BỘ
KHOA HỌC VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2010/TT-BKHCN |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010 |
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử
năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm
2007, 2008;
Căn cứ Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số điều nêu tại Chương
II của Nghị định số 111/2009/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 111) về hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và thẩm quyền, thủ tục
xử phạt như sau:
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Điều 1. Hành vi vi phạm quy định về khai báo
1. Hành vi không khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 111 được hiểu là không khai báo với Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân như phân cấp tại Điều 8 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 Hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
2. Hành vi “không khai báo nguồn phóng xạ đã qua sử dụng” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 111: “Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng” được hiểu là nguồn phóng xạ đã từng được sử dụng, hiện tại không tiếp tục sử dụng nữa (do nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ bị hư hỏng hoặc không còn nhu cầu sử dụng).
Điều 2. Hành vi vi phạm quy định về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
1. Về biện pháp khắc phục hậu quả “đình chỉ lưu thông hàng hóa trong thời gian nhất định” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 111: “Thời gian nhất định” là thời gian cần thiết để hoạt độ phóng xạ của chất phóng xạ trên hàng hóa giảm đến mức đáp ứng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn bức xạ - Thanh lý chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “đình chỉ lưu thông hàng hóa”, nếu cơ quan có thẩm quyền xử phạt không xác định được thời gian đình chỉ cụ thể thì tiến hành trưng cầu ý kiến của cơ quan chuyên môn có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Kết quả đánh giá của cơ quan chuyên môn là cơ sở cho việc xác định thời gian đình chỉ lưu thông số hàng hóa vi phạm.
2. Hành vi “để liều chiếu xạ đối với công chúng, đối với nhân viên bức xạ vượt quá liều giới hạn” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 111 được hiểu là: tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ để liều chiếu xạ nghề nghiệp, liều chiếu xạ công chúng vượt quá mức giới hạn liều quy định tại Thông tư hướng dẫn kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
3. Hành vi “không có chỉ dẫn an toàn, an ninh, cảnh báo bức xạ” quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là:
a) Không bố trí biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bức xạ, đèn cảnh báo bức xạ, đèn báo hoạt động bức xạ tại cửa ra vào phòng đặt, vận hành thiết bị bức xạ;
b) Trường hợp cơ sở tiến hành công việc bức xạ có nhiều thiết bị bức xạ đặt tại nhiều phòng khác nhau, nhưng được tập trung thành khu vực (như khoa, trung tâm …) mà không bố trí biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bức xạ tại khu vực có các phòng đặt, sử dụng, vận hành thiết bị bức xạ;
c) Không có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm phóng xạ trên vỏ chứa nguồn phóng xạ, trên vỏ dụng cụ chứa nguồn phóng xạ, trên thiết bị bức xạ;
d) Không có biển báo bức xạ, chỉ dẫn an toàn ở nơi lối ra – vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát;
đ) Không có thiết bị cảnh báo bức xạ đối với cơ sở có lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, cơ sở xạ trị từ xa, cơ sở khai thác và chế biến quặng phóng xạ;
e) Không có chỉ dẫn quy định an ninh để ngăn chặn những người không có trách nhiệm lại gần khu vực có nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ.
4. Hành vi “không tổ chức đào tạo kiến thức an toàn bức xạ, hạt nhân cho nhân viên bức xạ” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ không tổ chức đào tạo cho nhân viên bức xạ mới tuyển dụng;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ hàng năm không tổ chức huấn luyện, bổ sung kiến thức mới về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và chuyên môn cho nhân viên bức xạ.
5. Hành vi “không xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở” quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là:
a) Cơ sở lưu giữ, sử dụng, quản lý nguồn phóng xạ mà không xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở;
b) Cơ sở lưu giữ, sử dụng, quản lý nguồn phóng xạ có kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở nhưng không đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Năng lượng nguyên tử. Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở bao gồm: dự kiến các tình huống sự cố có thể xảy ra, phương án huy động nhân lực, phương tiện thực hiện các biện pháp ứng phó ban đầu, tổ chức cấp cứu người bị nạn, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, cô lập khu vực nguy hiểm và kiểm soát an toàn, an ninh, tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ hàng năm;
c) Cơ sở lưu giữ, sử dụng, quản lý nguồn phóng xạ mà không tổ chức thực hiện một trong những nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở nêu tại điểm b khoản 5 Điều này.
6. Hành vi “không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ mà không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ khi mới tuyển dụng;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên bức xạ theo quy định của Bộ Y tế.
7. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ nêu tại điểm c khoản 4 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ mà không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cho nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 3 tháng;
b) Đánh giá liều không đầy đủ, không liên tục các tháng trong năm.
8. Hành vi vi phạm quy định về thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát, hạn chế người qua lại quy định tại điểm i khoản 4 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là: Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ mà không lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
9. Hành vi vi phạm “không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ” quy định tại điểm a khoản 5 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ mà không báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ với Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân ít nhất mỗi năm một lần;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ báo cáo về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ với cơ quan quản lý về an toàn bức xạ nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử. Đó là các nội dung: việc tuân thủ các điều kiện ghi trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ, những thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép, sự cố bức xạ và các biện pháp khắc phục.
10. Hành vi “không kiểm xạ định kỳ nơi làm việc của nhân viên bức xạ” quy định tại điểm b khoản 5 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là: tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ mà không tiến hành kiểm xạ theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
11. Hành vi “không định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân” quy định tại điểm c khoản 5 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân nằm trong danh mục thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân phải kiểm định, hiệu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mà không kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định trước khi đưa thiết bị vào sử dụng;
b) Không kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ theo quy định;
c) Sau khi lắp đặt lại thiết bị hoặc sửa chữa có ảnh hưởng đến tính năng an toàn và độ chính xác của thiết bị mà không kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
12. Hành vi “sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ không đạt tiêu chuẩn để chẩn đoán và điều trị trong khám, chữa bệnh” quy định tại điểm e khoản 5 Điều 14 Nghị định 111 được hiểu là:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có thiết bị bức xạ kiểm định không đạt yêu cầu nhưng không khắc phục mà vẫn tiếp tục sử dụng;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ thiết bị bức xạ đã được kiểm định nhưng tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra phát hiện thiết bị không đảm bảo để sử dụng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.
13. Hành vi “thanh lý vật thể nhiễm bẩn phóng xạ có mức nhiễm bẩn phóng xạ cao hơn mức quy định” nêu tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 111 được hiểu là: tổ chức, cá nhân tiến hành thanh lý vật thể nhiễm bẩn phóng xạ có mức nhiễm bẩn phóng xạ cao hơn mức quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thanh lý chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Điều 3. Hành vi vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
1. Hành vi “không thực hiện biện pháp kiểm soát việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 111: “biện pháp kiểm soát việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ” được hiểu là: các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ nhằm kiểm soát việc tiếp cận bất hợp pháp, đánh cắp, chiếm đoạt, phá hoại quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 Hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (sau đây gọi là Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN).
2. Hành vi “không kiểm đếm định kỳ nguồn phóng xạ” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Nghị định 111 được hiểu là: tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ mà không thực hiện kiểm tra xác nhận sự tồn tại của nguồn phóng xạ tại nơi đặt nguồn theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN. Cụ thể:
a) Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A mà không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng ngày;
b) Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B mà không kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ ít nhất một tuần một lần;
c) Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C mà không kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần;
d) Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D mà không kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.
Điều 4. Hành vi vi phạm quy định về dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
Hành vi “hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử nhưng vi phạm quy định về an toàn bức xạ, hạt nhân” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định 111 được hiểu như sau:
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ mà không tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ, hạt nhân như các quy định về chỉ dẫn an toàn, an ninh, lập và lưu giữ hồ sơ an toàn bức xạ, phân công người phụ trách an toàn, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ, báo cáo định kỳ thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ của đơn vị cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân và các quy định khác đối với một cơ sở tiến hành công việc bức xạ.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử mà không tuân thủ quy tắc an toàn trong khi tiến hành hoạt động dịch vụ dẫn đến hậu quả gây mất an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, như các hành vi sau đây:
a) Gây ra liều chiếu xạ vượt quá thời hạn cho phép;
b) Làm phát tán các chất phóng xạ ra môi trường; làm thất lạc nguồn phóng xạ;
c) Không có các quy trình khi tiến hành đo đạc, kiểm tra nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; không thực hiện đúng quy trình đã được cơ quan quản lý thẩm định;
d) Không thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát, hạn chế người qua lại khi tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân, tẩy xạ, lắp đặt nguồn phóng xạ.
3. Thực hiện không nghiêm túc trách nhiệm của cơ sở hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Ví dụ như các hành vi sau đây:
a) Cung cấp kết quả dịch vụ không chính xác, không đảm bảo chất lượng;
b) Gửi kết quả đọc liều xạ cá nhân chậm; không có văn bản hướng dẫn cho khách hàng sử dụng liều kế cá nhân theo quy định.
c) Ghi thông tin không đầy đủ, không chính xác trong: kết quả đọc liều xạ cá nhân; các biên bản kiểm tra chất lượng, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân và thiết bị ghi đo bức xạ, kiểm xạ khu vực làm việc, đánh giá an toàn, đánh giá và giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân;
d) Không thực hiện hợp đồng dịch vụ, thực hiện không đầy đủ, kịp thời trách nhiệm được ghi trong hợp đồng;
đ) Không lưu giữ các loại hồ sơ về hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
e) Sử dụng thiết bị không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn dùng trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
g) Làm cho thiết bị bức xạ hoạt động sai với nguyên tắc hoạt động được quy định bởi nhà sản xuất;
h) Cấp chứng nhận kiểm tra an toàn khi điều kiện an toàn không đảm bảo;
i) Không tiến hành nhập dữ liệu vào hệ thống dữ liệu quốc gia theo quy định;
k) Không thực hiện việc báo cáo định kỳ kết quả đánh giá liều xạ cá nhân với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân theo quy định.
1. Cơ sở hoạt động X-quang y tế và cơ sở tiến hành công việc bức xạ không thuộc công việc bức xạ nêu tại khoản 2 Điều này mà không mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho nhân viên bức xạ theo quy định thì bị xử phạt tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 111.
2. Cơ sở vận hành máy gia tốc, thiết bị xạ trị, thiết bị chiếu xạ khử trùng, thiết bị xử lý vật liệu, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, sản xuất, chế biến chất phóng xạ, thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ, sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân, vận chuyển vật liệu hạt nhân ngoài phạm vi cơ sở hạt nhân mà không mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho nhân viên bức xạ theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 111.
3. Cơ sở có lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, nhà máy điện hạt nhân, cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ, cơ sở khai thác, chế biến quặng phóng xạ, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng mà không mua bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 111.
Điều 6. Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra quy định tại Điều 30 Nghị định 111.
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong những hành vi sau thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định 111:
1. Không cử người làm việc với đoàn thanh tra, cử người không đủ thẩm quyền để làm việc với đoàn thanh tra, không ủy quyền người làm việc với đoàn thanh tra;
2. Tự ý phá niêm phong, làm thay đổi vị trí, dấu vết được niêm phong đối với nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ khi nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ này bị cơ quan thanh tra tạm giữ hoặc niêm phong do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về khai báo, cấp phép, kiểm định, hiệu chuẩn, nâng cấp thiết bị bức xạ, bố trí phòng không đạt tiêu chuẩn quy định để tiến hành công việc bức xạ trong khi chờ quyết định của người có thẩm quyền;
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền;
4. Các hành vi khác cản trở, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong thanh tra, kiểm tra (ví dụ: chậm trễ trong việc cung cấp các tài liệu mà đoàn thanh tra yêu cầu; không bố trí hoặc chậm trễ trong việc bố trí người mở khóa phòng, thao tác máy phục vụ đoàn thanh tra khi kiểm tra thực tế, đo đạc tại các phòng chụp ….).
HƯỚNG DẪN VỀ THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 7. Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 111 bao gồm: Thanh tra viên đang công tác tại Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Cục An toàn bức xạ, hạt nhân (người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại Cục An toàn bức xạ, hạt nhân) và Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 8. Thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính
Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử: Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ, hạt nhân, Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ và các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 111.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 2 năm 2011. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu giải quyết.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 26/2010/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 111/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | 26/2010/TT-BKHCN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Người ký: | Lê Đình Tiến |
Ngày ban hành: | 29/12/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 26/2010/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 111/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Chưa có Video