CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2009/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, bao gồm:
a) Vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh hóa chất;
b) Vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
c) Vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất;
d) Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
đ) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất;
e) Vi phạm quy định xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất;
g) Vi phạm quy định về quảng cáo hóa chất;
h) Vi phạm quy định về phân loại, ghi nhãn hóa chất;
i) Vi phạm quy định về bao gói hóa chất;
k) Vi phạm quy định về phiếu an toàn hóa chất;
l) Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học;
m) Vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất;
n) Vi phạm quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng;
o) Vi phạm quy định về xây dựng biện pháp phòng ngừa, kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất;
p) Vi phạm quy định về khai báo hóa chất;
q) Vi phạm quy định về đăng ký hóa chất mới;
r) Vi phạm quy định về điều kiện của người có liên quan tới các hoạt động hóa chất nguy hiểm;
s) Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hóa chất nguy hiểm;
t) Vi phạm quy định về cung cấp, bảo mật thông tin hóa chất;
u) Vi phạm quy định về báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp; quản lý hóa chất Bảng thuộc Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và chất phóng xạ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất không quy định trực tiếp tại Nghị định này thì áp dụng theo các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam; trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản xuất hóa chất là quá trình chế tạo ra hóa chất.
2. Sử dụng hóa chất là quá trình đưa hóa chất ra dùng trong thực tế nhằm đạt được mục đích nhất định trong các hoạt động kinh tế (sản xuất, xây dựng, điều tra cơ bản, đào tạo, nghiên cứu khoa học …) theo một quy trình công nghệ đã được xác định.
3. Mua bán, cung ứng hóa chất là quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, vận chuyển hóa chất.
4. Bảo quản hóa chất là quá trình cất giữ hóa chất tại kho chứa, các thùng, bồn chuyên dụng chứa hóa chất tại địa điểm cất giữ.
5. Nghiên cứu chế thử hóa chất là quá trình chế tạo ra sản phẩm hóa chất mới. Nghiên cứu chế thử có thể bao gồm toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm hoặc chỉ một trong những bước của quá trình để xác định thành phần, quy trình công nghệ, dây chuyền thiết bị…
Điều 4. Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt; tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh hóa chất
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Để nguyên liệu hoặc sản phẩm hóa chất tồn đọng quá mức quy định tại khu vực sản xuất;
b) Hệ thống sổ sách, biểu mẫu sử dụng cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm hóa chất không có hoặc không đúng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa cơ sở sản xuất hóa chất vào hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu, bàn giao và chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện cho phép sản xuất hóa chất;
b) Không khắc phục, bổ sung các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều kiện cho phép sản xuất đã tiến hành sản xuất hóa chất;
c) Không có hoặc để hư hỏng nội quy, quy trình sản xuất, quy trình vận hành thiết bị tại các vị trí sản xuất theo quy định;
d) Hệ thống thu lôi, tiếp địa không đạt các yêu cầu theo quy định;
đ) Cắt bỏ hoặc làm hư hỏng các thiết bị, cơ cấu an toàn trang bị kèm theo thiết bị sản xuất hóa chất;
e) Để người lao động vi phạm các quy định an toàn về phòng cháy, phòng nổ, phòng độc tại khu vực sản xuất.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất không nằm trong danh mục hóa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
b) Sử dụng nguyên liệu sản xuất, kinh doanh hóa chất không rõ nguồn gốc;
c) Sản xuất, kinh doanh không đúng loại sản phẩm hóa chất đã đăng ký và được phép đưa vào sản xuất, sử dụng;
d) Không thực hiện hoặc không duy trì thường xuyên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hóa chất;
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức sản xuất, kinh doanh hóa chất khi chưa được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất;
b) Sửa chữa, thay đổi kết cấu, cấu trúc bộ phận xây dựng nhà xưởng vi phạm các yêu cầu về che chắn bảo vệ bên trong nhà xưởng hoặc vi phạm các yêu cầu về lối thoát nạn, khả năng chịu lực, chịu lửa của công trình, vi phạm các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Buộc phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành về vận chuyển hàng nguy hiểm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi không bố trí kho riêng hoặc không trang bị phương tiện cấp phát hóa chất nguy hiểm tại kho tiêu thụ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đúng chế độ thống kê báo cáo, thủ tục xuất nhập kho hóa chất nguy hiểm;
b) Không thực hiện chế độ kiểm tra sổ sách thống kê, báo cáo xuất nhập khẩu hóa chất nguy hiểm;
c) Không thiết lập các biển báo, ký hiệu cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực bảo quản hóa chất nguy hiểm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Bảo quản hóa chất nguy hiểm vượt quá quy mô bảo quản của kho theo quy định;
b) Bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc các nhóm khác nhau trong cùng một không gian kho khi chưa có đủ các điều kiện an toàn theo quy định;
c) Không thực hiện công tác niêm phong, khóa cửa kho theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Tập kết, xếp dỡ hoặc bảo quản hóa chất nguy hiểm tại địa điểm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Bảo quản hóa chất nguy hiểm tại kho chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế hoặc chưa tổ chức nghiệm thu, bàn giao và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Trang bị thiếu hoặc không sửa chữa kịp thời hệ thống thông tin liên lạc theo quy định;
d) Không xây dựng hoặc không sửa chữa kịp thời hàng rào kho bảo quản hóa chất nguy hiểm;
đ) Không duy trì, sửa chữa kịp thời các trạm canh gác, bảo vệ kho;
e) Không sửa chữa kịp thời các hư hỏng của hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng;
g) Không sửa chữa kịp thời các hư hỏng của kết cấu kho, tường che chắn bảo vệ;
h) Không sửa chữa hoặc không thực hiện chế độ kiểm tra, đo kiểm định kỳ hệ thống thu lôi tiếp địa chống sét;
i) Không thực hiện công tác xử lý hóa chất quá hạn, hóa chất mất phẩm chất;
k) Các hành vi vi phạm hành chính về quy trình bảo quản hàng hóa chất dự trữ quốc gia; vi phạm chế độ bảo mật hàng hóa chất về dự trữ quốc gia thì áp dụng theo các quy định tại Nghị định số 25/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi mở rộng, cải tạo khu vực kho bảo quản hóa chất vi phạm các yêu cầu về khoảng cách an toàn, vi phạm các yêu cầu an toàn về phòng cháy, phòng nổ, phòng độc, phòng chống lụt bão, lối thoát nạn.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi không xây dựng tường bảo vệ che chắn hoặc tường bảo vệ che chắn không đạt quy cách khi chưa đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lấy cắp hóa chất nguy hiểm tại kho bảo quản hóa chất nguy hiểm.
Hành vi lấy cắp hóa chất nguy hiểm nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý ra vào, tụ họp trong phạm vi vùng nguy hiểm hoặc vành đai an toàn;
b) Chăn thả súc vật hoặc trồng hoa mầu trong phạm vi vành đai an toàn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi đốt lửa hoặc thải chất cháy, rác, chất ăn mòn, chất độc vào khu vực vành đai an toàn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xê dịch cột mốc vành đai an toàn hoặc tự ý di chuyển các loại biển báo ký hiệu vùng nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có khoảng cách ngăn phòng độc, cháy hoặc không dọn, phát quang cây dễ cháy trong khu vực vành đai an toàn;
b) Phá hoại hoặc làm hư hỏng hàng rào bảo vệ, tường che chắn an toàn khu vực kho bảo quản hóa chất nguy hiểm.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Mở rộng mặt bằng khu vực sản xuất vi phạm các điều kiện về khoảng cách an toàn đối với công trình và khu dân cư lân cận;
b) Không có tường che chắn bảo vệ bên ngoài hoặc kết cấu tường che chắn bảo vệ bên ngoài không đạt yêu cầu khi chưa đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm đất xây dựng công trình trong phạm vi vành đai an toàn.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này và hành vi kết cấu tường che chắn bảo vệ bên ngoài không đạt yêu cầu khi chưa đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất không đúng chủng loại, số lượng ghi trong hợp đồng;
b) Kê khai sai lệch các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của hóa chất xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh để cơ quan Hải quan kiểm tra đối chiếu khi làm thủ tục hải quan.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh các loại hóa chất phải xin phép, không đúng chủng loại, số lượng quy định trong giấy phép;
b) Cố tình tái phạm kê khai sai lệch các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của hóa chất xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh để cơ quan Hải quan kiểm tra đối chiếu khi làm thủ tục hải quan.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng đơn vị trực thuộc không có tên trong Giấy phép kinh doanh để kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất nguy hiểm;
b) Ký kết hợp đồng hoặc bán hóa chất nguy hiểm nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động sử dụng hóa chất nguy hiểm;
c) Mua hóa chất nguy hiểm của tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất nguy hiểm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc kê khai đúng các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của hóa chất xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này để cơ quan Hải quan kiểm tra đối chiếu khi làm thủ tục hải quan;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật do hành vi vi phạm về nhập khẩu quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 10. hành vi vi phạm quy định xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất
1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất chưa triệt để theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Đối với hành vi vi phạm các quy định về xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất nếu ảnh hưởng xấu đến sinh vật có ích khác và gây ô nhiễm môi trường sinh thái thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến các hoạt động hóa chất.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thực hiện việc xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về quảng cáo hóa chất
Các hành vi vi phạm về quảng cáo hóa chất được áp dụng theo quy định của Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về phân loại, ghi nhãn, hóa chất
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định tại Điều 27 của Luật Hóa chất.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khắc phục bổ sung phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định về phân loại, ghi nhãn hàng hóa là hóa chất.
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về bao gói hóa chất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về bao gói hóa chất do cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân bao gói hóa chất để rò rỉ, phát tán ra ngoài trong vận chuyển, bảo quản, cất giữ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân bao gói để hóa chất bên trong ăn mòn, phá hủy và gây nguy hại đến môi trường trong vận chuyển, bảo quản, cất giữ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Buộc khắc phục, bổ sung bao gói hóa chất bảo đảm các yêu cầu về bao gói hóa chất do cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về phiếu an toàn hóa chất
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân để sai sót thông tin, nội dung của phiếu an toàn hóa chất.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân dùng thủ đoạn gian dối cung cấp thông tin, nội dung sai lệch của hóa chất trong phiếu an toàn hóa chất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khắc phục sai sót thông tin, nội dung của phiếu an toàn hóa chất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dụng cụ chứa hóa chất trong phòng thí nghiệm và trong kho chứa không có nhãn phù hợp yêu cầu về nhãn hóa chất theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp phòng thí nghiệm không lập hồ sơ theo dõi hóa chất để cập nhật định kỳ tình hình sử dụng hóa chất và không lưu giữ phiếu an toàn hóa chất.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp phòng thí nghiệm không có trang thiết bị an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với tính chất nguy hiểm của hóa chất.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khắc phục sai sót về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm và nghiên cứu khoa học.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm chưa bảo đảm điều kiện về khoảng cách an toàn, yêu cầu kỹ thuật an toàn trong cất giữ, bảo quản hóa chất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không có các cảnh báo cần thiết về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại nơi cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố phù hợp với các đặc tính nguy hiểm của hóa chất.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khắc phục sai sót đảm bảo các yêu cầu cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.
Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thải bỏ hóa chất được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hộ gia đình không theo khuyến nghị của nhà sản xuất và quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho người và môi trường.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ chưa phù hợp để xử lý thải, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất chưa triệt để theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, không bảo đảm an toàn cho người và môi trường.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng, để hóa chất thải bỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
4. Đối với hành vi vi phạm các quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng nếu ảnh hưởng xấu đến sinh vật có ích khác và gây ô nhiễm môi trường sinh thái thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến các hoạt động hóa chất.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý triệt để hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho người và môi trường.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân làm sai lệch nội dung xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất không đúng với thực tế để được thẩm định, phê duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.
Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về khai báo hóa chất
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo không đúng thực tế tên hóa chất, đặc tính cơ – hóa – lý, thành phần của hóa chất, nguồn gốc xuất xứ của hóa chất, khối lượng và mục đích sử dụng hóa chất;
b) Không lưu giữ hồ sơ khai báo và tài liệu liên quan đến xếp loại hóa chất nguy hiểm theo quy định;
c) Khi chấm dứt hoạt động hóa chất nguy hiểm không thông báo cho cơ quan tiếp nhận khai báo biết.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: không khai báo hoặc dùng thủ đoạn gian dối khai báo không đúng thực tế tên hóa chất, đặc tính cơ – hóa – lý, thành phần của hóa chất, nguồn gốc xuất xứ của hóa chất, khối lượng và mục đích thực hiện hoạt động hóa chất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khắc phục tình trạng khai báo đúng thực tế; lưu giữ hồ sơ khai báo và tài liệu liên quan đến xếp loại hóa chất nguy hiểm theo quy định.
Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký hóa chất mới
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện đăng ký hóa chất mới, đánh giá hóa chất mới theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khắc phục tình trạng đăng ký hóa chất mới.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Người trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành;
b) Sử dụng người lao động không có chuyên môn phù hợp theo quy định;
c) Sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, đào tạo về quy trình kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm và kỹ thuật an toàn phòng độc, phòng chống cháy, nổ theo quy định;
d) Không tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại theo quy định đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến công tác tiếp nhận, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thử nghiệm hóa chất nguy hiểm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại theo quy định đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến công tác tiếp nhận, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thử nghiệm hóa chất nguy hiểm.
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hóa chất nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý cho người không có nhiệm vụ ra vào trong khu vực hoạt động hóa chất nguy hiểm;
b) Không thực hiện chế độ giao nhận khi bàn giao ca trực;
c) Bỏ trực hoặc không thực hiện chế độ canh gác, tuần tra trong ca trực;
d) Không báo cáo kịp thời các tình huống bất thường trong ca trực.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng nội quy, chế độ bảo vệ canh gác khu vực hoạt động hóa chất nguy hiểm;
b) Không thực hiện công tác kiểm tra việc canh gác, bảo vệ khu vực hoạt động hóa chất nguy hiểm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Không biên chế đủ lực lượng bảo vệ canh gác theo quy định;
b) Xây dựng, trang bị thiếu hoặc không đúng, không đủ theo quy định các loại phương tiện, công trình bảo vệ canh gác khu vực hoạt động hóa chất nguy hiểm.
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp, bảo mật thông tin hóa chất
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất có một trong các hành vi sau đây: để lộ bí mật các thông tin hóa chất phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật và quy chế bảo mật thông tin khai báo hóa chất của Bộ Công thương.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm theo quy định tại Điều 52 của Luật Hóa chất.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thực hiện báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm theo quy định.
Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất thuộc phạm vi quản lý xảy ra tại địa phương, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường có quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa chất có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa chất;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra;
đ) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hóa chất.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa chất;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra.
đ) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hóa chất;
e) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc di chuyển hóa chất nguy hiểm dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
h) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Công Thương
Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công thương có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong địa phương thuộc phạm vi quản lý.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất của thanh tra chuyên ngành được quy định cụ thể như sau:
1. Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Công thương, Sở Công thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra;
đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra.
2. Chánh thanh tra Sở Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do hành vi vi phạm gây ra.
3. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do hành vi vi phạm gây ra;
e) Buộc di chuyển hóa chất nguy hiểm dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 và Điều 29 Nghị định này, những người có thẩm quyền thuộc các lực lượng Công an, Hải quan, Quân đội và Quản lý thị trường, Thanh tra về an toàn lao động – vệ sinh lao động khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất được áp dụng theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất được áp dụng theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 29. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất
1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
2. Các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu quy định hiện hành.
3. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghi trong quyết định xử phạt trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được nhận biên lai thu tiền phạt.
4. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2009.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 31/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất nguy hiểm.
1. Bộ Công thương có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM Independence
- Freedom - Happiness |
No. 90/2009/ND-CP |
Hanoi, October 20, 2009 |
PROVIDING FOR SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN CHEMICAL OPERATION
GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;
Pursuant to the 2002 Ordinance on Handling administrative violations and the 2008 Ordinance on amending and supplementing a number of articles of the the Ordinance on Handling administrative violations;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,
DECREE:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides for sanctions against administrative violations in chemical operation, including:
a) Violations of regulations on chemical production and business;
b) Violations of regulations on dangerous chemical transport;
c) Violations of regulations on storage and preservation of dangerous chemicals in chemical production and business;
d) Violations of regulations on safe distance applicable to the facilities of dangerous chemical production and business;
dd) Violations of regulations on export, import, temporary import for re-export, transport of transit chemicals
e) Violations of regulations on treating, eliminating chemical residues, waste and instruments containing chemicals;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
h) Violations of regulations on classification and labelling of chemicals;
i) Violations of regulations on packaging of chemicals;
k) Violations of regulations on the chemical safety slip;
l) Violations of regulations on using chemicals for laboratory and science research;
m) Violations of regulations on storage and preservation of dangerous chemicals during chemical production and business;
n) Violations of regulations on handling of chemicals that are eliminated during use.
o) Violations of regulations on elaborating preventive measures, plans for preventing and responding chemical incidents
p) Violations of regulations on the chemical declaration;
q) Violations of regulations on registration of new chemicals;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
s) Violations of regulations on protecting areas involving dangerous chemical operation;
t) Violations of regulations on provision and keeping in secret of chemical information;
u) Violations of regulations on production, import and use reportsof chemicals in List of prohibited chemicals.
2. Acts of administrative violations in industrial explosive management, scheduled chemical managgement under the Government’s Decree No. 100/2005/ND-CP dated August 03, 2005 on the implementation of the Convention of the prohibition of the development, production, stockpiling and use of chemical weapons and on their destruction, and radioactive materials are not subject to the governing scope of this Decree.
3. Acts of administrative violations in chemical operation that are not directly provided in this Decree shall comply with other relevant Government’s Decrees on handling administrative violations in state management.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese organizations and individuals that conduct acts of administrative violations specified in this Decree.
2. Foreign organizations and individuals that conduct acts of administrative violations specified in this Decree on Vietnam’s territory; except for case of international treaties to which the Vietnam is a contracting party otherwise provides.
3. Minors conducting acts of administrative violations specified in this Decree shall be sanctiones according to provisions at the 2002 Ordinance of handling administrative violations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Chemical production means the process of manufacturing chemicals.
2. The chemical use means the course of bringing chemicals into actual use so as to reach a definite purpose in economic activities (production, construction, basic survey, training, researching science, and so on) according to a defined technological process.
3. Chemical purchase and provision means the process of performing contracts of chemical purchase and transport.
4. The chemical preservation means the course of storing the chemicals in warehouses, barrels and tanks specialized in containing chemicals at the storing locations.
5. Research for experimental chemical preparation means the process of manufacturing new chemical products. Research for experimental preparation may include whole process of manufacturing product or only one of steps of process so as to define components, technological process, equipment chains, and so on.
Article 4. Provision on sanctioning administrative violations
Sanction principles, mitigating or aggravating circumstances; statute of limitations and time limit for sanction; time limit for being considered not yet administratively sanctioned; method for calculation of time limit and statute of limitations; appliction of forms of sanctioning administrative violations and remedial measures; responsibilities of competent persons in sanctioning administrative violations shall comply with provisions of the 2002 Ordinance on handling administrative violations and the 2008 Ordinance on amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on handling administrative violations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Violations of regulations on chemical production and business
1. A fine of between VND 3,000,000 to VND 5,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) To let raw materials or chemical products in excess of allowed backlog at production areas;
b) System of records, forms used for quality examination of chemical products are not available or incorrect with regulation.
2. A fine of between VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Putting facility of chemical production into operation without testing for acceptance, handing over and not yet being confirmed of eligibility for chemical production by competent state agencies;
b) Failing to overcome, supplement conditions of allowing production as requested by competent state agencies but already conducted chemical production;
c) Failing to have or letting the regulation, production process, process on operating equipment at production positions as prescribed be damaged;
d) System of lightning conductors and earthing devices fails to meet requirement as prescribed;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e.Letting employees to violate the regulations on safety in prevention against fire, explosion and poisons at the production areas.
3. A fine of between VND 10,000,000 to VND 20,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Production and business of chemicals that are not in list of chemicals prescribed by competent state agencies;
b) Using raw materials for chemical production and business without clear origins;
c) Production and business not correct with type of chemical products already registered and allowed to put into production and use;
d) Failing to implement or failing to regularly maintain the quality examination of chemical products;
4. A fine of between VND 30,000,000 to VND 40,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Organizing the chemical production and business when not yet been granted permit for chemical production and business;
b) Repairing, changing structure of factory part that violate requirements on shielding and protecting inside of factories or violating requirements on the urgent exit, ability of bearing and fire resistance of works, or violating the standards on labor environment hygiene.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Confiscating exhibits of violations for violations in point b clause 3 of this Article.
6. Remedial measures
a) Forcible restoration of the initial state that already been changed due to administrative violations for acts specified in point b clause 4 of this Article;
b) Forcible remedy of the unsafe status due to administrative violations for acts specified in point dd clause 2 of this Article;
c) Forcing to ask for permission of state agencies competent to grant permit for chemical production and business as prescribed at point a clause 4 of this Article.
Article 6. Violations of regulations on dangerous chemical transport
Organizations and individuals violate regulations on dangerous chemical transport will be sanctioned administrative violation in accordance with current regulations on dangerous goods transport in road transportation and inland waterway transportation.
1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 for organizations and individuals conduct acts of failing to arrange separate warehouse or failing to equip means for allocating dangerous chemicals at the consumption warehouse.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Implementing incorrectly with regime of making statistics and reporting, incorrectly with procedures for ex-warehousing and warehousing dangerous chemicals;
b) Failing to implement regime of examining statistic books, reports on export and import of dangerous chemicals;
c) Failing to set up notice boards, signs warning danger at areas of preserving dangerous chemicals as prescribed.
3. A fine of between VND 3,000,000 to VND 5,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Preserving dangerous chemicals in excess of the preservation scale of warehouse as prescribed;
b) Preserving dangerous chemicals under various groups in a same space of warehouse while not yet had sufficient safety conditions as prescribed;
c) Failing to seal, lock the warehouse’s doors as prescribed.
4. A fine of between VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Gathering, loading and unloading or preserving dangerous chemicals at places not yet had permission of competent state agencies;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) The communication system is equipped insufficiently or not be repaired timely as prescribed;
d) Failing to build or failing to repair timely fence of warehouse preserving dangerous chemicals;
dd) Failing to maintain and repairing timely the safeguarding-warehouse stations;
e) Failing to repair timely defects of the power system, lighting system;
g) Failing to repair timely defects of warehouse structure, the shielding and protecting walls;
h) Failing to repair or failing to implement the regime of periodical examination, testing measure for the system of of lightning conductors and earthing devices;
i) Failing to implement the handling of expired chemicals, bad-quality chemicals;
k) Acts of administrative violations about process of chemical preservation for national reserve; violations of regulations on keeping chemicals in secret related to national reserve shall be applied according to provisions in the Government’s Decree No. 25/2007/ND-CP dated February 15, 2007, on sanctioning administrative violations in national reserve.
5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for organizations, individuals conducting acts of expansion, renovation of chemical preservation warehouse areas violating safe distance, violating safe requirements on prevention against fire, explosion and poison, prevention and fighting against flood, storm, the urgent exit.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 for organizations and individuals conducting act of stealing dangerous chemicals at preservation warehouse of dangerous chemicals.
If act of stealing dangerous chemicals is considered to have signs of crime, dossier must be transfer to competent criminal procedure agencies for criminal prosecution
8. Remedial measures
Forcible restoration of the initial state that already been changed due to administrative violations for acts specified in clause 5, clause 6 of this Article;
1. A fine of between VND 500,000 to VND 1,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Being out and in, gathering in scope of dangerous area or safety belt without permission;
b) Grazing cattle or growing plant in scope of safe belt.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 for organizations and individuals that conduct act of burning fire or discharging flammable substances, waste, corrosives, poisons into the area of safe belt.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. A fine of between VND 15,000,000 to VND 25,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Failing to have distance for preventing poison, fire or failing to clean up flammable trees in area of safe belt;
b) Destroying or damaging the protecting fence, safe shielding wall of preservation warehouse area of dangerous chemicals.
5. A fine of between VND 30,000,000 to VND 40,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Expanding ground of production areas violating conditions on safe distance for adjacent works and residential areas;
b) Having no the outside shielding wall or structure of outside shielding wall does not meet requirement because the safe distance has not yet been ensured as prescribed.
6. A fine of between VND 50,000,000 to VND 60,000,000 for organizations and individuals that conduct act of encroaching land, works construction in the scope of safe belt.
7. Additional forms of sanction
Confiscating exhibits, means of violations for violations specified in point b clause 1 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Forcible dismantlement of construction works for acts specified in point a clause 5 of this Article and acts of the outside shielding wall structure failed to meet requirement because the safe distance has not yet ensured as prescribed in point b clause 5 of this Article.
1. A fine of between VND 1,000,000 to VND 3,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Export, import, temporary import for re-export, transport of transit chemicals inproperly with kinds, quantity inscribed in contracts;
b) Declaring wrongly the respective quality standards and technical standards of chemicals that are exported, imported, temporarily imported for re-export, transported for transit in serve for the comparison of customs agencies when doing customs procedures.
2. A fine of between VND 3,000,000 to VND 5,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
a) Export, import, temporary import for re-export, transport of transit chemicals, that must have permission, is improper with kinds, quantity as provided in permits;
b) Deliberately repeat act of wrongly declaring the respective quality standards and technical standards of chemicals that are exported, imported, temporarily imported for re-export, transported for transit in serve for the examination and comparison of customs agencies when doing customs procedures.
3. A fine of between VND 10,000,000 to VND 20,000,000 for organizations and individuals that conduct one of the following acts:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Signing contracts of or selling import dangerous chemicals for organizations, individuals using dangerous chemicals of which dangerous chemical use have been suspended, temporarily suspended under decisions already issued by competent state management agencies;
c) Buying dangerous chemicals of organizations, individuals that are not allowed to do business in export and import of dangerous chemicals.
4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 for organizations and individuals conducting acts of export, import, temporary import for re-export, transport of transit of dangerous chemicals when competent state agencies have not yet allowed export, import, temporary import for re-export, transport of transit.
5. Remedial measures
a) Forcibly declaring correctly the respective quality standards and technical standards of chemicals that are exported, imported, temporarily imported for re-export, transported for transit specified in point b clause 1 and clause 2 of this Article for customs agencies to examine, compare when doing the customs procedures;
b) Forcibly bringing out Vietnam’s territory or forcibly re-exporting the material evidences from acts of import violations specified in clause 4 of this Article.
1. A fine of between VND 25,000,000 and VND 35,000,000 for organizations, individuals treating, eliminating chemical residues, waster and instruments containing chemicals incompletely as prescribed by law on environmental protection.
2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 for organizations, individuals who fail to implement or implement inadequately the treatment, elimination of chemical residues, waster and instruments containing chemicals as prescribed by law on environmental protection.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Additional forms of sanctions
Depriving the right to use of permits involving chemical activities.
5. Remedial measures
Forcing to implement the treatment and elimination of chemical residues, waster and instruments containing chemicals as prescribed by law on environmental protection.
Article 11. Violations of regulations on chemical advertisement
Violations of chemical advertisement shall comply with provisions of the Government’s Decree No. 56/2006/ND-CP dated June 06, 2006, on sanctioning administrative violations in information and culture operation.
Article 12. Violations of regulations on classification and labelling of chemicals
1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for organizations, individuals who fail to implement classification and labelling of chemicals as prescribed in Article 27 of the Law on chemicals.
2. Remedial measures
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 13. Violations of regulations on chemical packaging
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 for organizations and individuals not abiding with technical regulations on packing chemicals that are stipulated by agencies competent to management in fields, sectors.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for organizations and individuals packing chemicals but letting chemicals being leaked, emitted during transport, preservation and storage.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for organizations and individuals packing chemicals but letting the inside chemicals able to erode, destroy and cause harmfulness to environment during transport, preservation and storage.
4. Remedial measures
Forcible remedy, supplementation of packing chemicals ensuring requirements in packing chemicals as prescribed by agencies competent to management of sectors, fields.
Article 14. Violations of regulations on the chemical safety slip
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 for organizations, individuals who let happening mistakes in information, content of the chemical safety slips.
2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for organizations, individuals who use deceitful tricks, provide for false information or content of chemicals in the chemical safety slips.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Forcing to remedy mistakes in information and content of the chemical safety slips for violations specified in clause 1 and clause 2 of this Article.
Article 15. Violations of regulations on using chemicals for laboratory and science research
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 for organizations, individuals using instruments containing chemicals in laboratory and warehouse without labels conformable with requirement on chemical label as prescribed by law.
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 in case where laboratory fail to make record of monitoring chemicals so as to update periodically use of chemicals and not store the chemical safe slips.
3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 in case where laboratory fail to have safe devices and labor protection equipment conformable with the dangerous nature of chemicals.
4. Remedial measures
Forcible remedy for mistakes involving use of chemicals in laboratory, science research in accordance with provisions of the Ministry of Science and Technology on use of chemicals for performing experiments and science research.
1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 for organizations and individuals of production and business conducting storage and preservation of dangerous chemicals but not yet ensuring conditions on safe distance, safe technical requirements during storage and preservation of chemicals.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for organizations and individuals having no equipment and means to response incidents conformable with dangerous properties of chemicals.
4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 for organizations, individuals having no measures to prevent and response chemical incidents or plans on preventing and responding chemical incidents as prescribed by the Chemical Law.
5. Remedial measures
Forcing to remedy mistakes and ensure requirements on storage, preservation of dangerous chemicals during chemical production and business as prescribed by the Chemical Law.
Article 17. Violations of regulations on handling of chemicals that are eliminated during use
1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 for organizations, individuals eliminating chemicals used for consumption purpose in households not complying with recommendations of producers and law on environmental protection to ensure safety for people and the environment.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for organizations, individuals using unconformable technologies for handling waste, eliminating chemical residues, waste and instruments containing chemicals not yet been thoroughly in accordance with law on environmental protection, that do not ensure safety for people and the environment.
3. A fine of between VND 70,000,000 and VND 80,000,000 for organizations, individuals violating regulations on handling chemicals that are eliminated during use, letting the chemicals that are eliminated causing serious environment pollution.
4. For violations of regulations on handling of chemicals that are eliminated during use, if violations influence badly to other useful organisms and cause ecological environment pollution, the violators will be sanctioned administratively in plant quarantine and protection.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Depriving the right to use of permits involving chemical operations.
6. Remedial measures
Forcing to thoroughly process chemicals that are eliminated during use in accordance with law on environmental protection, ensuring safety for people and environment.
1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for organizations, individuals who falsify content of elaborating plan on preventing and responding against chemical incidents as prescribed by the Law on chemicals.
2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 for organizations, individuals who elaborate plan on preventing and responding against chemical incidents inconsistently with reality with the aim to be appraised and approved.
3. Remedial measures
Forcing to elaborate plan on preventing and responding against chemical incidents as prescribed by the Law on chemicals.
Article 19. Violations of regulations on the chemical declaration
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) To declare inconsistently with reality about name of chemicals, physical – chemical – mechanical properties of chemicals, origin of chemicals, volume and use purpose of chemicals;
b) To fail to store dossier of declaration and documents involving classification of dangerous chemicals as prescribed;
c) When ending the dangerous chemical activities, fail to notify agencies received declaration.
2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for organizations, individuals who conduct one of following acts: Failing to declare or use deceitful tricks to declare inconsistently with reality about name of chemicals, physical – chemical – mechanical properties of chemicals, origin of chemicals, volume and purpose of implementing chemical operation.
3. Remedial measures
Forcing to remedy status to declare properly with reality; storing dossiers of declaration and documents involving classification of dangerous chemicals as prescribed.
Article 20. Violations of regulations on registering for new chemicals
1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for organizations, individuals failing to implement register for new chemicals, assessment of new chemicals as prescribed.
2. Remedial measures
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 for organizations, individuals who conduct one of following acts:
a) The person directly managing production and business of the facility of dangerous chemical production and business is not sufficient standards in accordance with current regulations;
b) Using employees who have no suitable professional skill in accordance with regulations;
c) Using employees who have not been trained the process on safety technology in manufacture, use, preservation and transport of dangerous chemicals and safety technology in poison prevention and prevention and fighting against fire and explosion in accordance with regulations;
d) Failing to organize periodical training, retraining in accordance with regulations for subjects directly involving the mission of receiving, producing, using, preserving, transporting, testing the dangerous chemicals.
2. Remedial measures
Forcing to organize periodical training, retraining in accordance with regulations for subjects directly involving the mission of receiving, producing, using, preserving, transporting, testing the dangerous chemicals.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Letting persons no duty enter and out in area involving dangerous chemical operation without permission;
b) Failing to implement the regime of handing over and receipt when handing over the guard shift;
c) Leaving off the guard duty or failing to implement the regime of guarding and patrol in guard shifts;
d) Failing to timely report irregular circumstances during guard shifts.
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for organizations, individuals who conduct one of following acts:
a) Failing to elaborate internal rules, regulation on protecting and watching area involving dangerous chemical operation;
b) Failing to check the watching and guarding area involving the dangerous chemical operation as prescribed.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for organizations, individuals who conduct one of following acts:
a) Failing to allocate full payroll of safeguard force for self-defence as prescribed;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 23. Violations of regulations on provision and keeping in secret of chemical information
A fine of between VND 2,000,000 and VND 8,000,000 for agencies or the receiving persons of chemical declaration, registration and reports conducting one of following acts: Disclosure of secret of chemical information that must be kept in secret in accordance with law and regulation on keeping secret of information on chemical declaration of the Ministry of Industry and Trade.
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 for organizations, individuals failing to implement production, import and use reports of chemicals in List of banned chemicals as prescribed in Article 52 of the Chemical Law.
2. Remedial measures
Forcible implementation of production, import and use reports of chemicals in List of banned chemicals as prescribed.
AUTHORITY AND PROCEDURES FOR SANCTION
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The chairpersons of the People’s Committees at level of commune, ward have right to sanction:
a) Warning;
b) Fine up VND 2,000,000;
c) Confiscating material evidences and means of violations in chemical management at the value up VND 2,000,000;
d) Forcible restoration of the initial state that already been changed due to administrative violations in chemical management.
2. The chairpersons of the People’s Committees at level of district, town, and attached-province city have the rights:
a) Warning;
b) Fine up VND 30,000,000;
c) Confiscating material evidences and means of violations in chemical management;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Forcible dismantlement of construction works that are illegal or wrong in comparison with permit violating provisions of law in chemical management.
3. The chairpersons of the People’s Committees at level of central-affiliated citi and province have the rights:
a) Warning;
b) Fine up VND 100,000,000;
c) Confiscating material evidences and means of violations in chemical management;
d) Forcible restoration of the initial state that already been changed due to administrative violations in chemical management.
e) Forcible dismantlement of construction works that are illegal or wrong in comparison with permit violating provisions of law in chemical management;
e) Forcing to remedy the unsafe status that is caused by administrative violations;
g) Forcing to move chemicals causing danger for national reserve by administrative violations to warehouses, locations as prescribed;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 26. The authority to impose sanctions of Inspectorate in Industry and Trading
Specialized inspectorate under the Ministry of Industry and Trading has authority to impose sanctions against violations nationwide. Specialized inspectorates under the provincial Services of Industry and Trade have authority to impose sanctions against administrative violations in localities under their management.
The authority to impose sanctions against administrative violations in chemical management of Specialized inspectorates is specified as follows:
1. Specialized inspectors of the Ministry of Industry and Trade, the Services of Industry and Trade have the rights:
a) Warning;
b) Fine up VND 500,000;
c) Confiscating material evidences and means of violations in chemical management at the value up VND 2,000,000;
d) Forcible restoration of the initial state that already been changed due to administrative violations in chemical management;
e) Forcing to remedy the unsafe status that is caused by administrative violations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Warning;
b) Fine up VND 30,000,000;
c) Confiscating material evidences and means of violations;
d) Forcible restoration of the initial state that already been changed due to acts of violation;
e) Forcing to remedy the unsafe status that is caused by acts of violation.
3. Chief inspector of the Ministry of Industry and Trade has the rights:
a) Warning;
b) Fine up VND 100,000,000;
c) Confiscating material evidences and means of violations;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) Forcing to remedy the unsafe status that is caused by acts of violation;
e) Forcing to move chemicals causing danger for national reserve by administrative violations to warehouses, locations as prescribed;
g) Forcing to bring out Vietnam’s territory or forcing to re-export as prescribed in Article 20 of the Ordinance on handling administrative violations.
Article 27. The authority to impose sanctions of other forces
Apart from the persons competent to impose sanctions specified in Article 28 and Article 29 of this Decree, competent persons of Public Security, Customs, Army forces and the Market management and Inspectorate of labour safety and labor hygiene have rights to sanction as prescribed in the Ordinance on handle administrative violations when they detect acts of administrative violations in chemical management specified in this Decree within their authority and localities.
1. The authorization to impose sanctions against administrative violations in chemical management shall comply with provision in Article 41 of the Ordinance on handle administrative violations.
2. The principles in defining the authority to impose sanctions against administrative violations in chemical management shall comply with provision in Article 42 of the Ordinance on handle administrative violations.
Article 29. The procedures for sanction against administrative violations in chemical management
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Documents relating to sanction against administrative violations in chemical management must be stored fully at the sanctioning agencies. Minutes of administrative violations must be made in according to the current set forms.
3. Individuals and organizations who are fined must pay fine on time and at place stated in decisions on sanction except for case where they have paid fine on the spot as prescribed in Article 54 and Article 58 of the Ordinance on handle administrative violations and they will receive the receipts of collecting fines.
4. When applying forms of confiscating material evidences or means of violations, the persons competent to impose sanctions must comply with provisions in Article 60, Article 61 of the Ordinance on handling of administrative violations and the Decree No. 128/2008/ND-CP.
1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations must execute the sanctioning decisions within ten days as from the date they are given the sanctioning decisions, except otherwise provided for by law. If individuals or organizations sanctioned for administrative violations still fail to voluntarily execute the sanctioning decisions, they shall be coerced to do so as prescribed in Article 66 of the Ordinance on Handling administrative violations and provisions on forced execution of decisions on sanctioning administrative violations of law.
2. When applying coercive measures for executing decisions on sanctioning administrative violations in chemical management, agencies and competent persons must comply with the order of and procedures for enforcement as prescribed in Article 66 and Article 67 of the Ordinance on handle administrative violations and provisions on forced execution of decisions on sanctioning administrative violations of law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. This Decree replaces the Government’s Decree No. 31/2007/ND-CP dated March 02, 2007, on sanctioning administrative violations in manaement of dangerous chemicals.
Article 32. Responsibilities for implementation
1. The Ministry of Industry and Trade shall monitor and supervise implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the chairpersons of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall implement this Decree.
ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
...
...
...
;Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
Số hiệu: | 90/2009/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
Chưa có Video