UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/CT-UBND |
Huế, ngày 28 tháng 5 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trong những năm gần đây, các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được tăng nhanh về số lượng, loại hình và quy mô đầu tư. Tại thành phố Huế, một số công trình cao tầng đã và đang được xây dựng, góp phần tạo nét đa dạng, phong phú, hiện đại của đô thị. Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng về nhà cao tầng; công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình cao tầng ngày càng được quan tâm và đi vào nề nếp. Các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đã nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác quản lý và đảm bảo chất lượng công trình. Phần lớn các công trình hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, xây dựng công trình cao tầng trên địa bàn tỉnh vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển; công tác quản lý, đảm bảo chất lượng cần đặc biệt quan tâm. Một vài công trình cao tầng xây dựng tại thành phố Huế đã có một số vi phạm quy định trong quá trình thi công như sập đổ bộ phận nhà, buộc tháo dỡ phần mái do vượt quá quy định về chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng; một số công trình khác đã và đang xây dựng có bố trí tầng hầm - hạng mục so yêu cầu cần phải được thực hiện bởi các tổ chức cá nhân có chuyên ngành và năng lực hoạt động xây dựng phù hợp.
Để tăng cường công tác quản lý đối với công trình xây dựng cao tầng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công trình có tầng hầm, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thi công xây lắp và khai thác sử dụng; UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Huế, thủ trưởng các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thi hành nghiêm túc Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 của Bộ Xây dựng về quản lý công trình xây dựng cao tầng, cụ thể:
a) Dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng phải được lập theo đúng quy hoạch xây dựng, tuân thủ quy định về kiến trúc đô thị, đủ điều kiện về diện tích mặt bằng, tuyệt đối không được xây chen với hình khối nhà cao tầng “siêu mỏng”.
b) Thực hiện đúng quy trình thủ tục: Lấy ý kiến tham gia của cơ quan có thẩm quyền về thiết kế cơ sở; tổ chức thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công (tùy theo cấp công trình); lập biện pháp thi công tầng hầm (nếu có).
c) Xin cấp phép xây dựng:
- Khi trình hồ sơ xin phép xây dựng, ngoài các tài liệu theo yêu cầu tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng, cần bổ sung ảnh chụp hiện trạng các công trình lân cận.
- Tuyệt đối tuân thủ các nội dung quy định trong giấy phép.
- Công khai nội dung giấy phép theo quy định, công khai trên biển báo số tầng hầm, phạm vi mặt bằng các tầng hầm (nếu có).
d) Phải lựa chọn các nhà thầu (khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát) có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009, Thông tư 22/2009/TT-BXD ngày 6/7/2009 của Bộ Xây dựng và các điều kiện liên quan khác.
Đối với công trình có tầng hầm: Phải thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công để chủ đầu tư chấp thuận cho thực hiện.
đ) Chỉ được khởi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện theo điều 72 Luật Xây dựng, có biện pháp thi công của nhà thầu bảo đảm an toàn được chủ đầu tư duyệt, biện pháp thi công tầng hầm của nhà thầu được chủ đầu tư chấp thuận (nếu có tầng hầm).
e) Trong quá trình thi công xây dựng phải tổ chức giám sát các nhà thầu thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và theo hợp đồng đã ký kết, đặc biệt chú trọng về chất lượng công trình, quan trắc biến dạng của công trình và các công trình lân cận.
Nếu có dấu hiệu gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận thì phải tiến hành khảo sát, đưa ra các biện pháp khắc phục; nếu ảnh hưởng ở mức độ nguy hiểm thì phải dừng thi công, thông báo với chính quyền địa phương và có giải pháp sơ tán người, xử lý sự cố và bồi thường thiệt hại do mình gây ra (nếu nguyên nhân được xác định do các nhà thầu thì nhà thầu chịu trách nhiệm).
Chỉ được tiếp tục thi công khi đã khắc phục xong các sự cố và các giải pháp thi công phù hợp tránh xảy ra sự cố khác.
a) Nhà thầu khảo sát xây dựng: Phải tuân thủ các quy định về khảo sát xây dựng; lập nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát để chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt.
b) Nhà thầu thiết kế: Thực hiện giám sát tác giả theo quy định, đối với công trình có tầng hầm phải giám sát thường xuyên để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
c) Nhà thầu thi công xây dựng:
- Chuẩn bị đầy đủ điều kiện khởi công theo điều 72 Luật Xây dựng và các yêu cầu liên quan của chủ đầu tư. Chỉ được khởi công khi có biện pháp thi công an toàn, đặc biệt là công trình cao tầng có tầng hầm.
- Lập thiết kế biện pháp thi công an toàn cho công trình và các công trình lân cận. Khi cần thiết, phải khảo sát bổ sung phục vụ lập biện pháp thi công.
- Thiết lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và các công trình lân cận. Khi có dấu hiệu bất thường phải báo chủ đầu tư để tìm biện pháp xử lý.
- Máy móc, thiết bị thi công chủ yếu phải được kiểm định theo quy định, đáp ứng các yêu kỹ thuật của công trình và an toàn vận hành.
d) Nhà thầu giám sát xây dựng: Thực hiện nhiệm vụ giám sát bảo đảm tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình,… theo hợp đồng với chủ đầu tư. Khi có dấu hiệu vi phạm phải báo cho chủ đầu tư để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.
đ) Nhà thầu đánh giá khả năng chịu lực, sự phù hợp về chất lượng công trình: Phải theo dõi sát tình hình chất lượng ngay từ khi khởi công phần móng, tầng hầm và thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng phù hợp qui định tại Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng.
3. Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng:
a) Theo thẩm quyền, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về xây dựng kiểm tra trình tự thủ tục về thẩm tra, thẩm định các bước thiết kế theo quy định. Đối với công trình có tầng hầm: Sở Xây dựng kiểm tra sự phù hợp của phần móng với giải pháp thi công tầng hầm. Khi cần thì yêu cầu khảo sát bổ sung để bảo đảm biện pháp thi công an toàn.
b) Trước khi cấp phép xây dựng, cơ quan cấp phải tổ chức khảo sát hiện trường và có biên bản xác nhận hiện trạng các công trình lân cận. Kiểm tra sự tuân thủ theo giấy phép xây dựng, đặc biệt là đối với công trình có tầng hầm.
c) Kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình. Đối với nhà cao tầng có tầng hầm, phải kiểm tra kinh nghiệm của nhà thầu trực tiếp thi công xây dựng.
Đối với công tác khảo sát xây dựng, ngoài điều kiện năng lực, cần phải kiểm tra sự tuân thủ các quy định về khảo sát: Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát được phê duyệt, giám sát khảo sát và nghiệm thu kết quả khảo sát.
d) Kiểm tra điều kiện khởi công của chủ đầu tư và nhà thầu.
đ) Theo thẩm quyền, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về xây dựng kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình của các chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng.
Sở Xây dựng trực tiếp kiểm tra việc xây dựng các tầng hầm của nhà cao tầng, kịp thời xử lý các vi phạm và báo cáo định kỳ, đột xuất tới UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan phản ánh về UBND tỉnh, Sở Xây dựng để xem xét giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2010 về tăng cường quản lý công trình xây dựng cao tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 25/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Thị Thúy Hòa |
Ngày ban hành: | 28/05/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2010 về tăng cường quản lý công trình xây dựng cao tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video