BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/2018/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2018 |
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2077 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tư lệnh Cảnh sát biển;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 130/2014/TT-BQP ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Thông tư số 130/2014/TT-BQP).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 130/2014/TT-BQP
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:
“1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 162/2013/NĐ-CP), Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 23/2017/NĐ-CP).”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 như sau:
“2. Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 162/2013/NĐ-CP và Nghị định số 23/2017/NĐ-CP; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau;
“2. Hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam đã đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam do Chính phủ Việt Nam thiết lập để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh mà không được phép của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vùng cấm, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo quy định tại Luật biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch quy định tại Điều 7 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP
1. Treo cờ đối với tàu thuyền tại cảng biển thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 về quản lý hoạt động hàng hải.
2. Treo Quốc kỳ trên tàu biển Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 về quản lý hoạt động hàng hải.
3. Treo cờ quốc tịch và treo Quốc kỳ Việt Nam đối với tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong khu vực biên giới biển thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP
1. Hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có tài liệu chứng minh hoạt động vận chuyển hợp pháp hàng hóa trên biển, bao gồm:
a) Vận chuyển hàng hóa theo chuyến mà không có hợp đồng vận chuyển bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và văn bản khác có liên quan;
b) Vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển mà không có một trong các loại giấy tờ sau: Hợp đồng vận chuyển được giao kết theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và các văn bản khác có liên quan; vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị;
Đối với vận đơn đường biển của hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 11/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
2. Hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP gồm:
a) Sử dụng phương tiện vận chuyển xăng dầu không phù hợp theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
b) Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không phù hợp theo quy định tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa, Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Thông tư số 46/2017/TT-BGTVT ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển.
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa không phải là xăng dầu, hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi sang mạn xăng, dầu, quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP bao gồm:
a) Sang mạn xăng, dầu không đúng địa điểm theo quy định tại khoản 15 Điều 9 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
b) Sang mạn quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định của pháp luật.
4. Hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn loại hàng hóa không phải là hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện mà không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP bao gồm:
a) Trường hợp không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08 tháng 5 năm 2015 của các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường;
b) Trường hợp hàng hóa được vận chuyển để xuất khẩu mà không có tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và có xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đang vận chuyển về địa điểm làm thủ tục hải quan mà không có đầy đủ các loại chứng từ phải nộp để làm thủ tục hải quan theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông trong thị trường nội địa theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08 tháng 5 năm 2015 của các Bộ trưởng; Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường;
d) Trường hợp mua bán, vận chuyển, trao đổi, sang mạn khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp: Xử lý theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đ) Trường hợp vận chuyển hàng hóa là lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm đối với loại gỗ theo quy định của pháp luật phải có.
Hồ sơ lâm sản hợp pháp được xác định theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
e) Trường hợp hàng hóa sản xuất, vận chuyển kinh doanh nội địa không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản này, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo mẫu và quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 nám 2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế; Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các loại hóa đơn chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo mẫu quy định tại: Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Việc xác định hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51 /2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
Trường hợp vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa khác không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa kinh doanh vận chuyển có điều kiện mà tại thời điểm kiểm tra không có hoặc không đầy đủ giấy tờ đi liền kèm theo để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đó quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP bao gồm:
a) Không có hóa đơn, chứng từ; chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các loại hóa đơn chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.
Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
c) Danh mục hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện thực hiện theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư và các văn bản khác có liên quan.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm quy định tại Điều 16 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
1. Các loại tài liệu, giấy chứng nhận của tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-BGTVT ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về Danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển và tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Giấy phép rời cảng cuối cùng quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là văn bản do Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi tàu thuyền rời cảng cuối cùng cấp hoặc xác nhận theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 về quản lý hoạt động hàng hải.
Trường hợp tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời cảng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên; vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
1. Hành vi vi phạm về chứng chỉ chuyên môn quy định tại Điều 17 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam và các văn bản khác có liên quan.
2. Hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam và các văn bản khác có liên quan.
3. Hành vi vi phạm về sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên quy định tại Điều 17 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có hoặc không đầy đủ số thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGTVT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại Điều 20 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
Việc xác định mức độ tai nạn hàng hải để xác định hành vi vi phạm tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải; Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 4, khoản 6 Điều 13 như sau:
“2. Tên tàu biển, cảng đăng ký của tàu biển quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.
4. Các quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng tàu biển theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và các văn bản khác có liên quan.
6. Tuyến, vùng hoạt động của phương tiện thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam và Thông tư số 05/2017/TT-BGTVT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam. Tuyến, vùng hoạt động của phương tiện thủy nội địa còn được xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 15 như sau:
“2. Kế hoạch ứng phó sự cố dầu tràn; kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP được thực hiện theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các loại chất độc hại bao gồm chất lỏng độc, nước dằn, nước rửa, các cặn khác hoặc các hỗn hợp chứa các chất này. Các chất lỏng độc là chất bất kỳ được xếp vào chất loại X, Y hoặc Z nêu ở bảng 8E/17.1 và Bảng 8E/18.1 Phần 8E Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2010/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BGTVT ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” hoặc các chất lỏng khác được tạm thời đánh giá theo quy định tại Mục 6.3 Phụ lục II Công ước MARPOL 73/78 là các chất thuộc loại X, Y, hoặc Z. Phân biệt như sau:
a) Chất độc lỏng loại X là các chất lỏng được thải ra từ các hoạt động vệ sinh két hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm lớn cho tài nguyên của nguồn nước ngoài tàu hoặc sức khỏe con người;
b) Chất độc lỏng loại Y là các chất lỏng được thải ra từ các hoạt động vệ sinh hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm lớn cho tài nguyên của nguồn nước ngoài tàu hoặc sức khỏe con người, làm xấu các điều kiện giải trí hoặc cản trở các hình thức sử dụng khai thác nguồn lợi về sông, biển;
c) Chất độc lỏng loại z là các chất lỏng được thải ra từ các hoạt động vệ sinh hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm không lớn cho tài nguyên của sông, biển hoặc sức khỏe con người.”
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 16 như sau:
“1. Chất thải nguy hại được quy định tại Điều 26 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là những loại chất thải được phân định, phân loại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Việc phân định, phân loại chất thải nguy hại được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
3. Giấy phép quản lý chất thải nguy hại là tên gọi chung cho các loại giấy phép sau: Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại, Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4. Hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại là hồ sơ quản lý chất thải nguy hại của chủ xử lý, tiêu hủy, vận chuyển hoặc chủ nguồn thải theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:
“1. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều lực lượng khác nhau quy định tại Chương 3 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP và các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP thì việc xử phạt vi phạm hành chính do lực lượng thụ lý đầu tiên thực hiện.”
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP
1. Chiến sĩ Cảnh sát biển, Cảnh sát viên Cảnh sát biển, Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ, Đội trưởng Đội nghiệp vụ, Trạm trưởng, Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển khi đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 23/2017/NĐ-CP.
2. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, Đồn trưởng, Hải đội trưởng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng khi đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 23/2017/NĐ-CP thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình.
3. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính của các chức danh thuộc lực lượng Hải quan, Giao thông vận tải, Quản lý thị trường, Kiểm ngư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
2. Người đứng đầu các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 162/2013/NĐ-CP và Nghị định số 23/2017/NĐ-CP chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc cập nhật các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế những văn bản được viện dẫn trong Thông tư này để áp dụng xử phạt bảo đảm thống nhất, đúng pháp luật”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
1. Tư lệnh Cảnh sát biển, Thủ trưởng các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tổ chức và chỉ đạo việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, Nghị định số 23/2017/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản khác có liên quan.
2. Quá trình thực hiện Thông tư này nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh về Bộ Quốc phòng để xem xét, phối hợp giải quyết./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 143/2018/TT-BQP |
Hanoi, September 15, 2018 |
CIRCULAR
ON AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF THE CIRCULAR NO. 130/2014/TT-BQP DATED SEPTEMBER 24, 2014 OF THE MINISTER OF NATIONAL DEFENSE ON GUIDELINES FOR SOME ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 162/2013/ND-CP DATED NOVEMBER 12, 2013 ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS COMMITTED WITHIN TERRITORIAL WATERS, ISLANDS AND CONTINENTAL SHELF OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Pursuant to the Law on Penalties for Administrative Violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Vietnamese Sea dated June 21, 2012;
Pursuant to the Government’s Decree No.162/2013/ND-CP dated November 12, 2013 on penalties for administrative violations committed within territorial waters, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No. 23/2017/ND-CP dated March 13, 2017 on amendments to some Articles of the Government’s Decree No.162/2013/ND-CP dated November 12, 2013 on penalties for administrative violations committed within territorial waters, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No. 164/2017/ND-CP dated December 30, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of National Defense;
At the request of the Commander of the Coast Guard;
...
...
...
Article 1. Amendments to some Articles of the Circular No. 130/2014/TT-BQP
1. Clause 1 of Article 1 is amended as follows:
“1. This Circular provides guidelines for some Articles of the Government's Decree No. 162/2013/ND-CP dated November 12, 2013 on penalties for administrative violations committed within territorial waters, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as “the Decree No. 162/2013/ND-CP”), Government’s Decree No. 23/2017/ND-CP dated March 13, 2017 on amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 162/2013/ND-CP dated November 12, 2013 on penalties for administrative violations committed within territorial waters, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as “the Decree No. 23/2017/ND-CP”).”
2. Clause 2 of Article 2 is amended as follows:
“2. Persons who have the power to impose administrative penalties and record administrative violations as prescribed in the Decree No. 162/2013/ND-CP and Decree No. 23/2017/ND-CP; relevant organizations and individuals.”
3. Clause 2 of Article 5 is amended as follows:
“2. The entry into prohibited or restricted areas within the territorial waters of Vietnam prescribed in Clause 3 Article 5 of the Decree No. 162/2013/ND-CP means a foreign ship exercising the right of innocent passage through the territorial waters of Vietnam but entering a prohibited or restricted area within Vietnam’s territorial waters established by the Government of Vietnam for the purpose of protecting sovereignty, national defense, security and national interests or maritime safety, protecting marine resources and ecosystems, fighting against pollution, responding to marine emergencies or disasters, preventing and controlling the spread of diseases without the permission of the Socialist Republic of Vietnam.
Prohibited and restricted areas within the territorial waters of Vietnam are prescribed in the Law on Vietnamese Sea 2012 and Government’s Decree No. 71/2015/ND-CP dated November 03, 2015.”
4. Article 6 is amended as follows:
...
...
...
1. The flying of flags on ships at seaports shall comply with Clause 1 Article 61 of the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017.
2. The flying of national flags on Vietnamese ships shall comply with Clause 2 Article 61 of the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017.
3. The flying of national flag and Vietnamese flag on foreign ships upon its their operation within maritime boundary areas shall comply with Clause 2 Article 8 of the Government’s Decree No. 71/2015/ND-CP dated September 03, 2015.”
5. Article 9 is amended as follows:
“Article 9. Violations against regulations on laying of submarine cables and pipelines, and exploitation of tidal and wind energy within the territorial waters, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam prescribed in Article 15 of the Decree No. 162/2013/ND-CP, amended in Clause 2 Article 1 of the Decree No. 23/2017/ND-CP
1. Transport of cargoes at sea without having any contract or equivalent document prescribed in Point a Clause 1 Article 15 of the Decree No. 162/2013/ND-CP means the transport cargoes at sea without having any documentary evidences for the illegal transport of cargoes at sea, to be specific:
a) Transport of cargoes on a voyage without having a voyage charter party concluded in writing prescribed in Clause 2 Article 146 of the Vietnam Maritime Code 2015 and other relevant documents;
b) Transport of cargoes under the bill of lading contract without having one of the following documents: a transport contract concluded as prescribed in the Vietnam Maritime Code 2015 and other relevant documents; bill of lading, through bill of lading, sea waybill and other transport documents of which contents and value are agreed upon by the carrier and shipper;
Regarding the bill of lading of cargoes that are temporarily imported for re-export, it is required to comply with Article 7 of the Circular No. 11/2017/TT-BCT dated July 28, 2017 of the Minister of Industry and Trade.
...
...
...
a) Failure to use suitable means of transport of petrol and oil prescribed in the Government’s Decree No. 83/2014/ND-CP dated September 03, 2014 and Government’s Decree No. 08/2018/ND-CP dated January 15, 2018.
b) Failure to use suitable means of transport of dangerous cargoes prescribed in the Government’s Decree No. 29/2005/ND-CP dated March 10, 2005, Government’s Decree No. 60/2016/ND-CP dated July 01, 2016 and Circular No. 46/2017/TT-BGTVT dated November 27, 2017 of the Minister of Transport.
c) Failure to use means of transport suitable for the type of cargoes that are not petrol, oil or dangerous ones prescribed by law.
3. Ship-to-ship transfer of petrol, oil, ores and other cargoes at a location other than the regulated one prescribed in Point c Clause 1 Article 15 of the Decree No. 162/2013/ND-CP, to be specific:
a) Ship-to-ship transfer of petrol and oil at a location other than the regulated one prescribed in Clause 15 Article 9 of the Government’s Decree No. 83/2014/ND-CP dated September 03, 2014;
c) Ship-to-ship transfer of ores and other cargoes at a location other than the regulated one prescribed by law.
4. Transport, trading and ship-to-ship transfer of cargoes not subject to conditions for transport and trading without valid documents or with insufficient documentary evidences for the legitimacy of cargoes prescribed in Clause 2 Article 15 of the Decree No. 162/2013/ND-CP, amended in Clause 2 Article 1 of the Decree No. 23/2017/ND-CP, to be specific:
a) Absence of documentary evidences for the legitimacy of imports transported from the checkpoint of import to inland prescribed in Article 4 of the Joint Circular No. 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP dated May 08, 2015 of the Minister of Finance, Minister of Industry and Trade, Minister of Public Security and Minister of National Defense.
b) Transport of goods for export without a declaration of exports that have been granted customs clearance and certified that goods have passed through the customs controlled area prescribed in the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance;
...
...
...
Absence of documentary evidences for the legitimacy of imports transported being sold inland prescribed in Article 5 of the Joint Circular No. 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP dated May 08, 2015 of the Minister of Finance, Minister of Industry and Trade, Minister of Public Security and Minister of National Defense;
d) In the case of transport, trading and ship-to-ship transfer of minerals of illegal origin, it is required to comply with Point dd Clause 1 Article 21 of the Government’s Decree No. 185/2013/ND-CP dated November 15, 2014 amended in Clause 19 Article 1 of the Government’s Decree No. 124/2015/ND-CP dated November 19, 2015;
dd) Transport of goods that are forest products without having a valid dossier or with a valid dossier which is not relevant to the forest products that are actually being transported; timber without a forest ranger’s hammer mark with respect to the timber required by law to have a forest ranger’s hammer mark.
Valid forest product dossiers shall be determined as prescribed in the Circular No. 01/2012/TT-BNNPTNT dated January 04, 2012 and No. 40/2015/TT-BNNPTNT dated October 21, 2015 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
e) Goods that are manufactured, transported and traded inland not in the cases mentioned in Points a, b, c, d and dd of this Clause, without or with insufficient valid documentary evidences, including:
VAT invoices or sales invoices prescribed in the Circular No. 39/2014/TT-BTC dated March 31, 2014, Circular No. 119/2014/TT-BTC dated August 25, 2014, Circular No. 26/2015/TT-BTC dated February 27, 2015 and Circular No. 37/2017/TT-BTC dated April 27, 2017 of the Minister of Finance.
Documents that are printed, issued, used and managed as invoices including delivery notes and notes of delivery of goods to agents prescribed in the Circular No. 39/2014/TT-BTC dated March 31, 2014, Circular No. 26/2015/TT-BTC dated February 27, 2015 and Circular No. 37/2017/TT-BTC dated April 27, 2017 of the Minister of Finance.
The use of illegal invoices and illegal use of invoices shall be determined as prescribed in Articles 22 and 23 of the Circular No. 39/2014/TT-BTC dated March 31, 2014 of the Minister of Finance and Government’s Decree No. 04/2014/ND-CP dated January 17, 2014.
In the case of transport, trading and ship-to-ship transfer of other cargoes without valid documents or with insufficient documentary evidences for the legitimacy of cargoes, it is required to comply with regulations of law.
...
...
...
a) Absence of invoices and documents; documents that are printed, issued, used and managed as invoices including delivery notes and notes of delivery of goods to agents prescribed in the Circular No. 39/2014/TT-BTC dated March 31, 2014, Circular No. 26/2015/TT-BTC dated February 27, 2015 and Circular No. 37/2017/TT-BTC dated April 27, 2017 of the Minister of Finance.
b) Imports on the list of goods imported under the license or given conditions, which are sold without an import license or document issued by the competent authority.
The list of goods imported under the license or given conditions is provided in the Decree No. 69/2018/ND-CP dated May 15, 2018 on guidelines for some Articles of the Law on Foreign Trade Management;
c) The list of goods subject to conditions for trading and transport, which is provided in the Appendix III enclosed with the Government’s Decree No. 59/2006/ND-CP dated June 12, 2006 and Appendix 4 enclosed with the Law No. 03/2016/QH14 on amendments to Article 6 and Appendix 4 on the List of business lines subject to conditions stipulated in the Law on Investment and other relevant documents.”
6. Article 10 is amended as follows:
“Article 10. Violations against regulations on registration prescribed in Article 16 of the Decree No. 162/2013/ND-CP
1. Ship documents and certificates prescribed in Clause 1 Article 16 of the Decree No. 162/2013/ND-CP are provided in the Circular No. 41/2016/TT-BGTVT dated December 16, 2016 of the Minister of Transport.
2. The last port clearance certificate specified in Clause 2 Article 16 of the Decree No. 162/2013/ND-CP is a document issued or certified by a port authority or competent authority in charge of the last port of dispatch as prescribed in the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017.
In case a ship has been issued with a Port Clearance Certificate but stays at the seaport for more than 24 hours since its exit is accepted, procedures for the ship’s exit shall be carried out again as prescribed in this Article the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017.
...
...
...
“Article 11. Violations against regulations on seaman’s certificates of competency, book and passport; violations against regulations on safety of life at sea prescribed in Articles 17 and 18 of the Decree No. 162/2013/ND-CP
1. The violation against regulation on certificate of competency prescribed in Article 17 of the Decree No. 162/2013/ND-CP means a seaman working on board a ship without having all certificates of competency as prescribed in the Circular No. 37/2016/TT-BGTVT dated December 25, 2016 of the Minister of Transport and other relevant documents.
2. The failure to reach the minimum manning levels prescribed in Clause 3 Article 18 of the Decree No. 162/2013/ND-CP means the failure to reach the minimum manning levels for Vietnamese ships as prescribed in the Circular No. 37/2016/TT-BGTVT dated December 25, 2016 of the Minister of Transport and other relevant documents.
3. The violation against regulation on seaman’s book and passport prescribed in Article 17 of the Decree No. 162/2013/ND-CP means a seaman working on board a ship without having or insufficiently having seaman’s book and passport as prescribed in the Circular No. 23/2017/TT-BGTVT dated July 28, 2017 of the Minister of Transport, Decree No. 136/2007/ND-CP dated August 17, 2007 and Government’s Decree No. 94/2015/ND-CP dated October 16, 2015 and other relevant documents.”
8. Article 12 is amended as follows:
“Article 12. Violations against regulations on maritime safety prescribed in Article 20 of the Decree No. 162/2013/ND-CP
The maritime accident classification as the basis for determining the violations prescribed in Clauses 3 and 4 Article 20 of the Decree No. 162/2013/ND-CP shall comply with the Circular No. 34/2015/TT-BGTVT dated July 24, 2015 and Circular No. 39/2017/TT-BGTVT dated November 07, 2017 of the Minister of Transport.”
9. Clauses 2, 4 and 6 of Article 13 are amended as follows:
“2. Name of the ship and port of registry prescribed in Point a Clause 3 Article 21 of the Decree No 162/2013/ND-CP shall comply with the Government’s Decree No. 171/2016/ND-CP dated December 27, 2016.
...
...
...
6. Routes and permitted navigation areas for inland waterway vehicles shall comply with the Circular No.16/2013/TT-BGTVT dated July 30, 2013 and Circular No. 05/2017/TT-BGTVT dated February 21, 2017 of the Minister of Transport. Routes and permitted navigation areas for inland waterway vehicles are also defined in the certificate of registration for inland waterway vehicles or certificate of technical and environmental safety issued to inland waterway vehicles.”
10. Clauses 2 and 3 of Article 15 are amended as follows:
“2. The oil spill response plans or plans for response to oil pollution or chemical pollution at sea specified in Point a Clause 3 Article 25 of the Decree No. 162/2013/ND-CP shall comply with the Prime Minister’s Decision No. 02/2013/QD-TTg dated January 14, 2013 and No.63/2014/QD-TTg dated November 11, 2014.
3. Noxious substances include noxious liquid substances, ballast water, tank washings, other residues or mixtures containing such substances. Noxious liquid substances are any substances divided into Category X, Y or Z mentioned in Tables 8E/17.1 and 8E/18.1 Part 8E Section II of QCVN 21: 2010/BGTVT enclosed with the Circular No. 12/2010/TT-BGTVT dated April 21, 2010 of the Minister of Transport or other liquid substances temporarily evaluated as prescribed in Section 6.3 Annex II Convention MARPOL 73/78 are the substances falling into Category X, Y or Z. To be specific:
a) Category X: Noxious liquid substances which if discharged into the sea from tank cleaning or deballasting operations would present a major hazard to either marine resources or human health;
b) Category Y: Noxious liquid substances which if discharged into the sea from tank cleaning or deballasting operations would present a hazard to either marine resources or human health or cause harm to amenities or other legitimate uses of the river and sea;
c) Category Z: Noxious liquid substances which if discharged into the sea from tank cleaning or deballasting operations would present a minor hazard to either sea or river resources or human health.”
11. Clauses 1, 3 and 4 of Article 16 are amended as follows:
“1. Hazardous wastes specified in Article 26 of the Decree No. 162/2013/ND-CP are the ones identified and classified as prescribed in the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT dated June 30, 2015 of the Minister of Natural Resources and Environment on hazardous waste management. Hazardous wastes shall be identified and classified as prescribed in the Appendix 8 enclosed with the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT and QCVN 07:2009/BTNMT on Hazardous Waste Thresholds enclosed with the Circular No. 25/2009/TT-BTNMT dated November 16, 2009 of the Minister of Natural Resources and Environment.
...
...
...
4. “1. Registration documents enclosed with the License for hazardous waste management are the hazardous waste management documents of owners of hazardous waste treatment/destruction/transport establishments or hazardous waste source owners prescribed in the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT dated June 30, 2015.”
12. Clause 1 of Article 17 is amended as follows:
“1. In case the penalty for an administrative violation is imposed by multiple forces specified in Chapter 3 of the Decree No. 162/2013/ND-CP and Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 Article 1 of the Decree No. 23/2017/ND-CP, the imposition shall be carried out by the first transferee of the cases.”
13. Article 18 is amended as follows:
“Article 18. Power to record administrative violations prescribed in Article 33 of the Decree No. 162/2013/ND-CP, amended in Clause 8 Article 1 of the Decree No. 23/2017/ND-CP
1. Soldiers of Coast Guard, police officers of Coast Guard, coastguard team leaders, coastguard squad leaders, captains of coastguard stations, commanders of coastguard platoons, commanders in chief of coastguard squadrons, Commanders Of Coastguard Headquarters and Commanders of Coastguard who are on duty have the right to record administrative violations specified in the Decree No. 162/2013/ND-CP amended in the Decree No. 23/2017/ND-CP.
2. Soldiers of border guard forces, heads of border-guard stations, leaders of soldiers of border guard forces, commanders of border-guard flotillas, commanders of border-guard sub-zones and commanders of port border guards, commanders of provincial-level border guard forces and commanders of border guard fleets who are on duty have the right to record administrative violations specified in the Decree No. 162/2013/ND-CP amended in the Decree No. 23/2017/ND-CP.
3. The power to record administrative violations of titles in customs, transport, market surveillance and fisheries resources surveillance forces and Presidents of People’s Committees shall comply with Article 33 of the Decree No. 162/2013/ND-CP amended in Clause 8 Article 1 of the Decree No. 23/2017/ND-CP.”
14. Article 20 is amended as follows:
...
...
...
1. In the cases where any of the documents referred to in this Circular is amended or replaced, the newest one shall apply.
2. Forces leaders that have the power to impose administrative penalties as prescribed in the Decree No. 162/2013/ND-CP and Decree No. 23/2017/ND-CP shall update documents that amends or replaces the documents referred to in this Circular to ensure the consistency".
Article 2. Effect
This Circular comes into force from November 01, 2018.
Article 3. Responsibility for implementation
1. The Commander of the Coast Guard and forces’ leaders that have the power to impose administrative penalties shall organize and direct the imposition of administrative penalties as prescribed in the Decree No. 162/2013/ND-CP, Decree No. 23/2017/ND-CP, this Circular and other relevant documents.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of National Defense for consideration./.
...
...
...
;
Thông tư 143/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 130/2014/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 162/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Số hiệu: | 143/2018/TT-BQP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng |
Người ký: | Lê Chiêm |
Ngày ban hành: | 15/09/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 143/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 130/2014/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 162/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Chưa có Video