Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1-NN/KL/TT

Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 1-NN/KL/TT NGÀY 18 THÁNG 2 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 77/CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nghị định đã quy định đầy đủ, cụ thể việc xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về rừng thống nhất thi hành việc xử phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 và các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12/8/1991.

Để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 77/CP, Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, giải thích để làm rõ thêm một số vấn đề đã được quy định tại Nghị định 77/CP.

I. VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Ở Chương I của Nghị định 77/CP, quy định một số vấn đề có tính đặc thù lâm nghiệp, còn các quy định có tính nguyên tắc chung khác áp dụng theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

1. Khái niệm lâm sản (Điều 2)

1.1. Gỗ rừng, các loại thực vật rừng khác và động vật rừng quý hiếm nói tại Điều này là những loài cây, loài con được quy định cụ thể trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992.

1.2. Các loại gỗ thông thường nói tại Điều này, được chia theo 8 nhóm quy định tại Quyết định số 2198/CN ngày 26/11/1977 của Bộ lâm nghiệp ban hành phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước; trừ một số loại gỗ thuộc nhóm I, II đã được ghi vào Danh mục thực vật rừng quý hiếm của Nghị định 18/HĐBT.

2. Trường hợp chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 3)

Tại Khoản 2, Điều 3 của Nghị định 77/CP đã quy định những trường hợp vi phạm không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự: hành vi vi phạm mà mức độ gây thiệt hại vượt quá mức độ tối đa thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính quy định ở mỗi hành vi (Điều 4 đến Điều 14) hoặc khai thác, săn bắt, vận chuyển, mua, bán trái phép thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm có giá trị đặc biệt về nhiều mặt (tức nhóm IA và nhóm IB trong Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT). Đối với những trường hợp này, cơ quan Kiểm lâm phải phối hợp với cơ quan Kiểm sát, Công an cùng cấp để xem xét, nếu đủ dấu hiệu tội phạm thì chuyển sang khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật.

Về những vụ vi phạm chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung và việc thực hiện thẩm quyền của Kiểm lâm trong hoạt động điều tra hình sự, Bộ cùng với các ngành liên quan sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể, thay thế Thông tư số 16-LN/KL ngày 20-9-1989 của Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Kiểm lâm nhân dân trong hoạt động điều tra hình sự.

3. Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính.

Tại Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, đã quy định là một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

3.1. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính:

Căn cứ mức độ gây thiệt hại của từng hành vi vi phạm, đối chiếu với các khung xử phạt mà xét quyết định xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Nếu mức xử phạt đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của một cấp thì do cấp đó xử phạt; nếu trong đó có hành vi vi phạm mà mức xử phạt thuộc thẩm quyền của cấp trên thì chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp trên để xử phạt.

Khi lập biên bản cũng như ra quyết định xử phạt với người đã vi phạm nhiều hành vi này chỉ cần lập một biên bản và một quyết định xử phạt nhưng phải ghi rõ về các hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

3.2. Trường hợp nhiều người có tổ chức gắn bó với nhau để cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính:

Căn cứ mức độ gây thiệt hại chung của những người vi phạm, đối chiếu với khung xử phạt mà xét quyết định xử phạt đối với hành vi đó ở mức cao nhất trong khung xử phạt vì có tình tiết tăng nặng và những người vi phạm cùng nhau chịu mức xử phạt chung đó, không quyết định xử phạt riêng đối với từng người vi phạm. Trong biên bản cũng như quyết định xử phạt phải ghi rõ về các người vi phạm.

Trường hợp phát hiện một vụ vi phạm nhưng thực tế lại có nhiều người vi phạm về các hành vi vi phạm khác nhau thì xử phạt đối với từng người cùng hành vi vi phạm của họ. Thí dụ: trường hợp một vụ vận chuyển trái phép lâm sản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với chủ lâm sản và người sử dụng phương tiện chở thuê lâm sản trái phép.

II. VỀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ XỬ PHẠT

Ở Chương II của Nghị định 77/CP, đã quy định rõ về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, gồm 11 hành vi từ Điều 4 đến Điều 14. ở mỗi hành vi đã quy định mức độ gây thiệt hại tối đa đến rừng hoặc lâm sản và mức phạt tiền tối đa tương ứng; quy định từng mức độ xử phạt thành các khung phạt tiền để xử phạt đúng thẩm quyền và đúng mức độ vi phạm; quy định hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác phù hợp với từng loại hành vi vi phạm hành chính.

1. Xác định hành vi vi phạm.

Trong lập biên bản vi phạm hành chính và xét xử phạt, phải xác định và ghi đúng tên hành vi như đã quy định tại các Điều từ Điều 4 đến Điều 14; tiếp đó xác định hành vi đã vi phạm vào Điều nào của Luật bảo vệ và phát triển rừng (LBVPTR) và vi phạm một trong các quy định cụ thể nào của văn bản hướng dẫn thi hành Luật đó (văn bản của Chính phủ, Bộ hoặc tỉnh, huyện) để làm rõ thêm hành vi vi phạm hành chính, như:

1.1. Phá rừng trái phép (Điều 4): vi phạm Điều 13 LBVPTR và quy định cụ thể tại Điều 23 Luật đất đai.

1.2. Khai thác rừng trái phép (Điều 5): tuỳ theo hành vi cụ thể mà vi phạm một trong các Điều 19, 37, 38, 39 LBVPTR; đối với gỗ và lâm sản quý hiếm nói tại Điều này và Điều 12 của Nghị định 77/CP là thực vật rừng nhóm IIA, vi phạm quy định cụ thể tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992.

1.3. Phát đốt rừng trái phép để làm nương rẫy (Điều 6): vi phạm Điều 21 LBVPTR.

1.4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng (Điều 7): vi phạm Điều 22 LBVPTR và cụ thể tại Nghị định 22/CP ngày 09/3/1995 của Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

1.5. Vi phạm quy định về phòng trừ sâu bệnh hại rừng (Điều 8): vi phạm Điều 23 LBVPTR.

1.6. Chăn thả gia súc trái phép vào rừng (Điều 9): vi phạm Điều 21 LBVPTR.

1.7. Săn bắt trái phép động vật rừng (Điều 10): vi phạm Điều 19 LBVPTR; đối với động vật rừng quý hiếm nói tại Điều này là động vật rừng quý hiếm nhóm IIB, vi phạm quy định cụ thể tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992.

1.8. Gây thiệt hại đất rừng (Điều 11): vi phạm Điều 24 LBVPTR.

1.9. Vận chuyển, mua, bán trái phép lâm sản (Điều 12): vi phạm Điều 20 LBVPTR và quy định cụ thể tại Thông tư 11-LN/KL ngày 31/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu và kinh doanh lâm sản.

1.10. Vi phạm quy định quản lý Nhà nước về chế biến gỗ và lâm sản (Điều 13): vi phạm quy định cụ thể tại Quyết định 2375NN-CBNLS/QĐ ngày 30/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế về việc xét duyệt quy hoạch mạng lưới và cấp giấy phép chế biến gỗ, lâm sản khác cho các doanh nghiệp.

1.11. Vi phạm thủ tục trình kiểm lâm sản (Điều 14): vi phạm quy định cụ thể tại Thông tư 11-LN/KL ngày 31/10/1995.

2. Việc áp dụng các hình thức, mức độ xử phạt.

2.1. ở mỗi hành vi vi phạm (Điều 4 đến Điều 14), đã quy định rõ các khung phạt tiền tương ứng với thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra. Khi xét xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt cùng với việc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác quy định ở các khoản cuối ở mỗi Điều.

2.2. Cách tính tiền phạt:

Khi xét xử phạt một hành vi vi phạm, căn cứ mức độ thiệt hại do vi phạm gây ra để xác định khung phạt tiền, tạm tính số tiền phạt bằng cách lấy mức tiền phạt cao nhất nằm trong khung phạt đó chia cho mức độ thiệt hại cao nhất và nhân với mức độ thiệt hại do vi phạm gây ra. Trên cơ sở số tiền phạt tạm tính đó, xét các yếu tố về tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng để quyết định cụ thể mức phạt tiền và việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi vi phạm đó.

2.3. Phạt tiền và tịch thu lâm sản trái phép.

Trong xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực rừng, thực tế việc áp dụng đồng thời hình thức phạt tiền và tịch thu lâm sản trái phép thường có khó khăn, nhưng đây là một nguyên tắc trong xử lý đối với các vi phạm gây thiệt hại đến rừng và lâm sản. Vấn đề tịch thu lâm sản trái phép có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng trong chống vi phạm và thu hồi tài sản về cho Nhà nước. Vì vậy khi xử phạt những hành vi chặt phá rừng, khai thác, săn bắt, vận chuyển, mua, bán trái phép lâm sản, nhất là các hành vi mang tính chất gian lậu hoặc gây thiệt hại đến thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm, phải chú trọng áp dụng cả hai hình thức xử phạt đó. Trong trường hợp cá biệt như người vi phạm có hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có hoặc không đủ khả năng nộp tiền phạt thì có thể phạt tiền ở mức độ nhẹ hơn hoặc cảnh cáo và tịch thu lâm sản trái phép; hoặc trường hợp người vi phạm thực sự có nhu cầu sử dụng lâm sản, là dân địa phương sở tại thuộc đối tượng cần chiếu cố và lâm sản trái phép thuộc loại thông thường thì có thể chỉ phạt tiền và cho sử dụng lâm sản.

Nói chung là khi xét xử phạt phải xem xét đối tượng vi phạm, mục đích vi phạm, xử lý hợp lý, hợp tình đối với từng trường hợp cụ thể để bảo đảm việc xử phạt có hiệu lực thực tế.

2.4. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền là thu hồi không cho người vi phạm sử dụng những loại giấy phép do cơ quan cấp mình cấp (giấy phép khai thác rừng, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu lâm sản) mà người vi phạm đã cố ý làm trái hoặc giả mạo giấy tờ đó; áp dụng trong những trường hợp xét thấy cần phải thu hồi giấy phép của người vi phạm để ngăn chặn tái phạm. Còn những trường hợp vượt thẩm quyền thì phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đề nghị thu hồi giấy phép đó.

III. VỀ THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT

A. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

1. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm (Điều 15)

1.1. Nhân viên Kiểm lâm đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, giải quyết như sau:

- Nếu là vi phạm nhỏ xét thấy cần xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng và không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì quyết định xử phạt tại chỗ bằng hình thức cảnh cáo miệng hoặc phạt tiền bằng Quyết định xử phạt.

- Nếu xét thấy mức độ cần xử phạt là phạt tiền từ trên 20.000 đồng đến 100.000 đồng và tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, tạm giữ lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm để báo cáo thủ trưởng trực tiếp xử lý. Sau khi có ý kiến xử lý của thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản, nhân viên Kiểm lâm quyết định xử phạt tiền (nếu không tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm) hoặc phạt tiền và tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm trong cùng một Quyết định xử phạt.

Việc ra Quyết định xử phạt thuộc thẩm quyền của nhân viên Kiểm lâm phải theo đúng mẫu biểu quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trường hợp nhân viên Kiểm lâm phát hiện hành vi vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của mình thì sau khi lập biên bản, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm phải kịp thời báo cáo thủ trưởng trực tiếp xử lý hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý.

1.2. Về việc thực hiện quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, các Chi cục Kiểm lâm cần chỉ đạo chặt chẽ các đơn vị này xử phạt theo đúng thẩm quyền và các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính. Cần tổ chức rà soát lại, củng cố kiện toàn các Trạm Kiểm lâm về cơ sở vật chất, nhất là về nghiệp vụ để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền xử phạt của cấp Trạm; trước mắt cần chỉ đạo thí điểm giao thẩm quyền xử phạt cho một số Trạm, sau đó sơ kết rút kinh nghiệm để triển khai ra các Trạm khác.

Trạm Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động được sử dụng con dấu riêng trong hoạt động pháp lý của đơn vị mình; khi phát hiện vi phạm và lập biên bản, nếu hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trạm, Đội thì Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động xét quyết định phạt tiền, tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm bằng Quyết định xử phạt, theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.3. Về thẩm quyền tịch thu lâm sản trái phép.

Tại Điều 15 của Nghị định 77/CP, đã quy định từ cấp Trạm trưởng Kiểm lâm trở lên được quyền tịch thu lâm sản trái phép trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tức là khối lượng hoặc giá trị lâm sản nằm trong khung xử phạt của từng cấp. Còn việc tịch thu phương tiện vi phạm là thẩm quyền khác và đã quy định mức tối đa giá trị phương tiện vi phạm bị tịch thu thuộc thẩm quyền cấp Trạm, Đội đến 10.000.000 đồng, của cấp Hạt đến 20.000.000 đồng và không khống chế thẩm quyền này đối với cấp Chi cục, Cục Kiểm lâm.

Thẩm quyền tịch thu lâm sản trái phép gắn liền với mức phạt tiền thuộc thẩm quyền của từng cấp khi quyết định xử phạt.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 77/CP, việc áp dụng mức xử phạt khi có tình tiết giảm nhẹ thì có thể giảm mức phạt tiền xuống thấp hơn nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung xử phạt và khi có tình tiết tăng nặng thì có thể tăng mức tiền phạt cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Như vậy, khi xét xử phạt một hành vi vi phạm nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thì mức phạt tiền có thể khác nhau, thuộc thẩm quyền xử phạt tiền và tịch thu lâm sản trái phép của các cấp khác nhau trong khung xử phạt đó.

Thí dụ: một hành vi vận chuyển trái phép lâm sản với khối lượng 6m3 quy tròn loại gỗ thông thường do Hạt Kiểm lâm kiểm tra, lập biên bản vi phạm. Hành vi vi phạm với mức độ gây thiệt hại đó nằm trong khung phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng quy định tại Khoản 3, Điều 12 của Nghị định 77/CP. Mức phạt tiền theo cách tạm tính như đã hướng dẫn là 3.000.000 đồng, vượt thẩm quyền xử phạt của Hạt Kiểm lâm. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, theo quy định có thể giảm mức phạt tiền đến mức từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu lâm sản trái phép; hình thức và mức xử phạt như vậy là thuộc thẩm quyền của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm. Ngược lại, trong trường hợp có những tình tiết tăng nặng, có thể tăng mức phạt tiền và tối đa đến 5. 000.000, tịch thu lâm sản trái phép; hình thức và mức xử phạt này lại thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.

2. Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 16).

Tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định 77/CP, đã quy định cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp trong việc xem xét quyết định xử phạt và tổ chức thực hiện quyết định xử phạt đó. Trách nhiệm đó được thực hiện như sau:

2.1. Về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND xã, thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 của Nghị định 77/CP. Riêng về tịch thu lâm sản trái phép trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền của cấp xã, khi xã tạm giữ lâm sản trái phép để báo cáo cơ quan Kiểm lâm địa phương xử lý thì Hạt hoặc trạm Kiểm lâm sở tại phải phối hợp chặt chẽ với xã và có ý kiến xử lý nhanh đối với lâm sản trái phép đó bằng văn bản để Chủ tịch UBND xã quyết định việc xử phạt trong cùng một Quyết định xử phạt, theo mẫu quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đối với lâm sản trái phép sau khi xử lý tịch thu, cơ quan Kiểm lâm địa phương có trách nhiệm bảo quản và giải quyết theo quy định hiện hành.

Ở cấp xã, không có tổ chức Kiểm lâm cùng cấp, các Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm chỉ đạo các Hạt, Trạm Kiểm lâm giúp UBND các xã thực hiện việc xử phạt theo đúng thẩm quyền và các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, như hướng dẫn việc sử dụng, quản lý các mẫu biểu pháp lý, việc áp dụng các thủ tục xét xử phạt.

2.2. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND huyện, tỉnh, thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 16 của Nghị định 77/CP.

Với trách nhiệm tham mưu của cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương, những vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Hạt Kiểm lâm do Hạt phát hiện, lập biên bản hoặc do cấp dưới chuyển lên và thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND huyện; những vụ vị phạm vượt thẩm quyền của Chi cục Kiểm lâm do Chi cục phát hiện, lập biên bản hoặc do cấp dưới chuyển lên, thì Hạt, Chi cục Kiểm lâm lập đầy đủ hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện hoặc Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định xử phạt và sau đó tổ chức thực hiện Quyết định xử phạt như: thu nộp tiền phạt, quản lý và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, giải quyết các chi phí cần thiết trong xử phạt.

3. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng (Điều 18)

Tại Điều 18 của Nghị định 77/CP, đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng như Cảnh sát, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành trong việc phối hợp với cơ quan Kiểm lâm đấu tranh ngăn chặn các vi phạm pháp luật về rừng. Các Chi cục Kiểm lâm cần chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt trách nhiệm này, xây dựng mối quan hệ phối hợp và đưa vào hoạt động thường xuyên.

Những trường hợp các cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, lập biên bản và chuyển hồ sơ, tang vật sang cho cơ quan Kiểm lâm xử lý, cơ quan Kiểm lâm phải phối hợp chặt chẽ để xử lý kịp thời hành vi vi phạm và giải quyết các chi phí cần thiết theo chế độ hiện hành cho các cơ quan chức năng.

Đối với biên bản, hồ sơ do các cơ quan chức năng chuyển giao, nếu cơ quan Kiểm lâm xét thấy chưa đủ thì tiếp tục tiến hành hoàn thiện hồ sơ, như xác minh, lập biên bản xác minh bổ sung cho Biên bản vi phạm ban đầu đã lập, lấy lời khai đương sự, người làm chứng, kiểm tra hiện trường... để làm rõ thêm hành vi, tính chất và mức độ vi phạm và các yếu tố khác, đủ căn cứ để xét quyết định xử phạt.

4. Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt (Điều 19)

Một vi phạm xảy ra được lập biên bản, căn cứ mức độ thiệt hại gây ra và khung phạt tiền tương ứng thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp nào thì chuyển hồ sơ cho cấp đó xử lý. Việc chuyển hồ sơ thực hiện thông qua hệ thống cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương, thuộc thẩm quyền của cơ quan Kiểm lâm cấp nào thì cấp đó xử lý; trường hợp vượt thẩm quyền của Hạt hoặc Chi cục Kiểm lâm thì Hạt, Chi cục Kiểm lâm lập đầy đủ hồ sơ để tham mưu cho UBND huyện, tỉnh xử lý.

B. THỦ TỤC XỬ PHẠT

1. áp dụng các biện pháp ngăn chặn (Điều 22)

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải theo đúng các thủ tục quy định tại các Điều từ Điều 39 đến Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Về tạm giữ người, khám người theo thủ tục hành chính, người có thẩm quyền ra quyết định là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản.

Về tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, căn cứ thẩm quyền tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm quy định tại Điều 15 của Nghị định 77/CP thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm, là thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm từ cấp Trạm trưởng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động trở lên.

2. Việc thu nộp tiền phạt (Điều 24).

Cơ quan Kiểm lâm các cấp thực hiện việc thu nộp tiền phạt theo đúng quy định tại Điều 24 của Nghị định 77/CP. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước. Biên lai thu tiền phạt phải do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành; việc quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt phải thực hiện theo chế độ ấn chỉ thuế của Bộ Tài chính.

Các Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế để bàn bạc, thống nhất hướng dẫn thực hiện trong phạm vi địa phương về cách thức thu, nộp tiền phạt, chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt.

3. Chi phục vụ cho công tác xử lý vi phạm (Điều 27)

Căn cứ Khoản 6, Điều 27 của Nghị định 77/CP và khoản 6, điểm B, mục II của Thông tư số 52-TC/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính, các Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế để bàn bạc, thống nhất hướng dẫn trong phạm vi địa phương về nội dung các khoản chi, chế độ tạm ứng và thanh quyết toán các khoản chi cho các vụ vi phạm pháp luật về rừng đã xử lý.

4. Hiệu lực thi hành Nghị định 77/CP

Tại Điều 30 của Nghị định 77/CP, đã quy định Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày 29/11/1996 và Nghị định này thay thế Nghị định 14/CP ngày 05/12/1992 của Chính phủ ban hành Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

Như vậy, các vụ vi phạm đã được phát hiện, lập biên bản và đến nay chưa được xử lý thì phải xử phạt thống nhất theo Nghị định 77/CP, không được xử phạt theo Nghị định 14/CP đã mất hiệu lực.

*

* *

Nhận được Thông tư này, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nghiên cứu quán triệt Nghị định 77/CP, Thông tư này và triển khai thực hiện trong các ngành, các cấp đến cơ sở. Các Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo thực hiện, trước hết là chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm ở địa phương thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định, theo dõi tổng hợp tình hình kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Cục Kiểm lâm có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, tổng hợp tình hình chung và từng thời gian báo cáo kết quả lên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chính phủ.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bộ sẽ ban hành hệ thống mẫu biểu và hướng dẫn thực hiện để bảo đảm thực hiện các thủ tục pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định tại Nghị định 77/CP.

 

Nguyễn Quang Hà

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 1/NN-KL-TT

Hanoi, February 18, 1997

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE NO.77-CP ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MANAGEMENT AND PROTECTION OF FORESTS AND THE MANAGEMENT OF FORESTRY PRODUCTS

The Government promulgated Decree No.77-CP of November 29, 1996 on sanctions against administrative violations in the protection and management of forests and the management of forestry products. This Decree made full and concrete stipulations on sanctions against violations of the principles of State management of forests for uniform application of sanctions according to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995 and the stipulations of the Law on the Protection and Development of Forests of August 12, 1991.

In order to ensure strict implementation of Decree No.77-CP, the Ministry of Agriculture and Rural Development gives further guidance and explanations on a number of issues mentioned in Decree No.77-CP.

I- ON GENERAL PROVISIONS

Chapter I of Decree No.77-CP stipulated a number of issues peculiar to forestry. With regard to other stipulations pertaining to the general principle, the Ordinance on the Handling of Administrative Violations shall apply.

1. Concept of forestry products (Article 2):

1.1. The forest timbers, plant species, and rare and precious forest animals mentioned in this Article are the plant and animal species specified in the List of rare and precious forest plants and forest animals issued together with Decree No.18-HDBT of January 17, 1992.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Cases that shall be examined for criminal liability (Article 3):

Clause 2, Article 3, of Decree No.77-CP defined violations which no longer come under the jurisdiction against administrative violations, but which shall be examined for criminal liability: these are violations which cause losses beyond the maximum level liable to sanctions against administrative violations stipulated for each violation (Article 4 to Article 14), or the illegal exploitation, hunting, transportation, buying or selling of rare and precious forest plants and forest animals of special value in many aspects (e.g. Group IA and Group IB in the List issued together with Decree No.18-HDBT). With regard to these cases, the Rangers’ Service must cooperate with the Procuracy and Police agencies of the same level to consider them; if they find enough signs of a criminal offence, they must transfer them for prosecution and investigation as stipulated by law.

With regard to the violations to be examined for criminal liability in general and the exercise of the authority of the Rangers’ Service in criminal investigation, the Ministry shall, together with the branches concerned, issue a document giving concrete guidance in replacement of Circular No.16-LN/KL of September 20, 1989 of the Ministry of Forestry guiding the exercise of the tasks and powers of the People’s Rangers’ Service in criminal investigation.

3. On the principle of handling administrative violations:

Article 3 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations stipulates that if a person commits several administrative violations, he/she shall be sanctioned for each violation, and that if many persons commit a violation, each of them shall be sanctioned.

3.1. In case a person commits several administrative violations:

Considering the extent of damage caused by each violation and comparing it to the framework of sanctions, the competent agency shall consider and issue a sanction decision for each violation. If the level of sanction for each of all these violations falls within the jurisdiction of an authorized level, that level shall decide the sanction; if one of the violations falls within the jurisdiction of a higher level, all the dossier shall be submitted to the higher level for deciding sanctions.

When making the report or issuing a sanction decision against the person that has committed several acts of violation, the competent agency shall make only one report and one sanction decision, but it must clearly specify the violations and the level of sanction for each.

3.2. In case many persons organize themselves to commit an administrative violation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case a violation is detected which involves many persons committing different acts of violation, each person shall be sanctioned for his/her act of violation. For example, in the illegal transport of forestry products, the competent agency shall sanction the owner of the forestry products as well as the user of the means to illegally transport the forestry products.

II- ON VIOLATIONS AND THE FORMS AND LEVELS OF SANCTION

Chapter II of Decree No.77-CP clearly stipulates that the violations in the management and protection of forests and the management of forestry products include 11 acts defined in Article 4 to Article 14. For each act, the maximum extent of damage caused to a forest or to forestry products and the maximum level of fine are specified; each level of sanction is converted into a level of fine so that the competent agency can within its power hand a sanction corresponding to the seriousness of the violation; the form of sanction - warning or fine - is specified, so are the forms of additional sanction and other measures corresponding to each administrative violation.

1. Determining the violations:

In making a report on administrative violations and handing the sanctions, the competent agency must determine and correctly write the name of the violation as stipulated in Article 4 to Article 14; then it has to specify which Article of the Law on Forest Protection and Development (LFPD) and which concrete stipulation of a document of the Government, a Ministry or a province or district guiding the implementation of that Law has been violated in order to clarify such administrative violation, such as:

1.1. Illegally destroying forests (Article 4): a violation of Article 13 of LFPD and the concrete stipulation in Article 23 of the Land Law.

1.2. Illegally exploiting forests (Article 5): depending on each specific case, it may be a violation of one of Articles 19, 37, 38 and 39 of LFPD; if the objects of violation are the rare and precious timber and forestry products defined in this Article and Article 12 of Decree No.77-CP, that is forest plants in Group IIA, it is a violation of the concrete stipulation in Decree No.18-HDBT of January 17, 1992.

1.3. Illegally cutting and burning forests to make terraced fields (Article 6): a violation of Article 21 of LFPD.

1.4. Violating the stipulations on the prevention and fight against forest fires (Article 7): a violation of Article 22 of LFPD and Decree No.22-CP of March 9, 1995 of the Government stipulating the prevention and fight against forest fires.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.6. Illegally tending domestic animals in forests (Article 9): a violation of Article 21 of LFPD.

1.7. Illegally hunting and catching forest animals (Article 10): a violation of Article 19 of LFPD; if the objects of violation are the rare and precious forest animals defined in this Article, that is, the rare and precious forest animals in Group IIB, it is a violation of the concrete stipulation in Decree No.18-HDBT of January 17, 1992.

1.8. Damaging forest land (Article 11): a violation of Article 24 of LFPD.

1.9. Illegally transporting, buying or selling forestry products (Article 12): a violation of Article 20 of LFPD and the concrete stipulations in Circular No.11-LN/KL of October 31, 1995 of the Ministry of Forestry guiding the control of the exploitation, transportation, processing, exporting and trading of forestry products.

1.10. Violating the stipulations on the State management of the processing of timber and forestry products (Article 13): a violation of the concrete stipulations in Decision No.2375NN-CBNLS/QD of December 30, 1996 of the Minister of Agriculture and Rural Development issuing the Regulations on the consideration and ratification of network planning and the granting of permits to enterprises for the processing of timber and other forestry products.

1.11. Violating the procedure of submitting to the control of forestry products (Article 14): a violation of the concrete stipulations in Circular No.11-LN/KL of October 31, 1995.

2. Forms and levels of sanction:

2.1. For each violation (Article 4 to Article 14), a level of fine is set correspondingly to the damage caused by the administrative violation. When considering sanctions, the person authorized to impose sanctions, in addition to serving a warning or imposing fines on those individuals or organizations that have committed administrative violations shall, according to his competence, apply one or several additional sanctions and other measures stipulated in the last clauses of each Article, depending on the character and seriousness of the violations.

2.2. Method of calculating fines:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. Fining and confiscating illegal forestry products:

In sanctioning administrative violations in forest protection, it has in fact been difficult to impose a fine and also to confiscate the illegal forestry products, but this is a principle in handling the violations that cause damage to forests and forestry products. The confiscation of illegal forestry products is of great practical significance in fighting violations and in retrieving property for the State. That is why, when sanctioning the acts of cutting trees and destroying forests, illegally exploiting, collecting, transporting, buying and selling forestry products, particularly fraudulent acts or acts that cause damage to the rare and precious forest plants and forest animals, it is necessary to apply both forms of sanction. In special cases where the violator meets with financial difficulty and does not have money to pay the fine or is not able to fully pay the fine, the competent agency can impose a lighter fine or serve a warning and confiscate the illegal forestry products; in case the violator really needs such forestry products and is a local inhabitant eligible for the preferential treatment policy, and the forestry products belong to the common types, the competent agency can impose a fine and allow him/her to use those forestry products.

Generally speaking, in considering sanctions it is necessary to consider the circumstances of the violator and the aim of his/her violation to decide a rational and reasonable sanction in each specific case to ensure that the sanction has a practical effect.

2.4. Stripping the right to use a permit within the jurisdiction of the competent agency is revoking the permit issued by the agency of the same level to the person concerned (a permit for exploiting forests, transporting, processing and exporting forestry products) which the violator has deliberately infringed on or counterfeited; this measure shall be taken when the competent agency deems it necessary to revoke the permit to prevent a repeat of the violation. In case of ultravires, it must report them to the authorized State agency and request it to revoke the permit.

III- COMPETENCE AND PROCEDURE OF HANDING SANCTIONS

A- COMPETENCE OF HANDING SANCTIONS:

1. Competence of the Rangers’ Service to hand sanctions (Article 15):

1.1. When detecting an act of violation within their competence to hand sanctions, the Rangers on mission shall have to take the following steps:

- If it is a minor violation and if they deem it necessary to serve a warning or to impose a fine of up to 20,000 VND without confiscating the evidences and the working means involved, they shall decide a sanction on the spot by serving a verbal warning or imposing a fine by issuing a Sanction Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Rangers must comply with the set model form and the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development when issuing a Sanction Decision within their competence.

If the Rangers detect an act of violation which is ultravires, after making a report on it and temporarily seizing the evidences and the working means involved, they must promptly report it to the Head of the Service or refer it to the authorized level for settlement.

1.2. On the exercise of the power of the Head of a Rangers’ Station and the Head of a Mobile Rangers’ Team to impose sanctions, the Rangers’ Services of provincial level should closely direct these units to hand sanctions within their competence and in accordance with the provisions of law on administrative sanctions. These Services should review and consolidate the Rangers’ Stations in terms of material facilities and particularly professional level in order to ensure a correct exercise of the sanctioning power of these Stations; for the time being, it is necessary to direct on an experimental basis the transfer of the sanctioning competence to a number of Stations and then to sum up and draw experiences for application by other Stations.

The Rangers’ Stations and the Mobile Rangers’ Teams can use their own seal in the legal activities of their unit; when detecting a violation and making a report, if the act of violation falls within the sanctioning power of the Stations or the Teams, the Head of the Rangers’ Station or the Head of the Mobile Rangers’ Team shall consider and decide a fine and confiscate the illegal forestry products and the working means involved by issuing a Sanction Decision according to the stipulations and the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

1.3. On the competence to confiscate illegal forestry products:

Article 15 of Decree No.77-CP stipulates that the Heads of the Rangers’ Stations or a higher level can confiscate the illegal forestry products within the framework of sanctions under their jurisdiction, that is, the volume or the value of forestry products lies within the framework of sanctions of each level. The confiscation of the working means involved is another aspect of the competence. The Stations and the Teams are empowered to confiscate the working means involved in the violation with a maximum value of 10 million VND; the Rangers’ Services of district level with the maximum value of 20 million VND, and the Rangers’ Services of provincial level and the Rangers’ Department with an unlimited value.

The competence to confiscate illegal forestry products and to hand a fine belongs to the competence of each level when deciding a sanction.

According to the stipulations in Clause 1, Article 3, of Decree No.77-CP, when applying a level of sanction with extenuating circumstances, the authorized agency can reduce the fine, but not lower than the minimum level in the framework of sanctions, and when there is an aggravating factor, it can increase the fine, but not higher than the maximum level in the framework of fines. Thus, when considering a sanction against a violation with extenuating circumstances or an aggravating factor, the levels of fines may be different and it is within the power of different levels to hand a fine and to confiscate illegal forestry products within that framework of sanctions.

For example: the illegal transportation of 6m3 of common timber log shall be checked and a report of the violation is made by the Rangers Service of district level. This act of violation with such extent of damage lies within the framework of fines from more than 1 million VND to 5 million VND stipulated in Clause 3, Article 12, of Decree No.77-CP. The level of fine temporarily calculated as directed above is 3 million VND, which is outside the competence of the Rangers’ Service of district level. In case it involves an extenuating factor, the level of fine may be reduced as stipulated from more than 1 million VND to 2 million VND and the illegal forestry products are confiscated; this form and level of sanction comes under the competence of the Head of the Rangers’ Service of district level. On the contrary, if it involves aggravating factors, the service can increase the fine to a maximum level of 5 million VND and confiscate the illegal forestry products; this form and level of fine comes under the competence of the Head of the Rangers’ Service of provincial level or the President of the People’s Committee of district level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Clause 4, Article 16, of Decree No.77-CP stipulates that the local Rangers’ Services of different levels shall have to help the People’s Committees of the same levels in considering and deciding sanctions and organizing the enforcement of that Sanction Decision. That responsibility shall be effected as follows:

2.1. The President of the People’s Committees of commune level shall exercise his/her competence as stipulated in Clause 1, Article 16, of Decree No.77-CP. Regarding the confiscation of illegal forestry products within the framework of sanctions under the commune level’s jurisdiction, when the commune temporarily seizes illegal forestry products to report to the local Rangers’ Service for settlement, the Rangers’ Service of district level or the local Rangers’ Station must closely cooperate with the commune and promptly give its written opinion on the handling of such illegal forestry products so that the President of the People’s Committee of the commune may decide the sanction in the same Sanction Decision according to the model form and the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development. After confiscating the illegal forestry products, the local Rangers’ Service shall have to preserve and settle them according to the law currently in force.

As the communes have no Rangers’ organization of the same level, the Rangers’ Service of provincial level shall have to direct the Rangers’ Service of district level and the Rangers’ Stations to help the People’s Committee of the commune in applying sanctions according to their competence and to the provisions of law on the handling of administrative violations such as by guiding the use and management of legal model forms and the application of the procedure of considering and applying sanctions.

2.2. The Presidents of the People’s Committees of district and provincial levels shall exercise their sanctioning competence as stipulated in Clause 2 and Clause 3, Article 16, of Decree No.77-CP.

In his/her capacity as adviser to the local Rangers’ Services at different levels, the President of the district People’s Committee shall exercise his/her competence to impose sanctions against the violations which are outside the competence of the district Rangers’ Service, but which have been detected and reported by the district Rangers’ Service, or which have been referred to them from a lower level. Regarding the violations which are outside the competence of the provincial Rangers’ Services, but which have been detected and reported by the provincial Rangers’ Service or which have been referred to them from a lower level, then the district Rangers’ Service or the provincial Rangers’ Service shall prepare a full dossier and submit it to the President of the district People’s Committee or the President of the provincial People’s Committee to consider and sign the Sanction Decision, and then organize the enforcement of the Sanction Decision such as the collection and remittance of fines, the management and handling of the evidences and the working means confiscated, and the settlement of the necessary expenses in enforcing the sanctions.

3. Responsibility of the specialized agencies to cooperate (Article 18):

Article 18 of Decree No.77-CP clearly stipulated the responsibility of the specialized agencies such as the Police, the Customs Office, the Taxation Office, the Market Control Force and the Specialized Inspectors to cooperate with the Rangers’ Services in trying to prevent violations of the Forest Protection Law. The provincial Rangers’ Services should actively advise and help the provincial and municipal People’s Committees to direct the specialized agencies in satisfactorily fulfilling this responsibility, establishing a cooperative relationship and making it a regular activity.

When the specialized agencies detect a violation, make a report on it and transfer the dossier and exhibits to the Rangers’ Service for settlement, the Rangers’ Service must closely cooperate with them to handle in time the violation and settle the necessary expenses according to the current regime for the specialized agencies.

Regarding the report and dossier transferred to them by the specialized agencies, if the Rangers’ Service considers them to be inadequate, it should complete the dossier by checking it and making a supplementary report to the original report, getting the declarations of the guilty person(s) and witness(es), examining the site of the violation... to further clarify the act, the character and seriousness of the violation and other factors in order to have a basis for considering in order to decide a sanction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When a violation is detected and a report of it is made, the extent of the damage caused and the corresponding level of fine should be considered to see which level is empowered to settle it, then the dossier should be submitted to that level for settlement. The transfer of the dossiers is effected through the system of local Rangers’ Services at different levels, and the Rangers’’ Service concerned shall settle the dossier within its competence. If the case is outside the competence of the district Rangers’ Service or the provincial Rangers’ Service, these Services should prepare a full dossier and submit it to the district or provincial People’s Committee for settlement.

B- PROCEDURE OF HANDING SANCTIONS:

1. Applying preventive measures (Article 22):

The application of preventive measures must comply with the procedures defined in Article 39 to Article 44 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

On the temporary seizure and search of persons according to administrative procedure, the persons authorized to issue a decision on this matter are the Head of the district Rangers’ Service and the Head of the district Rangers’ Service of Appeal.

On the temporary seizure of the evidences and the working means involved, considering the power to confiscate the illegal forestry products and the working means involved as stipulated in Article 15 of Decree No.77-CP, the persons authorized to issue a decision for temporary seizure of the illegal forestry products and the working means involved are the Head of the Rangers’ Service from the Head of the Rangers’ Station and the Mobile Rangers’ Team upwards.

2. Collection and remittance of fines (Article 24):

The Rangers Service at different levels shall collect and remit fines according to the stipulations of Article 24 of Decree No.77-CP. The fines collected must be remitted to the State budget in the accounts opened by the unit at the State Treasury. The receipts of fines collected must be issued by the Ministry of Finance (the General Taxation Department). The management and use of the receipts of fines collected must be conducted according to the regime of taxes set by the Ministry of Finance.

The provincial Rangers’ Services shall have to cooperate with the Finance Services and the Taxation Department to give guidance on the ways of collecting and remitting fines, the regime of managing the receipts of fines collected and remitting fines for uniform application in the localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Considering Clause 6, Article 27, of Decree No.77-CP, and Clause 6, Point B, Section II, of Circular No.52-TC/CSTC of September 12, 1996 of the Ministry of Finance guiding the collection and use of fines imposed on administrative violations, the provincial Rangers’ Services shall cooperate with the Finance Services and the Taxation Department to give guidance on the contents of the expenses, the regime of making advance payments, and accounting of payments for the expenses in the handling of the violations of the forest law for uniform application in the localities.

4. Implementation effect of Decree No.77-CP:

Under Article 30 of Decree No.77-CP this Decree takes effect from the date of its signing on November 29, 1996, and this Decree replaces Decree No.14-CP of December 5, 1992 of the Government issuing Stipulations on the handling of administrative violations in the management and protection of forests.

Therefore, all the violations which have been detected and reported but which are not yet handled must be uniformly sanctioned according to Decree No.77-CP, and not according to Decree No.14-CP which has been annulled.

*

* *

Upon receiving this Circular, the Ministries and the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to study and have a full grasp of Decree No.77-CP and this Circular, and implement them in all branches and at all levels down to the grassroots level. The provincial Rangers’ Services shall help the provincial and municipal People’s Committees in directing the implementation of these documents, first of all directing the local Rangers to strictly implement the Decree, follow and sum up the examination and handling of administrative violations in the localities and report them to the provincial and municipal People’s Committees and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

The Rangers’ Department shall have to follow, direct and inspect the implementation of these documents, sum up the general situation and make periodical reports on the results to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Government.

This Circular takes effect from the date of its signing. The Ministry shall issue a set of model forms and guide its implementation to ensure full observance of the legal procedures for sanctioning administrative violations in the management and protection of forests and the management of forestry products stipulated in Decree No.77-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT VICE-MINISTER




Nguyen Quang Ha

 

;

Thông tư 1-NN/KL/TT-1997 thực hiện Nghị định 77/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn ban hành

Số hiệu: 1-NN/KL/TT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Nguyễn Quang Hà
Ngày ban hành: 18/02/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 1-NN/KL/TT-1997 thực hiện Nghị định 77/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…