VĂN PHÒNG QUỐC
HỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/VBHN-VPQH |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022 |
Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
2. Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
3. Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022;
4. Luật số 09/2022/QH15 ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023;
5. Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính[1].
Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng[2] và biện pháp quản lý tại gia đình.
5.[3] Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
6. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
7. Vi phạm hành chính có tổ chức là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
8. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.
9. Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
12. Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
13. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
15. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
16. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
17. Người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d)[4] Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Điều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính [5]
1. Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
2. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Căn cứ quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.
Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a)[6] Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức[7] do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a)[8] Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này;
b)[9] Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92 của Luật này;
c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;
d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này;
đ)[10] Trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Điều 8. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
6.[11] Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
8a.[12] Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.
2. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
1. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ)[13] Quy định chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê số liệu trong xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ[14] hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4.[15] Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp, cơ quan thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện việc báo cáo, cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ[16] hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6.[17] Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin, kết quả xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sau đây:
a) Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý đối với vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Không được can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình theo quy định của pháp luật;
c) Không được để xảy ra hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình quản lý, phụ trách;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước,[18] Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
c) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách theo quy định của pháp luật;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3.[19] Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 19. Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; khi phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì có quyền yêu cầu, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải xem xét, giải quyết và trả lời yêu cầu, kiến nghị đó theo quy định của pháp luật.
Công dân, tổ chức Việt Nam vi phạm pháp luật hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật này.
CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3.[20] Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3.[21] Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.
4.[22] Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1.[23] Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3.[24] Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3.[25] Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.[26]
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Mục 2. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc phá dỡ[27] công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.
Điều 29. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 30. Buộc phá dỡ [28] công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải phá dỡ[29] công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 31. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 34. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các yếu tố vi phạm đó; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 36. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng
Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng đã đăng ký hoặc công bố và hàng hóa khác không bảo đảm chất lượng, điều kiện lưu thông thì phải thu hồi các sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[30];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng[31];
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính[32];
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:[33]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:[34]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[35];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:[36]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[37];
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:[38]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng[39];
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính[40];
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:[41]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.
2a.[42] Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3.[43] Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3a.[44] Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4.[45] Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[46];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:[47]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[48];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
6.[49] Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:[50]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 42. Thẩm quyền của Hải quan [51]
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của Hải quan được quy định như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này;
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này;
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 43. Thẩm quyền của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[52].
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[53];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:[54]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[55];
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực lâm nghiệp[56] quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 43a. Thẩm quyền của Kiểm ngư [57]
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 44. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế được quy định như sau:[58]
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[59];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính[60];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 45. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:[61]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[62];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:[63]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính[64];
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:[65]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 45a. Thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia [66]
Việc thực hiện thẩm quyền xử phạt của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[67];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục khác thuộc Bộ và tương đương;[68] Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu; Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:[69]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[70];
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh,[71] Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:[72]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[73];
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:[74]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5.[75] Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 47. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[76].
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:[77]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng[78];
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính[79];
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 48. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[80].
2. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[81];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[82].
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có quyền:[83]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện[84] vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 48a. Thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước [85]
1. Trưởng Đoàn kiểm toán có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Kiểm toán trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 49. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này[86];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3.[87] (được bãi bỏ)
4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính[88];
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có quyền:[89]
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thi hành án dân sự quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:[91]
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Điều 53. Thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính [92]
1. Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật này có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó được giữ nguyên.
2. Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 54. Giao quyền xử phạt [93]
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật này. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
Điều 55. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính [94]
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.
4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
6. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
7. Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
8. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 63 của Luật này và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 59. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Điều 60. Xác định giá trị tang vật, phương tiện [95] vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
1. Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật, phương tiện[96] vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện[97] và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện[98] cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
c) Giá thành của tang vật, phương tiện[99] nếu là hàng hóa chưa xuất bán;
d) Đối với tang vật, phương tiện[100] là hàng giả thì giá của tang vật, phương tiện[101] đó là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật, phương tiện[102] vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện[103] vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện[104] vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện[105] để xác định giá trị không quá 48 giờ[106], kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ[107]. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại[108] Điều 125 của Luật này.
4. Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật, phương tiện[109] vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình.
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[111] hình sự.
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[112] hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[113] hình sự.
3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[114] hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[115] phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[116] hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[117] hình sự.
4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức[118] vi phạm.
Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
1.[119] Đối với vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
2.[120] Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này chuyển đến. Trường hợp cần thiết phải xác minh thêm tình tiết để có căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.
Điều 64. Phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ [121]
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia, tần số vô tuyến điện[122] và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
3. Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Luật này;
b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Luật này và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính;
d) Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các biện pháp nghiệp vụ khác nhằm xác định thông tin, dữ liệu được thu thập từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
5. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng, đối tượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính và việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp.
Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
2.[123] Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính [124]
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật[125] của tổ chức vi phạm;
e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
2. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
3. Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
Điều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2.[126] Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.
3.[127] Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
2. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính.
Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1.[128] Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền [129]
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Cá nhân, tổ chức được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt [130]
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
4. Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
5. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông báo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
7. Cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1.[131] Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
1.[132] Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
1. Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
2. Trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, cá nhân, tổ chức vi phạm phải đình chỉ ngay một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt.
3. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt động ghi trong quyết định xử phạt.
4. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng thực tế gây hậu quả tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường thì người có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản việc tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cho các cơ quan có liên quan.
5.[133] Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ và ra quyết định thu hồi ngay theo thẩm quyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì tạm giữ và trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, phải chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết.
Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
3.[134] Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 83. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
1. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác.
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chứng từ thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ.
1. Quyết định trục xuất phải được thông báo trước khi thi hành cho Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú trước khi đến Việt Nam.
2. Cơ quan Công an có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định trục xuất, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại Chương I Phần thứ tư của Luật này.
Điều 85. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Luật này.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.
4. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 của Luật này thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.
5. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.
Mục 3. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1.[136] Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế [137]
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực Thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
e) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
g) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
h) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
i) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;
k) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;
l) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;
m) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
n) Kiểm toán trưởng;
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
3. Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên của mình ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
1.[138] Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này.
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.
2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
2a.[139] Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;
b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;
c)[140] Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế; tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp; thực hiện việc trích chuyển số tiền phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn [141]
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.
Điều 91. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng [142]
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Điều 93. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1.[143] Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên[144];
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Điều 95. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.[145] Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên[146];
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi người vi phạm thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này cư trú hoặc nơi họ có hành vi vi phạm pháp luật tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trong trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.
3. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó, bệnh án (nếu có), bản tường trình của người vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.
Đối với người chưa thành niên bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì hồ sơ phải có nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có), ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.
4.[147] Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ; đối với người chưa thành niên thì còn phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1.[148] Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 97 của Luật này, cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 97 của Luật này gửi hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc[149], kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tùy từng đối tượng mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3.[150] Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
1.[151] Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 99 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 99 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Luật này quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng có hành vi vi phạm để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 99 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh[152] về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3.[153] Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
1.[154] Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 101 của Luật này hoặc kể từ ngày Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập biên bản về hành vi vi phạm mới quy định tại khoản 3 Điều 118 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 101 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh[155] về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc [156]
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;
d) Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
đ) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
1.[157] Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, Công an cấp tỉnh gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm; Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 105. Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 107. Gửi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thi hành [158]
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực, Tòa án nhân dân đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người bị áp dụng, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc cơ quan Công an cùng cấp trong trường hợp Công an cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và các cơ quan hữu quan để thi hành theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng còn được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Điều 108. Thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hết thời hiệu thi hành sau 06 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hết thời hiệu thi hành sau 01 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người phải chấp hành quyết định cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt.
Điều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục.
1.[159] Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan nhận được quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 107 của Luật này có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên[160];
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên[161];
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
c) Đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên[162].
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần thiết thì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định.
Quyết định miễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
1. Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.
4. Đối tượng ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại quy định tại khoản 2 Điều này thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để điều trị.
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
2. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ chức áp giải đối tượng.
Điều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở.
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp hành biện pháp đó để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
2. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đó.
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải hủy quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trường hợp bị Tòa án xử phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hành hình phạt tù.
Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Tòa án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
1. Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp người nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện việc cai nghiện cho đối tượng này.
3.[163] Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi vi phạm trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng này được thực hiện theo quy định của Luật này.
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
Điều 120. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ 120 đến 132 của Luật này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Chương II của Phần này.
3. Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
4. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 121. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Trường hợp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với mục đích và điều kiện áp dụng theo quy định của Luật này thì quyết định áp dụng biện pháp đó phải được hủy bỏ.
2. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1.[164] Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;
b) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3.[165] Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
5.[166] Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với trường hợp tạm giữ người quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì nơi tạm giữ là khu lưu giữ tạm thời tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc nhà tạm giữ, buồng tạm giữ hành chính.
Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
6. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
7. Chính phủ quy định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính[167]
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
h) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
Điều 124. Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b)[168] Đưa vào hoặc đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 111, khoản 2 Điều 112 không tự giác chấp hành khi điều kiện hoãn, tạm đình chỉ không còn và đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc áp giải người vi phạm.
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3.[169] Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4.[170] Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ; quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5.[171] Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5a.[172] Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b.[173] Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c.[174] Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8.[175] Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
9.[176] Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
10.[177] Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11.[178] Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1.[179] Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự thì bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.
2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lập thành biên bản. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
4.[180] Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4a.[181] Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
4b.[182] Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.
5. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm độc hại thì phải tiến hành tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
6.[183] Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của Luật này.
7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này.
Điều 127. Khám người theo thủ tục hành chính
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.
Điều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.
4. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có ít nhất 01 người chứng kiến[184].
5. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.
Điều 129. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và ít nhất 01 người chứng kiến[185].
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 131. Quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính [186]
1. Đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có nơi cư trú ổn định, cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ quyết định giao cho gia đình quản lý đối tượng trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Đối với người không có nơi cư trú ổn định hoặc có nơi cư trú ổn định nhưng gia đình không đồng ý quản lý, việc quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện như sau:
a) Cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ quyết định giao cho trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cư trú hoặc có hành vi vi phạm tổ chức quản lý.
3. Thời hạn quản lý được tính từ khi lập hồ sơ cho đến khi người có thẩm quyền đưa đối tượng đi áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quyết định của Tòa án.
Thời gian quản lý tại trung tâm, cơ sở đối với đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được trừ vào thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
4. Quyết định giao cho gia đình hoặc cơ quan, tổ chức quản lý phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giao quản lý hoặc tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức được giao quản lý; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được quản lý; lý do, thời hạn, trách nhiệm của người được quản lý, trách nhiệm của người hoặc cơ quan, tổ chức quản lý và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú; chữ ký của người quyết định giao quản lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận quản lý, người được quản lý để thực hiện.
5. Trong thời gian quản lý, gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý có trách nhiệm sau đây:
a) Không để người được quản lý tiếp tục vi phạm pháp luật;
b) Bảo đảm sự có mặt của người được quản lý khi có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Báo cáo kịp thời với cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định giao quản lý trong trường hợp người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
6. Trong thời gian quản lý, người được quản lý có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng. Khi đi ra khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn để ở lại địa phương khác phải thông báo cho gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý biết về địa chỉ, thời gian tạm trú tại đó;
b) Có mặt kịp thời tại trụ sở của cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ khi có yêu cầu.
7. Trong thời gian quản lý, cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định quản lý có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý và người được quản lý về quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian quản lý;
b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý trong việc quản lý, giám sát người được quản lý;
c) Khi được thông báo về việc người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định giao quản lý phải kịp thời có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
3.[187] Trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này đủ 18 tuổi tại thời điểm truy tìm được, Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 2 Điều này đủ 18 tuổi tại thời điểm truy tìm được, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phần thứ năm
NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Điều 133. Phạm vi áp dụng
Việc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Phần thứ năm và các quy định khác có liên quan của Luật này.
Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:
1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;
2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;
3.[188] Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Điều 135. Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
Điều 136. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Chương I Phần thứ ba của Luật này. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý, trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì phải ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
2. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Chương II Phần thứ ba của Luật này.
Điều 137. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
2. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Điều 138. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:
1. Nhắc nhở;
2. Quản lý tại gia đình;
3.[189] Giáo dục dựa vào cộng đồng.
1. Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
b) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.
Điều 140. Quản lý tại gia đình
1.[190] Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
5. Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 140a. Giáo dục dựa vào cộng đồng [191]
1. Giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng từ 06 tháng đến 24 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng có hiệu lực, Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ NHIỆM |
[1] Luật Hải quan số 54/2014/QH13 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Hải quan.”.
Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Thủy sản.”.
Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13 và Luật số 18/2017/QH14.”.
Luật số 09/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12.”.
Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Thanh tra.”.
[2] Cụm từ “, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng” được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[6] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy đinh tại điểm a khoản 4 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[7] Cụm từ “, tổ chức” được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[8] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[9] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[10] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[11] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[12] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[13] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[14] Cụm từ “06 tháng,” được bỏ theo quy định tại điểm a khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[15] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[16] Cụm từ “06 tháng,” được bỏ theo quy định tại điểm a khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[17] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[18] Cụm từ “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước,” được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[19] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[20] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[21] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[22] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[23] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[24] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[25] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[26] Cụm từ “Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.” được bỏ theo quy định tại điểm b khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[27] Từ “tháo dỡ” được thay bằng từ “phá dỡ” theo quy định tại điểm a khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[28] Từ “tháo dỡ” được thay bằng từ “phá dỡ” theo quy định tại điểm a khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[29] Từ “tháo dỡ” được thay bằng từ “phá dỡ” theo quy định tại điểm a khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[30] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[31] Cụm từ “50.000.000 đồng” được thay bằng cụm từ “100.000.000 đồng” theo quy định tại điểm b khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[32] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được bỏ theo quy định tại điểm c khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[33] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[34] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 12 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[35] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[36] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 12 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[37] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[38] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 12 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[39] Cụm từ “50.000.000 đồng” được thay bằng cụm từ “100.000.000 đồng” theo quy định tại điểm b khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[40] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được bỏ theo quy định tại điểm c khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[41] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 12 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[42] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[43] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[44] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[45] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 13 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[46] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[47] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 14 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[48] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[49] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 14 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[50] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[51] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[52] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[53] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[54] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[55] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[56] Cụm từ “quản lý rừng, lâm sản” được thay bằng từ “lâm nghiệp” theo quy định tại điểm c khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[57] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[58] Đoạn mở đầu này được bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[59] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[60] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được bỏ theo quy định tại điểm c khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[61] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 19 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[62] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[63] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[64] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được bỏ theo quy định tại điểm c khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[65] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 19 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[66] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[67] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[68] Cụm từ “Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục khác thuộc Bộ và tương đương;” được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 116 của Luật Thanh tra số 11/2022/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
[69] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 21 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[70] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[71] Cụm từ “Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh” được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 116 của Luật Thanh tra số 11/2022/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
[72] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 21 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[73] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[74] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 21 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[75] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 21 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[76] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[77] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[78] Cụm từ “25.000.000 đồng” được thay bằng cụm từ “50.000.000 đồng” theo quy định tại điểm d khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[79] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được bỏ theo quy định tại điểm c khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[80] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[81] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[82] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[83] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[84] Cụm từ “được sử dụng để” được bỏ theo quy định tại điểm d khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[85] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[86] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được thay bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” theo quy định tại điểm k khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[87] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 25 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[88] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” được bỏ theo quy định tại điểm c khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[89] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 25 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[90] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 75 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[91] Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 26 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[92] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[93] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[94] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[95] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[96] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[97] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[98] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[99] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[100] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[101] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[102] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[103] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[104] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[105] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[106] Cụm từ “24 giờ” được thay bằng cụm từ “48 giờ” theo quy định tại điểm đ khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[107] Cụm từ “24 giờ” được thay bằng cụm từ “48 giờ” theo quy định tại điểm đ khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[108] Cụm từ “khoản 5 và khoản 9” được bỏ theo quy định tại điểm đ khoản 74 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[109] Cụm từ “, phương tiện” được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[110] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[111] Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” được thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” theo quy định tại điểm e khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[112] Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” được thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” theo quy định tại điểm e khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[113] Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” được thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” theo quy định tại điểm e khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[114] Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” được thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” theo quy định tại điểm e khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[115] Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” được thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” theo quy định tại điểm e khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[116] Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” được thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” theo quy định tại điểm e khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[117] Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” được thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” theo quy định tại điểm e khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[118] Cụm từ “, tổ chức” được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[119] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 31 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[120] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 31 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[121] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 32 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[122] Cụm từ “, tần số vô tuyến điện” được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 09/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
[123] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 33 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[124] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 34 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[125] Cụm từ “và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật” được bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[126] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 35 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[127] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 35 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[128] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[129] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[130] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 38 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[131] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 39 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[132] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 40 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[133] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 41 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[134] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 42 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[135] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 75 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[136] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 43 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[137] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 44 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[138] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 45 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[139] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 45 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[140] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 45 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[141] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 46 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[142] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 47 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[143] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 48 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[144] Từ “bệnh viện” được thay bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[145] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 49 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[146] Từ “bệnh viện” được thay bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[147] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 50 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[148] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 51 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[149] Cụm từ “03 ngày” được thay bằng cụm từ “02 ngày làm việc” theo quy định tại điểm h khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[150] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 52 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[151] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 53 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[152] Cụm từ “, Giám đốc Công an cấp tỉnh” được bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[153] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 54 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[154] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 55 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[155] Cụm từ “, Giám đốc Công an cấp tỉnh” được bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[156] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 56 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[157] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 57 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[158] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 58 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[159] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 59 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[160] Từ “bệnh viện” được thay bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[161] Từ “bệnh viện” được thay bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[162] Từ “bệnh viện” được thay bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[163] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 60 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[164] Khoản này được sửa đổi lần 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật Hải quan số 54/2014/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần 2 theo quy định tại điểm a khoản 61 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[165] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 61 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[166] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 61 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[167] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 62 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[168] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 63 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[169] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[170] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[171] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[172] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[173] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[174] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[175] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[176] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[177] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[178] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 64 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[179] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 65 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[180] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 65 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[181] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 65 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[182] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 65 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[183] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 65 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[184] Cụm từ “02 người chứng kiến” được thay bằng cụm từ “ít nhất 01 người chứng kiến” theo quy định tại điểm i khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[185] Cụm từ “02 người chứng kiến” được thay bằng cụm từ “ít nhất 01 người chứng kiến” theo quy định tại điểm i khoản 73 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[186] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 66 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[187] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 67 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[188] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 68 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[189] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 69 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[190] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 70 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[191] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 71 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[192] Điều 103 của Luật Hải quan số 54/2014/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 quy định như sau:
“Điều 103. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số 42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.”.
Điều 104 và Điều 105 của Luật Thủy sản số 18/2017/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 104. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 105. Quy định chuyển tiếp
1. Sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 như sau: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thủy sản đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
2. Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
3. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.”.
Điều 3 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.”.
Điều 3 và Điều 4 của Luật số 09/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Điều 4. Quy định chuyển tiếp
1. Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép. Chứng chỉ vô tuyến điện viên đã cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2024 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong chứng chỉ.
2. Tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 06 tháng 9 năm 2023 thì được xem xét gia hạn theo quy định tại Điều 16 của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 và các điểm a, b, c khoản 1 Điều 22 của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo khoản 9 Điều 1 của Luật này tối đa đến hết ngày 15 tháng 9 năm 2024 và không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho thời gian được gia hạn.
3. Tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 16 tháng 9 năm 2024 thì không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép và không được gia hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo quy hoạch băng tần đối với các băng tần đã cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trước ngày 01 tháng 8 năm 2023. Đối với khối băng tần được xem xét cấp lại mà sử dụng chung tần số vô tuyến điện theo giấy phép sử dụng băng tần đã cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được xem xét cấp lại theo hiện trạng sử dụng.
5. Việc đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên tiếp tục được thực hiện theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.”.
Điều 117 và Điều 118 của Luật Thanh tra số 11/2022/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 117. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
2. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 118. Quy định chuyển tiếp
Các cuộc thanh tra có quyết định thanh tra được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12.”.
[193] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 75 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
THE OFFICE OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 20/VBHN-VPQH |
Hanoi, December 29, 2022 |
LAW
HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Law on Handling Administrative Violations No. 15/2012/QH13 dated June 20, 2012 of the National Assembly, which has been effective since July 01, 2013, is amended by:
1. Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June, 23 2014 of the National Assembly, which has been effective since January 01, 2015;
2. Law on Fishery No. 18/2017/QH14 dated November, 21 2017 of the National Assembly, which has been effective since January 01, 2019;
3. Law No. 67/2020/QH14 dated November 13, 2020 of the National Assembly on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022;
4. Law No. 09/2022/QH15 dated November 09, 2022 of the National Assembly on amendments to some Articles of the Law on Radio Frequencies, which comes into force from July 01, 2023.
5. Law on Inspection No. 11/2022/QH15 dated November, 14 2022 of the National Assembly, which has been effective since July 01, 2023.
...
...
...
The National Assembly promulgates Law on Handling Administrative Violations [1].
Part One
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Law elaborates administrative penalties and administrative handling measures.
Article 2. Definitions
For the purposes of this Law, the terms below are construed as follows:
1. “Administrative violation” refers to an act performed through an organization or individual’s fault against regulations of law on state management. However, this act is not treated as a crime and as required by law, such organization or individual shall incur an administrative penalty.
2. “Imposition of an administrative penalty” refers to an act that a competent person imposes an administrative penalty or remedial measure on an organization or individual committing administrative violation(s) according to regulations of law on handling administrative violations.
...
...
...
4. “Alternative to an administrative handling measure” refers to an educational measure that is imposed to replace an administrative penalty or an administrative handling measure against a minor who commits administrative violation, including reprimand, community-based education [2] and home-based management.
5. [3] “Recidivism” refers to an act of repeating a violation by an individual or organization against which an administrative penalty decision has been imposed before the period of being considered that such decision is not enforced yet expires; an act of repeating a violation by an individual against which an administrative handling measure has been imposed before the period of being considered that such measure is not enforced yet expires.”.
7. “Committing administrative violations in an organized manner” refers to a case that an organization or individual colludes with other organizations or individuals to commit administrative violations.
8. “License or practicing certificate” refers to a document granted by a state agency or a competent person to an individual or organization according to regulations of law so that such individual or organization can carry out business or operation, practice or use equipment or means. Licenses or practicing certificates do not include business registration certificates, certificates attached to the personal status of licensees without the purpose of practicing permission.
9. “Dwelling place” refers to a dwelling house, means or another house that a citizen resides. The dwelling place shall belong to the ownership of citizen or be leased, lent or let for free-of-charge stay by an agency, organization or individual according to regulations of law.
10. “Organization” refers to a state agency, political organization, political - social organization, political – social professional organization, social organization, professional social organization, economic organization, people’s armed force or another organization that is established according to regulations of law.
11. “Urgent situation" refers to a situation that an individual or organization wishes to avoid a real danger which directly threatens interests of the State or such organization, its/his/her legitimate rights and interests or legitimate rights and interests of others but has no other choice but to cause less damage than the loss to be prevented.
12. “Justifiable force in self-defense” refers to a person's use of force which is reasonably necessary to defend against another person's infringement upon his/her legitimate rights or interests, rights or interests of other persons, the State or organization.
...
...
...
14. “Force majeure event” refers to an event that occurs objectively and cannot be foreseen and recovered although all necessary and reasonable measures have been taken.
15. “Person incapable of fulfilling administrative liability” refers to a person who commits administrative violation while being incapable of cognizing or controlling his/her acts due to mental disease or other ailments.
16. “Drug addict" refers to a person who uses drugs, habit-forming drugs, or psychotropic drugs and is dependent on these drugs.
17. Legal representatives include parents or guardian, lawyer and legal assistants.
Article 3. Rules for handling administrative violations
1. Rules for handling administrative violations:
a) All administrative violations shall be detected, promptly prevented and handled strictly and clearly, and all consequences caused by such administrative violations shall be resolved according to regulations of law;
b) Administrative penalties shall be imposed in a fast, public, objective and fair manner, under proper competence in accordance to regulations of law.
c) Administrative penalties shall be imposed according to nature, seriousness, consequences of violations, violators and extenuating and aggravating circumstances;
...
...
...
The penalty for an administrative violation shall be imposed once only.
If multiple persons commit an administrative violation, each of them shall incur the administrative penalty for such violation.
If a person commits multiple administrative violations or commits administrative violation(s) in multiple times, he/she shall incur the administrative penalty for each violation, except when the act of committing administrative violation(s) in multiple times is regulated as an aggravating circumstance by the Government;”.
dd) Persons who have authority to impose administrative penalties shall be responsible for proving administrative violations. Individuals or organizations that incur administrative penalties can self-prove or be proved by their legal representatives that they do not commit administrative violations;
e) The fine incurred by an organization is twice as much as the fined incurred by an individual for the same violation.
2. Rules for imposing administrative handling measures:
a) An individual shall be subject to an administrative handling measure if he/she is one of the persons prescribed in Articles 90, 92, 94 and 96 of this Law;
b) The imposition of administrative handling measures shall comply with regulations in point b, Clause 1 of this Article;
c) Decision on the time limit for imposition of administrative handling measures shall be based on nature, seriousness, consequences of violations, the personal identification of violators and extenuating as well as aggravating circumstances;
...
...
...
Article 4. Authority to regulate imposition of administrative penalties and regimes for imposition of administrative handling measures [5]
1. Pursuant to regulations of this Law, the Government issues the following regulations:
a) Administrative violations; administrative violations that have ended and administrative violations in progress; administrative penalties, fines, remedial measures for each administrative violation; violators who incur administrative penalties; authority to impose penalties, fines specific to titles and authority to make records of administrative violations; imposition of administrative penalties, remedial measures applicable to respective areas by state management;
b) Regimes for imposition of administrative handling measures.
2. Forms used in handling of administrative violations shall comply with the Government's regulations.
3. Pursuant to regulations of this Law, the National Assembly’s Standing Committee shall regulate the imposition of administrative penalties for violations arising from state audit activities and violations against legal proceedings”.
Article 5. Violators subject to administrative penalties for their violations
1. Violators subject to administrative penalties for their violations include:
a) Persons aged from 14 to under 16 shall be subject to penalties for intentional administrative violations; persons aged from 16 or older shall be subject to penalties for all administrative violations.
...
...
...
b) Organizations shall be subject to penalties for all administrative violations that they have committed.
c) Foreign individuals or organizations that commit administrative violations within the territory, the territorial waters adjacent areas, the exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; in Vietnamese nationality aircrafts, seagoing vessels flying Vietnamese national ensigns shall be subject to administrative penalties according to the regulations of Vietnamese laws, except otherwise provided for by international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is member.
2. Individual against which an administrative handling measure has been imposed is an individual who is one of the persons specified in Articles 90, 92, 94 and 96 of this Law;
Administrative handling measures shall not be imposed upon foreigners.
Article 6. Limitation period for handling administrative violations
1. Limitation period for imposition of an administrative penalty is regulated as follows:
a) [6] Limitation period for imposition of an administrative penalty shall be 01 year, except for the following cases:
The limitation period for imposition of penalties for administrative violations arising from sectors and activities, including accounting; invoices; fees and charges; insurance business; price management; securities; intellectual property; construction; fishery; forestry; investigation, planning, exploration, extraction and use of water resources; oil and gas and other mining activities; environmental protection; atomic energy; management and development of houses and offices; land; levees; press; publishing; commodity production, export, import and trading; manufacturing and trading of banned and counterfeit goods; foreign worker management, shall be 02 years.
The limitation period for imposition of penalties for administrative violations arising from taxes shall comply with laws on tax administration;
...
...
...
Regarding administrative violation that has ended, the limitation period shall begin from violation end date
Regarding administrative violation in progress, the limitation period shall begin from the time of detection of the violation;
c) In case of penalties for administrative violations committed by individuals or organizations transferred by proceeding agencies, the limitation period shall be applicable according to the regulations in Points a and b of this Clause. The period when proceeding agencies handle and consider cases shall be included in the limitation period for imposition of penalties for administrative violations.
d) Within the period specified in points a and b of this Clause, if individuals or organizations deliberately evade or obstruct imposition of administrative penalties, the limitation period for imposition of penalties shall be re-calculated from the time of termination of the acts of evading or obstructing imposition of penalties.
2. Limitation period for imposition of administrative handling measures is regulated as follows:
a)[8] The limitation period for compulsory education in the community shall be 01 year starting from the date in which an individual commits any violation specified in Clause 1 of Article 90; 06 months starting from the date in which an individual commits any violation specified in Clause 2 of Article 90; 06 months starting from the date in which an individual last commits one of the acts of violation specified in Clauses 3, 4 and 6 of Article 90; 03 months starting from the date in which an individual last commits any violation specified in Clause 5 of Article 90 of this Law;
b)[9] The limitation period for sending violators to reform schools shall be 01 year starting from the date in which an individual commits any violation specified in Clauses 1 and 2 of Article 92; 06 months starting from the date in which an individual commits any violation specified in Clauses 3 and 4 of Article 92 herein;”;
c) The limitation period for sending violators to compulsory educational establishments shall be 01 year starting from the date in which an individual last commits any violation specified in Clause 1 of Article 94 of this Law;
d) The limitation period for sending violators to compulsory detoxification centers shall be 03 months starting from the date in which an individual last commits any violation specified in Clause 1 of Article 96 of this Law;
...
...
...
Article 7. Period after which an administrative violation is absolved.
1. Within 06 months from the date of finishing executing the warning decision or 01 year from the date of finishing executing another decision on imposition of the administrative penalty, or from the date of expiration of the limitation period for execution of the decision on imposition of the administrative penalty, if an individual or organization subject to the administrative penalty does not commit repeat violation(s), such individual or organization shall be considered that he/she/it has not been subject to any administrative penalty.
2. Within 02 years from the date of finishing executing the decision on imposition of administrative handling measure, or 01 year from the date of expiration of the limitation period for execution of the decision on imposition of administrative handling measure, if an individual subject to administrative handling measure does not commit repeat violation(s), he/she shall be considered not yet being subject to administrative handling measure.
Article 8. Calculation of period, time limit, limitation period for handling of administrative violations
1. Calculation of the time limit or the limitation period for handling of administrative violations shall comply with regulations of Civil Code, unless this Law elaborates time under working days.
2. Night time shall be calculated from 22:00 p.m. of the previous day to 6:00 a.m. of the following day.
Article 9. Extenuating circumstance
Extenuating circumstances include:
1. Violator has prevented or reduced the harm caused by the violation or voluntarily implements remedial measures or makes compensation for damage;
...
...
...
3. Violator commits administrative violation under provocation caused by other persons ‘violations; beyond the limit of justifiable force in self-defense; exceeding requirement of urgent situation;
4. Violator commits administrative violation due to being forced to or due to their material or spiritual dependence;
5. Violator is a pregnant woman, an old or weak person, a person who suffers from ailment or disability which restricts his/her capacity to cognize or control his/her acts;
6. Violator commits violation due to particularly difficult circumstance which is not caused by such violator;
7. Violation is committed due to backwardness;
8. Other extenuating circumstances under regulations of the Government.
Article 10. Aggravating circumstance
1. Aggravating circumstances include:
a) Committing administrative violations in an organized manner;
...
...
...
c) Inciting, dragging, using minors to commit administrative violations, forcing persons who have material or spiritual dependence to commit violations;
d) Using persons that violators clearly know that they are suffering from mental disease or other ailments which cause loss of their ability to cognize or control their behaviors to commit administrative violations;
dd) Reviling, defaming persons who are performing duties; committing administrative violations with gangster-like nature;
e) Abusing one’s positions and powers to commit administrative violations;
g) Taking advantage of war, natural disaster, epidemic diseases or other special difficulties of the society to commit administrative violations;
h) Committing violations while serving criminal sentences or decisions on imposition of administrative handling measures;
i) Continuing to commit administrative violations although the competent persons have requested termination of such violations;
k) After committing violations, committing acts of evading or concealing administrative violations;
l) Committing administrative violations with large scale, large quantity or large value of goods;
...
...
...
2. If circumstances specified in Clause 1 of this Article have been defined as administrative violations, such circumstances shall not be considered as aggravating circumstances.
Article 11. Cases not subject to administrative penalties
Cases not subject to administrative penalties include:
1. Committing administrative violations in urgent situations;
2. Committing administrative violations due to justifiable force in self-defense;
3. Committing administrative violations due to unexpected events;
4. Committing administrative violations due to force majeure events;
5. Violators are incapable of fulfilling administrative liabilities; violators commit administrative violations when they do not reach age to be subject to administrative penalties according to regulations in point a, Clause 1, Article 5 of this Law.
Article 12. Prohibited acts
...
...
...
2. Abusing positions and powers to harass, demand or receive money or property of violators; tolerating violators, screening them from administrative penalties and constraining them from exercising their rights when imposing administrative penalties or imposing administrative handling measures.
3. Issuing, on an ultra vires basis, documents on administrative violations; on authority to impose penalties, penalties and remedial measures for respective acts of administrative violation arising from state management activities, and administrative handling measures.
4. Failing to impose administrative penalties; failing to impose remedial measures or administrative handling measures.
5. Imposing administrative penalties, imposing remedial measures or imposing administrative handling measures in an untimely, loose or ultra vires manner, or not according to authority or procedures, or not to correct violators, as legally prescribed.
6. [11] Identifying administrative violations incorrectly; imposing penalties, fines, and imposing remedial measures in an incorrect and incomplete manner with respect to administrative violations.
7. Illegally intervening in handling administrative violations.
8. Extending the time limit for imposition of administrative handling measures;
8a. [12] Failing to monitor, urge, inspect and take charge of enforcing execution of the decision on imposition of penalties or remedial measures.
9. Using administrative fines, interest on late imposition of fines, gains from sale or liquidation of confiscated exhibits/means of administrative violations and other amounts collected from imposition of administrative penalties in contravention of law on state budget.
...
...
...
11. Infringing the life, health, honor and dignity of violators subject to administrative penalties, administrative handling measures, measures for prevention and assurance about handling administrative violations, or enforcement measures of executing decisions on handling of administrative violations.
12. Resisting, evading, delaying or obstructing the execution of decisions on imposition of administrative penalties, decisions on imposition of measures for prevention and assurance about handling administrative violations, decisions on enforcement measures of executing decisions on imposition of administrative penalties, decisions on imposition of administrative handling measures.
Article 13. Compensation for damage
1. If the violators cause damages, they must pay for those damages as compensation. The compensation shall comply with regulations of the Civil Law.
2. If persons who have authority to handle administrative violations, agencies, organizations, individuals related to handling of administrative violations cause damages, they shall grant compensation according to regulations of law.
Article 14. Responsibilities to combat, prevent and oppose administrative violations
1. Individuals or organizations shall strictly comply with regulations on handling of administrative violations. Organizations shall be responsible for educating members of their organizations about awareness of protection and compliance with law, the rules of social life in order to promptly take measures to eliminate causes and conditions that cause violations in their organizations.
2. In case of detection of administrative violations, persons who have authority to handle administrative violations shall be responsible for handling violations according to regulations of law.
3. Individuals or organizations shall be responsible for detecting, denouncing and combating, preventing and opposing administrative violations.
...
...
...
1. Individuals or organizations subject to administrative penalties shall have the right to complain about, initiate lawsuits for decisions on handling of administrative violations according to the regulations of law.
2. Individuals shall have the right to denounce violations in the handling of administrative violations according to regulations of law.
3. In the process of settlement of complaints or institution of legal proceedings if it is deemed that the execution of decisions on handling of administrative violations subject to complaints or institution of legal proceedings will cause irremediable consequences, the persons who are in charge of settlement of complaints or institution of legal proceedings shall make decisions on suspension of the execution of such decisions according to regulations of law.
Article 16. Responsibilities of persons who have authority to handle administrative violations
1. In the process of handling administrative violations, persons who have authority to handle administrative violations shall comply with regulations of this Law and other related law regulations.
2. Persons having authority to handle administrative violations, who harass, claim, receive money or other property from violators, tolerate, screen, fail to impose penalties or promptly impose penalties for violations with exact nature or seriousness under proper authority or violate other regulations in Article 12 of this Law and other regulations of law, depending on the nature and seriousness of their violations, they shall be disciplined or prosecuted for criminal liability.
Article 17. Responsibility for management of law enforcement on handling of administrative violations
1. The Government unifies management of law enforcement on handling of administrative violations nationwide.
2. The Ministry of Justice shall be responsible to the Government for management of law enforcement on handling of administrative violations with the following tasks and powers:
...
...
...
b) General monitor and report law enforcement on handling of administrative violations; make statistics reports, develop and manage the national database on handling of administrative violations;
c) Take charge and cooperate in provision of guidance, training and refresher training in law enforcement on handling of administrative violations;
d) Inspect and cooperate with relevant ministries and agencies in inspection of law enforcement on handling of administrative violations;
dd) [13] Regulate reporting regimes and forms used for collection of statistical data on handling of administrative violations.”;
3. Within the scope of their duties and powers, the ministries or authorities shall comply with or cooperate with the Ministry of Justice in complying with regulations of Clause 2 of this Article; promptly provide information for the Ministry of Justice about handling of administrative violations to develop national database; annually send reports to the Ministry of Justice on the handling of administrative violations arising within their remit.
4. [15] Within the scope of their duties and powers, the Supreme People's Court and the State Audit shall comply with regulations of Clause 2 of this Article, and annually send reports to the Ministry of Justice on handling of administrative violations arising within their remit; shall direct People's Courts at all levels, State Audit’s subordinate agencies to report and provide information on handling of administrative violations
5. Within the duties and powers, the People's Committees at all levels shall manage law enforcement on handling of administrative violations in their provinces, districts or communes with the following responsibilities:
a) Direct the execution of legislative documents on handling of administrative violations; disseminate, educate legal information on handling of administrative violations;
b) Check, inspect, handle violations and according to the competence, settle complaints, denunciations of law enforcement on handling of administrative violations;
...
...
...
6. [17] Host entities in charge of persons having authority to impose administrative penalties, the People's Courts having authority to decide the imposition of administrative handling measures, entities enforcing decisions on imposition of penalties and decisions on enforcement of decisions on imposition of penalties, and entities enforcing decisions on imposition of administrative handling measures, shall be responsible for providing, updating information and results of handling of administrative violations under their jurisdiction and within their remit to the national database on handling of administrative violations.
7. The Government elaborates this Article.
Article 18. Responsibilities of heads of agencies or units for handling of administrative violations
1. Within their duties and powers, the heads of agencies or units that have authority to handle administrative violations shall have the following responsibilities:
a) Frequently inspect, check and promptly handle violations committed by persons who have authority to handle administrative violations under their management; settle complaints and denunciations of handling of administrative violations according to regulations of law;
b) Fail to illegally interfere in handling of administrative violations and take joint responsibility for violations of persons who have authority to handle administrative violations under their management according to regulations of the law;
c) Prevent corruption committed by persons who have authority to handle administrative violations under their management;
d) Other responsibilities according to regulations of law.
2. Within their duties and powers, Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Chief Justice of the Supreme People's Court, the State Auditor General, and the Chairpersons of the People's Committees at all levels shall have responsibilities as follows:
...
...
...
b) Discipline persons who have committed violations against handling of administrative violations under their management;
c) Promptly settle complaints and denunciations of handling of administrative violations in the sectors, fields under their management according to regulations of law;
d) Other responsibilities according to regulations of law.
3. [19] Within their duties and powers, the Ministers, Heads of ministerial-level agencies, the Chairpersons of the People's Committees at all levels, heads of agencies or units in charge of persons who have authority to handle administrative violations shall be responsible for detecting any defect contained in decisions on handling of administrative violations issued by themselves or their subordinates, and promptly correcting, revising, supplementing or abolishing them, or promulgating new ones under their jurisdiction.
The Government elaborates this Clause.
Article 19. Supervision of handling of administrative violations
The National Assembly, the agencies of the National Assembly, the People's Councils at all levels, members of the National Assembly and the People's Councils, the Vietnam Fatherland Front, member organizations of the Vietnam Fatherland Front and all citizens monitor activities of agencies, persons that have authority to handle administrative violations; in case of detecting violations committed by agencies or persons that have authority to handle administrative violations, they are entitled to propose or request competent agencies and persons to consider, settle and handle according to regulations of law.
Agencies or persons that have authority to handle administrative violations shall consider, settle and response to requirements or proposals according to regulations of law.
Article 20. Application of Law on Handling of Administrative Violations to administrative violations committed outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam
...
...
...
Part two
IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE PENALTIES
Chapter I
PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES
Section 1. PENALTIES
Article 21. Penalties and rules for imposition
1. The penalties include:
a) Warnings;
b) Fines;
...
...
...
d) Confiscation of exhibits and/or means used for commission of administrative violations;
dd) Deportation.
2. The penalties specified in Points a and b Clause 1 of this Article shall be specified and imposed as main penalties.
The penalties specified in Points c, d and dd Clause 1 of this Article may be specified as additional penalties or main penalties.
3. [20] A main penalty shall be imposed, or one or multiple additional penalties enclosed may be imposed for each administrative violation.
Additional penalties may accompany main penalties, except the cases specified in Clause 2 of Article 65 herein.”.
Article 22. Warning
If individuals or organizations commit administrative violations which are not serious with extenuating circumstances or minors aged from 14 and to under 16 commit administrative violations, warnings shall be issued to such individuals, organizations or minors according to regulations of law. Warning shall be decided in writing.
Article 23. Fines
...
...
...
Regarding inner areas of central-affiliated cities, the fines may be higher but not exceed twice as much as the common fines imposed for the same violations against regulations on road traffic; environmental protection; security, order and social security.
2. The Government regulates fine brackets or fines for specific administrative violations according to one of the following methods, but the highest fine bracket does not exceed the maximum fine specified in Article 24 of this Law;
a) Determining the minimum or the maximum fine;
b) Determining the number of times, the percentage of the value and the quantity of exhibits and/or means used for commission of administrative violations, violators or revenue, benefits gained from administrative violations.
3. [21] Based on types of acts, fine brackets or fines specified in the Government's Decrees and specific local socio-economic management requirements, the People's Councils of central-affiliated cities shall have the right to decide fine brackets or specific fines for violations in the fields specified in Clause 1 of this Article but not exceeding the maximum fine for the respective fields specified in Article 24 of the Law.
4. [22] The specific fine for an administrative violation is the average of fines within the fine bracket imposed for that violation; if there is any extenuating circumstance, the fine may be reduced but not be lower than the minimum limit of the fine bracket; if there is any aggravating circumstance, the fine may be increased, but not exceed the maximum limit of the fine bracket.
The Government elaborates this Clause.
Article 24. Maximum fines in fields
1. [23] Maximum fines imposed upon individuals for their acts falling within the scope of state management shall comply with the following regulations:
...
...
...
b) A fine of up to VND 40.000.000 shall be imposed for any act arising in fields including public order, security and social safety; obstruction of proceedings; enforcement of civil judgments; bankruptcy of enterprises and cooperatives; electronic transactions; post;
c) A fine of up to VND 50.000.000 shall be imposed for any act arising in fields including firefighting and fire protection; rescue; judicial support; preventive health care; HIV/AIDS prevention and control; culture; sports; tourism; science and technology management; technology transfer; child protection and care; social protection and relief; natural disaster prevention and control; plant protection and quarantine; management and conservation of genetic resources (except animal genetic resources); cultivation (except fertilizers); veterinary medicine; accounting; independent audit; fees and charges; public asset management; invoices; national reserves; chemicals; hydrometeorology; measuring and mapping; enterprise registration; state audit;
d) A fine of up to VND 75.000.000 shall be imposed for any act arising in fields including ciphering; national border management and protection; national defense and security; labor; education; vocational education; road traffic; railway traffic; inland waterway traffic; health insurance; social insurance; unemployment insurance; prevention and control of social evils;
dd) A fine of up to VND 100.000.000 shall be imposed for any act arising in fields including levees; medical examination and treatment; cosmetics; pharmaceuticals, medical equipment; animal husbandry; fertilizers; advertisement; betting and games with prizes; management of overseas labor; maritime transportation; civil aviation operations; traffic works management and protection; information technology; telecommunications; radio frequencies; cybersecurity; information security; publishing; printing; commerce; customs, tax procedures; lottery business; insurance business; thrift and anti-extravagance practice; control of explosive materials; electricity;
e) A fine of up to VND 150.000.000 shall be imposed for any act arising in fields including price management; quarrying, production and trading of construction materials; technical infrastructure project management; management and development of residential houses and offices; bidding; investment;
g) A fine of up to VND 200.000.000 shall be imposed for any act arising from the production and trading of banned commodities, counterfeit products; protection of consumer’s rights;
h) A fine of up to VND 250.000.000 shall be imposed for any act arising from investigation, planning, exploration, abstraction, use of water resources; irrigation; intellectual property; press;
i) A fine of up to VND 500.000.000 shall be imposed for any act arising from construction; forestry; land; real property business;
k) A fine of up to VND 1.000.000.000 shall be imposed for any act arising from management of waters, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; management of nuclear and radioactive substances, atomic energy; currency, precious metals, gemstones, banking, credit; oil, gas and other mineral activities; environmental protection; seafood.
...
...
...
3.[24] The maximum fines in fields including taxation; measuring; food safety; quality of products and goods; stocks; competition shall comply with the regulations of equivalent laws”.
4. The maximum fines for the new fields have not been determined in Clause 1 of this Article shall be prescribed by the Government after obtaining the consent of the Standing Committee of the National Assembly.
Article 25. Suspension of licenses/practicing certificates or operations for fixed periods
1. Suspension of license/practicing certificate for fixed period is a penalty that is imposed upon an individual or organization that commits serious violation(s) stated in such license/practicing certificate. Within the time limit for suspension of license/practicing certificate, an individual or organization shall not carry out activities stated in such license/practicing certificate.
2. Suspension of operation for fixed period is a penalty that is imposed upon an individual or organization that commits administrative violation(s) in the following cases:
a) Partially suspending operation causing serious consequences or having the actual possibility of causing serious consequences to the life, human health, environment conducted by businesses that are required to possess licenses according to regulations of law.
b) Partially or entirely suspending business or other operations that are not required to possess licenses and cause serious consequences or have the actual possibility of causing serious consequences to the life, human health, environment and order and social safety according to regulations of the law.
3. [25] The time limit for suspension of licenses/practicing certificates or operations specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be between 01 month and 24 months, starting from the effective dates of decisions on imposition of administrative penalties. Persons who have authority to impose penalties shall impound licenses/practicing certificates during the time limit for suspension of such licenses/practicing certificates.
The time limit for suspension of licenses/practicing certificates or operations imposed as a penalty for an administrative violation is the average of total time length of the time frame for such suspension of penalty for that violation; if there is any extenuating circumstance, the time limit for such suspension may be reduced, but not lower than the minimum limit of the time frame for such suspension; if there is any aggravating circumstance, the time limit for such suspension may be increased, but not exceeding the maximum limit of the time frame for such suspension.
...
...
...
Article 26. Confiscation of exhibits and/or means used for commission of administrative violations
Confiscation of exhibits and/or means used for commission of administrative violations is the transfer of things, money, goods and/or means directly involved in administrative violations to the state budget. The confiscation is a penalty that is imposed for a serious violation intentionally committed by an organization or individual
Article 27. Deportation
1. Deportation is a penalty that a foreigner who commits administrative violation(s) in Vietnam is forced to leave the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The Government elaborates imposition of the penalty of deportation.
Section 2. REMEDIAL MEASURES
Article 28. Remedial measures and rules for imposition
1. Remedial measures include:
a) Mandatory restoration of original condition;
...
...
...
c) Mandatory implementation of remedial measures against environmental pollution or spread of diseases;
d) Mandatory bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or mandatory re-export of goods, articles and means;
dd) Mandatory destruction of goods or items detrimental to human, animal and plant health and the environment, and indecent materials;
e) Mandatory correction of false or misleading information;
g) Mandatory removal of violating elements on labels and packages of goods, means of trading or articles;
h) Mandatory recall of unqualified products and goods;
i) Mandatory return of illegal benefits obtained from violations or mandatory return of an amount equal to the value of exhibits and/or means used for commission of administrative violations that have been illegally consumed, dispersed or destroyed;
k) Other remedial measures prescribed by the Government.
2. Rules for imposing remedial measures:
...
...
...
b) Remedial measures shall be independently imposed for cases specified in Clause 2, Article 65 of this Law.
Article 29. Mandatory restoration of original condition
Violating individuals or organizations shall restore original condition deteriorated due to their acts of administrative violations; in case such individuals or organizations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
Violating individuals or organizations shall demolish works , parts of works constructed without a construction permit or against the construction permit; in case such individuals or organizations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
Article 31. Mandatory implementation of remedial measures against environmental pollution or spread of diseases;
Violating individuals or organizations shall implement remedial measures against environmental pollution or spread of diseases; in case such individuals or organizations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
Article 32. Mandatory bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or mandatory re-export of goods, articles and means;
Violating individuals or organizations shall bring goods, articles and means out the territory of the Socialist Republic of Vietnam or re-export goods, articles and means brought into the territory of the Socialist Republic of Vietnam, illegally imported or temporarily imported for re-export but not re-exported in accordance with regulations of law.
This remedial measure is also imposed for goods imported, transited which infringe upon intellectual property rights, counterfeit goods of intellectual property, imports used primarily for production and trading of counterfeit goods of intellectual property after removal of violating elements; in case individuals or organizations that commit administrative violations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
...
...
...
Individuals or organizations that commit administrative violations shall destroy goods or items detrimental to human, animal and plant health and the environment, and indecent materials or exhibits and/or means that must be destroyed; in case such individuals or organizations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
Article 34. Mandatory correction of false or misleading information;
Violating individuals or organizations shall correct false or misleading information which has been published or informed on the mass media or websites; in case such individuals or organizations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
Article 35. Mandatory removal of violating elements on labels and packages of goods, means of trading or articles
Individuals or organizations that manufacture, trade goods or use means of trading, articles containing violating elements on labels and packages of goods, means of trading or articles shall remove such violating elements; in case such individuals or organizations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
Article 36. Mandatory recall of unqualified products and goods
Individuals or organizations that manufacture or trade products and goods which do not meet requirements for the quality registered or announced and other goods which do not meet requirements for the quality or conditions for circulation shall recall such products or goods; in case such individuals, organizations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
Article 37. Mandatory return of illegal benefits obtained from administrative violations or mandatory return of an amount equal to the value of exhibits and/or means used for committing administrative violations that have been illegally consumed, dispersed or destroyed;
Violating individuals or organizations shall return illegal benefits including money, property, valuable papers and articles obtained from administrative violations committed by such individual or organization to state budget, or return money, property, valuable papers and articles which have been appropriated to their owners; return an amount equal to the value of exhibits and/or means used for committing administrative violations that have been illegally consumed, dispersed or destroyed; in case such individuals or organizations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
...
...
...
AUTHORITY TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND REMEDIAL MEASURES
Article 38. Authority to impose penalties of Chairpersons of the People’s Committees
1. Chairperson of the commune-level People’s Committee shall have the authority to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine equaling up to 10% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 5.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause ;
d) Impose remedial measures mentioned in Points a, b, c and dd Clause 1 Article 28 of this Law.
2. Chairperson of the district-level People’s Committee shall have the authority to:
a) Issue warning;
...
...
...
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation [32];
dd) Impose remedial measures mentioned in Points a, b, c, dd, e, h, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
3. Chairperson of the provincial-level People’s Committee shall have the authority to:
a) Issue warning;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
dd) Impose remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of this Law.
...
...
...
1. People’s police soldiers on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 1% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 500.000;
2. Heads of company-level Mobile Police units, Station Heads or Team Leaders supervising the persons defined in Clause 1 of this Article shall have the authority to :
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 3% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 1.500.000;
3. Commune-level Police Chiefs, Heads of Police Posts, Heads of Police Stations at border gates, export processing zones, Heads of International Airport Police, Majors of Mobile Police Battalions, or Captains of Squadrons shall have the authority to: [34]
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 5% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 2.500.000;
...
...
...
d) Impose the remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of this Law.
4. District-level Police Chiefs; the Head of the Professional Division of the Internal Political Security Department; the Head of the Professional Division of the Police Department for Administration of Social Order; the Head of the Professional Division of the Traffic Police Department; the Head of the Professional Division of the Department of Fire Prevention, Fighting and Rescue; the Head of the Professional Division of the Department of Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Control; the Head of the Professional Division of the Immigration Department; the Chief of provincial Police Departments, including: Directors of Internal Political Security Divisions; Chiefs of Police Divisions for Administration of Social Order; Chiefs of Investigation Police Divisions for Economic Order Crimes; Chiefs of Investigation Police Divisions for Corruption, Economic and Smuggling Crimes; Chiefs of Investigation Police Divisions for Drug Crimes; Chiefs of Traffic Police Divisions; Chiefs of Road and Railway Traffic Police Divisions; Chiefs of Road Traffic Police Divisions; Chiefs of Waterway Police Divisions; Chiefs of Mobile Police Divisions; Directors of Security Guard Divisions; Directors of Criminal Judgment Execution and Judicial Assistance Divisions; Chiefs of Police Divisions for Prevention and Control of Environmental Crimes; Chiefs of Firefighting, Prevention and Rescue Police Divisions; Directors of Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Control Divisions; Directors of Immigration Divisions; Directors of Economic Security Divisions; Directors of External Security Divisions; Colonels of Mobile Police Regiments; Captains of Squadrons shall have the authority to :
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 20% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 25.000.000;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [37];
dd) Impose the remedial measures specified in Points a,c, dd and k Clause 1 Article 28 of this Law.
5. Directors of provincial Police Departments shall have the authority to [38]:
a) Issue warnings;
...
...
...
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation [40];
dd) Decide imposition of deportation;
e) Impose the remedial measures specified in Points a, c, dd, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
6. Director of the Internal Political Security Department; Director of the Economic Security Department; Director of the Police Department for Social Order Administration; Director of the Investigation Police Department for Social Order Crimes; Director of the Investigation Police Department for Corruption, Economic and Smuggling Crimes; Director of the Investigation Police Department for Drug Crimes; Director of the Traffic Police Department; Director of the Firefighting, Prevention and Rescue Police Department; Director of the Police Department for Prevention and Control of Environmental Crimes; Director of the Cybersecurity, Hi-tech Crimes Prevention and Control Department; Director of the Internal Security Department; Director of the Police Department for Management of Retention and Execution of Criminal Judgments at Community, and Commander of the Mobile Police shall have the authority to[41]:
a) Issue warning;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
...
...
...
7. Director of Immigration Department has the authority to impose administrative penalties according to regulations in Clause 6 of this Article and impose deportation.
Article 40. Authority to impose penalties of Border Guard Forces:
1. Border Guard soldiers on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 1% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 500.000;
2. Heads of Border Guard stations and Team Leaders of persons specified in Clause 1 of this Article shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 5% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 2.500.000.
2a. [42] The leaders of Task Force Teams for drug and crime prevention and control which are put under the control of Task Force Commissions shall have the authority to:
...
...
...
b) Impose a fine equaling up to 10% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 10.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause;
d) Impose the remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of this Law.
3.[43] Commanding Officers of Border Guard Posts, Captains of Naval Border Guard Flotillas, Commanders of the Border Guard Commands at port border gates shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 20% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 25.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause;
d) Impose the remedial measures specified in Points a, c, d, dd and k Clause 1 Article 28 of this Law.
3a.[44] Leaders of Task Force Commissions for Drug and Crime Prevention and Control as an affiliate of the Department of Drug and Crime Prevention and Control under the control of the Command of Border Guards shall have the authority to:
...
...
...
b) Impose a fine equaling up to 50% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 100.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause;
d) Impose the remedial measures specified in Points a, c, d, dd, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
4.[45] Chief Commander of provincial-level Border Guards; Captains of Naval Border Guard Squadrons, and Director of the Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Border Guards shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
dd) Impose the remedial measures specified in Points a, c, d, dd, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
...
...
...
1. Coast Guard officers on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 2% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 1.500.000.
2. Squad leaders of professional squads of Coast Guard shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 5% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 5.000.000.
3. Team leaders of professional teams of Coast Guard, Heads of Coast Guard stations shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 10% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 10.000.000;
...
...
...
4. Captains of Coast Guard Flotillas shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 20% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 25.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [46];
d) Impose the remedial measures specified in Points a, c, d, dd and k Clause 1 Article 28 of this Law.
5. Captains of Naval Border Guard Squadrons; Heads of Reconnaissance Commissions; Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam shall have the authority to[47]:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 30% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 50.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [48];
...
...
...
6.[49] Regional Commands of Coast Guard and Director of the Department of Operations and Legislation under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 50% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 100.000.000;
c) Suspend licenses/practicing certificates for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
dd) Impose the remedial measures specified in Points a, c, d, dd and k Clause 1 Article 28 of this Law.
7. Commander of Coast Guard of Vietnam shall have the authority to :
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
...
...
...
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
dd) Impose the remedial measures specified in Points a, b, c, d, dd and k Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 42. Authority to impose penalties of customs authorities [51]
Customs authorities' authority to impose penalties for false declarations resulting in any lack of payable tax amounts or any increase in exemption, reduction, refund or non-collection amounts; acts of tax evasion; commercial banks' failure to fulfill their responsibilities to transfer money to pay taxpayers' tax debts from taxpayers' accounts to state budget accounts at the request of tax collection agencies, shall comply with regulations of Law on Tax Administration. Customs authorities’ authority to impose penalties for other administrative violations are regulated as follows:
1. Customs officers on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 500.000;
2. Team Leaders, Group Leaders of Customs Sub-departments; Leaders of Groups in Control Teams affiliated to provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; Leaders of Teams in Post-clearance Inspection Sub-departments shall have the authority to:
a) Issue warnings;
...
...
...
3. Directors of Customs Subdepartments; Directors of Post-clearance Inspection Subdepartments; Leaders of Control Teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; Leaders of Criminal Investigation Teams; Leaders of Smuggling Control Teams; Captains of Maritime Control Flotillas; Leaders of Anti-smuggling, Counterfeit Product Control and Intellectual Property Teams affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments as an affiliate of the Post-clearance Inspection Department shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 25.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause;
d) Impose remedial measures mentioned in Points d, dd, g, i and k Clause 1 Article 28 of this Law;
4. Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, Director of the Post-clearance Inspection Department, a subsidiary of the General Department of Customs, and Directors of the provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 50.000.000;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
...
...
...
dd) Impose remedial measures mentioned in Points d, dd, g, i and k Clause 1 Article 28 of this Law;
5. Director of the General Department of Customs shall have authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
d) Impose remedial measures mentioned in Points d, dd, g, i and k Clause 1 Article 28 of this Law;
Article 43. Authority to impose penalties of Forest Rangers
1. Forest rangers on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
...
...
...
2. Heads of forest ranger stations shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 10.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [52];
3. Directors of Forest Protection Departments, Leaders of Mobile Rangers and Forest Fire Prevention and Fighting Teams shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 25.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [53];
d) Impose the remedial measures specified in Points a, c, dd, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
...
...
...
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 50.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [55];
d) Suspend licenses/practicing certificates or suspend operations for fixed periods;
dd) Impose the remedial measures specified in Points a, b, c, dd, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
5. Director of Forest Protection Department shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the forestry [56] specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
...
...
...
dd) Impose the remedial measures specified in Points a, b, c, dd, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 43a. Authority to impose penalties of Fisheries Resources Surveillance forces [57]
1. Fisheries resources surveillance officers on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 2.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause.
2. Heads of Fisheries Resources Surveillance Stations affiliated to Regional Fisheries Resources Surveillance Sub-departments shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 10.000.000;
...
...
...
d) Impose remedial measures mentioned in Points a, b and i Clause 1 Article 28 of this Law.
3. Directors of Fisheries Resources Surveillance Sub-departments shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 100.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
d) Impose remedial measures mentioned in Points a, b, d, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
4. Director of the Fisheries Resources Surveillance Department shall have authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
...
...
...
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
dd) Impose remedial measures mentioned in Points a, b, d, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 44. Authority to impose penalties of tax authorities
Tax authorities' authority to impose penalties for false declarations resulting in any lack of payable tax amounts or any increase in exemption, reduction, refund or non-collection amounts; acts of tax evasion; commercial banks' failure to fulfill their responsibilities to transfer money to pay taxpayers' tax debts from taxpayers' accounts to state budget accounts at the request of tax authorities shall comply with regulations of Law on Tax Administration. Tax authorities’ authority to impose penalties for other administrative violations are regulated as follows: [58]
1. Tax officers on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 500.000;
2. Leaders of Tax Teams shall have the authority to:
a) Issue warnings;
...
...
...
3. Directors of Taxation Sub-departments shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 25.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [59];
d) Impose the remedial measures specified in Points a, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
4. Director of Taxation Department shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 70.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation [60];
...
...
...
5. General Director of General Department of Taxation shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the taxation specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
d) Impose the remedial measures specified in Points a, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 45. Authority to impose penalties of Market Surveillance Forces
1. Market controllers on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 500.000;
...
...
...
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 25.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [62];
d) Impose remedial measures mentioned in Points a, dd, e, g, h, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
3. Directors of provincial-level Market Surveillance Departments and Directors of the Departments of Market Surveillance Operations under the control of Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the authority to :
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 50.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation [64];
d) Suspend licenses/practicing certificates or suspend operations for fixed periods;
...
...
...
4. General Director of the Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the authority to:[65]
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
d) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
dd) Impose remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 45a. Authority to impose penalties of the National Competition Committee [66]
The exercise of authority to impose penalties by the National Competition Commission against acts of anti-competitive agreement, abuse of the dominant market position, abuse of the monopoly position, economic centralization, and unhealthy competition shall comply with regulations in the Competition Law. With regard to other administrative violations, Chairperson of the National Competition Committee shall have the authority to:
1. Issue warnings;
...
...
...
3. Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
4. Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
5. Impose remedial measures mentioned in Points d, dd, g, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 46. Authority to impose penalties of Inspectorate
1. Inspectors and persons assigned to carry out specialized inspection on duty shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 1% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 500.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [67];
d) Impose the remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of this Law.
...
...
...
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 50% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 50.000.000;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [70];
dd) Impose remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of this Law.
3. Chief inspectors of Governmental agencies, the provincial chief inspectors, Director of Statistics Offices, Directors of provincial State Treasuries, Directors of Departments of Product and Commodity Quality Control under the control of the General Department of Standards, Metrology and Quality; equivalent titles of agencies assigned to perform the specialized inspection functions whose authority to impose penalties is delegated by the Government shall have the authority to :
a) Issue warnings;
b) Impose a fine equaling up to 70% of a maximum fine for an act arising in the respective field prescribed in Article 24 herein, but not exceeding VND 250.000.000;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
...
...
...
dd) Impose remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of this Law.
4. Chief Inspectors of ministries, ministry-level agencies, Director General of Directorate for Roads of Vietnam, Director General of Directorate for Standards, Metrology and Quality, Director of General Department of Vocational Education, Director of General Department of Water Resources, Director of General Department of Forestry, Director of General Department of Fisheries, Vietnam Department of Geology and Minerals, General Director of Vietnam Environment Administration, Director of General Department of Land Administration, Director of General Department of Population and Family Planning, General Director of the State Treasury, Chairman of State Securities Commission, Head of the Government Cipher Committee, Head of the Government Committee for Religious Affairs, Director of Chemical Department, Director of Industrial Safety and Environment Technical Department, Director of Electricity Regulatory Authority , Director of Trade Promotion Department, Director of Department of E-commerce and Digital Economy, Director of Vietnam Railway Administration, Director of Vietnam Inland Waterway Administration, Director of Vietnam Maritime Administration, Director of Vietnam Aviation Department, Director of the Department of Radiation and Nuclear Safety, Director of Department of Animal Health, Director of Department of Plant Protection, Director of Crop Production Department, Director of Livestock Production Department, Director of Department of Agro-Forestry and Fishery Quality Control, Director of Department of Economic Cooperation and Rural Development, Director of Department of Insurance Supervision and Management, Director of the Radio Frequency Department, Director of Telecommunications Department, Director of Authority of Broadcasting and Electronic Information, Director of Authority of Press, Director of Department of Publishing, Printing and Issuing, Director of Drug Administration Department, Director of Medical Examination and Treatment Administration, Director of Health Environment Management Agency, Director of Department of Preventive Medicine, Director of Department of Food Safety, Director of Department of Judicial Support, Director of Department of Civil Status, Nationality and Authentication, Director of Overseas Labor Administration, Director of Department of Labor Safety, General Director of Vietnam Social Security; equivalent titles of agencies assigned to perform specialized inspection duties whose authority to impose penalties is regulated by the Government shall have the authority to[74]:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
dd) Impose remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of this Law.
5.[75] Leaders of specialized inspection teams at the ministerial level, Leaders of specialized inspection teams established under the decisions of the General Director of Vietnam Social Security shall have the authority to impose penalties according to regulations in Clause 3 of this Article.
Leaders of specialized inspection teams at the departmental level and Leaders of the specialized inspection teams of agencies who are authorized by the Government to perform the functions of specialize inspection shall have the authority to impose penalties according to regulations in Clause 2 of this Article.
...
...
...
1. Chief Representatives of the Maritime Administrations, Airports Authorities, Inland Waterway Port Authorities shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 10.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [76];
2. Directors of Maritime Administrations, Directors of Airports Authorities, and Directors of Inland Waterway Port Authorities shall have the power to: [77]
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 50.000.000[78];
c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for fixed periods;
d) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation [79];
...
...
...
Article 48. Authority to impose penalties of the People's Courts
1. Judges chairing court hearings shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 1.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [80];
2. Judges who are assigned to settle the bankruptcy cases shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 5.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [81];
...
...
...
3. Presiding Judges of district People's Courts, specialized Chief Judges of provincial People's Courts, Chief Justices of local Military Courts shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 7.500.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [82].
4. Presiding Judges of provincial People's Courts, Chief Justices of Military Courts of military zones and the equivalent, and specialized Chief Judges of High People's Courts shall have the authority to :
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation [84];
d) Impose remedial measures specified in Points a, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
...
...
...
1. Leaders of auditor teams shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 30.000.000;
c) Impose remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of this Law.
2. Chief Auditors shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Impose remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 49. Authority to impose penalties of civil judgment execution bodies
...
...
...
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 500.000;
2. Managers of Sub-Departments of Civil Judgement Execution shall have the authority to:
a) Issue warnings;
b) Impose a fine of up to VND 2.500.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation if its value is not 02 times as high as the fine specified in Point b of this Clause [86];
d) Impose remedial measures specified in Points a, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
3. [87](annulled)
4. Directors of Departments of Civil Judgement Execution, Heads of Judgment Execution Divisions of military zones shall have the authority to:
...
...
...
b) Impose a fine of up to VND 20.000.000;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation [88];
d) Impose remedial measures specified in Points a, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
5. Director of the General Department of Civil Judgment Execution, the Director of the Judgment Execution Department under the Ministry of National Defense shall have the authority to [89]
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine in the civil judgment execution specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
d) Impose remedial measures specified in Points a, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 50. [90](annulled)
...
...
...
Heads of overseas diplomatic missions, consular missions and other missions authorized to perform consulate functions of the Socialist Republic of Vietnam shall have the authority to:
1. Issue warnings;
2. Impose the maximum fine in the respective field specified in Article 24 of this Law;
3. Confiscate any exhibit or mean which has been used for committing administrative violation;
4. Impose remedial measures specified in Points a, i and k Clause 1 Article 28 of this Law.
Article 52. Rules for determination and distribution of authority to impose penalties for administrative violations and remedial measures
1. The authority to impose penalties for administrative violations committed by persons specified in Articles 38 through 51 of this Law is applicable to each administrative violation committed by an individual; in case of imposition of a fine, the fine imposed upon an organization for the same violation is twice the fine imposed on an individual and the fine shall be determined by percentage according to regulations of this Law.
In case of imposition of fines on administrative violations in inner areas under the fields specified in Paragraph 2, Clause 1, Article 23 of this Law, the titles having authority to impose fines on administrative violations regulated by the Government shall have the authority to impose the higher fines on corresponding administrative violations regulated by the People's Councils of central-affiliated cities applicable to inner areas.
2. The authority to impose fines specified in Clause 1 of this Article shall be determined by the maximum limit of the fine bracket for each specific violation.
...
...
...
Persons who have the authority to impose administrative penalties specified in Articles 39 through 51 of this Law shall have the authority to impose administrative penalties in the fields and sectors under their management.
If multiple persons have the authority to impose a penalty for an administrative violation, the penalty shall be imposed by the first person who examines the case.
4. If an administrative violation case involves multiple acts of violation, the authority to impose penalty for an administrative violation shall be determined according to the following principles: [91]
a) If the penalties, fines, value of illegal exhibits or means that are confiscated and remedial measures are within the competence of a competent person, that person shall impose penalties;
b) If the penalties, fines, value of illegal exhibits or means that are confiscated and remedial measures are beyond the competence of a competent person, the case shall be transferred to a competent authority.
c) If multiple persons specialized in various fields have the authority to impose penalties for administrative violations, the Chairperson of the competent People’s Committee of the area where such violations are committed shall impose the penalties.
Article 53. Changes in names, duties and powers of titles having authority to impose administrative penalties [92]
1. In case names of titles having authority to impose penalties specified in this Law are changed, but duties or powers of these titles remain unchanged, the authority of such titles shall be kept unchanged.
2. In case duties or powers of titles having authority to impose penalties are changed, the authority of such titles shall be subject to the Government’s decisions after obtaining consent from the Standing Committee of the National Assembly.
...
...
...
1. Persons authorized to impose administrative penalties as per Article 38; Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 39; Clauses 2, 2a, 3, 3a and 4 Article 40; Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 Article 41; Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 42; Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 43; Clauses 2, 3 and 4 Article 43a; Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 44; Clauses 2, 3 and 4 Article 45; Article 45a; Clauses 2, 3 and 4 Article 46; Article 47; Clauses 3 and 4 Article 48; Clause 2 Article 48a; Clauses 2, 4 and 5 Article 49; Article 51 of this Law may assign deputies to exercise the authority to impose administrative penalties.
2. The delegation of the authority to impose administrative penalties shall be frequent or depend on specific cases, and shall take place at the same time as the delegation of the authority to impose measures for prevention and assurance about handling administrative violations under Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 119 of this Law. The delegation of authority must be documented in decisions under which the scope, details of delegated authority and term of delegated authority must be clarified.
3. Deputies authorized to impose administrative penalties shall be responsible to their heads and laws for the exercise of their delegated authority. The authorized person shall not be entitled to re-delegate their authority to any other person.
4. The Government elaborates this Article.
Chapter III
PROCEDURES FOR IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE PENALTIES, EXECUTION AND ENFORCEMENT OF DECISION ON IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE PENALTIES
Section 1. PROCEDURES
Article 55. Mandatory termination of administrative violations
Mandatory termination of administrative violation is an act that a competent person on duty applies to an ongoing administrative violation to immediately terminate such violation. Mandatory termination of administrative violation is conducted by words, whistle, command, document or other forms as prescribed by law.
...
...
...
1. Imposition of administrative penalty without the violation record shall be applicable to a case where the violator receives a warning or a fine of VND 250.000 (for an individual) or VND 500.000 (for an organization) and a competent person having authority to impose the penalty shall issue a decision on imposition of administrative penalties on the spot.
In case the administrative violation is detected by using technical and professional equipment or mean, the record must be made.
2. Decision of imposition of administrative penalties on the spot shall contain information including date of the decision; full name and address or name and address of the individual or organization committing violation; violation; venue where the violation is committed; evidences and facts related to handling of the violation; full name, position of the person who issues the decision; applicable articles and clauses of legal documents. In case of fines, such fines shall be stated clearly in the decision.
Article 57. Imposition of administrative penalties with violation records, dossiers on imposition of administrative penalties
1. Imposition of administrative penalties with violation records shall be applicable to administrative violations committed by individuals and organizations other than cases specified in Paragraph 1 Clause 1 Article 56 of this Law.
2. Imposition of administrative penalties with violation records shall be made into dossiers by competent persons. A dossier shall include a record of administrative violation(s), a decision on imposition of penalties, related documents and papers and it shall be numbered.
Dossiers shall be archived according to regulations of law on archives.
Article 58. Making records of administrative violations [94]
1. When detecting administrative violations under their respective management, competent persons on duty shall promptly make written records of administrative violations, except for cases of imposition of administrative penalties without violation records as prescribed in Clause 1 of Article 56 herein.
...
...
...
2. An administrative violation record must be made at the scene of that violation. If an administrative violation record is made at the office of the person authorized to make administrative violation records or at other places, the reasons for this shall be clearly stated in the record.
3. An administrative violation record shall contain the following main information:
a) Recording time and venue;
b) Information about the record maker, the violating individual or organization, individuals or organizations involved;
c) Time and location when and where the violation occurs; case or violation description;
d) Testimony of the violator or representative of the violating organization, the witness, the victim or representative of the organization suffering from loss or damage;
dd) Measures for prevention and assurance about handling administrative violations;
e) Rights and duration of explanation.
4. An administrative violation record shall be made into at least 2 copies and signed by the record maker and the violator or the representative of the violating organization, unless the record is made under regulations of Clause 7 of this Article.
...
...
...
5. Completed administrative violation records shall be issued to violating individuals or organizations, each of them receives 01 copy; in case of administrative violations not falling under the authority to impose penalties of the record makers, the records and other related documents shall be transferred to persons having authority to impose penalties within 24 hours from the date of making such records, except for cases where administrative violation records are made aboard airplanes, ships or trains.
6. In case any administrative violation record contains errors or does not fully and accurately show the details specified in Clauses 3 and 4 of this Article, facts of the administrative violation cases shall be verified according to regulations defined in Article 59 of this Law as a basis for issuing decisions on imposition of administrative penalties. The verification of facts of the administrative violation case shall be documented in a verification report. The verification report serves as a paper attached to the administrative violation record and needs to be kept in the dossier on imposition of administrative penalties.
7. Administrative violation records can be made and sent electronically in case agencies in charge of persons having authority to impose penalties, violating individuals or organizations satisfy infrastructure, technical and information requirements.
8. Administrative violation records shall be made in compliance with this Law’s regulations on the contents, representation formats, and procedures prescribed hereunder and shall serve as a basis to issue decisions on imposition of administrative penalties, except for cases of imposition of administrative penalties without violation records under Clause 1 of Article 56 and Clause 2 of Article 63 of this Law, and otherwise prescribed by the Law on Tax Administration.
9. The Government elaborates this Article.
Article 59. Verification of facts involved in administrative violation cases or matters
1. When considering issuance of the decision on imposition of administrative penalties, if necessary, the person having authority to impose penalties shall be responsible for verifying these following facts:
a) Cases that whether or not administrative violations have occurred;
b) Violating individuals or organizations, errors, personal identities of violators;
...
...
...
d) Nature and extent of damage caused by administrative violations;
dd) Cases where the decisions on imposition of administrative penalties are not issued according to regulations of Clause 1 Article 65 of this Law;
e) Other facts which are meaningful to consideration, decisions on imposition of administrative penalties.
When considering and issuing the decision on imposition of administrative penalties, the person having authority to impose penalties may solicit expertise. The expertise solicitation shall comply with regulations of the law on expertise.
2. Verification of facts involved in administrative violation cases or matters shall be made in writing.
1. In case it is necessary to determine the value of exhibits or means [96] used for committing administrative violations to serve as a basis for determination of fine brackets, authority to impose penalties, the competent persons who are handling cases shall determine the value of such exhibits or means and be responsible for such determination.
2. Depending on the specific exhibit or mean [98], the determination shall be based on one of the grounds in the following priority order:
a) Price listed or stated in the contract or invoice or import declaration;
b) Price according to the notification of local financial agencies; in case of no notification, the price shall be based on the local market price at the time when administrative violations occur;
...
...
...
d) With regard to exhibit or mean that is a fake product, the price of such exhibit or mean [101] is the market price of the real product or product with the same functions and technology at the time and place when and where administrative violations are detected.
3. If there is no basis to apply regulations in Clause 2 of this Article to determine the value of exhibits or means [102] used for committing administrative violations as a basis for determination of fine brackets, authority to impose penalties, the competent persons who are handling cases can issue decisions on impoundment of exhibits or means [103] used for committing administrative violations and establish an Appraisal Council. The Appraisal Council includes the Chairman who issues the decision on impoundment of exhibits/means [104] and members including the representative of the financial agency at the same level and the representatives of relevant professional agencies.
The period for impoundment of exhibits or means[105] for determination of the value is not more than 48 hours from the time in which the decision on impoundment is issued, if necessary, the period may be extended but must not exceed 48 hours[107]. All costs of impoundment, valuation and damage caused by the impoundment shall be paid by the agency in charge of person having authority to issue the decision on impoundment. Procedures and records of impoundment shall comply with regulations in [108] Article 125 of this Law.
4. The basis for determination of the value and documents related to the determination of the value of exhibits/means [109] shall be stated in the dossier on imposition of administrative penalties.
Article 61. Explanations [110]
1. With regard to administrative violations, according to regulations of law, subject to penalties including suspension of licenses/practicing certificates or operations for fixed periods, or imposition of the maximum limit of the fine bracket which starts from VND 15.000.000 or more upon an individual, or which starts from VND 30.000.000 or more upon an organization, the violating individual or organization shall have the rights to give explanations directly or in writing to persons having authority to impose penalties. Persons having authority to impose penalties shall be responsible to take into consideration explanations of violating individuals, organizations before making decisions on imposition of penalties, unless these violating individuals and organizations do not need to give such explanations.
2. In case of explanations given in writing, violating individuals or organizations shall send written explanations to persons having authority to impose administrative penalties within 05 working days from the issue date of administrative violation records.
Where a violation case involves many complicated facts, persons having authority to impose penalties can extend the aforesaid duration for submission of written explanations to no more than 05 working days at the request of the violating individual or organization. The extension approved by the person having authority to impose penalties must be documented.
Violating individuals and organizations can, by themselves, or authorize their legal representatives to, give written explanations.
...
...
...
The person having authority to impose penalties shall notify in writing the violator of the time and place of the meeting session for direct explanation within 05 working days of receipt of the violator’s request.
The person having authority to impose penalties holds a direct explanation session and is responsible for presenting legal bases, facts and evidences related to the administrative violation, penalties, and expected remedial measures. The violating individual, organization or their legal representative shall have the right to participate in that explanatory meeting session and give their opinions and evidence to protect their legitimate rights and interests.
The direct explanatory meeting session must be documented in the minutes signed by relevant parties; if the minutes consist of many pages, the involved parties must sign on each page of the minutes. The minutes must be kept in the dossier on imposition of administrative penalties and the violating individual, organization or their legal representative must keep 01 copy.
4. In case violating individuals and organizations do not request explanations, but then do so before expiration of the time limit specified in clause 2 or clause 3 of this Article, the persons having authority to impose penalties shall be responsible to consider the explanations of the violating individuals or organizations.
5. The Government elaborates this Article.
Article 62. Transfer of dossiers on administrative violations suspected of crimes for criminal prosecution
1. In the process of consideration of violation for imposition of a penalty, in case of suspicion of a crime, the person having authority to impose the penalty shall immediately transfer the dossier on the violation to the competent authority entitled to pursue criminal proceeding [111].
2. During the process of execution of the decision on imposition of administrative penalties, in case the violation is suspected of a crime while the prescriptive period for criminal prosecution has not expired, the person who issues the decision on imposition of administrative penalties shall issue a decision on suspension of execution of such decision and within 03 days, from the suspension date, he/she shall transfer the dossier on violation to the competent authority entitled to pursue criminal proceeding[112]; in case the decision on imposition of administrative penalties is completed, the person who issues such decision shall transfer the dossier on violation to the competent authority entitled to pursue criminal proceeding[113].
3. The competent authority entitled to pursue criminal proceeding[114] shall be responsible for considering, concluding the case and replying with the result in writing to the competent person who has transferred the dossier within the period according to regulations of law on criminal procedure; if there is a decision not to institute criminal proceedings, within 03 days from the date of issuance of such decision, the competent authority entitled to pursue criminal proceeding[115] shall return the dossier on violation case to the competent person who has transferred the dossier.
...
...
...
4. The transfer of the dossier on violations suspected of crimes shall be informed in writing to violating individuals and organizations .
Article 63. Transfer of dossier on violations for imposition of administrative penalties
1.[119] With regard to legal matters or cases that are accepted and settled by competent authorities entitled to pursue criminal proceedings which then issue the decisions not to institute criminal proceedings, the decisions to annul the decisions to institute criminal proceedings, the decisions to terminate the investigation or dismiss the case against the accused, the decisions to grant exemption from criminal liability according to judgments, if the acts involved in such matters or cases show any sign of administrative violation, they shall transfer all of the stated decisions, enclosing relevant documents, exhibits and means of commission of the violation (if any) and the written requests for imposition of administrative penalties to the persons having authority to impose penalties within the duration of 03 working days from the effective dates of these decisions.
2. [120] Imposition of administrative violations shall be based on information shown in dossiers and records of administrative violations sent by authorities specified in Clause 1 of this Article. Where it is necessary to further verify involved facts to have a basis to issue decisions on imposition of penalties, persons having authority to impose penalties may make records of verification of facts involved in administrative violation cases or matters under the regulations of Article 59 herein.”.
3. The limitation period for issuance of the decision on imposition of administrative penalties is 30 days, from the date of receiving decisions specified in Clause 1 of this Article together with the dossiers on violations. In case of further verification specified in Clause 2 of this Article, the maximum period is not over 45 days.
Article 64. Detection of administrative violations by using technical and professional means and equipment [121]
1. Authorities and persons having authority to impose administrative penalties, individuals and organizations assigned to manage professional technical means and equipment may use professional, technical means and equipment to detect violations related to traffic order, safety, environmental protection, fire prevention, rescue, salvage, drug prevention and control, alcohol and beer harm prevention and control, radio frequencies [122] as well as other areas regulated by the Government after obtaining the consent from the National Assembly’s Standing Committee.
2. The management, use and regulation of the list of technical and professional means and equipment shall conform to the following requirements and conditions:
a) Respecting citizens' rights of freedom, honor, dignity, privacy, and other legitimate rights and interests of individuals and organizations;
...
...
...
c) Findings obtained by using professional technical devices and equipment shall be recorded in writing and can only be used for imposition of administrative penalties;
d) Technical and professional means and equipment shall satisfy technical standards and regulations and shall have been inspected, calibrated and tested in accordance with laws; technical regulations and standards shall be maintained during use and at intervals between verification, calibration and testing engagements.
3. The use and preservation of findings obtained by using professional technical means and equipment shall satisfy the following requirements and conditions:
a) Findings obtained by using professional technical equipment and means are photos, images, printed slips, measurement indicators, data stored in the memories of professional technical equipment or means in accordance with this Law;
b) Findings obtained by using professional technical means and equipment are used for imposition of administrative penalties only on condition that they meet requirements and conditions prescribed in Clause 2 of this Article;
c) Whenever receiving findings obtained by using professional technical means, equipment, the persons having authority to impose administrative penalties shall quickly identify violating organizations and individuals and send them written notices.
In case violating individuals and organizations are identified, competent persons shall make records of administrative violations according to regulations of Article 58 of this Law and findings obtained by using professional technical means, equipment shall be enclosed with the records of administrative violations;
d) Findings obtained by using professional technical devices and equipment must be properly deposited and stored in dossiers on imposition of administrative penalties.
4. State authorities shall have jurisdiction to use professional technical means, equipment and other professional measures to identify information and data collected from technical means and equipment provided by violating individuals or organizations to detect any administrative violations.
...
...
...
Article 65. Exceptions to administrative penalties
1. Exceptions to administrative penalties:
a) Cases specified in Article 11 of this Law;
b) Violators cannot be identified;
c) The limitation period for imposition of administrative penalties specified in Article 6 or issuance of the decision on imposition of administrative penalties specified in Clause 3 of Article 63 or Clause 1 of Article 66 of this Law expires;
d) Violating individuals are dead or missing, violating organizations have been dissolved or gone bankrupt within the period of consideration for issuance of decisions on imposition of penalties;
dd) Transferring the dossiers on violations suspected of crimes according to regulations of Article 62 of this Law.
2.[123] As for administrative violations specified at points a, b, c and d of Clause 1 of this Article, though competent persons do not issue decisions on imposition of administrative penalties, they shall issue decisions to confiscate exhibits and means used for commission of administrative violations in the event that such exhibits and/or means used for commission of administrative violations are classified as those banned from storage or circulation, or those subject to a penalty imposed in a form of confiscation and remedial measures prescribed by laws.
Each decision shall clearly state the reasons for not issuing decisions on imposition of penalties; exhibits and means used for commission of administrative violations which are confiscated; remedial measures to be imposed, responsibilities and duration of implementation of such measures.
...
...
...
Article 66. Limitation periods for issuance of decisions on imposition of administrative penalties [124]
1. Limitation period for issuance of decisions on imposition of administrative penalties shall be regulated as follows:
a) With regard to the cases or matters not covered by points b and c of this Clause, the limitation period for issuing a decision on imposition of penalties shall be 07 working days from the date of making a written record of administrative violation; With regard to cases or matters where documents thereof shall be transferred to persons having authority to impose penalties, the limitation period for issuing a decision on imposition of penalties shall be 10 working days from the date of making a written record of administrative violation, except as prescribed in Clause 3 of Article 63 of this Law;
b) With regard to cases and matters in which individuals or organizations request explanations or verification of relevant facts and details specified in Article 59 herein, the limitation period for issuance of a decision on imposition of penalties shall be 01 month from the date of making and issuing an administrative violation record;
c) With regard to cases and matters covered by point b of this clause, if they are extremely serious, involve complicated facts and details, need more time to carry out further verification and collection of evidence, the limitation period for issuance of a decision on imposition of penalties shall be 02 months from the date of making and issuing an administrative violation record.
2. If persons having authority to impose administrative penalties, involved individuals and organizations defer issuing decisions on imposition of penalties after expiry of the limitation period through their fault, they shall be subject to penalties under laws".
Article 67. Issuance of decisions on imposition of administrative penalties
1. In case a single individual/organization imposed with penalties for multiple violations simultaneously, issue one decision on imposition of penalties which dictates penalty and fine for each administrative violation.
2. In case multiple individuals and organizations commit a single administrative violation, may issue one or many decisions on imposition of penalties which dictate penalty and fine for each violating individual and organization.
...
...
...
4. The decision on imposition of penalties comes into force from the day on which it is signed, unless the different effective date is provided in the decision.
Article 68. Contents of decisions on imposition of administrative penalties
1. A decision shall include the following contents:
a) Location and date of issuance;
b) Legal basis;
c) Record of administrative violation(s), result of verification, written explanation of the violating individual or organization or minute of explanatory meeting session and other documents (if any);
d) Full name, position of person who issues the decision;
dd) Full name, address, occupation of the violator or name, address of the violating organization and full name, position of the representative of such organization according to regulations of law ;
e) Violation(s), extenuating and aggravating circumstances;
...
...
...
h) Main penalty, additional penalty and remedial measure (if any);
i) Right to complain about, initiate lawsuits against the decision;
k) Effect of the decision, limitation period and place of execution of the decision, place of fine payment;
l) Full name, signature of the person who issues the decision;
m) Responsibility for and enforcement of execution of the decision in case the violating individual or organization does not voluntarily execute the decision.
2. The time limit for execution of the decision is 10 days, from the date of receiving the decision; if the decision states the time limit which is more than 10 days, the decision shall be executed within such time limit.
3. In case of issuance of a decision on imposition of penalties to many individuals and organizations committing an violation or many individuals and organizations committing many different violations in the same violation case, the violation(s), penalty and fine for each individual, organization shall be identified in a specific and clear manner.
Article 2. EXECUTION OF DECISION ON IMPOSITION OF PENALTIES
Article 69. Execution of the decisions on imposition of administrative penalties without violation records
...
...
...
2. The violating individuals and organizations pay fines on the spot to persons who have authority to impose administrative penalties. The fine collectors shall give documents on fine collection to fine payers and, within 02 working days from the date in which such fines are collected, submit the fines to State Treasury or State Treasury's account in person.
In case violating individuals and organizations are incapable of submitting fines on the spot, they shall submit fines to State Treasury or State Treasury's account according to decisions on imposition of administrative penalties within the period specified in Clause 1 Article 78 of this Law.
Article 70. Sending decisions on imposition of administrative penalties for execution
Within 02 working days from the date of issuance of the decisions on imposition of administrative penalties with violation records, competent persons who have issued such decisions shall send them to penalized individuals or organizations, fine collectors and other relevant agencies (if any) for execution.
Decisions on imposition of administrative penalties shall be sent in person or by post in the form of the registered mail to penalized individuals and organization, and at the same time they shall be informed about such decisions.
If a decision is sent in person but violating organization or individual deliberately ignores it, the competent person shall make a record of refusal to receive the decision attested by the local authority and, to such extent, the decision shall be deemed as sent and received.
With respect to the decision which is sent by post in the form of the registered mail, if the violating individual or organization deliberately ignores it after 10 days from the date in which the decision is sent by post till the third time and returned; if the decision has been posted at the residence of the violating person, the office of the violating entity, or it is established that the violating individual or organization evades receiving the decision, the decision shall be deemed as sent and received.
Article 71. Transfer of decisions on imposition of administrative penalties for execution
1. In case an administrative violation occurs in a province but the violating individual resides or the violating organization is located at another province, and the violating individual or organization is unable to execute the decision at the place where he/she/it incurs the penalty, the decision on imposition of administrative penalties shall be transferred to the same-level authority governing the place where the violating individual resides, or where the organization is located, to take charge of execution of that decision; if there is no same-level authority governing such places, such decision shall be transferred to the district-level People's Committee for execution.
...
...
...
3.[127] Authorities governing persons who already issue the decisions for the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be responsible for transferring all original documents and records related to authorities receiving the decisions for the purpose of execution thereof in accordance with this Law. Exhibits and/or means used for committing administrative violations which have been temporarily impounded or confiscated (if any) shall be transferred to authorities receiving the decisions for execution, except exhibits which are live animals, plants; goods or items which are perishable or difficult to preserve according to regulations of laws and several other types of property regulated by the Government.
Violating individuals or organizations shall be liable for costs and expenses incurred from transfer of documents, exhibits or means used for commission of administrative violations.
Article 72. Release of imposition of administrative penalties for violating individuals and organizations on mass media
1. In case administrative violations against regulations on food safety; product and goods quality; pharmacy; medical treatment and examination; labor; construction; social insurance; health insurance; environmental protection; tax; securities; intellectual property; measurement; production and/or trade in counterfeit goods cause adverse consequences or impacts on social opinion, agencies of persons having authority to impose administrative penalties shall release imposition of administrative penalties.
2. The released contents shall include violating individuals or organizations, administrative violations, penalties and remedial measures.
3. The imposition of administrative penalties shall be released on websites or news of ministerial-level, department-level management agencies or the People’s Committees of provinces where administrative violations occur.
Article 73. Execution of decisions on imposition of administrative penalties
1. Penalized individual or organization shall execute the decision on imposition of administrative penalties within 10 days from the date of receiving such decision; if the decision states the time limit which is more than 10 days, the decision shall be executed within such time limit.
In case penalized individual or organization complains about or initiates lawsuits on the decision, he/she shall execute the decision, except for cases specified in Clause 3 Article 15 of this Law. Complaints and lawsuits shall be settled as prescribed by law.
...
...
...
Article 74. Limitation period for execution of decisions on imposition of administrative penalties
1. [128] Limitation period for execution of a decision on imposition of penalties is 01 year from the date of issuance of such decision. After expiry, execution of such decision shall not be needed any more, except if the decision prescribes a penalty imposed in a form of confiscation of exhibits and means used for committing administrative violations, and remedial measures.”.
2. If penalized individuals or organizations deliberately evade or postpone, the limitation period shall be re-calculated from the time of termination of the acts of evading or postponing
Article 75. Execution of decisions on imposition of administrative penalties in case penalized persons die, go missing or penalized organizations dissolve or go bankrupt
In case a penalized person dies or goes missing or a penalized organization dissolves or goes bankrupt, it is not required to execute the decision on imposition of fines, but the penalty in a form of confiscation of exhibits and means used for committing administrative violations, and remedial measures stated in the decision shall be imposed.
The Government elaborates this Article.
Article 76. Adjournment of execution of decisions on imposition of fines
1. Adjournment of execution of the decision on imposition of fines shall be required if the following conditions are fully met:
a) The violating individual is fined VND 2.000.000 or more, or the violating organization is fined VND 100.000.000 or more;
...
...
...
In case the violating individual is facing economic difficulties due to natural disaster, calamity, fire, epidemic, fatal disease or accident, the certification of the People's Committee of the commune where he/she resides or the organization where he/she is learning or working shall be required; if the violating individual is facing economic difficulties due to fatal disease or accident, the certification granted by a medical establishment at the district or higher level shall be required.
In case the violating organization is facing economic difficulties due to natural disaster, catastrophe, fire or epidemic, the certification of the People's Committee of the commune, the Management Board of industrial parks, export processing zones or hi-tech zones, economic zones, or the directly supervisory tax authority or the directly superior authority shall be required.
2. Violating individuals and organizations shall send written requests for adjournment of execution of decisions on imposition of fines, enclosing written certifications of competent authorities or organizations according to Clause 1 of this Article to persons who have issued these decisions within the limitation period specified in Clause 2 of Article 68 herein. Within 05 working days of receipt of these requests, persons already issuing decisions on imposition of fines shall consider issuing decisions on adjournment of these decisions.
The term of adjournment of execution of such decisions shall not be longer than 03 months from the date of issuance of adjournment issuance.
3. Violating individuals or organizations granted permission to adjourn the execution of decisions on imposition of penalties may take back their document, exhibits or means used for commission of administrative violations which are temporarily impounded under regulations of Clause 6 of Article 125 herein
Article 77. Fine reduction or exemption [130]
1. The reduction in a part of the fine specified in the decision on imposition of fines against the violating individual and organization that have already obtained permission for adjournment of execution of the decision according to the regulations of Article 76 of this Law shall be granted if the following regulations are met:
a) The violating individual continues to be in a difficult economic situation caused by natural disaster, conflagration, calamity, accident, and obtains certification from the People's Committee of the commune where he/she are residing, or the organization where he/she is studying or working is located;
b) The violating organization is facing economic difficulties due to natural disaster, catastrophe, fire or epidemic, and obtains the certification of the People's Committee of commune, Management Board of industrial parks, export processing zones or hi-tech zones, economic zones, or the directly supervisory tax authority or the directly superior authority.
...
...
...
a) Despite being granted the reduction in a part of the fine prescribed in Clause 1 of this Article, he/she continues to be in a difficult economic situation caused by natural disaster, conflagration, calamity, epidemic, fatal disease or accident, and obtains the certification from the People's Committee of the commune where he/she is residing, or the organization where he/she is studying or working;
b) He/she already pays the fine in the first or second installment in case of being permitted to make installment payment of the fine under regulations of Article 79 herein, but is still facing special or unexpected economic difficulties due to natural disaster, calamity, fire, epidemic, fatal disease or accident, and obtains the certification of the People's Committee of the commune where he/she is residing, or the organization where he/she is learning or working; if he/she faces unexpected economic difficulties due to fatal disease or accident, the certification granted by a medical establishment at the district or higher level shall be further required.
3. The violating organization shall be exempt from payment of the residual amount of fine stated in the decision on imposition of administrative penalties when they fully meet the following conditions:
a) They have been granted a reduction in a part of the fine prescribed in Clause 1 of this Article or have already paid the fine for the first or second installment if they are entitled to installment payment of the fine under regulations of Article 79 herein;
b) Additional penalties and remedial measures stated in decisions on imposition of administrative penalties have been completely executed;
c) The violating organization continues to face special or unexpected economic difficulties due to natural disaster, catastrophe, fire or epidemic, and obtains the certification of the People's Committee of commune, Management Board of industrial parks, export processing zones or hi-tech zones, economic zones, or the directly supervisory tax authority or the directly superior authority.
4. The violating individual may be granted an exemption from payment of the remaining fine stated in the decision on imposition of administrative penalties due to his/her incapability of enforcing or executing such decision if one of the following situations occurs:
a) Despite being granted the adjournment of execution of the decision on imposition of fines as prescribed in Article 76 of this Law, he/she continues to face economic difficulties caused by natural disaster, calamity, fire, epidemic, fatal disease or accident, and obtains the certification from the People's Committee of the commune where he/she is residing, or the organization where he/she is studying or working;
b) He/she is already fined at least VND 2.000.000 and is facing special or unexpected economic difficulties due to natural disaster, calamity, fire, epidemic, fatal disease or accident, and obtains the certification of the People's Committee of the commune where he/she is residing, or the organization where he/she is learning or working; if he/she faces unexpected economic difficulties due to fatal disease or accident, the certification granted by a medical establishment at the district or higher level shall be further required.
...
...
...
a) Adjournment of execution of the decision on imposition of fines prescribed under Article 76 herein has been granted;
b) Additional penalties and remedial measures stated in decisions on imposition of administrative penalties have been completely executed;
c) The violating organization continues to face special or unexpected economic difficulties due to natural disaster, catastrophe, fire or epidemic, and obtains the certification of the People's Committee of commune, Management Board of industrial parks, export processing zones or hi-tech zones, economic zones, or the directly supervisory tax authority or the directly superior authority.
6. Violating individuals and organizations shall file written petitions for the fine reduction or exemption, enclosing the certification of the competent authority, as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article to persons issuing the decisions on imposition of administrative penalties. Within the duration of 05 working days of receipt of these petitions, the persons issuing such decisions shall consider issuing reduction or exemption decisions, and notify these decisions to petitioners; in case of refusal to grant the reduction or exemption, clear reasons for that refusal shall be stated.
7. Individuals or organizations granted fine reduction or exemption may claim back their documents, exhibits or means which have been impounded according to regulations of Clause 6 of Article 125 in this Law.”.
Article 78. Procedures for paying fines
1. [131] Within the time limit for execution of the decision on imposition of penalties specified in Clause 2 of Article 68 or Clause 2 of Article 79 of this Law, penalized individuals and organizations shall pay fines at the State Treasury or into the State Treasury's account specified in each decision, except if the fine has already been paid under regulations of Clause 2 of this Article. Upon expiry of the above period, they shall be forced to execute the decision on imposition of administrative penalties and, for each day exceeding the period, the violating individual or organization shall pay an additional amount accounting for 0.05% of the total outstanding fine.
2. In remote areas, border areas and mountainous areas that cause distance challenges, penalized individuals or organizations may pay fines for persons having authority to impose penalties. Persons having authority to impose penalties shall collect fines on the spot, and within 07 working days from the date in which the fines are collected, submit the fines to State Treasury or State Treasury’s account.
In case penalties are imposed at sea or outside administrative working hours, persons having authority to impose penalties may collect fines on the spot, within 02 working days from the date in which the fines are collected or they come ashore, and shall submit the fines to State Treasury or State Treasury’s account.
...
...
...
When collecting fines, the fine collectors shall give documents on fine collection to fine payers.
4. The Government elaborates this Article.
Article 79. Installment payment of fines
1. [132] Installment payment of fines may be permitted if the following conditions are fully met:
a) The violating individual is fined at least VND 15.000.000 while the violating organization is fined at least VND 150.000.000;
b) The violator faces special economic difficulties and files a petition for the installment payment of the fine. The violating individual's petition needs to be certified by the People's Committee of the commune where he/she is residing or the organization where he/she is learning and working. The written petition needs to obtain the certification that the violating organization is facing special economic difficulties from the People's Committee at the commune level, the Management Board of industrial parks, export processing zones or hi-tech zones, economic zones, or the directly supervisory tax authority or the directly superior authority.
2. The duration of installment payment of fines is 06 months from the effective date of the decision on imposition of fines; the maximum number of installments is 03.
The violating individual or organization shall pay at least 40% of the total fine for the first installment
3. The person who has issued the decision on imposition of fines, has right to decide installment payment of fines. The decision on installment payment of fines shall be made in writing.
...
...
...
1. In case of suspension of licenses/practicing certificates for fixed periods stated in the decisions on imposition of administrative penalties, persons having authority to impose penalties shall collect and keep licenses/practicing certificates and notify immediately agencies that have granted such licenses/practicing certificates. When the time limit for suspension of license/practicing certificate stated in the decision on imposition of administrative penalties is over, person(s) having authority to impose penalties shall hand over such license/practicing certificate to individual or organization whose license/practicing certificate has previously been suspended.
2. In case of suspension of operations for fixed periods, violating individuals or organizations shall partially or entirely suspend business or other operations stated in the decision on imposition of administrative penalties.
3. Within the time limit for suspension of licenses/practicing certificates or operations for fixed periods, the businesses shall not conduct activities stated in decisions on imposition of administrative penalties.
4. With regard to cases specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, if the businesses have the actual possibility of causing serious consequences to the life, human health and environment, competent persons shall notify in writing suspension of licenses/practicing certificates or operations for fixed periods to relevant agencies.
5.[133] In case of discovering licenses or practicing certificates being issued ultra vires, or containing illegal information, persons having authority to impose penalties shall impound them and promptly issue revocation decisions within their remit; in case of not falling under their authority of revocation, they shall be temporarily seized and, within 02 working days from the date of discovery, such licenses or practicing certificates shall be transferred to regulatory authorities or persons issuing them to be further processed according to regulations of the laws, and notify this to the violating individuals or organizations
Article 81. Procedures for confiscation of exhibits and/or means used for committing administrative violations
1. When confiscating exhibits and/or means used for committing administrative violations as prescribed in Article 26 of this Law, persons having authority to impose penalties shall make the records thereof. A record shall clearly state name, quantity, category, registration number (if any), conditions, quality of confiscated articles, money, goods, and/or means and have signatures of the person performing confiscation, penalized individual or representative of penalized organization and the witness(es); if the penalized individual or the representative of penalized organization is absent, there must be two witnesses. In order to attach security seal on exhibits and/or means used for administrative violations, such sealing activity shall be witnessed by the penalized individuals or the representatives of the penalized organizations or the witnesses. The sealing shall be recorded.
With regard to exhibit/mean used for committing administrative violation which is impounded, if the person having authority to impose the penalty finds that the exhibit/mean has changed compared to when the decision on impoundment was issued, they shall make a record of such change; the record shall have signatures of the record maker, the person in charge of impoundment and the witness.
2. Confiscated exhibits and/or means of administrative violations shall be managed and preserved under regulations of the Government.
...
...
...
Article 82. [135] (annulled)
Article 83. Management of money collected from imposition of penalties for administrative violations, documents on collection and payment of fines
1. Money collected from imposition of penalties for administrative violations includes administrative fines, interest on late execution of decisions on imposition of fines, gains from sale or liquidation of confiscated exhibits/means used for committing administrative violations and other amounts.
2. All money collected from imposition of penalties for administrative violations shall be submitted to the State budget, managed and used in accordance with regulations of law on State budget.
Documents on collection and payment of fines shall be managed according to regulations of the Government
Article 84. Procedures for deportation
1. Decision on deportation shall be notified before execution to the Ministry of Foreign Affairs, the diplomatic mission and the consular mission of the country of which the deported person is citizen or of country where that person has resided before entering Vietnam.
2. The competent police agency shall execute the decision on deportation, impose preventive measures and ensure handling of administrative violations specified in Chapter I, Part IV of this Law.
Article 85. Imposition of remedial measures
...
...
...
2. Violating individual or organization shall implement remedial measures stated in the decision according to regulations of law and be liable for implementation of those remedial measures.
3. The person having authority to issue the decision shall monitor, urge and inspect the implementation of remedial measures by the individual or organization.
4. In case it is not possible to identify the violator as prescribed in Clause 2 Article 65 of this Law or violating individual is dead or missing or violating organization has been dissolved or gone bankrupt and there is no organization which receives transfer of rights and obligations as prescribed in Article 75 of this Law, an agency where a person who has authority to impose penalties is handling the dossier on administrative violation shall organize implementation of remedial measures specified in Clause 1, Article 28 of this Law.
Expenses for implementation of remedial measures which the agency of person who has authority to impose penalties has issued the decision on implementation shall be covered by reserve budget source allocated to such agency.
5. With regard to emergency case where it is required to immediately overcome consequences in order to protect environment and ensure traffic, an agency where a person who has authority to impose penalties is handling the dossier on administrative violation shall organize implementation of remedial measures. Violating individuals and organizations shall repay expenses to agencies that have implemented remedial measures, in case of refusal of repayment, they shall be forced to repay such expenses.
Section 3. ENFORCEMENT OF EXECUTION OF DECISION ON IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE PENALTIES
Article 86. Enforcement of execution of the decision on imposition of administrative penalties
1. [136] Enforcement of execution of the decision on imposition of administrative penalties shall be needed in the following cases:
a) The individual or organization subject to the decision on imposition of administrative penalties fails to voluntarily execute the decision as provided in Article 73 herein;
...
...
...
2. Enforcement measures include:
a) Deduction from salary or income, and money from account of violating individual or organization;
b) Distrainment of property whose value is equal to a fine for auction;
c) Collection of money or property of obliged individual or organization for execution of decision on imposition of administrative penalties, which is kept by another individual or organization in case the individual or organization deliberately disperses such money or property after he/she/it commits violation(s).
d) Enforced implementation of remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of this Law.
3. The Government elaborates enforcement of execution of decision on imposition of administrative penalties.
Article 87. Authority to issue enforcement decisions [137]
1. The following persons have the authority to issue enforcement decisions:
a) Chairperson of the People’s Committee at any level;
...
...
...
c) Commanding Officer of Border Guard Post, Commanders of the Border Guard Command at port border gate, Chief Commander of provincial-level Border Guard, Captains of Naval Border Guard Squadrons; Heads of Task Force Commissions for Drug and Crime Prevention and Control, Director of the Department of Drug and Crime Prevention and Control; Regional Commands of Coast Guard, the Command of Coast Guard of Vietnam;
d) Director of Customs Subdepartment; Director of Post-clearance Inspection Subdepartment; Leader of Control Team of provincial, inter-provincial or municipal Customs Department; Leader of Criminal Investigation Team; Leader of Smuggling Control Team; Captain of Maritime Control Flotilla; Leader of Anti-smuggling, Counterfeit Product Control and Intellectual Property Team affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; Director of Post-clearance Inspection Sub-department as an affiliate of the Post-clearance Inspection Department, Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, and the Director of the General Department of Customs;
dd) Head of Forest Protection Station, Director of Forest Protection Sub-Department, Director of Regional Forest Protection Sub-department, Director of Forest Protection Department;
e) Director of Fisheries Resources Surveillance Sub-department, Director of Fisheries Resources Surveillance Department;
g) Director of Taxation Sub-department, Director of Taxation Department, Director of General Department of Taxation;
h) Director of provincial-level Market Surveillance Department and Director of Department of Market Surveillance Operations affiliated to Vietnam Directorate of Market Surveillance;
i) Chairperson of National Competition Committee;
k) Titles of authority prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of Article 46 herein;
l) Director of Maritime Administration, Director of Airports Authority, Director of Inland Waterway Port Authority;
...
...
...
n) Chief Auditor;
o) Heads of diplomatic missions, consular offices and other authorities vested with the authority assigned as consular officials of the Socialist Republic of Vietnam in foreign countries.
2. Persons having authority to enforce the execution that are prescribed in Clause 1 of this Article may delegate authority to their deputies. The delegation of authority shall be documented in decisions under which the scope, details of delegated authority and term of delegated authority shall be clarified. Authorized deputies shall be accountable to their heads and before laws for the exercise of their delegated authority. The authorized person shall not be entitled to re-delegate their authority to any other person.
3. Competent persons of authorities receiving and organizing the implementation of decisions on imposition of administrative penalties that are prescribed in Article 71 herein shall issue decisions on enforcement of execution thereof, or request their superiors to issue decisions on enforcement of execution of decisions on imposition of administrative penalties.
Article 88. Execution of decisions on enforcement
1.[138] Within the duration of 02 working days from the date of issuance of decisions on enforcement of execution of decisions on imposition of administrative penalties, persons issuing such decisions shall send these decisions to the obliged persons or entities, law enforcement entities, organizations and persons or entities involved.
Persons issuing enforcement decisions shall organize the enforcement of execution of decisions on imposition of administrative penalties under their and their subordinate’s jurisdiction.
Sending enforcement decisions to relevant individuals and organizations shall conform to regulations laid down in Article 70 herein.
Enforcement decisions shall be executed promptly when obliged individuals or organizations receive enforcement decisions.”;
...
...
...
2a. .[139] The limitation period for execution of an enforcement decision starts from the date of issuance of that enforcement decision and ends on the time of invalidation of sanction decisions prescribed in Clause 1 of Article 74 herein; after expiry of the aforesaid period, that enforcement decision shall not be executed, except if the decision on imposition of administrative penalties prescribes the imposition of a penalty in a form of confiscation of administrative violation exhibit and mean, and imposition of remedial measures.”;
3. Responsibilities of agencies and organizations for cooperation in execution of enforcement decisions:
a) Relevant individuals and organizations shall have obligation to cooperate with competent persons who issue enforcement decisions in implementing measures to execute enforcement decisions;
b) The People Police Forces shall ensure order and safety in the process of execution of enforcement decisions by the Chairperson of the People’s Committee at the same level or enforcement decisions by other state agencies as required;
c)[140] Credit institutions, State Treasuries, foreign bank branches where obliged individuals and organizations open their accounts shall provide information on conditions for execution of decisions on imposition of administrative penalties of the obliged individuals or organizations within 02 working days of receipt of the written requests from persons having enforcement authority; block the account balance amount equivalent to the amount that the obliged person or organization shall pay or freeze the entire amount available in the account in case the balance of the deposit account is less than the amount that the obliged individual and organization shall pay; take away the amount from the account to pay the outstanding amount at the request of persons having authority to issue enforcement decisions. Within 05 working days prior to the aforesaid transfer activity, credit institutions, State Treasuries or foreign bank branches shall notify the obliged individuals or organizations of such transfer; Such mandatory transfer does not need the consent given by the obliged individuals or organizations.
The Government elaborates this point.
Part three
IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Chapter I
...
...
...
Article 89. Compulsory education in the community
1. Compulsory education in the community is an administrative handling measure applicable to violators specified in Article 90 of this Article with a view to educating and managing them at their residence in case it is not necessary to isolate them from community.
2. The duration of imposition of this measure is from 03 to 06 months.
Article 90. Violators subject to compulsory education in the community [141]
1. Persons aged between 12 years and under 14 years who commit acts suspected to be very serious intentional crimes defined in the Criminal Code.
2. Persons aged between 14 years and under 16 years who commit acts suspected to be serious intentional crimes defined in the Criminal Code.
3. Persons aged between 14 years and under 16 years who have incurred administrative penalties twice, and on whom an administrative violation record is issued at the third attempt within 06 months, for one of the acts of causing public disorder, property theft, gambling, fraud or illegal racing.
4. Persons aged between 16 years and under 18 years who have incurred administrative penalties twice, and on whom an administrative violation record is issued at the third attempt within 06 months, for one of the acts, such as offending the dignity and honor of other persons; injuring or harming the health of other persons; illegally seizing, destroying or intentionally damaging the property of other persons; causing public disorder; property theft; gambling; fraud; illegal racing, which are not treated as crimes.
5. Persons aged 14 years or older who have incurred administrative penalties twice, and on whom an administrative violation record is issued at the third attempt within 06 months, for the act of illegally using narcotic substances.
...
...
...
7. Persons defined in Clauses 1, 2, 3, 4, and persons aged between 14 years and under 18 years specified in Clause 5 of this Article, who do not have stable residences shall be referred to social protection establishments or child support establishments to put them under control and have them educated during the period of implementation of “compulsory education in the community” measure.
If a person aged 18 years or older that is covered by Clause 5 of this Article does not have a stable residence, he/she shall be referred to the People's Committee of the commune where he/she is found illegally using narcotics at the third attempt to put him/her under control.”.
Article 91. Sending violators to reform schools
1. Sending violators to reform schools is an administrative handling measure applicable to violators specified in Article 92 of this Law with a view to helping them to receive general education, vocational education, work and engage in activities of daily living under management and education by schools.
2. The duration of imposition of this measure shall be from 06 – 24 months.
Article 92. Violators subject to the penalty of being compulsorily sent to reform schools [142]
1. Persons aged between 12 years and under 14 years who commit acts suspected to be extremely serious crimes defined in the Criminal Code.
2. Persons aged between 14 years and under 16 years who commit acts suspected to be very or extremely serious crimes defined in the Criminal Code, except for those crimes specified in Clause 2 of Article 12 in the Criminal Code.
3. Persons aged between 14 years and under 16 years who commit one of the acts prescribed in Clauses 2 and 3 of Article 90 herein, and are already subject to the penalty of compulsory education in the community before.
...
...
...
5. Exemption from the penalty of being compulsorily sent to reform schools shall be granted in the following cases:
a) Persons incapable of fulfilling administrative liabilities;
b) Pregnant persons obtaining health certificates from healthcare establishments at the district or higher level;
c) Women or persons, by themselves, taking care of children under 36 months of age, who are certified by the People's Committees of the communes where they are residing.”
Article 93. Sending violators to compulsory educational establishments
1. Sending violators to compulsory educational establishments is an administrative handling measure applicable to violators specified in Article 94 of this Law with a view to helping them to receive general education, vocational education, work and engage in activities of daily living under management by compulsory educational establishments.
2. The time limit for imposition of this measure shall be from 06 – 24 months.
Article 94. Violators subject to the penalty of being compulsorily sent to compulsory educational establishments
1. [143] Violators subject to the penalty of being compulsorily sent to compulsory educational establishments, including:
...
...
...
b) Persons aged 18 years or older who commit one of the acts prescribed in Clause 6 of Article 90 herein which is not crimes, and are already subject to the penalty of compulsory education in the community before.
2. Exemption from the penalty of being compulsorily sent to compulsory educational establishments shall be granted in the following cases:
a) Persons are incapable of fulfilling administrative liabilities;
b) Minors;
c) Women aged 55 years or older and men aged 60 years or older;
d) Pregnant persons obtaining health certificates from healthcare establishments at the district or higher level [144];
dd) Women or persons, by themselves, taking care of children under 36 months of age, who are certified by the People's Committees of the communes where they are residing.”
Article 95. Sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers
1. Sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers is an administrative handling measure applicable to drug addicts specified in Article 96 of this Law with a view to helping them to receive medical treatment, general education and vocational education, and work under management by compulsory rehabilitation centers.
...
...
...
Article 96. Violators subject to the penalty of being compulsorily sent to compulsory rehabilitation centers
1.[145] Drug addicts aged 18 years or older who fall within the case in which they are subject to the penalty of being sent to compulsory rehabilitation centers according to regulations of the Law on Prevention and Control of Narcotic Substances.
2. Exemption from the penalty of being compulsorily sent to compulsory rehabilitation centers shall be granted in the following cases:
a) Persons are incapable of fulfilling administrative liabilities;
b) Pregnant persons obtaining health certificates from healthcare establishments at the district or higher level [146];
c) Women or persons, by themselves, taking care of children under 36 months of age, who are certified by the People's Committees of the communes where they are residing.”
Chapter II
PROCEDURES FOR MAKING APPLICATION FOR IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES.
Article 97. Making application for imposition of “compulsory education in the community” measure.
...
...
...
2. With regard to violators who are involved in cases of breach of laws that are directly detected, investigated and entertained or accepted by the district- or provincial-level Police and classified as those defined in Article 90 of this Law but not liable to criminal prosecutions, police agencies currently accepting the handling of these cases shall verify, collect documents and make applications for imposition of “compulsory education in the community” measure.
3. An application includes résumé; written documents on violation(s); medical record (if any), a report of the violator and other relevant documents;
With regard to a minor who is considered for imposition of “compulsory education in the community” measure, the application shall have remarks of school, agency, organization where such minor is studying or working (if any), and comments of his/her parents or guardian.
4. [147] Authorities making applications specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall take responsibility for the legality of such applications. After completely making applications, authorities making such applications shall notify persons affected by requests for imposition of this measure or their legal representatives of making of applications; with regard to minors, they shall also notify their parents or guardians of making of applications. These persons shall have the right to read applications and keep record of necessary information within 03 working days of receipt of such notification.”.
Article 98. Decision on imposition of “compulsory education in the community” measure;
1.[148] Within 01 working day after expiry of the time limit for reading applications specified in Clause 4 of Article 97 of this Law, authorities making applications that are prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 97 herein shall send such applications to the Chairpersons of the commune-level People's Committees.
Within 07 working days of receipt of these applications, the Chairpersons of the commune-level People's Committees shall organize and preside over consultation meetings attended by heads of the commune-level Police, judicial – civil records officers, representatives of the Vietnam Fatherland Front Committee and a number of related socio-political organizations and social organizations at the same level, or representatives of grassroots-level residents. Persons affected by requests for imposition of “compulsory education in the community” measure, legal representatives, parents and guardians of the minors shall be invited to these meetings and have the rights to express their opinions on imposition of the measure.
2. Within 02 working days [149] from the date of the end of consultation meeting specified in Clause 1 of this Article, the Chairpersons of the commune-level People's Committees shall consider and decide imposition of the “compulsory education in the community” measure. Depending on each violator, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall send violators subject to compulsory education to agencies, organizations, their family for management and education; in case these violators have no stable residence, they shall be sent to social relief establishments or children assistance establishments for management and education.
3. Decision on imposition of “compulsory education in the community” measure shall clearly state date of issuance; full name and position of the decision issuer; full name, date of birth and residence of the educated person; his/her violation(s); Articles and Clauses of legal documents to be applied; the time limit for imposition, the date of execution; responsibility of the agency, organization or the family that is assigned to educate and manage the violator; right to complaint and initiate lawsuits as prescribed by law.
...
...
...
5. The document on imposition of this measure shall be numbered and stored in accordance with regulations of the law on archives.
Article 99. Making application for imposition of "sending violators to reform schools" measure
1. Making application for imposition of the "sending violators to reform schools" measure on each person specified in Article 92 of this Law shall comply with the following regulations:
a) With regard to a violating minor having stable residence, the Chairperson of the People's Committee of commune where such minor is residing shall make application for imposition of "sending violators to reform schools" measure;
An application includes résumé; documents on the minor’s violation(s); education measure which has been imposed; the report of the minor and opinions from his/her parents or legal representative, opinions from the school where the minor is studying, or the organization or the agency where the minor is working (if any) and other relevant documents or records;
b) With regard to a violating minor not having stable residence, the Chairperson of the People's Committee of commune where such minor commits violation(s) shall make an application for imposition of the "sending violators to reform schools" measure;
An application includes violation record; résumé; documents on the minor’s violation(s); extract of previous conviction(s); education measure which has been imposed (if any); the report of the minor and opinions from his/her parents or legal representative;
c) Commune-level Police shall be responsible for assisting Chairpersons of the People's Committees at the same level to collect documents and make applications as specified at points a and b of Clause 1 of this Article.
2. With regard to violating minors who are involved in cases of breach of laws that are directly detected, investigated and entertained or accepted by the district- or provincial-level Police and classified as those defined in Article 92 of this Law but not liable to criminal prosecutions, police agencies currently accepting the handling of these cases shall verify, collect documents and make applications for imposition of "sending violators to reform schools" measure.
...
...
...
3. [150] Authorities making applications specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be responsible for the legality of applications. After completely making applications, authorities making such applications shall notify persons affected by requests for imposition of this measure or their legal representatives of making of applications. These persons shall have the right to read applications and keep record of necessary information within 03 working days of receipt of such notification.”.
Article 100. Consideration and decision to transfer applications to petition the district-level People's Courts to impose "sending violators to reform schools" measure
1. [151] Within 01 working day after expiry of the time limit for reading application specified in Clause 3 of Article 99 of this Law, Chairperson of the commune-level People’s Committee shall send such application to Chief of district-level Police Within 02 working days of receipt of the application, the Chief of the district-level Police can decide to transfer such application to petition the district-level People's Court to impose "sending violators to reform schools" measure. If the application is incomplete, the Chief of the district-level Police shall give it back to authority making such application; the time limit for provision of additional documents to make it complete shall be 02 working days of receipt of the returned application. Within 02 working days of receipt of the updated application, Chief of the district-level Police can decide to transfer such application to petition the district-level People's Court to impose "sending violators to reform schools" measure.
Within 01 working days after expiry of the time limit for reading applications prescribed in Clause 3 of Article 99 herein, in the event of falling into the situation prescribed in Clause 2 of Article 99 herein, Chiefs of the district-level Police, Directors of provincial Police Departments can decide to transfer such applications to petition the People's Courts of the districts where persons affected by requests for imposition of the measure commit violations to seek their judgment on imposition of "sending violators to reform schools" measure.
2. An application for consideration and decision to impose “"sending violators to reform schools" measure by the People's Court of the district includes:
a) An application for imposition of "sending violators to reform schools" measure specified in Article 99 of this Law;
b) Document of Chief of the district-level Police or Director of provincial Police Department on request for consideration of imposition of "sending violators to reform schools" measure.
3. The application for imposition of "sending violators to reform schools" measure shall be numbered and stored in accordance with regulations of the law on archives.
Article 101. Making application for imposition of "sending violators to compulsory educational establishments" measure
...
...
...
a) With regard to a violator having stable residence, the Chairperson of the commune-level People's Committee where such violator is residing shall make an application for imposition of "sending violators to compulsory educational establishments" measure;
An application includes résumé; documents on the minor’s violation(s); “compulsory education in the community” measure which has been imposed; the report of the violator and his/her legal representative and other relevant documents;
b) With regard to a violator who does not reside at the place where he/she commits administrative violation(s), the Chairperson of the commune-level People's Committee shall make verification; in case the residence is defined, such person shall be transferred to his/her residence for handling; in case the residence is not defined, the application for imposition of "sending violators to compulsory educational establishments" measure shall be made.
An application includes violation record; résumé; documents on the violator’s violation(s); extract of previous conviction(s); education measure which has been imposed (if any); the report of the violator or his/her legal representative;
c) Commune-level Police shall be responsible for assisting Chairperson of the People's Committee at the same level to collect documents and make application as specified at points a and b of Clause 1 of this Article.
2. With regard to violators who are involved in cases of breach of laws that are directly detected, investigated and entertained or accepted by the district- or provincial-level Police and classified as those defined in Article 94 of this Law but not liable to criminal prosecutions, police agencies currently accepting the handling of these cases shall verify, collect documents and make applications for imposition of "sending violators to compulsory educational establishments" measure.
An application includes résumé; documents on the minor’s violation(s); “compulsory education in the community” measure which has been imposed; the report of the violator and his/her legal representative.
3. [153] Authorities making applications specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall take responsibility for the legality of such applications. After completely making applications, authorities making such applications shall notify persons affected by requests for imposition of this measure or their legal representatives of making of applications. These persons shall have the right to read applications and keep record of necessary information within 03 working days of receipt of such notification.
Article 102. Consideration and decision to transfer application to petition the district-level People's Court to impose "sending violators to compulsory educational establishments" measure
...
...
...
Within 01 working days after expiry of the time limit for reading application specified in Clause 3 of Article 101 herein, in the event of falling into the situation prescribed in Clause 2 of Article 101 herein, Chief of the district-level Police, Director of provincial Police Department can decide to transfer such application to petition the People's Court of the district where person affected by request for imposition of the measure commit violation(s) to seek the judgment on imposition of "sending violators to compulsory educational establishments" measure.
2. An application for consideration and decision to impose the "sending violators to compulsory educational establishments" measure by the People's Court of the district includes:
a) An application for imposition of "sending violators to compulsory educational establishments" measure specified in Articles 101 and 118 of this Law;
b) Document of Chief of the district-level Police or Director of provincial Police Department [155] on request for consideration of imposition of "sending violators to compulsory educational establishments" measure.
3. The application for imposition of "sending violators to compulsory educational establishments" measure shall be numbered and stored in accordance with regulations of the law on archives.
Article 103. Making application for imposition of "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure [156]
1. Making application for the imposition of "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure under Article 96 herein shall comply with the following regulations:
a) With regard to a drug addict having stable residence, the Chairperson of the People's Committee of commune where such person is residing shall make application for the imposition of "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure;
a) With regard to a drug addict not having stable residence, the Chairperson of the People's Committee of commune where such person commits violation(s) shall make application for the imposition of "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure;
...
...
...
d) An application includes a violation record; résumé; written documents proving the current state of drug addiction; a report of the drug addict or his/her legal representative(s) and other relevant documents or records;
dd) Commune-level Police shall be responsible for assisting Chairperson of the People's Committee at the same level to collect documents and make application as specified at Points a, b and d of Clause 1 of this Article.
2. Authorities making applications specified in Clause 1 of this Article shall take responsibility for the legality of such applications. After completely making applications, authorities making applications shall notify persons affected by requests for imposition of "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure or their legal representatives of making of applications. These persons shall have the right to read applications and keep record of necessary information within 03 working days of receipt of such notification.
Article 104. Consideration and decision to transfer application to petition the district-level People's Court to impose "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure
1. [157] Within 01 working day after expiration of the time limit for reading the application, the provincial-level Police shall send such application to the Head of the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of the district where the person affected by the request for imposition of the measure commits violation(s); the district-level Police or the Chairperson of the commune-level People's Committee shall send the application to the Head of the district-level Division of Labor, War Invalids and Social Affairs. Within 02 working days of receipt of the application, Head of the district-level Division of Labor, War Invalids and Social Affairs can decide to transfer such application to petition the district-level People's Court to impose "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure If the application is incomplete, Head of the district-level Division of Labor, War Invalids and Social Affairs shall give it back to authority making such application so that it updates the submitted application; the time limit for completion of the updated application shall be 02 working days of receipt of the returned application Within 02 working days of receipt of the updated application, Head of the district-level Division of Labor, War Invalids and Social Affairs can decide to transfer such application to petition the district-level People's Court to impose "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure.
2. An application for consideration and decision to impose "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure by the district-level People's Court includes:
a) Application for imposition of "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure specified in Article 103 of this Law;
b) Document of Head of the district-level Division of Labor, War Invalids and Social Affairs on request for consideration of imposition of "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure.
3. The application for imposition of "sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers" measure shall be numbered and stored in accordance with regulations of the law on archives.
...
...
...
AUTHORITY AND PROCEDURES FOR CONSIDERATION AND DECISION ON IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Article 105. Authority to decide imposition of administrative handling measures
1. The Chairperson of the commune-level People’s Committee shall have the authority to impose the “compulsory education in the community” measure
2. The district-level People's Courts have the authority to impose “sending violators to reform schools, compulsory educational establishments and compulsory rehabilitation centers” measures.
Article 106. Procedures for consideration and decision on imposition of administrative handling measures
The Standing Committee of National Assembly elaborates procedures for consideration and decision on imposition of “sending violators to reform schools, compulsory educational establishments and compulsory rehabilitation centers” measures by the People’s Courts.
Chapter IV
EXECUTION OF DECISION ON IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Within 03 days from the effective date of the decision on imposition of administrative penalties, the People's Court that has issued the decision shall send the decision to the obliged person, the authority that already sends the application for imposition of administrative handling measure, or the Police agency at the same level (if the provincial Police makes the application), the People's Committee of the commune where that person is residing and other relevant authorities to make it executed according to regulations of law; in case of the decision on imposition of “sending violators to reform schools” measure, it shall be sent to parents or the legal representative of the violator.
...
...
...
1. Decision on imposition of the “compulsory education in the community” measure and decision on imposition of the “sending violators to reform schools” measure shall be expired after 06 months from the effective date of such decisions.
2. Decision on imposition of “sending violators to compulsory educational establishments” measure and decision on imposition of “sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers” measure shall be expired after 01 year from the effective date of such decisions.
3. In case the obliged person deliberately evades execution, the limitation period specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be calculated from the time of termination of the acts of evading.
Article 109. Execution of decision on imposition of “compulsory education in the community” measure
1. After receiving the decision on imposition of the “compulsory education in the community” measure, the agency and organization assigned to provide education and management shall:
a) Implement “compulsory education in the community” measure for the person subject to compulsory education;
b) Assign a person to directly help persons subject to compulsory education;
c) Fill in monitoring book and periodically report to the Chairperson of the commune-level People’s Committee on implementation of the decision;
d) Help and encourage the person subject to compulsory education, and request the commune-level People’s Committee to create favorable conditions for him/her to find jobs.
...
...
...
3. The person subject to compulsory education shall commit in writing on executing the decision on compulsory education in the community.
4. The family of the person subject to compulsory education shall be responsible for close cooperation with the person assigned to provide help in managing and educating such person.
Article 110. Execution of decisions to send violators to reform schools, compulsory educational establishments and compulsory rehabilitation centers
1. [159] Within 05 days of receipt of the decision to send violators to reform schools, the decision to send violators to compulsory educational establishments, or the decision to send drug addicts to compulsory rehabilitation centers, agencies receiving the decision on imposition of administrative handling measures specified in Article 107 of this Law shall organize the execution as follows:
a) The district-level Police shall send the obliged person to the reform school or compulsory educational establishment;
b) The Division of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with the district-level Police in sending the obliged person to the compulsory rehabilitation center.”.
2. The time limit for execution of each decision is calculated as from the date in which the obliged person is detained for sending him/her to the reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center.
3. The Government elaborates this Article.
Article 111. Adjournment or exemption from execution of decisions to send violators to reform schools, compulsory educational establishments and compulsory rehabilitation centers
...
...
...
a) The obliged person is gravely ill and obtains a health certificate from the healthcare establishment at the district or higher level [160];
b) The family of the obliged person is meeting special difficulties and obtains certification from the Chairperson of the People’s Committee of commune where such person is residing.
If the abovementioned cases no longer occur, such decisions shall continue to be executed.
2. If the obliged person has not been sent to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center, he/she shall be entitled to exemption from the execution of the decision to send violator to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center in the following cases:
a) The obliged person suffers from dangerous disease and obtains certification from the medical facility of the district or higher level [161]
b) In period of adjournment of execution of the decision specified in Clause 1 of this Article, that person has made progress in abidance by law or had merits or been no longer addicted to drug;
c) The obliged person is a pregnant person obtaining a health certificate from the healthcare establishment at the district or higher level [162].
3. The district-level People's Court that has issued the decision on imposition of the “sending violator to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center” measure shall consider and decide adjournment or exemption from execution according to written request of the obliged person or his/her legal representative; if necessary, the district-level People's Court shall request the agency that has submitted application to give opinions before decision.
Decision on exemption or adjournment of execution shall be sent to the agency executing the decision and the obliged person; in case a minor is entitled to adjournment or exemption from the execution of the decision to send violator to reform school, the decision shall be sent to his/her parents or legal representative.
...
...
...
1. With regard to a person who is executing the decision at the reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center and has completed half of the duration, if such person has made progress or had merits, he/she shall be considered for partial reduction, or exemption from execution for the remaining duration.
2. In case a person who is executing by the decision at reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center is gravely ill and sent back to his/her family for treatment, he/she shall be entitled to suspension of execution of the decision; the treatment period shall be included in the time limit for execution of the decision; after his/her signs of recovery from disease, if the remaining duration is three months or more, such person shall continue to execute the decision; if in the period of suspension, such person has made progress or have merits, he/she shall be entitled to exemption from execution for the remaining duration. The pregnant women and persons who suffer from dangerous diseases shall be entitled to exemption from execution for the remaining duration.
3. The People’s Court of district where the reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center is located shall decide reduction in the time limit, suspension, or exemption from execution specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article at the request of the Principal of the reform school, the Director of the compulsory educational establishment and the Director of the compulsory rehabilitation center.
Decision on suspension of or exemption from execution of the decision on imposition of “sending violators to reform schools/compulsory educational establishments/compulsory rehabilitation centers” measure shall be sent to the People’s Court that issues the decision, the agency that has sent application, the People’s Committee of commune where such person is residing, the reform school, the compulsory educational establishment, the compulsory rehabilitation center, the person who is entitled to suspension or exemption and his/her family.
4. In case a person is gravely ill or suffering from dangerous disease and is entitled to suspension of execution of the decision or exemption from execution for the remaining duration specified in Clause 2 of this Article but his/her residence cannot be identified, he/she shall be sent to the local medical facility where the headquarter of the reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center is located for treatment.
Article 113. Management of person who is entitled to adjournment or suspension of execution of the decision on imposition of “sending violator to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center” measure.
1. The person who is entitled to adjournment or suspension of execution of the decision on imposition of the “sending violator to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center” measure shall present himself/herself at the People’s Committee of commune where such person is residing.
2. In the period of adjournment or suspension of execution of the decision to send violators to reform schools or the decision to send violators to compulsory educational establishments, in case such person continues to commit violation which has been handled or there are grounds that such person takes flight, the district-level People’s Court that has issued the decision on adjournment or suspension shall cancel such decision and issue a decision on compulsory execution of the decision to send violators to reform schools or the decision to send violators to compulsory educational establishments.
In the period of adjournment or suspension of execution of the decision to send drug addicts to compulsory rehabilitation centers, in case such person continues to use drugs or there are grounds that such person takes flight, the district-level People’s Court that has issued the decision on adjournment or suspension shall cancel such decision and issue a decision on compulsory execution of the decision to send drug addicts to compulsory rehabilitation centers.
...
...
...
1. When an violator finishes executing the decision on compulsory education in the community, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall issue a certificate and send a copy to his/her family.
2. When an violator finishes executing the decision to send violator to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center, the Principal of the reform school or the Director of compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center shall issue a certificate and send a copy to his/her family, the district-level People’s Court that has issued decision, the agency that manages the reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center, and the commune-level People’s Committee where he/she is residing.
3. In case a person whose residence cannot be identified is a minor or a weak person who is incapable of working, after expiration of the time limit for execution of the decision on imposition of the “sending violator to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center” measure, he/she shall be sent to social relief establishment in the place where the headquarter of the reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center is located.
Chapter V
OTHER REGULATIONS RELATED TO IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Article 115. Temporarily removing a person who is implementing “sending violator to the reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center" measure from the place where he/she implements the measure at the request of a competent criminal presiding agency
1. At the request of the competent criminal presiding agency, the Principal of the reform school or the Director of the compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center shall decide to temporarily remove the person who is implementing administrative handling measure from the place where he/she implements such measure in order to take part in proceedings in cases related to such person.
2. The duration of temporary removal shall be included in the time limit for implementation of the measure.
...
...
...
1. If the individual commits violation suspected to be crime, the competent person shall immediately transfer the individual's dossier to the competent criminal presiding agency when he/she considers the individual's dossier to decide imposition of administrative handling measure.
2. With regard to a case where the decision on imposition of administrative handling measure has been issued, if afterwards, it is detected that the individual against which an administrative handling measure has been imposed commits violation suspected to be crime and the limitation period for criminal prosecution is not expired, the Chairperson of the People’s Committee or the People’s Court that has issued the decision shall cancel such decision and within 03 days from the date of cancellation, the individual’s dossier shall be transferred to the competent criminal presiding agency.
If the imprisonment sentence has been imposed by the Court, the duration of implementation of “sending violators to reform schools/compulsory educational establishments/compulsory rehabilitation centers" measure shall be included in the duration of serving the imprisonment sentence; 1.5 days of implementation of the aforesaid measure shall be equal to 01 day of serving the imprisonment sentence.
Article 117. Criminal prosecution for violations committed before or during the duration of implementation of administrative handling measures
In case it is detected that an individual against which an administrative handling measure has been imposed commits violation(s) before or during the duration of execution of the decision, at the request of the competent criminal presiding agency, the Chairperson of the People’s Committee of commune where the “compulsory education in the community” measure is being implemented or the Principal of the reform school, the Director of compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center shall issue the decision on suspension of the execution of the decision against such individual and transfer his/her dossier to the competent criminal presiding agency; in case the imprisonment sentence has been imposed by the Court, the individual shall be entitled to exemption from execution for the remaining duration in the decision on the imposition of administrative handling measure; in case the imposed penalty is not the penalty of imprisonment, the individual shall continue to execute the decision on imposition of administrative handling measure.
Article 118. Handling case where an individual is subject to both the “sending violator to compulsory educational establishment” measure and the “sending violator to compulsory rehabilitation center” measure
1. In case a violating individual is subject to both the “sending violators to compulsory educational establishments” measure and the “sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers” measure, the competent agency shall only impose the “sending drug addicts to compulsory rehabilitation centers” measure upon such individual.
2. A drug addict who is classified as a dangerous gangster shall be subject to the “sending violators to compulsory educational establishments” measure. The compulsory educational establishment shall provide drug rehabilitation service for such addict.
3.[163] At the phase of tapering off narcotics and health recovery, if a person who is executing the decision at compulsory rehabilitation center commits violation specified in Clause 1 of Article 94 of this Law, he/she shall be subject to the penalty of being sent to compulsory educational establishment.
...
...
...
Procedures for consideration of approval for the imposition of the "sending violators to compulsory educational establishments” measure shall comply with regulations laid down herein."
Part four
MEASURES FOR PREVENTION AND ASSURANCE ABOUT HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Chapter I
GENERAL REGULATIONS ON MEASURES FOR PREVENTION AND ASSURANCE ABOUT HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 119. Measures for prevention and assurance about handling administrative violations
If it is required to promptly prevent administrative violation(s) or ensure the handling of administrative violation(s), the competent person shall impose the following administrative handling measures:
1. Detaining involved person
2. Escorting violator;
...
...
...
4. Conducting body search;
5. Conducting vehicle/item search;
6. Searching hiding place for exhibit/mean used for committing administrative violation;
7. Managing foreigners violating Vietnamese law while deportation is in progress;
8. Assigning the family or organization to manage person affected by request for imposition of administrative handling measure in the course of carrying out procedures for imposition of administrative handling measure;
9. Pursuing the person who is obliged to execute the decision to send violator to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center if he/she takes flight.
Article 120. Rules for imposition of measures for prevention and assurance about handling of administrative violations
1. When imposing measures for prevention and assurance about handling of administrative violations, the competent persons shall strictly comply with regulations of Articles 120 through 132 of this Law. In case of commission of violations, they shall be handled as prescribed by law.
2. Measures for prevention and assurance about handling of administrative violations shall be only imposed in necessary cases specified in Chapter II of this Part.
...
...
...
4. The use of weapons and supporting tools for the imposition of measures for prevention and assurance about handling of administrative violations, shall comply with regulations of law.
Article 121. Cancellation or replacement of measures for prevention and assurance about handling administrative violations
1. In case the imposition of a measure for prevention and assurance about handling of administrative violation(s) is not conformable to imposition condition and purpose as prescribed by this Law, the decision on imposition of such measure shall be cancelled.
2. The person who has authority to decide the imposition of a measure for prevention and assurance about handling of administrative violation(s) shall cancel the measure for prevention of administrative violation(s) when such measure is not necessary or replace it by another measure.
Chapter II
AUTHORITY AND PROCEDURES FOR IMPOSITION OF MEASURES FOR PREVENTION AND ASSURANCE ABOUT HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 122. Administrative detention of involved persons
1. [164] An administrative penalty imposed in the detention form shall only be applied in the following case:
a) It is necessary to immediately stop or militate against acts of disturbance of public order or injuring other persons;
...
...
...
c) The detention is a way to ensure the execution of the decision to send violators to reform schools, the decision to send violators to compulsory educational establishments and the decision to send violators to compulsory rehabilitation centers;
d) Persons committing acts of domestic violence violate contact prohibition decisions according to the provisions of laws on domestic violence prevention and control;
dd) It is necessary to define the current state of addiction to narcotics of persons illegally using narcotics.
2. All cases of the detention shall be decided in writing and copies of these decisions shall be handed over to persons subject to detention, each of them receives 01 copy.
3. [165] The administrative detention duration shall not exceed 12 hours; where necessary, the detention duration may be extended but not exceeding 24 hours from the start time of detention; in case of the detention of administrative violators at border areas or remote, isolated mountainous areas or islands, the detention duration shall start from the time the violators are escorted to detention facilities.
In case of the penalty of detention imposed to assess the drug addiction state as prescribed at point dd of Clause 4 of this Article, the detention duration may be longer but not exceeding 05 days from the detention start time.
Persons detained aboard aircraft or seagoing vessels shall be immediately transferred to competent authorities promptly after aircraft arrive at the airport or seagoing vessels arrive at the port.
4. At the request of the detained person, the person who issues the detention decision shall notify to his/her family or the organization where he/she is working or studying. In case of detention of a minor who commits administrative violation(s) at night or over 06 hours, the person who issues the detention decision shall notify immediately to his/her parents or guardian.
5. [166] Administrative detention facilities shall be administrative detention houses or rooms located at the offices of the agencies or units where the persons having authority to issue detention decisions are serving. If there is none of administrative detention houses or rooms, the detention may take place at on-call duty rooms or other rooms at workplace, but shall conform to general regulations.
...
...
...
With regard to cases of detention of the persons regulated at point dd of Clause 1 of this Article, detention places shall be detention areas located at compulsory rehabilitation centers of provinces or central-affiliated cities, detention houses or booths.
With regard to aircrafts, ships or trains already leaving airports, ports, stations or terminals, depending on the specific conditions and types of violators, the commanders, captains or masters can decide detention places and assign people to carry out detention activities.
6. The detention of persons who commit administrative violations in detention rooms, criminal detention rooms or unhygienic and unsafe places shall be strictly forbidden.
7. The Government elaborates this Article.
Article 123. Administrative detention authority [167]
1. In case of falling in the case prescribed in Clause 1 of Article 122 herein, the following persons shall have the rights to issue administrative detention decisions:
a) Chairperson of commune-level People’s Committee;
b) Head of ward police, Head of police of the commune or town that has organized the elite police force in accordance with the Law on People's Public Security; Head of International Airport Police; Head of Border gate Police;
c) Head of District-level Police; Head of Professional Division of Traffic Police Department; Head of the Professional Division of Immigration Department; Head of Professional Division of Police Department for Administration of Social Order; Head of Professional Division of the Department of Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Control; Head of Professional Division of the Department of Fire Prevention, Fighting and Rescue; Head of Professional Division of Drug Crime Investigation Police Department; Head of Division of provincial Police, including: Chief of Police Division for Administration of Social Order; Chief of Investigation Police Division for Corruption, Economic and Smuggling Crimes; Chief of Investigation Police Division for Drug Crimes; Chief of Traffic Police Division; Chief of Road – Rail Traffic Police; Chief of Road Traffic Police Division; Chief of Waterway Police Division; Chief of Mobile Police Division; Director of Security Guard Division; Director of Criminal Judgment Execution and Judicial Assistance Police Division; Chief of Police Division for Prevention and Control of Environmental Crimes; Chief of Police Division for Firefighting, Prevention and Rescue; Director of Immigration Division; Director of Economic Security Division; Director of External Security Division;
...
...
...
dd) Head of Forest Protection Station; Head of Mobile Forest Protection, Forest Firefighting and Prevention Team; Director of Forest Protection Sub-Department, Director of Regional Forest Protection Sub-department, Head of Fisheries Resources Surveillance Station of Regional Sub-department of Fisheries Resources Surveillance; Director of Regional Sub-department of Fisheries Resources Surveillance; Director of Fisheries Resources Surveillance Department;
e) Director of Customs Subdepartment; Leader of Control Team of Customs Department; Leader of Criminal Investigation Team; Leader of Smuggling Control Team; Captain of Maritime Control Flotilla subordinate to the Smuggling Investigation and Prevention Department;
g) Leader of Market Surveillance Team; Head of Professional Division under the control of the Department of Market Surveillance Operations;
h) Commanding Officer of Border Guard Post; Commander of the Border Guard Command at port border gate; Captain of Naval Border Guard Flotilla; Captain of Naval Border Guard Squadron; Head of Task Force Commission for Drug and Crime Prevention and Control; Chief Commander of provincial Border Guard;
i) Captain of Coast Guard Flotilla; Captain of Coast Guard Squadron; Regional Command of the Coast Guard; Head of Reconnaissance Commission; Head of Task Force Commission for Drug Crime Prevention and Control;
k) Aircraft commander, vessel captain, train master aboard aircraft, seagoing vessels or trains leaving airports, ports or terminals;
l) Presiding judge of the Court.
2. Persons having detention authority that are referred to in point a through i of Clause 1 of this Article may delegate the administrative detention authority to their deputies during their absence. The delegation of authority shall be documented in decisions under which the scope, details of delegated authority and term of delegated authority shall be clarified. Authorized deputies shall be responsible to their heads and to laws for the exercise of their delegated authority. The authorized person shall not be entitled to re-delegate their authority to any other person.
Article 124. Escorting violator(s);
...
...
...
a) Administrative detention of involved persons;
b)[168] Sending or returning the violators specified in Clause 1 of Article 111, or Clause 2 of Article 112, failing to voluntarily comply after necessary conditions for adjournment or suspension of the decisions no longer exist, and the violators specified in Clause 2 of Article 132 of this Law, to reform schools, compulsory educational establishments or compulsory rehabilitation centers.”.
2. The competent persons on duty shall escort the violators.
3. The Government elaborates this Article.
Article 125. Administrative impoundment of exhibits/means used for committing violations, licenses/practicing certificates
1. Administrative impoundment of exhibits/means used for committing violations, licenses/practicing certificates shall only be applied in the following cases:
a) Certifying facts which there is no grounds for issuance of the decision on imposition of administrative penalties in case of no impoundment. In case of impoundment for the purpose of valuation of exhibits used for committing administrative violations as the basis for determination of the fine bracket and the authority to impose penalties, the regulations of Clause 3, Article 60 of this Law shall be applied;
b) Immediately preventing administrative violations which serious consequences for society may be caused in case of no impoundment;
c) Ensuring execution of the decision on imposition of administrative penalties as prescribed in Clause 6 of this Article.
...
...
...
In case of installment payment of fines specified in Article 79 of this Law, after the violator already pays the fine in the first installment, the violator may receive the impounded exhibit/mean.
3.[169] Persons having authority to impose the penalty of confiscating exhibits/means used for commission of administrative violations prescribed in Chapter II of Part Two of this Law shall have authority to issue decisions on impoundment of exhibits/means used for commission of administrative violations, licenses or practicing certificates. The impoundment authority shall not vary, depending on values of exhibits or means used for commission of administrative violations.
4.[170] If there is any ground prescribed in Clause 1 of this Article, the impoundment of exhibits/means used for commission of administrative violations, licenses or practicing certificates shall be carried out as follows:
a) Persons having authority to make administrative violation records are handling cases or matters of making records of impoundment of exhibits and means used for commission of administrative violations, licenses and practicing certificates as prescribed in Clause 9 of this Article;
b) Within 24 hours from the time when the record is made, the record maker shall report to the person having impoundment authority on the impounded exhibits, means, license or practicing certificate to seek his/her impoundment of which 1 copy shall be issued to the violating person and the representative of the violating organization.
In case the impoundment decision is not issued, exhibits and means used for commission of administrative violations, licenses and practicing certificates shall be immediately returned.
In case the exhibit is a perishable good, the person who impounds such exhibit shall immediately report to the direct supervisor for further actions; if it is damaged or lost, he/she shall pay compensation according to regulations of law.
5.[171] The person making the impoundment record, the person issuing the impoundment decision shall be responsible for taking care of exhibits and means used for commission of administrative violation, license or practicing certificate. In case the exhibit/mean used for commission of administrative violation, license or practicing certificate is lost, illegally sold, swapped or damaged, short of components or replaced, the impoundment decision maker shall have the burden of paying compensation and shall be handled under laws.
5a. [172] In the course of the impoundment, the record maker and the person having impoundment authority shall seal the impounded exhibits and/or means used for commission of administrative violations, excluding:
...
...
...
b) Goods or articles that are perishable or difficult to be stored under laws.
5b. [173] In order to attach security seal on the impounded exhibits and/or means used for administrative violations, such sealing activity shall be witnessed by the violator; if the violator is absent, the sealing shall be witnessed by the representative of the violator’s family, the violating organization’s representative or the representative of the commune-level authority, or by at least 01 person.
5c. [174] The impoundment record or the decision on impoundment of exhibits/means used for commission of administrative violation(s), license or practicing certificate may be made, issued or sent electronically.
6. In case an individual or organization that commits an administrative violation only faces the fine, the person having authority to impose the penalty shall have the authority to impound driving permit or vehicle circulation permit or other documents related to exhibit/mean until such individual or organization completely executes the decision on imposition of administrative penalties. If the violating individual or organization does not have the above-mentioned document, the person having authority to impose the penalty may impound the exhibit/mean used for committing administrative violation(s), except for case specified in Clause 10 of this Article.
7. In case where the license or practicing certificate of a violator is compulsorily suspended, it may be impounded to ensure the execution of the decision on imposition of administrative penalties. Impounding the license or practicing certificate before issuing the decision shall not influence the rights of the license or certificate holder.
8. [175] The period for impoundment of exhibits and means used for commission of administrative violations, licenses or practicing certificates shall not exceed 07 working days from the commencement date; if any case or matter requires the transfer of relevant documents and records to persons having authority to impose penalties, the period for impoundment shall not be longer than 10 working days from the commencement date.
The period for impoundment may be extended in the cases prescribed in Point b of Clause 1 of Article 66 herein, but not exceeding 01 month from the commencement date. In the cases specified in point c of Clause 1 of Article 66 herein, the period for impoundment may continue to obtain extension, but not exceeding 02 month from the commencement date.
The period for impoundment of exhibits or means used for commission of administrative violations, licenses or practicing certificates shall start from the date in which they are impounded in reality.
The period for impoundment of exhibits and means of commission of administrative violations, licenses or practicing certificates shall not longer than the limitation period for issuance of decisions on imposition of administrative penalties according to regulations of Article 66 herein In case the impoundment is needed as a way to securing performance of obligations to execute decisions on imposition of administrative penalties as provided in point c of Clause 1 of this Article, the period for impoundment shall expire after completely executing these decisions.
...
...
...
9. [176] Record of impoundment of exhibits or means used for commission of administrative violations, licenses or practicing certificates shall clarify names, quantity, categories, current state thereof, shall be signed by the person carrying out the impoundment, the violator or the violating organization's representative; in case there is none of the violator’s signature, the signature of at least one witness is required. This record shall be made into 02 copies, each of which is sent to the violator or the violating organization’s representative.
10.[177] With regard to means of transport committing administrative violations to the extent of being impounded to guarantee the execution of decisions on imposition of administrative penalties, if violating organizations or individuals have clear addresses, storage facilities or the financial capability to provide bail amounts, they may still keep them under the management of the competent state agencies.
11. [178] The Government elaborates this Article.
Article 126. Administrative handling of impounded exhibits or means, licenses or practicing certificates
1. [179] Persons issuing impoundment decisions shall handle impounded exhibits, means used for commission of administrative violations, licenses or practicing certificates according to the measures stated in decisions on imposition of administrative penalties, or return them to individuals and organizations in case of not being subject to the penalty of confiscation of impounded exhibits/means or suspension of licenses or practicing certificates.
With regard to exhibits or means impounded due to being appropriated or illegally used for commission of administrative violations, and subject to the penalty of confiscation, they shall be returned to lawful owners, custodians or users; violating individuals and organizations shall pay an amount equivalent to the value of exhibits and/or means used for commission of administrative violations into the state budget. In case legitimate owners, custodians or users intentionally let violators use exhibits and/or means used for commission of administrative violations as prescribed in Article 26 of this Law, exhibits and/or means shall be confiscated by the state budget.
If exhibits and/or means subject to the penalty of being confiscated are secured by the collateral provided as the registered guarantee in accordance with the civil laws, the obligee may claim back these exhibits and means or amounts equivalent to the value of the guaranteed obligations; violating individuals and organizations shall pay amounts equivalent to the values of exhibits and/or means used for commission of administrative violations into the state budget.
2. Exhibits and/or means, licenses or practicing certificates which have been impounded for execution of decisions on imposition of administrative penalties according to Clause 6 Article 125 of this Law shall be returned to penalized individuals right after complete execution of such decisions.
3. With regard to exhibits which are perishable goods or items, the person who issues the impoundment decision shall immediately sell according to market price and the sale shall be made in record. The collected amount shall be sent to a temporary deposit account at State Treasury Afterwards, if such exhibits are confiscated under the decision of the competent person, the collected amounts shall be remitted into the State budget, if such exhibits are not confiscated, the collected amounts shall be returned to the owners, custodians, or legal users.
...
...
...
a) In case violators, legitimate owners, custodians or users of material evidence and/or means are identified, persons issuing impoundment decisions shall notify them twice. The first notification shall be issued within 03 working days from the expiration of the period for the impoundment thereof. The second notification shall be issued within 07 working days from the date of issuance of the first notification. After the period of 01 month from the second notification date, if violators, legitimate owners, custodians or users do not come to claim them, within 05 working days, competent persons shall issue decisions to confiscate exhibits and/or means used for commission of administrative violations;
b) In case violators, legitimate owners, custodians or users of material evidence and/or means are unidentifiable, persons issuing impoundment decisions shall make two attempts in notifying this via central or local mass media at local areas where they are impounded. The first notification shall be issued within 03 working days from the expiration of the period for the impoundment thereof. The second notification shall be issued within 07 working days from the date of issuance of the first notification. After the period of 01 year from the second notification date, if violators, legitimate owners, custodians or users do not come to claim them, within 05 working days, competent persons shall issue decisions to confiscate exhibits and/or means used for commission of administrative violations;
4a.[181] With regard to exhibits and/or means used for administrative violations which are impounded according to regulations of point c of Clause 1 of Article 125 herein, if individuals or organizations that are subject to administrative penalties fail to execute decisions on imposition of administrative penalties upon expiration of the time limit for execution of these decisions, within 05 working days after the expiration of the time limit for execution, the persons having impoundment authority shall transfer exhibits and/or means used for commission of administrative violations to persons having authority to enforce the execution of decisions on imposition of administrative penalties to decide the distraint or auction thereof in accordance with laws to assure the execution.
4b. [182] Upon the expiration of the impoundment period of licenses or practicing certificates, or the limitation period for execution of decisions imposition of administrative penalties, if violators do not come to claim them back without sound reasons, within 10 working days after the expiration of the impoundment period or the limitation period for execution of such decisions, persons having impoundment authority shall transfer them to the agencies that have issued those kinds of papers to proceed to carry out revocation procedures in accordance with laws, and inform violators.
5. Exhibits/means used for committing administrative violations which are goods, products causing harm to human health, domestic animals, plants and environment, or harmful cultural products, shall be destroyed as prescribed in Article 33 of this Law.
6. [183] With regard to narcotic substances and objects banned from possession or circulation, the confiscation or destruction shall comply with regulations of this Law.”.
7. Persons who possess impounded exhibits/means shall pay costs for warehousing, storage facilities and preservation of exhibits/means used for administrative violations and other costs in the period of impoundment of such exhibits/means prescribed in Clause 8, Article 125 of this Law.
It is not required to collect costs for warehousing, storage facilities and preservation in the period of impoundment of exhibits/means used for administrative violations in case the owner of exhibits/means does not commit administrative violation(s) or the penalty of confiscating exhibits/means is imposed.
The Government elaborates the cost of impoundment of exhibits/means specified in Article 125 of this Law.
...
...
...
1. The body search according to administrative procedure shall be only conducted when there are grounds to believe that the person is hiding objects, documents or means used for committing administrative violation(s) in his/her body.
2. Persons specified in Clause 1 Article 123 of this Law shall have the authority to decide body search according to administrative procedure.
In case there are grounds to believe that if the body search is not immediately conducted, objects, documents and means used for committing administrative violations may be dispersed or destroyed, other than persons specified in Clause 1, Article 123 of this Law, the people’s police officer, Coast Guard officer, Border Guard solider, forest ranger, customs officer or market controller on duty may conduct the body search according to administrative procedure and shall immediately report in writing to his/her head specified in Clause 1 Article 123 of this Law and be responsible for the body search to law.
3. The body search shall be decided in writing, unless it is necessary to immediately conduct body search as prescribed in paragraph 2, Clause 2 of this Article.
4. Before conducting the body search, the person who conducts the body search shall notify the decision to the person to be searched. When the body search is conducted, men shall search men and women shall search women, and the search shall be witnessed by persons of the same sex.
5. All cases of body search shall be recorded in writing. The body search decisions and records shall be issued to the searched persons, each of them receives 01 copy.
Article 128. Vehicle/item search according to administrative procedure
1. The vehicle/item search according to administrative procedure shall be only conducted when there are grounds to believe that the vehicle/item is hiding means used for committing administrative violation(s).
2. Persons specified in Clause 1 Article 123 of this Law shall have the authority to conduct vehicle/item search according to administrative procedure.
...
...
...
4. The vehicle/item search shall be decided in writing, except for case specified in Clause 3 of this Article.
The vehicle/item owner or the vehicle operator and a witness shall be present when the vehicle/item search is conducted. In case the vehicle/item owner or the vehicle operator is absent, there must be at least 01 witness .
5. All cases of vehicle/item search shall be recorded in writing. The vehicle/item search decisions and records shall be issued to vehicle/item owners or vehicle operators, each of them receives 01 copy.
Article 129. Searching hiding place for exhibits/means used for committing administrative violation
1. Searching hiding place for exhibits/means used for committing administrative violations shall be only conducted when there are grounds to believe that means used for committing administrative violation(s) have been hidden at the place.
2. Persons specified in Clause 1 Article 123 of this Law shall have authority to search hiding place for exhibits/means used for committing administrative violations; in case such place is a dwelling place, it is required to propose the Chairperson of the district-level People’s Committee for consideration and decision.
3. The place owner or the member of his/her family and a witness shall be present when the search is conducted. In case the place owner or the member of his/her family is absent but the search cannot be postponed, there must be the representative of the local government and at least 01 witness [185].
4. Searching hiding place for exhibits and/or means of administrative violations shall not be conducted at night, except for emergency cases, or except for case where the search is being conducted and has not yet finished but the reasons shall be clearly stated in the record.
5. All cases of searching hiding place for exhibits and/or means used for administrative violations shall be decided and recorded in writing. Records and decisions to search hiding place for exhibits and/or means used for administrative violations shall be issued to the place owners, each of them receives 01 copy.
...
...
...
1. Foreigners violating Vietnamese law while deportation is in progress shall be subject to management measure when there are grounds to believe that, if necessary measures are not taken for management, such foreigners will evade or obstruct the enforcement of decisions on imposing deportation, or prevent such foreigners from continuing to commit violations.
2. The head of exit and entry management agency or the Director of provincial Police Department where the application for deportation is made shall issue a decision on management of foreigners violating Vietnamese law while deportation is in progress by the following measures:
a) Restricting the movement of the person under management measure;
b) Designating the place of residence of the person under management measure;
c) Impounding the passport or other identification document in lieu of passport.
3. The Government elaborates this Article.
Article 131. Managing and supervising persons affected by requests for imposition of administrative handling measures in the course of carrying out procedures for imposition of administrative handling measures [186];
1. With regard to persons affected by requests for imposition of “sending violators to reform schools/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation centers” measures, if they have stable residences, competent agencies or persons having authority shall prepare documents on decisions to put them under their family’s supervision during the period of implementation of procedures for consideration of issue of decisions on imposition of administrative handling measures.
2. If they do not have stable residences, or have stable residences but their family objects to supervising them, the supervision during the period of implementation of procedures for consideration of issue of decisions on imposition of “sending violators to reform schools/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation centers” measures shall comply with the following regulations:
...
...
...
b) Competent authorities or persons shall prepare documents on decisions to put persons affected by requests for imposition of “sending violators to reform schools/compulsory educational establishments” measures or persons committing violations under the supervision of the commune-level People’s Committees.
3. The duration of management and supervision shall start from the time of preparation of request documents and end on the time of moving violators to impose administrative handling measures according to decisions of Courts.
The period of management and supervision of violators prescribed in point a of Clause 2 of this Article at centers or establishments shall be subtracted from the time limit for imposition of administrative handling measures.
4. Each decision to put a violator under the supervision of his/her family or the relevant authority or organization shall clearly state: the date of issue of the decision; the full name and title of the decision maker; the full name, date of birth, place of residence of the assigned supervisory person, or the name and address of the assigned supervisory agency or organization; the full name, date of birth, and place of residence of the supervised person; reasons, duration and responsibilities of the supervised person, responsibilities of the supervisory person or agency or organization, and responsibilities of the People's Committee of the commune where the violator is residing; the signature of the person issuing the decision to assign the supervision tasks, and shall be immediately sent to the family or the agency or organization assigned the supervision tasks, the supervised person to have it executed.
5. During the supervision period, the family, agency or organization assigned to perform supervision tasks shall take the following responsibilities:
a) Do not let supervised persons continue to commit violations;
b) Supervised persons shall be present at the time of issue of decisions to send them to reform schools, compulsory educational establishments or compulsory rehabilitation centers;
c) Promptly reporting to authorities or persons issuing decisions to assign the supervision tasks in case where supervised persons take flight or commit violations.
6. During the supervision period, supervised persons shall have the following responsibilities:
...
...
...
b) They must turn up at the office of authorities or persons having authority to make documents related to their case upon request.
7. During the supervision period, authorities or persons having authority to issue supervision decisions shall have the following responsibilities:
a) Informing families, authorities or organizations assigned to manage, supervise the supervised persons, and the supervised persons of their rights and obligations during the supervision period;
b) Implementing measures to support families, agencies and organizations assigned to perform the tasks of supervising and managing the supervised persons;
c) When being notified of the supervised person’s taking flight, running away or committing violation, the agency or person having authority to issue the decision to assign supervision tasks shall promptly take measures according to their competence, or notify this to the competent agency to seek their action according to the provisions of laws.
8. The Government elaborates this Article.
Article 132. Pursuing persons who obtain decisions to send violators to reform schools, compulsory educational establishments, and compulsory rehabilitation centers if they take flight.
1. If a person obtaining the decision to send him/her to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center takes flight before being sent to school/establishment, the police agency of district where the documentation is made shall issue a decision to pursue such person.
2. If a person who is executing the decision to send him/her to reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center takes flight, the Principal of the reform school, the Director of compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center shall issue a decision to pursue such person. The police agency shall cooperate with the reform school/compulsory educational establishment/compulsory rehabilitation center in pursuing such person to send him/her back the school/establishment/center.
...
...
...
In case a person that is executing the decision to send him/her to the reform school as specified in Clause 2 of this Article is 18 years old at the time of his/her being successfully found, and if all necessary conditions for forcing him/her to be subject to the “sending violator the compulsory education establishment” measure exist, the Principal of the reform school shall file a request to the district-level People’s Court of the place where that reform school is located to seek their judgment on imposition of the “sending violator to the compulsory educational establishment” measure.
4. The duration of escape shall not be included in the time limit for execution of the decision on imposition of the “sending violator to reform school/compulsory educational establishment/ compulsory rehabilitation establishment” measure.
Part Five
REGULATIONS APPLICABLE TO MINORS WHO COMMIT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Chapter I
GENERAL REGULATIONS ON HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS COMMITTED BY MINORS
Article 133. Scope of application
Handling administrative violations committed by minors shall comply with regulations in Part Five and other relevant regulations of this Law.
Article 134. Rules for handling
...
...
...
1. The administrative violations committed by minors shall be only handled in necessary cases with a view to educating and assisting minors to correct their mistakes, have healthy development and become good citizens of society.
During the process of consideration for handling administrative violations committed by minors, persons having authority to handle violations shall ensure the best benefits of such minors. The “sending violators to reform schools” measure shall be only imposed if it is considered that there is not any more suitable measure;
2. The handling of administrative violations committed by minors shall be also based on such minors’ awareness of values so danger to society of violations, causes and circumstances in order to decide imposition of appropriate penalties or administrative handling measures;
3. [188] The imposition of penalties and the decision on fines against minors committing administrative violations shall conform to the principle that these penalties and fines shall be lighter/smaller than those imposed upon adults committing the same administrative violations.
In case a person aged between 14 years and under 16 years commits an administrative violation, the fine shall not be imposed.
In case where a person aged between 16 years and under 18 years that commits an administrative violation is subject to a fine, the fine shall not a half as much as that applicable to an adult; in case where he/she shall pay an amount equivalent to the value of exhibits and/or means used in the commission of administrative violation into the state budget according to regulations of Clause 1 of Article 126 of this Law, the amount of payment into the state budget shall be a half as much as the value of exhibits and/or means used for commission of administrative violation. If he/she does not have money to pay the fine or is unable to implement remedial measures, his/her parent or guardian shall have the burden to do so instead;
4. During the process of consideration for handling administrative violations committed by minors, the personal secrets of minors shall be respected and protected;
5. Alternatives to administrative handling measures shall be considered for application when the conditions specified in Chapter II of this Part are satisfied. The application of alternatives shall not be deemed as being subject to administrative penalties.
Article 135. Imposition of administrative penalties and remedial measures
...
...
...
a) Warnings;
b) Fines;
c) Confiscation of exhibits/means used for committing administrative violations;
2. Remedial measures imposed upon minors:
a) Mandatory restoration of original condition;
b) Mandatory implementation of remedial measures against environmental pollution or spread of diseases;
c) Mandatory destruction of goods or items detrimental to human, animal and plant health and the environment, and indecent materials;
d) Mandatory return of illegal benefits obtained from administrative violations or mandatory return of an amount equal to the value of exhibits and/or means used for committing administrative violations that have been illegally consumed, dispersed or destroyed;
Article 136. Imposition of administrative handling measures
...
...
...
2. The “sending violators to reform schools" measure shall be imposed upon minors committing administrative violations according to regulations in Chapter II, Part Three of this Law.
Article 137. Period after which an administrative violation is absolved for minors
1. Within 06 months from the date of finishing executing the decision on imposition of the administrative penalty or from the date of expiration of the limitation period for execution of such decision, if a minor does not commit repeat violation(s), such minor shall be considered that he/she has not been subject to any administrative penalty.
2. Within 01 year from the date of finishing executing the decision on imposition of administrative handling measure, or from the date of expiration of the limitation period for execution of such decision, if an minor subject to administrative handling measure does not commit repeat violation(s), such minor shall be considered that he/she has not been subject to any administrative handling measure.
Chapter II
ALTERNATIVES TO ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES APPLIED TO MINORS
Article 138. Alternatives to administrative handling measures
Alternatives to administrative handling measures applied to minors
1. Reprimand;
...
...
...
3. [189] Community-based education;
Article 139. Reprimand
1. Reprimand is an alternative to administrative handling measure with a view to pointing out violation(s) committed by a minor. The reprimand is issued against violating minors who must incur administrative penalties according to regulations of law if the following conditions are fully satisfied:
a) The violating minor incurs the penalty of warning according to regulations;
b) The violating minor has voluntarily reported his/her violation(s), and honestly repented his/her mistake(s);
2. Pursuant to Clause 1 of this Article, persons having authority to impose penalties shall decide the issuance of reprimand
The reminder shall be verbal and be issued on the spot.
Article 140. Home-based management
1.[190] Home-based management is an alternative to an administrative handling measure applicable to minors defined in Clauses 3 and 4 and persons aged between 14 years and under 18 years who illegally use narcotic substances specified in Clause 5 of Article 90 herein when the following conditions are fully satisfied:
...
...
...
b) There is favorable living environment for application of this measure;
c) Their parents or guardians are eligible to perform the tasks of management and voluntarily assume home-based management responsibilities.
2. Pursuant to Clause 1 of this Article, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall decide imposition of home-based management measure.
3. The duration of imposition of this measure shall be from 03 – 06 months.
4. Within 03 working days from the effective date of the decision on imposition of home-based management measure, the Chairperson of the People's Committee of commune where the decision is issued and persons specified in Clause 1 of this Article are residing shall send it to the family and assign local organizations or individuals to cooperate and supervise them.
Minors who are managed at home shall be entitled to attend schools, or participate in learning programs or other vocational programs, participate in counseling and community-based life skill development programs.
5. During the duration of home-based management, in case minors continue to commit violations, competent persons specified in Clause 2 of this Article shall decide termination of imposition of this measure and handle such minors as prescribed by law.
Article 140a. [191] Community-based education
1. Community-based education is an alternative to an administrative handling measure applicable to persons aged between 12 years and under 14 years who are defined in Clause 1 of Article 92 of this Law if they have stable residences, are studying at educational institutions and their parents and guardians make written commitments regarding management and education of their children or protected persons.
...
...
...
3. The duration of imposition of this measure shall be from 06 – 24 months.
4. Within 03 working days from the effective date of the decision on imposition of the community-based education measure, the People's Court where the decision on such measure has been issued shall send the decision to the minor’s parent or guardian and the People's Committee of the commune where that person is residing or the child support facility or the social protection establishment to request them to cooperate in implementation or supervision of the compliance.
Minors subject to the community-based education measure shall be entitled to attend school or participate in other learning or vocational training programs; participate in counseling and community-based life skill development programs.”
Part Six
IMPLEMENTATION PROVISIONS [192]
Article 141. Entry into force
1. This Law comes into force as of July 01, 2013, except that regulations related to imposition of administrative handling measures considered and decided by the People's Court come into force as of January 01, 2014.
2. Ordinance No. 44/2002/PL-UBTVQH10 on handling administrative violations, Ordinance No. 31/2007/PL-UBTVQH11 on amendments to some Articles of the 2002 Ordinance on handling administrative violations and Ordinance No. 04/2008/UBTVQH12 on amendments to some Articles of Ordinance on handling administrative violations shall cease to have effect from the effective date of this Law, except that regulations related to imposition of "sending violators to reform schools/compulsory educational establishments/medical treatment establishments" measures shall remain valid until December 31, 2013.
Article 142. [193] (annulled)
...
...
...
VERIFIED BY
CHAIRMAN
Bui Van Cuong
[1] Law No. 54/2014/QH13 on Customs is promulgated pursuant to:
“The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates the Law on Customs.”.
Law No. 18/2017/QH14 on Fishery is promulgated pursuant to:
...
...
...
The National Assembly hereby promulgates the Law on Fishery.”.
Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations is promulgated pursuant to:
“The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates Law on amendments to some Articles of Law No. 15/2012/QH13 on Handling Administrative Violations, which is amended under Law No. 54/2014/QH13 and Law No. 18/2017/QH14.”.
Law No. 09/2022/QH15 on amendments to some Articles of Law on Radio Frequencies is promulgated pursuant to:
“The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates Law on amendments to some Articles of Law No. 42/2009/QH12 on Radio Frequencies.”.
Law No. 11/2022/QH15 on Inspection is promulgated pursuant to:
“The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
...
...
...
[2] The phrase ",community-based education measure” is added by Point a, Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[3] This Clause is amended by Clause 1 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[4] This Point is amended by Clause 2 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[5] This Article is amended by Clause 3 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[6] This Point is amended by point a Clause 4 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[7] The phrase “,organization(s)” is added by point b Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[8] This Point is amended by point b Clause 4 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[9] This Point is amended by point b Clause 4 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[10] This Point is added by point c Clause 4 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[12] This Clause is amended by point b Clause 5 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[13] This Point is added by point a Clause 6 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[14] The phrase “06 months” is deleted by point a Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[15] This Clause is amended by point b Clause 6 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[16] The phrase “06 months” is deleted by point a Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[17] This Clause is amended by point c Clause 6 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[18] The phrase “the Chief Justice of the Supreme People's Court, the State Auditor General,” is added by point c Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[19] This Clause is amended by Clause 7 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[20] This Clause is amended by Clause 8 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[22] This Clause is amended by Clause 9 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[23] This Clause is amended by point a Clause 10 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[24] This Clause is amended by point b Clause 10 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[25] This Clause is amended by Clause 11 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[26] The phrase “Disposal of exhibits or means used for commission of administrative violations that are confiscated shall comply with regulations laid down in Article 82 of this Law” is deleted by point b Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[27] “dismantling” is replaced with “wrecking” as prescribed in point a Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[28] “dismantling” is replaced with “wrecking” as prescribed in point a Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[29] “dismantling” is replaced with “wrecking” as prescribed in point a Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[30] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[32] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is deleted by point c Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[33] This first paragraph is amended by point a Clause 12 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[34] This first paragraph is amended by point b Clause 12 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[35] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[36] This first paragraph is amended by point c Clause 12 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[37] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[38] This first paragraph is amended by point d Clause 12 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[39] The phrase “VND 50.000.000” is replaced with the phrase “VND 100.000.000" as prescribed in point b Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[40] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is deleted by point c Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[42] This Clause is added by point a Clause 13 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[43] This Clause is amended by point b Clause 13 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[44] This Clause is amended by point b Clause 13 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[45] This Clause is amended by point c Clause 13 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[46] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[47] This first paragraph is amended by point a Clause 14 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[48] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[49] This Clause is amended by point b Clause 14 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[50] This first paragraph is amended by point c Clause 14 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[52] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[53] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[54] This first paragraph is amended by Clause 16 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[55] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[56] The phrase “forest and forest product management” is replaced with the phrase “forestry" as prescribed in point c Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[57] This Article is added by Clause 17 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[58] This first paragraph is added by Clause 18 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[59] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[60] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is deleted by point c Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[62] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[63] This first paragraph is amended by point b Clause 19 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[64] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is deleted by point c Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[65] This first paragraph is amended by point c Clause 19 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[66] This Article is added by Clause 20 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[67] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[68] The phrase “other sub-ministerial chief inspectors under ministries and equivalent” is added by point a Clause 1 Article 116 of Law No. 11/2022/QH15 on Inspection, which has been effective since July 01, 2023.
[69] This first paragraph is amended by point a Clause 21 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[70] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[72] This first paragraph is amended by point b Clause 21 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[73] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[74] This first paragraph is amended by point c Clause 21 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[75] This Clause is amended by point d Clause 21 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[76] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[77] This first paragraph is amended by Clause 22 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[78] The phrase “VND 25.000.000” is replaced with the phrase “VND 50.000.000" as prescribed in point d Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[79] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is deleted by point c Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[80] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[82] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[83] This first paragraph is amended by Clause 23 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[84] The phrase “used for” is deleted by point d Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[85] This Article is added by Clause 24 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[86] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is replaced with the phrase “having a value not 2 times as much as the fine specified at point b of this Clause" as prescribed in point k Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[87] This Clause is annulled by point b Clause 25 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[88] The phrase “having a value not exceeding the fine specified at point b of this Clause" is deleted by point c Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[89] This first paragraph is amended by point a Clause 25 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[90] This Article is annulled by Clause 75 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[92] This Article is amended by Clause 27 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[93] This Article is amended by Clause 28 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[94] This Article is amended by Clause 29 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[95] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[96] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[97] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[98] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[99] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[100] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[102] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[103] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[104] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[105] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[106] The phrase “24 hours” is replaced with “48 hours” as prescribed in point dd Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[107] The phrase “24 hours” is replaced with “48 hours” as prescribed in point dd Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[108] The phrase “Clause 5 and Clause 9” is deleted by point dd Clause 74 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[109] The phrase “, means” is added by point d Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[110] This Article is amended by Clause 30 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[112] The phrase “authority entitled to pursue criminal proceeding” is replaced with the phrase “competent authority entitled to pursue criminal proceeding" as prescribed in point e Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[113] The phrase “authority entitled to pursue criminal proceeding” is replaced with the phrase “competent authority entitled to pursue criminal proceeding" as prescribed in point e Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[114] The phrase “authority entitled to pursue criminal proceeding” is replaced with the phrase “competent authority entitled to pursue criminal proceeding" as prescribed in point e Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[115] The phrase “authority entitled to pursue criminal proceeding” is replaced with the phrase “competent authority entitled to pursue criminal proceeding" as prescribed in point e Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[116] The phrase “authority entitled to pursue criminal proceeding” is replaced with the phrase “competent authority entitled to pursue criminal proceeding" as prescribed in point e Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[117] The phrase “authority entitled to pursue criminal proceeding” is replaced with the phrase “competent authority entitled to pursue criminal proceeding" as prescribed in point e Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[118] The phrase “,organization(s)” is added by point b Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[119] This Clause is amended by Clause 31 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[120] This Clause is amended by Clause 31 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[122] The phrase “, radio frequencies” is added by Clause 2 Article 2 of Law No. 09/2022/QH15 on amendments to some Articles of Law on Radio Frequencies, which has been effective since July 01, 2023.
[123] This Clause is amended by Clause 33 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[124] This Article is amended by Clause 34 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[125] The phrase “and the full name and title of the legal representative” is added by point dd Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[126] This Clause is amended by Clause 35 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[127] This Clause is amended by Clause 35 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[128] This Clause is amended by Clause 36 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[129] This Article is amended by Clause 37 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[130] This Article is amended by Clause 38 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[132] This Clause is amended by Clause 40 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[133] This Clause is amended by Clause 41 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[134] This Clause is amended by Clause 42 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[135] This Article is annulled by Clause 75 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[136] This Clause is amended by Clause 43 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[137] This Article is amended by Clause 44 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[138] This Clause is amended by point a Clause 45 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[139] This Clause is amended by point b Clause 45 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[140] This Point is amended by point c Clause 45 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[142] This Article is amended by Clause 47 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[143] This Clause is amended by Clause 48 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[144] The word “hospital” is replaced with the phrase “medical/healthcare establishments at the district or higher level" as prescribed in point g Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[145] This Clause is amended by Clause 49 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[146] The word “hospital” is replaced with the phrase “medical/healthcare establishments at the district or higher level" as prescribed in point g Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[147] This Clause is amended by Clause 50 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[148] This Clause is amended by Clause 51 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[149] The phrase “03 days” is replaced with the phrase “02 working days" as prescribed in point h Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[150] This Clause is amended by Clause 52 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[152] The phrase “,the Director of the provincial Police” is added by point e Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[153] This Clause is amended by Clause 54 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[154] This Clause is amended by Clause 55 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[155] The phrase “,the Director of the provincial Police” is added by point e Clause 72 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[156] This Article is amended by Clause 56 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[157] This Clause is amended by Clause 57 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[158] This Article is amended by Clause 58 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[159] This Clause is amended by Clause 59 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[160] The word “hospital” is replaced with the phrase “medical/healthcare establishments at the district or higher level" as prescribed in point g Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[162] The word “hospital” is replaced with the phrase “medical/healthcare establishments at the district or higher level" as prescribed in point g Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[163] This Clause is amended by Clause 60 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[164] This Clause is amended by Clause 1 Article 102 of Law No. 54/2014/QH13 on Customs, which has been effective since January 01, 2015 for the first time.
This Clause is amended by point a Clause 61 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[165] This Clause is amended by point b Clause 61 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[166] This Clause is amended by point c Clause 61 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[167] This Article is amended by Clause 62 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[168] This Point is amended by Clause 63 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[169] This Clause is amended by point a Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[171] This Clause is amended by point a Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[172] This Clause is added by point a Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[173] This Clause is added by point a Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[174] This Clause is added by point a Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[175] This Clause is amended by point b Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[176] This Clause is amended by point b Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[177] This Clause is amended by point b Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[178] This Clause is added by point b Clause 64 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[179] This Clause is amended by point a Clause 65 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[181] This Clause is added by point b Clause 65 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[182] This Clause is added by point b Clause 65 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[183] This Clause is amended by point c Clause 65 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[184] The phrase “02 witnesses” is replaced with the phrase “at least 01 witness" as prescribed in point i Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[185] The phrase “02 witnesses” is replaced with the phrase “at least 01 witness" as prescribed in point i Clause 73 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[186] This Article is amended by Clause 66 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[187] This Clause is amended by Clause 67 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[188] This Clause is amended by Clause 68 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[189] This Clause is amended by Clause 69 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
...
...
...
[191] This Article is added by Clause 71 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handing Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
[192] Article 103 of the Law on Customs No. 54/2014/QH13, which has been effective since January 01, 2015, stipulates that:
“Article 103. Entry into force
This Law comes into force as of January, 01 2015.
Law No. 29/2001/QH10 on Customs and Law No. 42/2005/QH11 on amendments to some Articles of Law on Customs shall cease to have effect from the effective date of this Law.”.
Article 104 and Article 105 of the Law on Fishery No. 18/2017/QH14, which has been effective since January 01, 2019, stipulate that:
“Article 104. Entry into force
1. This Law comes into force as of January, 01 2019.
2. The Law No. 17/2003/QH11 on Fishery shall cease to have effect from the effective date of this Law.
...
...
...
1. The maximum fine for administrative violations against regulations on protection of aquatic resources and marine species applicable to an individual specified in Point dd Clause 1 Article 24 of Law No. 15/2012/QH13 on Handling Administrative Violations shall be amended as follows: The maximum fine for administrative violations against regulations on state management of fishery applicable to an individual is VND 1.000.000.000.
2. Licenses, certificates, degrees and written approval related to fisheries issued before the effective date of this Law may be used until their expiry date.
3. National technical regulations and economic-technical norms issued before the effective date of this Law will be applicable until they are annulled or replaced.”.
Article 3 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of the Law on Handling Administrative Violations, which comes into force from January 01, 2020, stipulates that:
“Article 3. Entry into force
This Law comes into force as of January, 01 2022.”.
Article 3 and Article 4 of Law No. 09/2022/QH15 on amendments to some Articles of the Law on Radio Frequencies, which has been effective since July 01, 2023, stipulate that:
“Article 3. Entry into force
1. This Law comes into force from July 01, 2023, except for the case specified in Clause 2 of this Article.
...
...
...
Article 4. Transitional clauses
1. Any license to use radio frequencies issued before the effective date of this Law may be used until its expiry. Any radio operator certificate issued before July 01, 2024 may be used until its expiry.
2. Any holder of the license to use frequency bands which is issued to establish public land mobile communication network but expires before September 06, 2023 may have its license extended as prescribed in Article 16 of the Law on Radio Frequencies No. 42/2009/QH12 and points a, b and c Clause 1 Article 22 of the Law on Radio Frequencies No. 42/2009/QH12 amended by Clause 9 Article 1 of this Law until September 15, 2014 and is not required to pay the fee for processing of application for the rights to use radio frequencies for the extension period.
3. Any holder of the license to use frequency bands which is issued to establish public land mobile communication network but expires before September 16, 2024 is not required to pay the fee for processing of application for the rights to use radio frequencies until the expiry date written on such license and shall not have its license extended, except for the case specified in Clause 2 of this Article.
4. The Ministry of Information and Communications shall notify the frequency band planning with respect to the frequency bands allocated to the organizations specified in Clauses 2 and 3 of this Article before August 01, 2023. The number of frequency bands considered being re-allocated but sharing the same radio frequencies according to the license to use frequency bands issued before the effective date of this Law may be re-allocated depending on their current use.
5. The provision of training to radio operators and issuance of radio operator certificates shall continue to be carried out under the Law on Radio Frequencies No. 42/2009/QH12 until June 30, 2024.”.
Article 117 and Article 118 of the Law on Inspection No. 11/2022/QH15, which has been effective since July 01, 2023, stipulate that:
“Article 117. Entry into force
1. This Law comes into force as of July, 01 2023.
...
...
...
Article 118. Transitional clauses
Inspections with inspection decisions issued before the effective date of this Law shall continue to be carried out under the Law No. 56/2010/QH12 on Inspection.”.
[193] This Article is annulled by Clause 75 Article 1 of Law No. 67/2020/QH14 on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations, which has been effective since January 01, 2022.
;Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 20/VBHN-VPQH |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Văn phòng quốc hội |
Người ký: | Bùi Văn Cường |
Ngày ban hành: | 29/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành
Chưa có Video