BỘ
QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2000/TTLT/BTC-BQP |
Hà Nội , ngày 14 tháng 3 năm 2000 |
Thực hiện Điều 37 Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam.
Liên Bộ Tài chính - Quốc phòng hướng dẫn một số điểm như sau:
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam bị xử phạt tiền theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP, có trách nhiệm nộp tiền phạt bằng đồng Việt Nam tại nơi quy định được ghi trong quyết định xử phạt. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể nộp bằng ngoại tệ theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền phạt.
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) thống nhất phát hành, quản lý và sử dụng theo chế độ quy định hiện hành.
3. Lực lượng Cảnh sát biển và Kho bạc Nhà nước nơi Cục, Vùng Cảnh sát biển đặt trụ sở ký kết hợp đồng uỷ nhiệm thu để thực hiện việc thu nộp tiền phạt được nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, đảm bảo nguyên tắc người xử phạt không trực tiếp thu tiền phạt và nộp đầy đủ số tiền thu phạt vào Kho bạc nhà nước.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ THỦ TỤC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Việc thu và nộp tiền phạt.
1.1. Quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính theo Điều 35 Nghị định số 36/1999/NĐ-CP hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền là cơ sở cho việc thu tiền phạt nộp vào ngân sách Nhà nước.
Quyết định xử phạt có hai loại mẫu: mẫu số 01A/XPHC sử dụng để xử phạt trong trường hợp phải lập biên bản vi phạm; Mẫu số 01B/XPHC sử dụng để xử phạt tiền tại chỗ đến 20.000 đồng.
Người có thẩm quyền xử phạt khi ra quyết định xử phạt phải lập thành 3 bản (1 bản giao cho người bị xử phạt, một bản chuyển cho đơn vị Cảnh sát biển đã được uỷ nhiệm thu, 1 bản lưu tại cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt).
Đối với quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải lập thêm một bản quyết định xử phạt gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi Vùng, Cục Cảnh sát biển đặt trụ sở hoặc nơi phát hiện hành vi vi phạm hành chính.
1.2. Kho bạc Nhà nước nơi Cục, Vùng Cảnh sát biển đặt trụ sở uỷ nhiệm cho đơn vị Cảnh sát biển thu tiền phạt vi phạm hành chính. Việc uỷ nhiệm thu tiền phạt phải thông qua hợp đồng uỷ nhiệm. Nội dung Hợp đồng uỷ nhiệm theo mẫu của Kho bạc Nhà nước trong đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên.
1.2.1. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước nơi Cục, Vùng Cảnh sát biển đặt trụ sở trực tiếp thực hiện uỷ nhiệm thu:
Giao đầy đủ biên lai và chứng từ liên quan đến việc thu tiền phạt cho đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu. Việc giao nhận biên lai thu tiền phải được thực hiện như quy định về việc giao biên lai cho các bàn thu tiền phạt được quy định tại điểm 3 mục II của Công văn số 527 KB/CĐ ngày 25/7/1995 của Kho bạc Nhà nước;
- Hướng dẫn các đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu sử dụng các liên biên lai và thủ tục nộp tiền vào Kho bạc theo đúng chế độ quy định của Bộ Tài chính;
- Thanh toán đầy đủ phí uỷ nhiệm cho đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu;
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng biên lai chứng từ thu tiền phạt.
1.2.2. Trách nhiệm của đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu
- Nhận, sử dụng, bảo quản và quyết toán biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định của Kho bạc Nhà nước uỷ nhiệm;
- Thông báo kịp thời khi phát hiện biên lai giả, biên lai bị mất hoặc hư hỏng cho Kho bạc Nhà nước đã uỷ nhiệm thu;
- Chịu trách nhiệm về vật chất quy định tại tiết 6.1 điểm 6 mục II Công văn số 527-KB/CĐ ngày 25/7/1995 của Kho bạc Nhà nước nếu làm hư hỏng, mất biên lai thu tiền phạt;
- Thực hiện đúng Hợp đồng thu tiền phạt do Kho bạc Nhà nước đã uỷ nhiệm.
1.2.3. Về phí uỷ nhiệm:
Phí uỷ nhiệm do Kho bạc Nhà nước trực tiếp uỷ nhiệm và đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thoả thuận thống nhất trong Hợp đồng uỷ nhiệm có tính đến những chi phí đặc thù của lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện thu tiền phạt trên các vùng biển, hải đảo xa bờ. Phí uỷ nhiệm được sử dụng trong số kinh phí do Sở Tài chính - Vật giá cấp để thanh toán cho đơn vị được uỷ nhiệm. Phí uỷ nhiệm được trích từ khoản thu về tiền phạt để lại cho ngân sách địa phương.
1.3. Đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt khi họ đã nộp đủ tiền phạt để chứng nhận đã thu đủ tiền phạt theo mức ghi trong quyết định xử phạt. Biên lai thu tiền phạt bao gồm 4 liên: 1 liên báo soát, 1 liên người bị xử phạt giữ, 1 liên lưu lại tại cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt và một liên lưu lại cuống biên lai. Người được giao nhiệm vụ thu tiền phạt phải đăng ký số hiệu biên lai thu tiền phạt áp dụng như quy định chung đối với các chứng từ thu tiền của Bộ Tài chính.
1.4. Người bị xử phạt có trách nhiệm nộp đủ tiền phạt theo quyết định xử phạt trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Khi nộp tiền phạt, người bị xử phạt được cấp liên 2 biên lai thu tiền phạt.
1.5. Trường hợp người vi phạm không thực hiện việc nộp tiền phạt theo quy định tại quyết định xử phạt, sẽ bị cưỡng chế thi hành theo Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác như: tạm giữ giấy tờ của người bị xử phạt hoặc tài sản của họ tương ứng với số tiền bị xử phạt cho đến khi người bị xử phạt nộp đủ tiền phạt theo quyết định xử phạt. Khi nộp đủ tiền phạt, người bị xử phạt được cấp liên 2 và liên 3 biên lai thu tiền phạt, liên 3 nộp lại nơi giữ giấy tờ, hoặc tài sản để làm căn cứ nhận lại giấy tờ hoặc tài sản tạm giữ.
1.6. Cuối mỗi ngày, đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu tiền phạt phải lập bảng kê biên lai thu tiền phạt trong ngày; căn cứ vào bảng kê biên lai, lập giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, đồng thời nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào Kho bạc Nhà nước theo đúng chế độ hiện hành (nơi Kho bạc Nhà nước thu tiền phạt được quy định trong hợp đồng uỷ nhiệm).
Trong trường hợp tàu đi biển dài ngày, thì sau mỗi chuyến đi công tác về đơn vị Cảnh sát biển lập giấy nộp tiền và nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào Kho bạc Nhà nước.
1.7. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng Kho bạc Nhà nước và Lực lượng Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu tiến hành tổng hợp, đối chiếu toàn bộ số tiền thu phạt và số tiền xử phạt đã ra quyết định nhưng chưa nộp để có biện pháp đôn đốc truy thu hoặc cưỡng chế thi hành.
2. Quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.
2.1. Toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành và được để lại 100% cho ngân sách địa phương nơi đặt trụ sở Cục, Vùng Cảng sát biển.
2.2. Việc chi phục vụ cho công tác xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào điểm 6 mục B phần II Thông tư số 52-TC/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính bao gồm các khoản sau đây:
- Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống các hành vi vi phạm;
- Chi bổ sung cho việc in ấn quyết định, biên bản xử phạt và các mẫu biểu khác có liên quan; chi cho công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu; tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát biển;
- Chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, xác minh, vây bắt, dẫn giải và xử lý hành vi vi phạm;
- Chi cho bảo quản lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, bốc xếp từ khi tiếp nhận bàn giao tài sản, tang vật, phương tiện theo quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước về cơ quan tài chính tới khi tổ chức bán đấu giá tài sản đó;
- Hỗ trợ kinh phí cho công tác cưỡng chế;
- Các khoản chi bồi dưỡng cho tập thể và cá nhân tham gia công tác xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào chất lượng và kết quả công tác đã hoàn thành, mức tối đa không quá 30% số tiền phạt thu được đối với những vụ việc phức tạp và mức bồi dưỡng tối đa cho từng cá nhân không quá 200.000 đồng/tháng;
- Chi trả cho cơ quan quyết định tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước những khoản chi thực tế phát sinh: chi phí điều tra xác minh, bắt giữ xử lý vi phạm và phí bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, kiểm nghiệm, giám định tài sản, tang vật, phương tiện đã tịch thu và bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm chuyển giao cho cơ quan tài chính để tổ chức bán đấu giá;
- Chi cho công tác tổ chức định giá và bán đấu giá tài sản, tang vật, phương tiện sung công quỹ Nhà nước theo đúng quy định chế độ hiện hành của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Chi thuê giám định kỹ thuật, định giá tài sản, tang vật, phương tiện trước khi tổ chức bán và bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) cho đến khi chuyển giao cho Hội đồng định giá để tổ chức bán đấu giá;
- Chi sửa chữa tài sản, tang vật, phương tiện để bán (nếu có);
Các khoản chi phí khác thực hiện theo dự toán được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định chung về quản lý tài chính hiện hành.
3. Lập dự toán chi.
Căn cứ vào các nội dung quy định tại điểm 2.2. mục II nêu trên các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt và tổng hợp vào ngân sách Nhà nước trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Quản lý cấp phát và quyết toán.
Sở Tài chính - Vật giá căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt để cấp phát cho cơ quan, đơn vị theo tiến độ thực hiện.
Các cơ quan, đơn vị sử dụng tiền chịu trách nhiệm quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.
1. Người có thẩm quyền xử phạt khi xử lý các hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào các quy định tại Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ để ra quyết định đúng mức phạt, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn người vi phạm nộp tiền phạt đúng nơi quy định. Đối với những người vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện đúng quy định theo hợp đồng uỷ nhiệm thu đã ký kết với đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm, đồng thời tập trung, hạch toán số tiền phạt vi phạm hành chính từ đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu vào quỹ ngân sách Nhà nước theo đúng mục lục và tỷ lệ phân chia cho các cấp ngân sách đã quy định hiện hành.
3. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế và các cơ quan chức năng của địa phương nơi có trụ sở Cục, Vùng Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp với đơn vị Cảnh sát biển thực hiện kiểm tra, giám sát việc thu tiền phạt và sử dụng tiền phạt theo đúng quy định.
4. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về thu, nộp và sử dụng tiền phạt đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc, Cục Cảnh sát biển phản ảnh về liên Bộ để xem xét, giải quyết.
Nguyễn Văn Rinh (Đã ký) |
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
............................... .................... Số: ......./QĐ-XP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngày.... tháng...... năm..... |
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính ngày 06/7/1995;
Căn cứ Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước XHXHCN Việt Nam;
Căn cứ biên bản vi phạm hành chính lập ngày... tháng... năm............
Xét nội dung, tính chất, hành vi vi phạm hành chính.
Tôi: ..................................., chức vụ:
..................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt hành chính đối với Ông, Bà (hoặc tổ chức): ...........
- Địa chỉ:................................................................................................
- Nghề nghiệp: ........................................................................................
- Dân tộc: ............. quốc tịch: ................................................................
- CMDN (hoặc hộ chiếu) số: ................... do cơ quan: ...........................
................................................... cấp ngày .......... tháng ......... năm .......
- Tên phương tiện vi phạm (nếu có) ........................................................
.................................................................................................................
- Số đăng ký phương tiện: .......................................................................
Đã có hành vi vi phạm: ...........................................................................
.................................................................................................................
Quy định tại điểm........ khoản........ Điều..... Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ.
- Hình thức xử phạt hành chính: ............................................................
- Hình thức phạt bổ sung ........................................................................
- Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Điều 2. Ông, Bà (hoặc tổ chức) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm đến tại:
....................................... để nộp tiền phạt và thi hành nghiêm chỉnh các hình thức và biện pháp tại Điều 1 Quyết định này. Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định nếu Ông Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành Quyết định xử phạt này thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Ông, Bà (hoặc tổ chức) có quyền khiếu nại tại:...... trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt. Trong thời gian giải quyết khiếu nại Ông, Bà (tổ chức) vẫn phải thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
............................... .................... Số: ......./QĐ-XP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngày.... tháng...... năm..... |
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TẠI CHỖ
(Phạt tiền đến 20.000 đồng)
Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;
Căn cứ Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.
- Tôi:............................................, Chức vụ: ...........................................
Đơn vị công tác: ......................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
- Phạt tiền: ......................... đồng (ngoại tệ).................. (viết bằng chữ).
- Đối với Ông, Bà (hoặc tổ chức): .........................................................
- Địa chỉ:................................................................................................
- Đã có hành vi vi phạm:.......................................................................
...............................................................................................................
Quy định tại điểm:....... khoản.... Điều............ Nghị định số 36/1999/NĐ/CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ.
Địa điểm phát hiện vi phạm:.....................................................................
..................................................................................................................
Ông, Bà (hoặc tổ chức) có trách nhiệm đến tại: ......................... để nộp tiền phạt.
- Những giấy tờ, tài sản giữ tại các cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt bao gồm: ............................................................................................................
- Trong thời gian 5 ngày nếu Ông, Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 19/2000/TTLT/BTC-BQP |
Hanoi, March 14, 2000 |
INTER-MINISTERIAL CIRCULAR
GUIDING THE COLLECTION, REMITTANCE, MANAGEMENT AND USE OF FINES ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE TERRITORIAL WATERS, THE CONTIGUOUS ZONE, THE EXCLUSIVE ECONOMIC ZONE AND THE CONTINENTAL SHELF OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
In furtherance of Article 37 of Decree No.36/1999/ND-CP of
June 9, 1999 of the Government on fining administrative violations in the
territorial waters, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the
continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam,
The Ministry of Finance and the Ministry of Defense jointly provide the
following guidance on a number of points:
I. GENERAL PRINCIPLES
1. Vietnamese and foreign individuals and organizations committing administrative violations in the territorial waters, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be fined under Decree No.36/1999/ND-CP. They shall have to pay the fines in Vietnam dong at the assigned place written in the fining decisions. Foreign individuals and organizations may pay the fines in foreign currencies at the exchange rates announced by the Vietnam State Bank at the time of the fine collection.
The form of the decision to impose fines on administrative violations in the sea areas and in the continental shelf of Vietnam shall be issued together with this Inter-ministerial Circular.
2. The fine receipt shall be uniformly issued, managed and used by the Ministry of Finance (the General Tax Department) under current regimes.
3. The Coast Guard and the State Treasury of the locality where the Coast Guard Department or Region has its office shall sign contracts of delegation to collect and remit the fines promptly, conveniently and lawfully, and to ensure the principle that he who imposes the fine shall not personally collect it and collected fine amount shall be fully remitted to the State Treasury.
...
...
...
1. Collection and remittance of fines
1. 1. The fining decision of the person competent to impose sanctions against administrative violations under Article 35 of Decree No. 36/1999/ND-CP or the decision of the competent person to settle complaints is the basis for the collection of the fine and its remittance to the State budget.
The fining decision has two forms: Form No. 01A/XPHC when it is necessary to write the record on the violation; and Form No. 01B/XPHC for on-spot fines up to 20,000 Vietnam dong.
The fining decision of the person competent to impose the fine shall be done in 3 copies (1 to be kept by the fined person, 1 to be handed to the Coast Guard unit assigned to collect the fine, 1 to be kept at the agency of the person with fining competence).
For fines up to 2,000,000 Vietnam dong and above, there must be another copy of the fining decision to be sent to the provincial Peoples Procuracy of the locality where the Coast Guard Region or Department has its office or the place where the administrative violation is detected.
1.2. The State Treasury of the locality where the Coast Guard Department or Region has its office shall assign the Coast Guard unit to collect the fine on administrative violations. The assignment of collection of fines must be done through the assignment contract. The contents of the assignment contract shall conform to the Form issued by the State Treasury in which the responsibilities of each side are clearly defined.
1.2.1. Responsibilities of the State Treasury of the locality where the Coast Guard Department or Region has its office to directly carry out assignment collection:
-To hand in all the receipts and other vouchers related to the collection of fines to the Coast Guard unit assigned with the collection. The hand-in and reception of the receipts of fines shall be done as in the hand-in of receipts to the fine collection counters stipulated in Point 3, Section II of Official Dispatch No. 527-KB/CD of July 25, 1995 of the State Treasury.
- To guide the Coast Guard units assigned with the collection in using the joint receipts and filling the procedures of remitting the fines to the Treasury in conformity with the regime prescribed by the Ministry of Finance;
...
...
...
- To inspect periodically and extraodinarily the use of the receipts and vouchers on the fine collection;
1.2.2. Responsibilities of the Coast Guard unit assigned with the collection
- To receive, use, preserve and settle the receipts of collection of fines according to prescriptions on delegation of the State Treasury;
- To notify in time when detecting fake receipts, loss of receipts or damaged receipts to the State Treasury which has entrusted it with the collection;
- To take material responsibility stipulated in Paragraph 6.1, Point 6, Section II, Official Dispatch No.527-KB /CD of July 25, 1995 of the State Treasury in case of damage or loss of receipts of collection of fines;
- To carry out strictly the contract on collection of fines entrusted by the State Treasury.
1.2.3. On assignment fee:
The assignment fee shall be agreed upon by the State Treasury that makes direct assignment and the assigned Coast Guard unit in the Assignment Contract, taking into account the special expenditures of the Coast Guard when collecting fines in the offshore sea areas and on the offshore islands. The assignment fee shall be used as part of the expenditures allocated by the Finance-Price Service to pay the assigned unit. The fee shall be deducted from the collected fines left to the local budget.
1.3. The Coast Guard unit assigned to collect fines shall have to issue the receipt of fine collection to the fined person after the latter has fully paid the fine in order to prove that it has collected the full amount of fine as written in the fining decision. A fine receipt shall comprise four copies: 1 for inspection, 1 to be kept by the fined person, 1 to be kept at the agency of the person with fining competence and 1 to be kept as stub of the receipt. The person assigned with collecting fines must register the serial number of the receipt of fine as commonly stipulated for cash collection vouchers of the Ministry of Finance.
...
...
...
1.5. In case the violator fails to carry out the payment of fine as stipulated in the fining decision, he/she shall be forced to do so under Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and be subjected to other coersive measures, such as temporary seizure of his/her papers or properties equal to the amount of fine until he/she has paid fully the fine, as prescribed in the fining decision. After paying fully the fine he/she shall be issued copy 2 and copy 3 of the fine collection receipt; copy 3 shall be remitted to the place where his/her papers or properties are held up as evidence for the recovery of the temporarily seized papers or properties.
1.6. At the end of each day, the Coast Guard unit assigned with collecting the fine shall draw up a table of receipts of fine collection in the day; on the basis of this table, it shall draw up a deed of remittance of cash in the State budget. At the same time it shall remit all the amount of money already collected to the State Treasury in conformity with current regulations (place where the State Treasury collects the fines stipulated in the assignment contract).
In case of long travels of ocean-going vessels, after each trip the Coast Guard unit shall draw up the deed of money remittance and remit the whole amount already collected into the State Treasury.
1.7. Periodically on the 25th of each month the State Treasury and the Coast Guard assigned to collect fines shall add up and compare the whole amount of fines collected and the fines not yet collected though the fining decisions have been issued so as to take measures to urge payment or back payment or to make forcible collection.
2. Management and use of fines collected from administrative violations
2.1. The whole amount of fines collected from administrative violations in the territorial waters, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam must be remitted to the State Treasury according to the current State budget index and shall be left entirely to the budget of the locality where the Coast Guard Department or Region has its office.
2.2. The expenditures for the handling of administrative violations must be based on Point 6, Section B, Part II of Circular No.52-TC/CSTC of September 12,1996 of the Ministry of Finance including the following accounts:
- Spending on the procurement of necessary equipment and means in direct service of the prevention and fight against acts of violation;
- Supplementary spending on the printing of fining decisions and records and other related forms; spending on popularization work and document printing; organizing study and professional exchange of the Coast Guard;
...
...
...
- Spending on maintenance in stores and yards, transportation, loading and unloading from the time of reception of properties, evidences and means according to the impoundage decision and remittance to the financial agency to the State fund till the auctioning of these properties;
- Providing financial support for the enforcement of the decision;
- Reward to the collective and individuals taking part in the handling of administrative violations shall be based on the quality and result of the work accomplished but with a maximum rate not exceeding 30% the fines collected for complicated cases and the individual reward not exceeding 200,000 Vietnam dong/month;
- Payment to the agency that decides to confiscate properties into the State fund for those expenditures that have really taken place: spending on the verification, arrests and handling of violations and on the loading and unloading, transportation, maintenance, laboratory tests and assessment of the properties, evidences and means confiscated and paying compensations for objective reasons (if any) up to the time of the hand- over to the financial agency for auctioning;
- Spending on the organization of price setting and auctioning of the properties, evidences and means confiscated into the State fund as stipulated in current regime of the State and decided by the competent agency;
- Spending on hiring technical evaluation, price setting of properties, evidences and means before the sale and paying compensations for losses due to objective reasons (if any) till the hand-over to the price-setting board for organizing the auction;
- Spending on repairs of properties, evidences and means before the sale (if any).
Other expenditures shall conform with the approved planning and with the current general regulations on financial management.
3. Drafting spending estimates
...
...
...
4. Management of allocation and final settlement
The Finance and Pricing Service shall base itself on the approved draft budget to allocate fund to the agencies and units according to the set progress of the implementation in each case.
The cash using agencies and units shall have to make final settlement according to the current financial regime.
III. RESPONSIBILITIES OF THE STATE AGENCIES AND THE PERSONS WITH FINING COMPETENCE IN THE HANDLING AND COLLECTION OF FINES
1. When handling administrative violations, the person with fining competence must base himself/herself on the provisions in Decree No.36,1999/ND-CP of June 9, 1999 of the Government to issue decisions to fine at the right level and shall have to guide the violator to pay the fine at the assigned place. For the violators who fail to willingly abide by the fining decision, the competent fining person shall decide to forcibly enforce the fine and organize this forcible fining as stipulated in Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The State Treasury shall have to carry out the provisions under the assigned collection contract signed with the assigned Coast Guard unit. At the same time it shall integrate the fines collected from the administrative violations from the Coast Guard unit assigned with the collection into the State Budget fund according to the index and the rate of distribution to different levels of the budget as currently prescribed.
3. The Finance Service, the State Treasury, the Tax Department and the other specialized agencies of the locality where the Coast Guard Department or Region has its office shall coordinate with the Coast Guard unit to carry out the inspection and supervision of the collection of fines and their use as stipulated.
4. All organizations and individuals that violate the prescriptions on the collection, remittance and use of the fines shall be held responsible before law.
IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
...
...
...
FOR THE MINISTER OF DEFENSE
VICE MINISTER
Lieutenant General Nguyen Van Rinh
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Pham Van Trong
Thông tư liên tịch 19/2000/TTLT/BTC-BQP hướng dẫn tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành
Số hiệu: | 19/2000/TTLT/BTC-BQP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Văn Rinh, Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 14/03/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 19/2000/TTLT/BTC-BQP hướng dẫn tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành
Chưa có Video