Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/1999/TT-TCTK

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ SỐ 04/1999/TT-TCTK NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ

Thi hành Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, Tổng cục Thống kê hướng dẫn thực hiện như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện sai các nguyên tắc, chế độ thống kê của Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

a) Cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác thống kê; công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (sau đây gọi chung là cá nhân) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt theo Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.

b) Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế (gồm doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế), tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt theo Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng phải thực hiện chế độ thống kê theo luật định của Việt Nam, nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam được quy định tại Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê áp dụng như Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995 và Điều 2 Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Cụ thể là:

a) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải do người có thẩm quyền thực hiện như quy định tại các điều 12, 13, 14, và 15 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Đó là Thanh tra viên chuyên ngành Thống kê, Chánh Thanh tra chuyên ngành Thống kê cấp tỉnh, cấp Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.

b) Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê khi được phát hiện phải bị đình chỉ ngay và phải tiến hành xử lý nhanh chóng, công minh. Đồng thời với việc xử phạt, phải khắc phục ngay các vi phạm bằng cách thực hiện lại các chế độ thống kê đúng theo quy định.

c) Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê chỉ bị xử phạt một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.

d) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại các Điều 7 và 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Thông tư này để quyết định hình thức, mức xử phạt thích hợp.

d.1. Các trường hợp được giảm nhẹ mức phạt trong xử phạt vi phạm hành chính về thống kê là:

- Cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự giác sửa chữa, khắc phục hậu quả.

- Vi phạm trong hoàn cảnh thiên tai, hoả hoạn.

- Vi phạm do trình độ bị hạn chế, chưa được tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn về chế độ thống kê, được cơ quan thống kê các cấp xác nhận.

d.2. Các trường hợp bị tăng nặng mức phạt trong xử phạt vi phạm hành chính về thống kê là:

- Vi phạm có tổ chức.

- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một hành vi.

- Cố ý không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật liên tục nhiều kỳ.

- Cố ý áp dụng sai phương pháp tính chỉ tiêu thống kê, thực hiện sai các quy định của phương án điều tra thống kê, sau khi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hoặc ép buộc người khác vi phạm.

- Lợi dụng hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hoả hoạn, v.v... để vi phạm.

- Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử phạt lần trước về thống kê.

- Có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm.

e) Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính, như các hành vi cố ý báo cáo sai về kinh tế - xã hội, v.v... gây hậu quả nghiêm trọng.

g) Trường hợp vi phạm do tổ chức gây ra thì xử phạt tổ chức. Tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác định lỗi của từng người trực tiếp gây ra vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm kỷ luật, bồi thường số tiền tổ chức đã nộp phạt.

h) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

i) Khi quyết định xử phạt một người hoặc một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt bằng tiền thì phải cộng lại thành mức phạt chung.

Ví dụ: Tại Doanh nghiệp X, khi kiểm tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê năm 1998, đã phát hiện các hành vi vi phạm sau:

- Sử dụng loại mẫu biểu kỳ báo cáo 6 tháng sai so với mẫu biểu của chế độ thống kê Nhà nước, nhưng là lần đầu nên bị xử phạt 300.000 đồng (khung từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng theo quy định tại mục 1.1 phần II của Thông tư này);

- Báo cáo năm chậm 30 ngày xử phạt 1.000.000 đồng (khung từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, mục 4.2 phần II của Thông tư này);

- Báo cáo doanh thu năm 1998 hụt 15% so với thực tế, bị xử phạt 3.500.000 đồng (khung từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại mục 3.1 phần II của Thông tư này).

Tổng cộng mức phạt chung của 3 hành vi vi phạm trên đối với doanh nghiệp X là:

300.000 + 1.000.000 + 3.500.000 = 4.800.000 đồng.

4. Thời hiệu xử phạt

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là một năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đã hết thời hiệu xử phạt thì không bị xử phạt.

Ví dụ doanh nghiệp Y đã không báo cáo thống kê quý I năm 1998. Từ quý I năm 1998 đến hết quý I năm 1999 là thời hiệu xử phạt. Sau quý I năm 1999 dù có phát hiện doanh nghiệp Y không báo cáo quý I năm 1998 cúng không được xử phạt nữa.

b) Cá nhân bị khởi tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi đó có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ nói trên.

5. Các hình thức xử phạt

a) Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

b) Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ngoài việc bị phạt theo hình thức xử phạt chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung và biện pháp xử lý khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

6. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

a) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: đã quá một năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hoặc quá ba tháng, kể từ ngày quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hình sự.

b) Hành vi có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.

c) Người vi phạm chưa đủ tuổi để xử phạt vi phạm hành chính theo luật định.

II. CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ MỨC XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ

Căn cứ vào quy định từ Điều 5, Điều 11 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và mức phạt được thực hiện như sau:

1- Vi phạm quy định về sử dụng mẫu biểu thống kê

1.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi sử dụng mẫu biểu không do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo quy định đã hết thời hạn sử dụng, bao gồm các mẫu biểu: báo cáo thống kê, phiếu điều tra, bảng hỏi, báo cáo kết quả điều tra và các quy định khác của phương án điều tra thống kê.

1.2- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 1.1 trên đây.

1.3- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc huỷ bỏ mẫu biểu thống kê sai quy định đang sử dụng; lập lại báo cáo thống kê đúng mẫu quy định, gửi cho cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.

2. Vi phạm việc ban hành, bổ sung, sửa đổi chế độ thống kê

Cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền ban hành chế độ thống kê mà tự ý hoặc ép buộc người khác ban hành, bổ sung, sửa đổi chế độ thống kê của Nhà nước đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

2.1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý bổ sung, sửa đổi mẫu biểu báo cáo thống kê, bảng phân loại thống kê, phương án điều tra thống kê, nội dung các văn bản hướng dẫn về thống kê; phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê kinh tế, xã hội trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.

2.2- Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại mục 2.1 trên đây.

2.3- Phạt tiền từ trên 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo hoặc phương án điều tra thống kê tuy thuộc thẩm quyền ban hành, nhưng chưa có sự thoả thuận bằng văn bản của Tổng cục Thống kê.

2.4- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo hoặc phương án điều tra thống kê không đúng thẩm quyền hoặc trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.

2.5- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: bãi bỏ và thu hồi mẫu biểu thống kê, phương án điều tra thống kê đã ban hành, bổ sung, sửa đổi không đúng thẩm quyền hoặc trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.

3. Báo cáo sai và khai man số liệu thống kê

Nhìn chung chế độ báo cáo và điều tra thống kê hiện hành của Nhà nước không quy định tỷ lệ sai số cho phép. Vì vậy cần căn cứ vào chênh lệch giữa số liệu báo cáo so với thực tế để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp.

Trường hợp chế độ báo cáo và điều tra thống kê có quy định tỷ lệ sai số cho phép thì căn cứ vào sai số của số liệu báo cáo và sai số cho phép theo quy định để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp.

Mức phạt cụ thể như sau:

3.1- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo số liệu hụt hoặc vượt mức so với thực tế hoặc vượt quá tỷ lệ sai số cho pháp trong thống kê.

3.2- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cố ý báo cáo sai số lượng, giá trị thực tế các hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh.

3.3- Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm các hành vi vi phạm tại mục 3.1 và 3.2 nói trên hoặc khai man, ép buộc người khác khai man, báo cáo sai số liệu thống kê.

a) Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 3.1 trên đây.

b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 3.2 trên đây.

c) Phạt tiền từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai man, ép buộc người khác khai man và báo cáo sai số liệu thống kê.

3.4- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: lập lại báo cáo thống kê đúng hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh, đúng phương pháp thống kê, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.

4. Nộp báo cáo thống kê không kịp thời, đầy đủ

Nộp báo cáo thống kê nói tại Điều 8 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 bao gồm nộp trực tiếp và gửi qua bưu điện.

4.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm dưới 5 ngày đối với báo cáo tháng, dưới 10 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và dưới 15 ngày đối với báo cáo năm.

b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b.1- Báo cáo thống kê chậm từ 5 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo tháng, từ 10 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và từ 15 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo năm.

b.2- Báo cáo không đủ số lượng biểu, số lượng chỉ tiêu thống kê của kỳ báo cáo tháng, quý.

4.2- Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a.1- Báo cáo thống kê chậm từ 20 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, từ 30 ngày đến dưới 45 ngày đối với báo cáo năm.

a.2- Báo cáo không đủ số lượng biểu, số lượng chỉ tiêu thống kê của kỳ báo cáo 6 tháng, 9 tháng và năm.

b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo thống kê chậm từ 30 ngày đến dưới 45 ngày của kỳ báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và từ 45 ngày đến dưới 60 ngày của kỳ báo cáo năm.

Căn cứ vào số kỳ/số biểu/số chỉ tiêu báo cáo không đầy đủ và báo cáo chậm so với chế độ quy định để áp dụng mức phạt thích hợp từ tối thiểu đến tối đa của khung phạt tiền.

4.3- Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê; nếu từ 30 ngày đối với báo cáo tháng, 45 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng, 60 ngày đối với báo cáo năm so với chế độ quy định vẫn chưa báo cáo thì được coi là hành vi không báo cáo thống kê.

Các mức phạt cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của kỳ báo cáo tháng;

b) Phạt tiền từ trên 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của kỳ báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng;

c) Phạt tiền từ trên 6.000.000 đồng dến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của kỳ báo cáo năm.

4.4- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: lập lại báo cáo thống kê đúng, đủ hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh, đúng phương pháp thống kê, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.

5- Vi phạm phương pháp thống kê

Phạm vi vi phạm hành chính nói tại Đièu 9 "Vi phạm phương pháp thống kê" của Nghị định 93/1999/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm các vi phạm về nguyên tắc ghi chép số liệu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong chế độ báo cáo thống kê và vi phạm các quy định trong phương án điều tra thống kê.

5.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ghi chép số liệu không rõ ràng, sửa chữa, tẩy xoá các số liệu, tài liệu thống kê.

5.2- Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.

5.3- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý áp dụng sai, ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.

a) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cố ý áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê;

b) Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê;

c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tái phạm việc ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.

5.4- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc điều tra lại, buộc tính lại theo đúng phương pháp thống kê, lập lại báo cáo gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.

6- Vi phạm chế độ cung cấp, công bố số liệu, tài liệu thống kê

Phạm vi xử phạt vi phạm hàng chính tại mục 6 này không bao gồm số liệu, tài liệu thống kê thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

Các số liệu, tài liệu thống kê quy định chưa được công bố, công khai và chưa được giải mật, cụ thể là:

- Tư liệu thống kê đơn lẻ ban đầu thu thập được từ báo cáo và phiếu điều tra của đơn vị cơ sở, hộ gia đình và của cá nhân;

- Tư liệu thống kê đang trong quá trình xử lý, tổng hợp chưa công bố, chưa giải mật;

- Số liệu, tài liệu thống kê không được công bố khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

6.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cung cấp không đầy đủ, không chính xác số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền.

a) Phạt cảnh cáo nếu cung cấp không đầy đủ số liệu, tài liệu thống kê;

b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cung cấp không chính xác số liệu, tài liệu thống kê.

6.2- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây trở ngại hoặc trì hoãn việc cung cấp số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền.

b) Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền.

6.3- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố những số liệu, tài liệu thống kê theo quy định chưa được công bố, công khai và những số liệu thống kê khi chưa được giải mật.

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tính toán, điều chỉnh lại thông tin thống kê Nhà nước để phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, công bố những số liệu, tài liệu thống kê theo quy định chưa được công bố, công khai và chưa được giải mật.

6.4- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc cung cấp số liệu, tài liệu thống kê cho cơ quan, người có thẩm quyền, đính chính lại những số liệu, tài liệu thống kê đã công bố nói tại các điểm a, b mục 6.3 trên đây.

7. Vi phạm chế độ bảo quản số liệu, tài liệu thống kê

Chế độ, thời hạn bảo quản số liệu, tài liệu thống kê được quy định tại Quyết định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền là căn cứ để đối chiếu khi kiểm tra, xử lý.

Số liệu, tài liệu thống kê nói ở mục 7 này bao gồm: phiếu điều tra thống kê, sổ thống kê, báo cáo thống kê, các tài liệu thống kê khác chứa trong các phương tiện mang thông tin.

Mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm như sau:

7.1- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để hư hỏng các tài liệu thống kê nhưng còn khả năng khôi phục.

7.2- Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi để hư hỏng các tài liệu thống kê đến mức không còn khả năng khôi phục.

7.3- Phạt tiền từ rên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi để thất lạc các tài liệu thống kê.

7.4- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi huỷ bỏ số liệu, tài liệu thống kê khi chưa hết niên hạn quy định.

7.5- Phạt tiền từ trên 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác huỷ bỏ số liệu, tài liệu thống kê khi chưa hết niên hạn quy định.

7.6- Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc khôi phục lại tài liệu thống kê còn khả năng khôi phục; thực hiện bảo quản số liệu, tài liệu thống kê theo đúng quy định của Nhà nước.

III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ VIỆC XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1.1- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thực hiện theo quy định tại các điều 12, 13, 14 và 15 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.

a) Thẩm quyền của Thanh tra Thống kê thực hiện như quy định tại Điều 12 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ. Những người có thẩm quyền xử phạt là:

a.1- Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

a.2- Chánh Thanh tra Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

a.3- Chánh Thanh tra Tổng cục Thống kê.

b) Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh thực hiện như quy định tại Điều 13 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.

c) Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các điểm a.2, a.3 và điểm b trên đây vẵng mặt hoặc được sự uỷ quyền của họ thì cấp phó được xử phạt theo thẩm quyền của cấp trưởng.

d) Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành cính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện như quy định tại Điều 15 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ, cụ thể là:

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thuộc đia phương;

- Cơ quan Thanh tra của Tổng cục Thống kê có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê trên phạm vi cả nước;

- Cơ quan Thanh tra của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê trên phạm vi lãnh thổ tỉnh, thành phố đó.

- Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, thì xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

1.2- Cán bộ thống kê các cấp, các ngành trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì phải lập biên bản gửi cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý nói tại mục 1.1. trên đây.

1.3- Mội công dân có quyền tố giác các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê với người hoặc cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995 và hướng dẫn sau đây:

2.1- Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, người có thẩm quyền phải quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

2.2- Trong các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ thống kê, ngoài việc lập báo cáo kết luận thanh tra, trưởng đoàn thanh ra, kiểm tra hoặc thanh tra viên còn phải lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

2.3- Căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính, trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ra quyết định xử phạt theo một trong hai hình thức: cảnh cáo hoặc phạt tiền và áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung theo quy định tại Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và Thông tư này về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

2.4- Biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải lập theo mẫu và gửi theo địa chỉ quy định tại Thông tư này.

Mọi quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải bằng hình thức văn bản.

Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp một bản.

2.5- Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải nộp vào Kho bạc Nhà nước.

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền đều phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Nghiêm cấm việc thu tiền phạt tại chỗ.

Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt, thu và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

2.6- Việc thi hành quyết định xử phạt; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt: chuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành quyết định xử phạt thực hiện theo các Điều 17, 18, và 20 của Nghị định số 93/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và các Điều 53, 54, 55 và 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

3. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính

3.1- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định tại Điều 21 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo Luật khiếu nại tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998.

3.2- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình và quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

b) Chánh thanh tra chuyên ngành thống kê giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình và của Thanh tra viên cùng cấp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

c) Cục trưởng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Cục Thống kê về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

d) Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê theo chức năng và quyền hạn quản lý Nhà nước về thống kê giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Chánh thanh tra Tổng cục Thống kê về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

4. Xử lý vi phạm

Xử lý các sai phạm trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định tại các điều 19 và 22 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, gồm:

4.1- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4.2- Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê nếu có hành vi chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4.3- Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo điều 92 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại các điểm a, b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Thông tư này.

2. Cơ quan Thống kê và Thanh tra Thống kê các cấp có trách nhiệm phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và Thông tư này về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ảnh với Tổng cục Thống kê để kịp thời sửa đổi, bổ sung.

 

Lê Văn Toàn

(Đã ký)

 

 

................

Số: /BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm....

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
Ban hành kèm theo Thông tư số 04/1999/TT-TCTK ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Thống kê (Áp dụng trong trường hợp không có quyết định kiểm tra, thanh tra)

Tổ chức (hoặc cá nhân) vi phạm: .............................

Địa chỉ ......................................................................

A. người lập biên bản:

Họ và tên: ...........................................................................................

Cấp bậc, chức vụ: ...............................................................................

Đơn vị công tác: .................................................................................

B. Đại diện của tổ chức vi phạm (hoặc tổ chức quản lý cá nhân vi phạm):

Họ và tên: .......................... Cấp bậc, chức vụ: ..............................

Họ và tên: .......................... Cấp bậc, chức vụ: ..............................

Họ và tên: .......................... Cấp bậc, chức vụ: ..............................

C. Nội dung vi phạm

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

D. Ý kiến của tổ chức (hoặc cá nhân) vi phạm

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

Đ. Ý kiến của người lập biên bản

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

Biên bản này lập vào hồi... giờ, ngày... tháng... năm và lập thành....... bản, đã đọc lại cho mọi người có tên trên cùng nghe, nhất trí và cùng ký tên.

Đại diện tổ chức
(hoặc cá nhân) vi phạm
Ký tên, đóng dấu (nếu có) họ và tên

Người lập biên bản
Ký tên, đóng dấu (nếu có), họ và tên

Nơi nhận:

- Tổ chức (cá nhân) vi phạm
- Tổ chức quản lý cá nhân vi phạm
- Cơ quan ra quyết định xử lý
- Người lập biên bản

................

Số: /BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm.....

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
Ban hành kèm theo Thông tư số 04/1999/TT-TCTK ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Thống kê (Áp dụng trong trường hợp có quyết định kiểm tra, thanh tra)

Tổ chức (hoặc cá nhân) vi phạm: ...................................................

Địa chỉ ..........................................................................................

Căn cứ kết luận thanh tra (kiểm tra) số..... /KLTT ngày.... tháng.... năm... của Đoàn thanh tra ( kiểm tra) ...............................................

Hồi ............... giờ, ngày tháng năm ........

Tại ..........................................................................

A. Đoàn Thanh tra ( kiểm tra) gồm có:

1- Cấp bậc, chức vụ ...........................

2- Cấp bậc, chức vụ ...........................

3- Cấp bậc, chức vụ ...........................

B. Đại diện đơn vị ........................................................... gồm có:

1- Cấp bậc, chức vụ ...........................

2- Cấp bậc, chức vụ ...........................

3- Cấp bậc, chức vụ ...........................

C. Nội dung vi phạm

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

..............................................................................................................

D. Ý kiến kết luận của đoàn Thanh tra (kiểm tra). ................................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

E. Ý kiến của tổ chức (hoặc cá nhân) vi phạm.

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Biên bản này lập vào hồi giờ, ngày tháng năm và lập thành......... bản, đã đọc lại cho mọi người có tên trên cùng nghe, nhất trí và cùng ký tên.

Đại diện tổ chức
(hoặc cá nhân) vi phạm
Ký tên, đóng dấu (nếu có) họ và tên

Trưởng đoàn
Thanh tra, kiểm tra
Ký tên, đóng dấu họ và tên

Nơi nhận:

- Tổ chức (cá nhân) vi phạm

- Tổ chức quản lý người vi phạm

- Cơ quan ra quyết định thanh tra (K/tra)

- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra)

................

Số: /QĐXP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm 199

QUYẾT ĐỊNH

CỦA .............................................. VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ (PHẠT CẢNH CÁO)
Ban hành kèm theo Thông tư số 04/1999/TT-TCTK ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Thống kê

- Căn cứ Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê số... /BB lập ngày.... tháng..... năm.... ;

- Xét tính chất và mức độ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

a. Phạt chính: Phạt cảnh cáo đối với ............................................

Địa chỉ..........................................................................................

Đã vi phạm ...................................................................................

......................................................................................................

b/ Áp dụng biện pháp khác: ...........................................................

.......................................................................................................

Điều 2: Tổ chức (hoặc cá nhân)..................................... có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Tổ chức (cá nhân) bị xử phạt (để thi hành)
- Tổ chức quản lý người vi phạm
- Cơ quan, tổ chức cấp trên của tổ chức bị xử phạt (để biết)
- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) hoặc Thanh tra viên
- Lưu

Cơ quan xử phạt
Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ người ra quyết định
ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

................

Số: /QĐXP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm 199

QUYẾT ĐỊNH

CỦA......................................................VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ (PHẠT TIỀN)
Ban hành kèm theo Thông tư số 04/1999/TT/TCTK ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Thống kê

- Căn cứ Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê số... /BB lập ngày.... tháng... năm......;

- Xét tính chất và mức độ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

a. Phạt chính: Phạt tiền ................ đồng (viết bằng chữ) .....................

.....................................................................................................................

Đối với tổ chức (hoặc cá nhân) ...................................................................

Địa chỉ (hoặc nơi thường trú) .....................................................................

Đã vi phạm ..................................................................................................

....................................................................................................................

b. Áp dụng biện pháp khác:

.....................................................................................................................

Điều 2:

a) Tổ chức (hoặc cá nhân)..................... có trách nhiệm nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước........................ theo tài khoản số........................... trước ngày .............

b) Quá thời hạn trên mà không thực hiện thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Tổ chức (hoặc cá nhân)............................................. có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Tổ chức (cá nhân) bị xử phạt (để thi hành)
- Tổ chức quản lý người vi phạm
- Cơ quan, tổ chức cấp trên của tổ chức bị xử phạt (để biết)
- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) hoặc Thanh tra viên
- Kho bạc (để thu tiền)
- Viện Kiểm sát (mức phạt từ 2 triệu đồng trở lên)
- Lưu

Cơ quan xử phạt

Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ người ra quyết định

ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

 

THE GENERAL DEPARTMENT OF STATISTICS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 04/1999/TT-TCTK

Hanoi, October 19, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 93/1999/ND-CP OF SEPTEMBER 7, 1999 ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF STATISTICS

In execution of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics, the General Department of Statistics hereby guides the implementation as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Administrative violations in the field of statistics

Administrative violations in the field of statistics are acts committed by individuals or organizations, in contravention of the State’s statistical principles and regime, which are not serious enough for being examined for penal liability but must be administratively sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999.

2. Objects of administrative sanctions in the field of statistics

a/ Officials who lead, direct and/or conduct the statistical work; Vietnamese citizens aged 18 or more (hereafter referred collectively to as individuals), who commit administrative violations in the field of statistics shall be sanctioned according to the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 and the provisions of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Foreign individuals and organizations that have to follow the statistical regime prescribed by Vietnamese law, if committing administrative violations in the field of statistics, shall be sanctioned like Vietnamese individuals and organizations according to the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 and the provisions of this Circular, except otherwise provided for by international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

3. Principles of sanctioning administrative violations in the field of statistics

The principles of sanctioning administrative violations in the field of statistics shall comply with Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995 and Article 2 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics. More concretely:

a/ The sanctioning of administrative violations in the field of statistics must be effected by the competent persons defined in Articles 12, 13, 14 and 15 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics. They are the statistical specialized inspectors, the statistical specialized chief inspectors of provincial- and central levels, the presidents of the district- and provincial-level People’s Committees.

b/ All administrative violations in the field of statistics, when detected, must be stopped immediately and handled in a quick and fair manner. Together with the sanctioning, the violations must be immediately redressed by re-starting the proper statistical regimes as prescribed.

c/ An administrative violation in the field of statistics shall be sanctioned only once. An individual or organization that commits more than one administrative violation shall be sanctioned for each of such violations. If more than one individual and/or organization commit an administrative violation, each of such individuals and/or organizations shall be sanctioned.

d/ The sanctioning of an administrative violation in the field of statistics must be based on the nature and seriousness of such violation, the violator’s personal background as well as the extenuating and aggravating circumstances stipulated in Articles 7 and 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations as well as the provisions of this Circular so as to decide the appropriate form and level of sanction.

d.1. Cases where levels of sanction against administrative violations in the field of statistics may be reduced:

- The violating individuals or organizations consciously redress the violations and overcome the consequences thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The violations have been committed due to the violators’ professional limitations or failure to get the statistical training, fostering or guidance, which is certified by the statistical agencies of different levels.

d.2. Cases where levels of sanction against administrative violations in the field of statistics may be increased:

- The violations have been committed in an organized manner.

- A violator commits more than one violation or a violation has been repeated.

- The violators deliberately do not report or repeatedly make false reports for many periods.

- The violators deliberately wrongly apply the method of calculating the statistical norms and/or wrongly implement the regulations of the statistical survey plans, which are repeated despite warning.

- The violators abuse their positions and/or powers to commit violations or coerce other persons to commit violations.

- The violators take advantage of objective circumstances like natural calamities, fires… to commit violations.

- The violators commit violations while executing the previous sanctioning decisions on statistics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ It is strictly forbidden to withhold cases of violation with signs of criminal offenses for administrative sanctions such as acts of intentionally making false reports on socio-economic situation, thus causing serious consequences.

f/ Where a violations is committed by an organization, such organization shall be sanctioned. The sanctioned organization shall have to abide by the sanctioning decision and at the same time define faults of each person who has directly committed the administrative violation so that the latter may be disciplined and/or compensate for the fine the organization has paid.

g/ The procedures for sanctioning administrative violations in the field of statistics shall comply with Article 16 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics.

h/ When deciding to sanction a person or an organization that has committed more than one administrative violation, the competent person shall decide the form of sanction for each of the violations; if fines are imposed, they must be added up into the total fine amount.

Example: In enterprise X, when inspecting the observance of the statistical reporting regime in 1998, the following violations are detected:

- The use of biannual report form other than that prescribed by the State statistical regime. However, since the violation was committed for the first time, the fine level shall be 300,000 VND (the fine bracket of from 100,000 VND to 500,000 VND as stipulated in Item 1.1, Part II of this Circular);

- The annual report was submitted 30 days later than schedule, which is subject to a fine of 1,000,000 VND (the fine bracket of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND as stipulated at Point a, Item 4.2, Part II of this Circular);

- The 1998 turnover report is 15% lower than the actual turnover, which is subject to a fine of 3,500,000 VND (the fine bracket of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND as stipulated in Item 3.1, Part II of this Circular).

The total fine amount for the three above violations for enterprise X is:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Statute of limitations for sanctions

a/ The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of statistics shall be one (1) year after such violation is committed. Where the statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of statistics has expired, such violation shall not be sanctioned.

Example: Enterprise Y fails to make statistical reports for the first quarter of 1998. The statute of limitations for sanction shall last from the first quarter of 1998 to the end of the first quarter of 1999. After the first quarter of 1999, even though it may be found that enterprise Y has failed to make report for the first quarter of 1998, such enterprise shall not be sanctioned.

b/ In cases where an individual is prosecuted or is, by a decision, brought to trial according to the criminal procedures and there’s a decision to suspend the investigation or the case itself, if such individual’s act shows signs of an administrative violation in the field of statistics, he/she shall be administratively sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 and guidances in this Circular; the statute of limitations for sanctioning the administrative violation in this case shall be three (3) months after the above-said suspension decision is issued.

5. Sanctioning forms

a/ For each administrative violation in the field of statistics, the violating individual or organization shall be subject to either of the two main sanctioning forms of warning or fine.

b/ Depending on the nature and seriousness of his/her/its violation, the individual or organization that commits administrative violation in the field of statistics may also be subject to one or a number of forms of additional sanctioning forms and other handling measures stipulated in Clauses 2 and 3, Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations as well as Articles 5, 6, 7, 8, 9, 10 and 11 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics.

6. Cases not subject to administrative sanctions in the field of statistics

a/ The statute of limitations for sanctioning an administrative violation has expired: one year after the violation was committed or 3 months after the decision on suspension of investigation or criminal case was issued.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The violator is not old enough for being administratively sanctioned as prescribed by law.

II. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF STATISTICS AND SANCTIONING LEVELS

Pursuant to the provisions from Article 5 to Article 11 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999, administrative violations in the field of statistics and sanctioning levels are stipulated as follows:

1. Violation of regulations on the use of statistical forms

1.1. Warning or a fine of from 100,000 VND to 500,000 VND for acts of using statistical forms, which are not issued by the competent agencies or have expired in terms of their use duration according to regulations, including forms of statistical reports, survey cards, questionnaires, reports on survey results as well as other regulations of the statistical survey plans.

1.2. A fine of from over 500,000 VND to 1,000,000 VND for act of repeating the violations mentioned in Item 1.1 above.

1.3. Applying additional handling measures: Forcing the cancellation of the statistical form(s) being in use; re-making the statistical reports in strict compliance with the set forms and sending them to the competent agencies within the time-limit stated in the sanctioning decision.

2. Violations in the issue, supplementing and/or amendment of the statistical regime

Organizations and/or individuals that are not competent to issue the statistical regime but issue, supplement and/or amend the State’s statistical regime without permission or force other persons to do so shall all be administratively sanctioned according to the provisions of Article 6 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. A fine of from over 3,000,000 VND to 4,000,000 VND for act of compelling other persons to commit violations stipulated in Item 2.1 above.

2.3. A fine of from over 4,000,000 VND to 5,000,000 VND for act of issuing a system of statistical norms, statistical reporting regime or statistical survey plans according to competence but without the written approval of the General Department of Statistics.

2.4. A fine of from over 5,000,000 VND to 7,000,000 VND for act of issuing a system of statistical norms, statistical reporting regime or statistical survey plans ultra vires or in contravention of the State’s current statistical regime.

2.5. Applying additional handling measures: Abrogating and withdrawing the statistical forms and/or statistical survey plans, which have been issued, supplemented and/or amended ultra vires or in contravention of the State’s current statistical regime.

3. Falsely reporting and declaring statistical data

Generally speaking, the State’s current statistical reporting and surveying regimes fail to prescribe the permitted rate of errors. Therefor, it is necessary to base on the difference between the reported data and the actual ones so as to apply the appropriate sanctioning forms and levels.

Where the statistical reporting and surveying regimes defines the permitted rate of errors, the error of the reported data and the permitted errors shall serve as basis for the application of appropriate sanctioning forms and levels.

The concrete levels of sanction are as follows:

3.1. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for act of reporting data lower or higher than the actual ones or in excess of the permitted rate of statistical errors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3. A fine of from over 7,000,000 VND to 20,000,000 VND for act of repeating the violations mentioned in Items 3.1. and 3.2. above or falsely declaring, compelling others to falsely declare and/or report statistical data.

a/ A fine of from over 7,000,000 VND to 10,000,000 VND for act of repeating the violation mentioned in Item 3.1. above.

b/ A fine of from over 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for act of repeating the violation mentioned in Item 3.2 above.

c/ A fine of from over 15,000,000 VND to 20,000,000 VND for act of falsely declaring or compelling others to falsely declare and report statistical data.

3.4. Applying additional handling measures: Re-making the statistical reports true to the arising socio-economic phenomena in strict compliance with the statistical method and sending them to competent bodies within the time-limit stated in the sanctioning decision.

4. Failing to submit statistical reports in time and adequately

The submission of statistical reports mentioned in Article 8 of Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 includes the direct submission and submission by mail.

4.1. Warning or a fine of from 200,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:

a/ Warning for act of delaying the submission for under 5 days for monthly reports, under 10 days for quarterly, 6-month and 9-month reports and under 15 days for annual reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b.1. Delaying the submission of statistical reports for from 5 to under 20 days for monthly reports, from 10 to under 20 days for quarterly, 6-month and 9-month reports and from 15 to under 30 days for annual reports.

b.2. The reports fail to include adequate statistical forms and norms of the monthly or quarterly reporting period.

4.2. A fine of from over 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for one of the following acts:

a/ A fine of from over 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:

a.1. Delaying the submission of statistical reports for from 20 to under 30 days for monthly, quarterly, 6-month and 9-month reports, and from 30 to under 45 days for annual reports;

a.2. The reports fail to include adequate statistical forms and norms of the 6-month, 9-month or annual reporting period.

b/ A fine of from over 2,000,000 VND to 3,000,000 VND for act of delaying the submission of statistical reports for from 30 to under 45 days of the quarterly, 6-month or 9-month reporting period and for from 45 days to under 60 days of the annual reporting period.

The number of periods/forms/norms which are insufficiently and late reported as compared with the prescribed regime shall serve as basis for application of the appropriate sanctioning levels ranging from the minimum to the maximum of the fine brackets.

4.3. A fine of from over 3,000,000 VND to 10,000,000 VND for act of failing to make statistical reports; act of failing to submit monthly reports within 30 days, quarterly, 6-month and 9-month reports within 45 days and annual reports within 60 days as prescribed shall be considered act of failing to make statistical reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ A fine of from over 3,000,000 VND to 4,000,000 VND for act of failing to make monthly statistical reports;

b/ A fine of from over 4,000,000 VND to 6,000,000 VND for act of failing to make quarterly, 6-month and 9-month statistical reports;

c/ A fine of from over 6,000,000 VND to 10,000,000 VND for act of failing to make annual statistical reports.

4.4. Applying additional handling measures: Re-making the statistical reports true to the arising socio-economic phenomena in strict compliance with the statistical methods and sending them to the competent bodies within the time-limit stated in the sanctioning decisions.

5. Violating the statistical method

The administrative violations mentioned in Article 9 "Violating the statistical method" of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP include violations of the principles of data recording, method for calculation of norms in the statistical reporting regime and violations of the regulations in the statistical survey plans.

5.1. Warning or a fine of from 200,000 VND to 1,000,000 VND for act of recording data unclearly, correcting or erasing statistical data and/or documents.

5.2. A fine of from over 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for act of wrongly applying methods of calculating statistical norms as well as the statistical survey plans.

5.3. A fine of from over 5,000,000 to 15,000,000 VND for act of wrongly applying with intention or coercing others to wrongly apply the methods of calculating the statistical norms as well as the statistical survey plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ A fine of from over 7,000,000 VND to 10,000,000 VND for acts of coercing others to wrongly apply methods of calculating the statistical norms as well as the statistical survey plans;

c/ A fine of from over 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for repeated act of coercing others to wrongly apply methods of calculating the statistical norms as well as the statistical survey plans.

5.4. Applying additional handling measures: Forcing the re- survey and re-calculation in strict compliance with the set statistical method; re-making the statistical reports and sending them to the competent bodies within the time-limits stated in the sanctioning decisions.

6. Violating the regimes of supplying and publicizing statistical data and documents

The scope of sanctioning administrative violations in this Item 6 shall not cover the statistical data and documents on the list of the State’s secrets.

The statistical data and documents which are not yet allowed to be publicized and declassified:

- The initial single statistical materials collected from the reports and survey cards of units, family households and individuals;

- The statistical materials being processed and/or synthesized and having not been publicized and declassified yet;

- Other statistical data and documents which must not be publicized according to the current stipulations of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Warning for act of supplying inadequate statistical data and documents;

b/ A fine of from 100,000 VND to 500,000 VND for act of supplying inaccurate statistical data and documents.

6.2. A fine of from over 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:

a/ A fine of from over 500,000 VND to 1,000,000 VND for act of obstructing or delaying the supply of statistical data and documents at the lawful request of competent persons.

b/ A fine of from over 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for acts of refusing to supply statistical data and documents at the lawful request of competent persons.

6.3. A fine of from 5,000,000 VND to 15,000,000 VND for act of promulgating or publicizing statistical data and documents which, according to the regulations, are not yet allowed to be promulgated or publicized and the statistical data which have not yet been declassified.

a/ A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for act of correcting, calculating and/or adjusting the State’s statistical information without permission for popularization and/or publishing on the mass media.

b/ A fine of from over 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for act of supplying, publicizing statistical data and documents, which, according to the regulations, are not yet allowed to be promulgated or publicized and declassified.

6.4. Applying additional handling measures: Forcing the supply of statistical data and documents for competent agencies and/or persons; correcting the already publicized statistical data and documents mentioned at Points a and b, Item 6.3 above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The regime and time-limit for preservation of statistical data and documents stipulated in the current decisions of the competent agencies shall serve as basis for comparison in inspection and handling.

The statistical data and documents mentioned in this Item 7 include: statistical survey cards, statistical handbooks, statistical reports and other statistical documents available on the information bearing objects.

The concrete sanctioning level for each violation is as follows:

7.1. A fine of from 200,000 VND to 1,000,000 VND for act of letting statistical data and documents be damaged, which, however, may be restored.

7.2. A fine of from over 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for act of letting statistical data and documents be damaged to the extent that they cannot be restored;

7.3. A fine of from over 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for act of mislaying statistical data and documents.

7.4. A fine of from over 5,000,000 VND to 8,000,000 VND for act of destroying statistical data and documents before the prescribed year of expiry.

7.5. A fine of from over 8,000,000 VND to 15,000,000 VND for act of coercing others to destroy statistical data and documents before the prescribed year of expiry.

7.6. Applying additional handling measures: Forcing the restoration of statistical data and documents which can be restored; as well as the preservation of statistical data and documents in strict compliance with the regulations of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Competence for sanctioning administrative violations

1.1. The competence for sanctioning administrative violations in the field of statistics shall comply with the provisions of Articles 12, 13, 14 and 15 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999.

a/ The statistical inspectorate’s competence shall comply with the provisions of Article 12 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999. The persons having the sanctioning competence are:

a.1. Inspectors, principal inspectors and senior inspectors of the General Department of Statistics and Departments of Statistics of the provinces and centrally-run cities;

a.2. Chief inspectors of the Departments of Statistics of the provinces and centrally-run cities;

a.3. Chief inspector of the General Department of Statistics.

b/ The competence of the presidents of the district- and provincial-level People’s Committees shall comply with the provisions of Article 13 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999.

c/ Authorization to sanction administrative violations in the field of statistics

Where a person competent to sanction administrative violations in the field of statistics defined at Points a.2 and a.3 above is absent or under his/her authorization, his/her deputy may sanction administrative violations according to the head’s competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The district- and provincial-level People’s Committees shall be competent to sanction administrative violations in the field of statistics in their respective localities.

- The inspectorate of the General Department of Statistics shall be competent to sanction administrative violations in the field of statistics in the whole country;

- The inspectorates of the Departments of Statistics of the provinces or centrally-run cities shall be competent to sanction administrative violations in the field of statistics within the territories of their respective provinces or cities.

- In cases where an administrative violation in the field of statistics falls under the sanctioning competence of more than one agency, it shall be sanctioned by the agency which has received and processed the case first.

1.2. If the statistical officials of different levels and branches, while on duty, detect administrative violations in the field of statistics, they shall have to make the records thereon and send them to the persons or agencies with handling competence as mentioned in Item 1.1 above.

1.3. All citizens have the right to denounce administrative violations in the field of statistics to the competent persons or agencies. The agencies and persons with sanctioning competence shall have to promptly handle the violations according to the provisions of law.

2. Procedures for sanctioning administrative violations in the field of statistics

The procedures for sanctioning administrative violations in the field of statistics shall comply with the provisions of Chapter VI of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995 and the following guidance:

2.1. When detecting or receiving reports on administrative violations in the field of statistics, the competent persons shall have to issue decisions to immediately suspend the violations and make records on the administrative violations in the field of statistics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. Basing themselves on the records on administrative violations, the persons competent to sanction administrative violations in the field of statistics shall, within the prescribed time-limit, issue sanctioning decisions in either of the two main forms: warning or fine and apply additional handling measures as stipulated in the Government’s Decree No.93/1999/ND-CP of September 7, 1999 as well as in this Circular on sanctioning administrative violations in the field of statistics.

2.4. The records on administrative violations and decisions on sanctioning administrative violations in the field of statistics must be made in accordance with the set forms and sent to the address specified in this Circular.

All decisions on sanctioning administrative violations in the field of statistics must be made in writing.

A copy of each decision on a fine of 2,000,000 VND or more must be sent to the People’s Procuracy of the same level.

2.5. The fine amount collected from sanctioning administrative violations in the field of statistics must be remitted into the State Treasury.

The fined individuals and organizations shall have to pay fines at places stated in the sanctioning decisions and be given the receipts therefor. To strictly prohibit the collection of fines on the spot.

The management of fine receipts as well as the collection and use of fines on administrative violations shall comply with the Finance Ministry’s current regulations.

2.6. The execution of sanctioning decisions; the coercive execution of sanctioning decisions; the transfer of violation dossiers for penal liability examination and the statute of limitations for enforcement of sanctioning decisions shall comply with Articles 17, 18 and 20 of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics as well as Articles 53, 54, 55 and 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.

3. Complaints, denunciations and the settlement of complaints and denunciations about decisions on sanctioning administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. Competence to settle complaints

a/ The presidents of the district-level People’s Committees shall settle complaints about their decisions on sanctioning administrative violations in the field of statistics.

The presidents of the provincial-level People’s Committees shall settle complaints about their own decisions and about the first-time complaint settlement decisions of the presidents of the district-level People’s Committees on sanctioning administrative violations in the field of statistics.

b/ The statistical specialized chief inspector shall settle complaints about his/her decisions as well as the decisions of inspectors of the same level on sanctioning administrative violations in the field of statistics;

c/ The head of the Department of Statistics of a province or centrally-run city shall settle complaints about the first-time complaint settlement decisions of the chief inspector of the Department of Statistics on sanctioning administrative violations in the field of statistics;

d/ The General Director of Statistics shall, according to his/her functions and powers on the State management over statistics, settle complaints about the first-time complaint settlement decisions of the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities; of the heads of the Departments of Statistics of the provinces and centrally-run cities; and of the chief inspector of the General Department of Statistics, on sanctioning administrative violations in the field of statistics.

4. Handling of violations

The handling of violations in sanctioning administrative violations in the field of statistics shall comply with the provisions of Articles 19 and 22 of the Government’s Decree No.93/1999/ND-CP of September 7, 1999 on sanctioning administrative violations in the field of statistics. More concretely:

4.1. If the persons competent to sanction administrative violations in the field of statistics commit acts of harassing, tolerating, covering, not handling, untimely or improperly handling or handling ultra vires violations, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability, and, if causing material damage, pay compensation as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.3. The administrative sanctions against act of opposing officials on duty in the field of statistics shall comply with Article 92 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations as well as the provisions at Points a and b, Clause 2; Point c, Clause 3, Article 5 of the Government’s Decree No. 49/CP of August 15, 1996 on sanctioning administrative violations in the field of security and order.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to organize the implementation of this Circular.

2. The statistical agencies and inspectorates of different levels shall have to coordinate with the concerned branches in organizing and inspecting the implementation of the Government’s Decree No. 93/1999/ND-CP of September 7, 1999 as well as this Circular on sanctioning administrative violations in the field of statistics.

3. This Circular takes effect as from the date of its promulgation. The earlier provisions which are contrary to this Circular are all now annulled. In the course of implementation, if any problems arise, they must be reported to the General Department of Statistics for appropriate amendments and/or supplements.

 

 

GENERAL DIRECTOR OF STATISTICS




Le Van Toan

 

;

Thông tư 04/1999/TT-TCTK hướng dẫn thi hành Nghị định 93/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê do Tổng cục Thống kê ban hành

Số hiệu: 04/1999/TT-TCTK
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Thống kê
Người ký: Lê Văn Toàn
Ngày ban hành: 19/10/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 04/1999/TT-TCTK hướng dẫn thi hành Nghị định 93/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê do Tổng cục Thống kê ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…