại. Việc kiểm tra không chặt chẽ, công tác quản lý chuyên ngành còn lỏng lẻo chưa đi vào nề nếp, chất lượng xây công trình không cao.

Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, ngành thuỷ lợi tỉnh và huyện phải rà soát lại các công trình đã xây dựng, xem xét lại quy hoạch sản xuất và quy hoạch thuỷ lợi, đánh giá đúng thực chất hiệu quả phục vụ của từng công trình đã xây dựng, đề ra hướng phát huy hiệu quả và biện pháp khắc phục thiếu sót. Để phát huy hiệu quả của các công trình thuỷ lợi chúng ta cần lựa chọn công trình thật bức thiết, xây dựng bước đi phù hợp với yêu cầu sản xuất và khả năng đầu tư không dàn đều, phải tập trung vốn lao động để làm dứt điểm phát huy tác dụng kịp thời.

Trước mắt là rà soát lại việc xây dựng công trình trong những năm tới nhất là năm 1990, xếp ưu tiên từng hệ thống công trình, phân định ra các nguồn vốn Trung ương, tỉnh và huyện phải đầu tư, cần hạn chế việc xây dựng các công trình mới và tập trung cho việc hoàn chỉnh, đồng bộ những hệ thống đã có công trình đầu mối theo hướng sau đây:

- Về tưới, tiêu:

Những hệ thống Trung ương và tỉnh đã đâu tư từ đầu mối đến cấp I, II xong thì không đầu tư tiếp thuộc nguồn vốn của Trung ương và tỉnh, huyện bỏ vốn ra để đầu tư công trình cấp III. Còn lại thì nhân dân tự bỏ vốn ra để làm thuỷ lợi nội đồng (có thể các hộ góp vốn lại để xây dựng hoàn chỉnh từng khu đất của nhóm hộ nhận khoán để đồng bộ hoá hệ thống).

Nói chung tỉnh, Trung ương chỉ tập trung đầu tư hệ thống tạo nguồn nước, còn lại huyện, xã, nhân dân bằng lao động, vốn tại chỗ giải quyết đưa nước đến ruộng (chú ý những công trình nào đưa vào kế hoạch năm 1990 xây dựng mới kể cả đã xây dựng cũng cần được thống nhất theo hướng như trên. Nếu không được sự thỏa thuận thống nhất thì nên xem xét về chủ trương, kế hoạch đầu tư và thiết kế xây dựng).

- Về công trình ngăn mặn, chống úng, cũng theo quan điểm trên, trong đó phải xem xét về quy mô, khối lượng, vốn lao động để thống nhất và phân cấp đầu tư. Vấn đề là Trung ương, tỉnh, huyện và nhân dân đều tập trung đầu tư dứt điểm từng khu vực, từng vùng không nên làm tràn lan. Trong đó ưu tiên cho vùng sản xuất lương thực hàng hóa.

- Sở Thuỷ lợi cùng với huyện, xã có kế hoạch phân giao cho từng tập đoàn, HTX và đơn vị, hộ gia đình quản lý tu bổ sửa chữa công trình, ngăn chặn tình trạng đập phá hư hỏng công trình thuỷ lợi.

Chúng ta kiên quyết xóa quan liêu bao cấp gây lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. Đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm mỗi cấp mỗi ngành và nhân dân trong xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp.

Để tiến hành lập kế hoạch năm 1990 thật sát hợp, các đ/c cần tổ chức khảo sát tính toán kỹ trên phương diện hiệu quả kinh tế để có chủ trương kế hoạch đầu tư đúng, tập trung thực hiện chương trình lương thực thực phẩm có kết quả tốt.

Giao cho Giám đốc Sở Thuỷ sản và Uỷ ban Kế hoạch tỉnh tổ chức triển khai cho các huyện, thị thông suốt và thực hiện, những vướng mắc kịp thời phản ánh về UBND tỉnh để có hướng giải quyết cho phù hợp với thực tế./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
 KT. CHỦ TỊCH
 PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Ngẩu

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 33/UB-CT năm 1989 về nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng bộ hệ thống thuỷ nông phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu: 33/UB-CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
Người ký: Trần Văn Ngẩu
Ngày ban hành: 23/08/1989
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 33/UB-CT năm 1989 về nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng bộ hệ thống thuỷ nông phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp do tỉnh Bến Tre ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…