ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2022/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 20 tháng 01 năm 2022 |
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định công tác kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Quyết định áp dụng đối cơ quan, thủ trưởng cơ quan của người lập biên bản vi phạm hành chính; cơ quan, thủ trưởng cơ quan của người lập hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính; Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Các nội dung khác không quy định trong Quyết định này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính thuộc một trong các trường hợp sau đây được xác định là có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức:
1. Vi phạm hành chính có tổ chức hoặc có đối tượng bị đề nghị áp dụng từ hai tình tiết tăng nặng trở lên;
2. Vụ việc phải tổ chức định giá hoặc giám định tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ để ra quyết định xử phạt, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
3. Vi phạm hành chính bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020 (sau đây gọi chung là Luật Xử lý vi phạm hành chính);
4. Vụ việc thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến để xử phạt vi phạm hành chính;
5. Vụ việc liên quan đến hai ngành, lĩnh vực trở lên (ngành, lĩnh vực được xác định theo tên gọi của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính, nếu không xác định được theo tên gọi thì mỗi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính được xác định là một ngành, lĩnh vực) hoặc vụ việc liên quan đến địa bàn từ hai đơn vị cấp xã trở lên.
1. Thủ trưởng cơ quan của người lập biên bản vi phạm hành chính hoặc thủ trưởng cơ quan của người lập hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp hồ sơ không lập biên bản vi phạm hành chính, có trách nhiệm xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng ngay sau khi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc ngay sau khi lập xong hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính.
2. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng phải được cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này chuyển cho Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này hoặc cử cán bộ, công chức kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp còn lại.
1. Trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 Quyết định này:
a) Sở Tư pháp kiểm tra, đánh giá hồ sơ thuộc thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Phòng Tư pháp kiểm tra, đánh giá hồ sơ thuộc thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, đánh giá bao gồm:
a) Công văn đề nghị Cơ quan Tư pháp kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong đó nêu rõ hướng giải quyết vụ việc;
b) Dự thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
c) Hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đã được đánh bút lục và bảng kê các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ.
3. Trình tự kiểm tra, đánh giá:
a) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, cơ quan của người lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi trực tiếp hồ sơ đề nghị kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Tư pháp hoặc đến Phòng Tư pháp theo quy định.
b) Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nhận hồ sơ; phân công cán bộ, công chức chuyên môn kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ và ban hành văn bản về kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc. Kết quả kiểm tra, đánh giá cùng hồ sơ được gửi lại cho cơ quan của người lập biên bản vi phạm hành chính để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy hồ sơ cần xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan của người lập biên bản vi phạm hành chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc xác minh, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
1. Kinh phí thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính do ngân sách cùng cấp bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 2 Quyết định này được chi hỗ trợ theo mức quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 và thay thế Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 02/2022/QĐ-UBND quy định về công tác kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số hiệu: | 02/2022/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương |
Người ký: | Triệu Thế Hùng |
Ngày ban hành: | 20/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 02/2022/QĐ-UBND quy định về công tác kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chưa có Video