ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2021/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 09 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ khoản 17 Điều 3 Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung và một số mức chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 64/TTr-STP ngày 07 tháng 07 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này quy định về các trường hợp và thẩm quyền xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
2. Quyết định này là cơ sở để người có thẩm quyền chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nội dung phức tạp).
1. Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện); cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.
2. Quyết định này không áp dụng đối với các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và cán bộ, công chức thuộc các cơ quan này.
Điều 3. Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nội dung phức tạp
1. Các từ ngữ quy định trong khoản 2 Điều này được hiểu như sau:
a) Nhiều tình tiết phức tạp là trường hợp có từ hai tình tiết trở lên trong một vụ vi phạm hành chính;
b) Nhiều tổ chức, cá nhân là trường hợp có từ hai tổ chức hoặc hai cá nhân trở lên hoặc trường hợp vừa có tổ chức, vừa có cá nhân trong một vụ vi phạm hành chính;
c) Nhiều hành vi vi phạm hành chính là trường hợp có từ hai hành vi vi phạm hành chính trở lên trong một vụ vi phạm hành chính.
2. Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nội dung phức tạp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ thuộc trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cần xác minh thêm tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
d) Hồ sơ thuộc trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhưng thuộc các trường hợp: phải ban hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sung vào ngân sách nhà nước có giá trị từ 25.000.000 đồng trở lên, quyết định tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
đ) Hồ sơ thuộc trường hợp thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vượt quá 10 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
e) Hồ sơ thuộc trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trong cùng một vụ vi phạm;
g) Hồ sơ thuộc trường hợp đã tổ chức định giá hoặc giám định tang vật, phương tiện vi phạm hành chính từ hai lần trở lên để phục vụ cho việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn cần có thời gian kiểm tra, xác minh đánh giá hoặc tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn liên quan;
h) Hồ sơ vụ vi phạm hành chính liên quan đến địa bàn từ 02 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn trở lên hoặc 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
i) Hồ sơ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Khi các điều khoản được dẫn chiếu để áp dụng tại khoản 2 Điều này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các quy định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
1. Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính phức tạp tại Điều 3 Quyết định này được duyệt chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức khi đảm bảo một trong các điều kiện sau:
a) Đã thi hành xong: quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Đã thi hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tại xã, phường, thị trấn;
c) Đã được Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Đã có kết luận kiểm tra hoặc kết luận thanh tra của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Đã có văn bản trả lời, văn bản nhận xét, cho ý kiến pháp lý của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
2. Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nội dung phức tạp phải có xác nhận của người có thẩm quyền trên cơ sở đề nghị thanh toán của cán bộ, công chức được phân công trực tiếp làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức được phân công trực tiếp làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính tại cơ quan, đơn vị sau:
a) Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi ban hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Cơ quan thực hiện nhận xét, cho ý kiến pháp lý đối với hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Thẩm quyền xác định hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nội dung phức tạp
1. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định đối với hồ sơ xử lý vi phạm hành hành chính do người có thẩm quyền tại đơn vị, địa phương ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Người được giao nhiệm vụ trưởng đoàn hoặc chủ trì thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xác định đối với hồ sơ xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi kiểm tra, thanh tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Giám đốc Sở Tư pháp xác định đối với hồ sơ xử lý vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu hoặc Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cho ý kiến pháp lý; Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện xác định đối với hồ sơ xử lý vi phạm hành chính khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu hoặc Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị cho ý kiến pháp lý.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Tư pháp tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định này; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 2021 và thay thế Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thẩm quyền và cách thức xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 24/2021/QĐ-UBND quy định về các trường hợp và thẩm quyền xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: | 24/2021/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Phạm Ngọc Nghị |
Ngày ban hành: | 09/08/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 24/2021/QĐ-UBND quy định về các trường hợp và thẩm quyền xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chưa có Video