Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Kon Tum, ngày 07 tháng 09 năm 2017

 

CHỈ THỊ

V/V TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 360 công trình cấp nước tập trung nông thôn được đầu tư từ nhiều Chương trình, dự án để cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nht là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Công tác qun lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, các địa phương và đơn vị từng bước nắm được slượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng, tình hình biến động của công trình để phục vụ công tác đầu tư, quản lý, khai thác, xác lập hồ sơ công trình và chủ thđược giao qun lý công tnh, vận hành công trình nước sạch nông thôn. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Thực hiện Chthị số 35/CT-TTg ngày 27/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; để tiếp tục tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường công tác qun lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn([1]); ngoài ra, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

1. UBND các huyện, thành phố

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện giao công trình và phân loại theo quy định tại Khon 1, Điều 2 Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 và Điều 2, Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 quy định việc qun lý, sử dụng và khai thác công trình cp nước sạch nông thôn tập trung.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá, xây dựng phương án xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý đề gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 (hoàn thành trong tháng 9/2017).

- Hàng năm, thực hiện rà soát dliệu thông tin của công trình đã báo cáo tại Báo cáo kê khai lần đầu của công trình (công trình được đầu tư, tu sa, sa cha, cải tạo, nâng cấp hoặc điều chỉnh thông tin) như: Công suất thiết kế, thực tế; giá trị công trình; thời gian khu hao; hiện trạng hoạt động; tlệ nước hao hụt; giá nước...

- Lập báo cáo kê khai ln đầu, đxuất đơn vị giao công trình đối với các công trình xây dựng mới và đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (nếu có).

- Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá và đxuất cấp thm quyền cho thanh lý ngay các công trình cấp nước bị hư hỏng, không còn sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu qutheo hướng dẫn tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Tổng hợp, đề xuất và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính theo đúng thời gian quy định và hệ thống biu mẫu hướng dẫn tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2014, Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017, Công văn số 4718/BTC-QLCS ngày 14/4/2014 và Công văn số 2776/BTC-QLCS ngày 02/3/2015 của Bộ Tài chính.

- Chỉ đạo các Phòng ban, UBND các xã, các đơn vị và cá nhân có liên quan:

+ Tổ chức kiểm đim, xác định rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục một số công trình cấp nước tập trung không được quản lý, khai thác, vận hành hiệu quvà bền vững, đặc biệt là các công trình đã xuống cấp, dừng hoạt động nhằm đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt của người dân; gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20/9/2017.

+ Xây dựng mới, bổ sung hoàn thiện quy trình vận hành công trình; các nội dung bảo dưỡng, sửa cha định kỳ; thực hiện vn hành theo quy trình (ghi chép ssách theo dõi vận hành; theo dõi thường xuyên cht lượng nước; các loại máy móc thiết bị trong quá trình qun lý vận hành đkịp thời báo cáo, khắc phục kịp thời các sự c); thành lp và bổ sung các quyết định giao t qun lý, ttự quản đgắn trách nhiệm cụ thể tại các công trình chưa có quyết định giao.

+ Đối với các chđầu tư xây dựng công trình cp nước sạch nông thôn tập trung: Bàn giao đy đ quy trình vận hành, bảo dưỡng công trình cho đơn vị quản lý công trình ngày từ khi tiếp nhận bàn giao.

+ Nghiên cứu các giải pháp gia tăng số đấu nối cấp nước, khai thác tối ưu công suất của công trình; rà soát thời gian cung cấp nước phù hợp với nhu cầu của người dân trên địa bàn.

+ Tiến hành rà soát, thng kê thực trạng năng lực cán bộ quản lý, vận hành các công trình cp nước tập trung trên địa bàn đlàm cơ sở xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, quản lý, vận hành công trình. Cử cán bộ quản lý công trình tham dự các lớp hướng dẫn, tập huấn vận hành công trình.

+ Xây dựng Phương án giá tiêu thụ nước sạch của công trình theo các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh trình cp có thm quyền xem xét phê duyệt([2]). Tổ chức thu tiền sdụng nước của người sử dụng; hạch toán thu chi, theo dõi tài sản và trích, nộp khu hao tài sn (nếu có) theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Có các giải pháp ưu tiên, xây dựng kế hoạch, tổ chức việc tu sửa, nâng cp các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung và hỗ trợ công tác quản lý, vn hành các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn từ nguồn kinh phí địa phương, kinh phí hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức hợp pháp.... nhằm phát huy hiệu quả công trình sau đầu tư.

- Khi lập các dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (công trình xây dựng mới và công trình ci tạo, sửa chữa và nâng cp mrộng), yêu cầu các chủ đầu tư phi thhiện và cam kết rõ: Mô hình hoạt động; cam kết ca người hưởng lợi về sử dụng nước và trtiền nước; loại hình đầu tư công trình cấp nước phù hợp; khảo sát kỹ về nguồn nước; phù hợp với tình hình biến đi khí hậu và đơn vị được lựa chọn quản lý sau đầu tư phải được tham gia từ khi lập dự án đu tư đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

- Đối với các địa phương, đơn vị chưa thực hiện việc thanh lý các công trình cấp nước sạch nông thôn thì tiếp tục triển khai thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 324/UBND-KTN ngày 22/02/2016 và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20/9/2017.

- Hàng năm cập nhật đầy đủ các số liệu, chế độ, thời gian báo cáo, thng kê theo quy định tại Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL, ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt điều chỉnh Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi - đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn theo phạm vi trách nhiệm của mình, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương, địa phương và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục, hướng dẫn nhân dân, học sinh tham gia bảo vệ công trình cp nước, sử dụng nước tiết kiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cấp nước; đặc biệt là tuyên truyền cho người dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch nông thôn chuyn dần từ phục vụ sang dịch vụ (có thu tiền sử dụng nước) để góp phần đảm bo các chi phí cần thiết trong việc quản lý, vn hành và duy tu bo dưỡng đối với công trình.

- Tổ chức trin khai thực hiện tốt một số giải pháp, cụ thể như sau:

+ Chỉ đạo UBND các xã, các đơn vị qun lý công trình thường xuyên kiểm tra các công trình nước tự chy, giếng nước sinh hoạt để có giải pháp cụ thcho từng khu vực; vận động nhân dân trong vùng hưởng lợi từ các công trình cấp nước tập trung nông thôn tham gia nạo vét, sửa cha đường ống, cụm đầu mối, blọc nước và nạo vét các giếng đào; givệ sinh khu vực giếng để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

+ Trong trường hợp thiếu nước sinh hoạt ở một số khu vực, cần có giải pháp bơm dn nước bng đường ống dẫn nước tạm thời từ nơi có nguồn nước đến điểm công cộng đnhân dân lấy nước, chuyên chở nước đến nơi thiên tai không thể tìm được nguồn nước ti ch.

+ Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước sinh hoạt đang xây dựng để sớm đưa vào hoạt động phục vụ người dân.

- Ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí địa phương, kinh phí hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức hp pháp... cho mục đích cp nước ở những nơi xảy ra thiên tai.

+ Xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch sử dụng các nguồn vốn trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt đtập trung cp nước cho những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai đề từng bước giải quyết.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm (và đột xut nếu có theo yêu cầu của cp có thm quyn) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn) đ tng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tiếp tục nghiên cu tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, khai thác công trình cấp nước nông thôn tập trung phù hợp với quy mô, tính cht của từng loại công trình trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt nông thôn tại Quyết định số 337/-UBND ngày 15/4/2011 của UBND tỉnh về Phương án Quản lý, khai thác và phương pháp xác định giá thành nước sạch các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn nông thôn tỉnh Kon Tum để áp dụng cho các năm tiếp theo.

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch chống thất thoát, thất thu nước sạch hàng năm và 5 năm trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phPhê duyệt Chương trình quốc gia chng tht thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 đ trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Rà soát, thống kê thực trạng năng lực cán bộ quản lý vn hành công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, quản lý, vận hành công trình.

- Xây dựng chế độ báo cụ thể đối với các cấp quản lý và đơn vị quản lý công trình; xây dựng mẫu biu báo cáo thng nhất, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo.

- Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước nông thôn tập trung; chú trọng công tác theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện kiến nghị đ tăng cường hiệu lực của công tác kiểm tra, giám sát; phối hợp với Sở Y tế thực hiện kim tra, đánh giá chất lượng nước định kỳ theo quy chuẩn nước sạch do Bộ Y tế ban hành.

- Tiếp tục kiểm tra, rà soát, đánh giá tổng ththực trạng tình hình quản lý, khai thác, vận hành công trình nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn, trên cơ sở để có phương án điều chuyển, cho thuê, chuyn nhượng, thanh lý công trình đkhai thác sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu đầu tư.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố đánh giá, phân loại công trình và trình UBND tỉnh phương án xử lý các công trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017.

3. Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định cụ thvề cơ chế, quy trình, thủ tục cấp bù giá nước sạch cho phù hợp với thực tế của địa phương trên địa bàn tỉnh; tiếp tục hướng dẫn các đơn vị qun lý công trình về trình tự, thủ tục xây dựng, trình duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch đcó cơ sở xem xét việc cấp bù kinh phí theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, kiểm tra việc xây dựng, quyết định và thực hiện giá tiêu thụ nước sạch áp dụng cho các đối tượng sử dụng nước tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện quy định của Nhà nước về nguyên tc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, trong đó giá thành được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành; xác định kinh phí bù giá nước trên cơ sở chênh lệch giữa giá thành tính đúng, tính đủ với giá tiêu thụ được duyệt.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước; đào tạo tập huấn, truyền thông nhm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của công trình.

Căn cứ Chthị, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tài chính;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Nước sạch và VSMTNT;
- Chi cục Thủy lợi;
- VP UBND t
nh: CVP, PVPNNTN;
- Lưu: VT, NNTN4.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyn Đức Tuy

 



[1] Thông báo số 121/TB-UBND ngày 02/06/2017 về kết quphiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh thường ktháng 5 năm 2017; văn bản số 1249/UBND-KTN ngày 26/5/2014 về tăng cường công tắc qun lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn; Quyết định s 42/QĐ-UBND ngày 23/01/2015 vviệc giao công trình cp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho các địa phương qun lý.

[2] Thông tư Liên tịch: s 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vhướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thm quyền quyết định giá nước tiêu thụ; Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng v công bđịnh mc dự toán sản xuất nước sạch và qun lý, vận hành mạng lưới cấp nước; Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày 15/04/2011 về việc phương án: Qun lý, khai thác và phương pháp xác định giá thành nước sạch các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn nông thôn tnh Kon Tum…

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu: 07/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
Người ký: Nguyễn Đức Tuy
Ngày ban hành: 07/09/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [10]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do tỉnh Kon Tum ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…