CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2006 |
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm
2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường;
b) Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
4. Những hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường được quy định trong các nghị định có liên quan thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các nghị định có liên quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.
2. Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Trường hợp cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ liên quan đến bảo vệ môi trường mà có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.
Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả về môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến môi trường.
3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần.
Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.
Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp nêu trên được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 7. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường);
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị định này.
Chương 2 :
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 8. Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã ghi trong Bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trường hợp phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng Bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc phải đăng ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã tiến hành xây dựng hoặc đưa công trình vào hoạt động đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc trong thời hạn bốn mươi lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp dự án chưa đi vào hoạt động chính thức đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc trong thời hạn một trăm tám mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép trong trường hợp dự án đã đi vào hoạt động chính thức đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc lập báo cáo môi trường chiến lược trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các trường hợp vi phạm tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này gây ra.
Điều 10. Vi phạm các quy định về xả nước thải
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày (24 giờ).
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
4. Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
7. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
8. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
9. Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
10. Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
11. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 33.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
12. Phạt tiền từ 34.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
13. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
14. Phạt tiền từ 19.000.000 đồng đến 21.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
15. Phạt tiền từ 22.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
16. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
17. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
18. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 33.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
19. Phạt tiền từ 34.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
20. Phạt tiền từ 37.000.000 đồng đến 39.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
21. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 42.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
22. Phạt tiền từ 43.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
23. Phạt tiền từ 46.000.000 đồng đến 49.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
24. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
25. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.
26. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và khoản 25 Điều này;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết đối với các vi phạm quy định tại các khoản 7, 8, 9, 19, 20 và khoản 21 Điều này;
c) Cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường đối với các vi phạm quy định tại các khoản 10, 11, 12, 22, 23, 24 và khoản 25 Điều này;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.
Điều 11. Vi phạm các quy định về thải khí, bụi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường dưới hai lần;
b) Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
5. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
6. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
7. Phạt tiền từ 17.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
8. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
9. Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
10. Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
11. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
12. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ .
13. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
14. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
15. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
16. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 34.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
17. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
18. Phạt tiền từ 38.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
19. Phạt tiền từ 41.000.000 đồng đến 44.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
20. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 47.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
21. Phạt tiền từ 48.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
22. Phạt tiền từ 51.000.000 đồng đến 54.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
23. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.
24. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm tại các khoản 2, 3, 4, 11, 12 và khoản 13 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại các khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và khoản 23 Điều này;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết đối với các vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7, 17, 18 và khoản 19 Điều này;
c) Cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường đối với các vi phạm quy định tại các khoản 8, 9,10, 20, 21, 22 và khoản 23 Điều này;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.
Điều 12. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,5 lần trở lên trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 13. Vi phạm các quy định về độ rung
1. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 7 giờ đến 19 giờ đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính; từ 6 giờ đến 22 giờ đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 7 giờ hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ; từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
2. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất công nghiệp:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 14. Vi phạm các quy định về thải chất thải rắn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thải chất thải rắn không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.
Điều 15. Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải, các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại đối với trường hợp đối với trường hợp phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.
7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không
thời hạn đối với các vi phạm tại
các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này gây ra.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu không đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường;
b) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ không đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển quá cảnh hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường qua lãnh thổ Việt Nam khi chưa được phép và chưa bị kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;
b) Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức;
c) Nhập khẩu hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu không đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.
Điều 17. Vi phạm các quy định về an toàn sinh học
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học và thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các quy định về quản lý an toàn sinh học đối với người và sinh vật;
b) Nhập khẩu, quá cảnh sinh vật ngoài danh mục cho phép.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
4. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ sáu mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không
thời hạn đối với các vi phạm tại
các khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này gây ra.
Điều 18. Vi phạm các quy định về bảo tồn thiên nhiên
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, khu du lịch, điểm du lịch.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường, gây suy thoái môi trường.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác vườn quốc gia và di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường, gây suy thoái môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục
hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều này gây ra.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị phương tiện phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không có phương án phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này gây ra.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng pháo nổ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ gây ô nhiễm môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại thuốc nổ lấy từ bom, mìn, lựu đạn và các loại vũ khí khác để sản xuất pháo hoa.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển pháo nổ.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này gây sự cố môi trường.
7. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
b) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này gây ra.
Điều 21. Vi phạm quy định về ô nhiễm đất
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm đất.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này gây ra.
Điều 22. Vi phạm quy định về ô nhiễm môi trường nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả, thải vào môi trường nước các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép;
b) Đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật;
c) Đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này gây ra.
Điều 23. Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm không khí.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại gây hậu quả xấu đến con người và thiên nhiên.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 24. Vi phạm về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các cơ sở không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kho tàng sau đây đặt trong khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;
b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
c) Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;
d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người;
đ) Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép;
e) Bệnh viện, cơ sở y tế xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại khoản 1, điểm d và điểm e khoản 2 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
5. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ sáu mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Tước Giấy phép
môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại
các khoản 3 và khoản 4 Điều này.
b) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc di chuyển địa điểm ra khỏi khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra.
Điều 25. Vi phạm các quy định về ứng cứu và khắc phục hậu quả sự cố môi trường
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không kịp thời báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường;
b) Không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời khắc phục sự cố môi trường;
c) Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố môi trường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi gây sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này không khắc phục sự cố môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 26. Vi phạm quy định bắt buộc thu hồi sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng đối với trường hợp bắt buộc phải thu hồi sản phẩm, bao bì đó.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây cản trở việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu, thông tin về môi trường;
b) Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường không đúng chức năng, không đúng thẩm quyền;
c) Không công khai thông tin, dữ liệu về môi trường.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch, tẩy xoá dữ liệu, thông tin về môi trường.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các số liệu tính toán; các kết luận điều tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm tại các khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này gây ra.
Điều 28. Vi phạm các quy định về hành nghề tư vấn, dịch vụ thẩm định đánh giá tác động môi trường
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề tư vấn đánh giá tác động môi trường không đúng theo nội dung giấy phép hành nghề.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành nghề tư vấn đánh giá tác động môi trường mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thẩm định đánh giá tác động môi trường không đúng theo nội dung giấy phép hành nghề.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ thẩm định đánh giá tác động môi trường mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 29. Vi phạm các quy định về đánh giá hiện trạng môi trường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không chính xác về hiện trạng môi trường cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo hiện trạng môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu qủa:
Buộc phải báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Điều 30. Vi phạm các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
2. Biện pháp khắc phục hậu qủa:
Buộc phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Vi phạm về việc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Điều 32. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu qủa:
Buộc thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;
g) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
3. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;
g) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 36. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản; biên bản lập theo đúng mẫu quy định của pháp luật và tiến hành xử phạt theo thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi đến người có thẩm quyền xử phạt.
2. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản.
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt; cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.
b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng hàng hóa, vật phẩm bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người bị hại.
3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt.
Trong trường hợp việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Người bị phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.
4. Trường hợp tịch thu hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản, trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, chất lượng của hàng hóa, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
6. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 37. Tước quyền sử dụng giấy phép
1. Cá nhân, tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp các loại giấy phép môi trường đều có thể bị tước quyền sử dụng nếu có các vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến quy định về sử dụng giấy phép đó.
Khi quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải buộc đình chỉ vi phạm.
Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 33; khoản 2, khoản 3 Điều 34 Nghị định này. Quyết định phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý, đồng thời thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.
Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy phép môi trường thu hồi giấy phép.
2. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với các vi phạm lần đầu, có thể khắc phục được. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân được sử dụng giấy phép.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Giấy phép có nội dung trái với quy định về bảo vệ môi trường;
c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường xét thấy không thể cho tiếp tục hoạt động được.
Điều 38. Những quy định khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 33, Điều 34 và Điều 35 Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn mười ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không thi hành sẽ bị cưỡng chế trong thời gian quy định. Chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chịu trách nhiệm.
3. Trong trường hợp các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức, không kịp thời, xử phạt vượt thẩm quyền, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành đã lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận mà có hành vi vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này thì bị xử phạt như đối với cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 44. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
|
No. 81/2006/ND-CP |
|
ON
SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF ENVIRONMENTAL
PROTECTION
THE
GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization
of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative
Violations;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,
DECREES:
...
...
...
2. Administrative violations in the domain of environmental protection are acts violating the regulations on state management in the domain of environmental protection, intentionally or unintentionally committed by individuals or organizations, which are not crimes and must be administratively handled under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree.
3. Administrative violations in the domain of environmental protection specified in this Decree include:
a/ Violation of regulations on realization of environmental protection commitments, environmental impact assessment reports and other regulations on environmental protection;
b/ Violation of regulations on environmental pollution, depletion and incident prevention, combat and remedy.
4. Acts of administrative violation in environmental protection specified in relevant decrees shall be sanctioned according to the provisions of such decrees.
Article 2.- Sanctioned subjects
1. Vietnamese and foreign individuals and organizations (hereinafter collectively referred to as individuals and organizations) that commit acts of administrative violation in the domain of environmental protection shall all be sanctioned according to the provisions of this Decree and relevant decrees.
In case it is otherwise provided for by a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, the provisions of such treaty shall apply.
2. Minors who commit acts of administrative violation in the domain of environmental protection shall be sanctioned according to the provisions of Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
...
...
...
Article 3.- Sanctioning principles
1. All acts of administrative violation in the domain of environmental protection must be detected and sanctioned in time and immediately stopped.
Sanctioning must be conducted in a swift, fair and thorough manner; all environmental consequences caused by acts of administrative violation must be remedied strictly according to the provisions of law.
2. Individuals and organizations shall be sanctioned for administrative violations in the domain of environmental protection only when they commit acts of violation specified in this Decree and other government decrees providing for the sanctioning of administrative violations related to environment.
3. An act of administrative violation in the domain of environmental protection shall be administratively sanctioned only once.
If many persons or many organizations that jointly commit an act of administrative violation in the domain of environmental protection, each of them shall be sanctioned.
A person or an organization that commits many acts of administrative violation in the domain of environmental protection shall be sanctioned for each of those acts.
4. The sanctioning of administrative violations in the domain of environmental protection shall be based on the nature and severity of violations, personal records of violators as well as the extenuating and aggravating circumstances in order to decide on appropriate handling forms and measures.
5. Sanctions shall not be imposed on administrative violations in the domain of environmental protection which are committed in emergency circumstances or unexpected incidents or on administrative violations committed by individuals who suffer from mental diseases or other ailments which deprive them of the capacity to cognize or control their acts.
...
...
...
Extenuating circumstances and aggravating circumstances applicable to the sanctioning of administrative violations specified in Chapter II of this Decree shall comply with the provisions of Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (hereinafter referred to as Decree No. 134/2003/ND-CP for short).
Article 5.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the domain of environmental protection shall be two years counting from the date such act of administrative violation is committed; past this statute of limitations, no sanction shall be imposed, but remedial measures specified at Points a, b, c and d, Clause 3, Article 7 of this Decree shall still be applied.
2. For individuals against whom criminal proceedings are initiated, who are prosecuted or involved in cases already decided to be brought to trial according to criminal procedures and later decisions are issued to suspend the investigation or their cases, but their committed acts show signs of administrative violation related to environmental protection, they shall be sanctioned for such administrative violations; the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be three months counting from the date competent persons receive suspension decisions and dossiers of violation cases.
3. Within the periods specified in Clauses 1 and 2 of this Article, if individuals or organizations commit new administrative violations in the domain of environmental protection or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in these cases shall be re-counted, starting from the time new administrative violations are committed or the time acts of deliberately shirking or obstructing the sanctioning terminate.
Individuals and organizations that have been sanctioned for administrative violations in the domain of environmental protection shall be considered not yet having been sanctioned for such administrative violations if they do not relapse into violations past one year counting from the date they completely abide by sanctioning decisions or the date sanctioning decisions expire.
Article 7.- Sanctioning forms and remedial measures
1. For each act of administrative violation in the domain of environmental protection, the violating individual or organization shall only be subject to one of the following principal sanctioning forms:
...
...
...
b/ Fine.
The maximum fine level for a single act of violation in the domain of environmental protection shall be VND 70,000,000.
2. Depending on the nature and severity of their violations, violating individuals or organizations may be subject to one or more than one of the following additional sanctioning forms:
a/ Deprivation of the right to use environmental standard conformity certificates and permits related to environmental protection (hereinafter collectively referred to as environment permits) for a definite or indefinite term;
b/ Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations in the domain of environment protection.
3. Apart from the sanctioning forms specified in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations that commit administrative violations in the domain of environmental protection may also be subject to one or more of the following remedial measures:
a/ Forcible application of environmental protection measures within a given time limit according to the provisions of law on environmental protection;
b/ Forcible application of measures to remedy the environmental pollution caused by their administrative violations;
c/ Forcible taking out of the Vietnamese territory or forcible re-export of polluting goods or articles which have been brought into the country;
...
...
...
e/ Other remedial measures specified in Chapter II of this Article.
Article 8.- Violations of regulations on environmental protection commitments
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of improperly realizing one of contents in a written environmental protection commitment.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of failing to fully realize all contents in a written environmental protection commitment.
3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of failing to register environmental protection commitments with a state management agency in charge of environmental protection, for cases where registration of environmental protection commitments is required.
4. Remedial measures:
a/ Forcible realization of registered environmental protection commitments, for violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;
...
...
...
1. A fine of between VND 8,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of improperly realizing one of contents in an approved environmental impact assessment report and other requirements in the decision approving such environmental impact assessment report.
2. A fine of between VND 11,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of failing to fully realize contents in an approved environmental impact assessment report and other requirements in the decision approving such environmental impact assessment report.
3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for acts of proceeding with the construction of a work or putting a work into operation without any environmental impact assessment report, for cases where environmental impact assessment reports are required.
4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for acts of failing to make a strategic environment assessment report, for cases where strategic environment assessment reports are required.
5. Remedial measures:
a/ Forcible realization of contents in approved environmental impact assessment reports and other requirements in decisions approving such environmental impact assessment reports, for violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;
b/ Forcible making of environmental impact assessment reports for submission to a competent state agency for approval within forty five working days after the receipt of administrative violation sanctioning decisions, in case of projects not yet put into official operation, for violations specified in Clause 3 of this Article;
c/ Forcible treatment of environmental elements to attain the set standards within one hundred and eighty working days after the receipt of administrative violation sanctioning decisions, in case of projects already put into official operation, for violations specified in Clause 3 of this Article;
...
...
...
e/ Forcible application of measures to remedy the environmental pollution, for violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 10.- Violations of regulations on discharge of wastewater
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is less than 50 m3/day (24 hours).
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is between 50 m3/day and under 5,000 m3/day.
3. A fine of between VND 6,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is 5,000 m3/day or more.
4. A fine of between VND 9,000,000 and VND 11,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater twice to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is less than 50 m3/day.
5. A fine of between VND 12,000,000 and VND 14,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater twice to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is between 50 m3/day and under 5,000 m3/day.
6. A fine of between VND 15,000,000 and VND 17,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater twice to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is 5,000 m3/day or more.
7. A fine of between VND 18,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater five times to less than ten times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is less than 50 m3/day.
...
...
...
9. A fine of between VND 24,000,000 and VND 26,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater five times to less than ten times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is 5,000 m3/day or more.
10. A fine of between VND 27,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater ten or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is less than 50 m3/day.
11. A fine of between VND 31,000,000 and VND 33,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater ten or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is between 50 m3/day and under 5,000 m3/day.
12. A fine of between VND 34,000,000 and VND 36,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater ten or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is 5,000 m3/day or more.
13. A fine of between VND 15,000,000 and VND 18,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is less than 50 m3/day.
14. A fine of between VND 19,000,000 and VND 21,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is between 50 m3/day and under 5,000 m3/day.
15. A fine of between VND 22,000,000 and VND 24,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is 5,000 m3/day or more.
16. A fine of between VND 25,000,000 and VND 27,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances twice to less than three times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is less than 50 m3/day.
17. A fine of between VND 28,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances twice to less than three times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is between 50 m3/day and under 5,000 m3/day.
...
...
...
19. A fine of between VND 34,000,000 and VND 36,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances three times to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is less than 50 m3/day.
20. A fine of between VND 37,000,000 and VND 39,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances three times to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is between 50 m3/day and under 5,000 m3/day.
21. A fine of between VND 40,000,000 and VND 42,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances three times to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is 5,000 m3/day or more.
22. A fine of between VND 43,000,000 and VND 45,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances five or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is less than 50 m3/day.
23. A fine of between VND 46,000,000 and VND 49,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances five or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is between 50 m3/day and under 5,000 m3/day.
24. A fine of between VND 50,000,000 and VND 55,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing hazardous substances five or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged water volume is 5,000 m3/day or more.
25. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of discharging wastewater containing radioactive substances which contaminate the environment by radioactivity in excess of the permitted level.
26. Additional sanctioning forms and remedial measures:
a/ Deprivation of environment permits for between ninety and one hundred and eighty working days, for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article;
...
...
...
b/ Suspension of operation until all necessary environmental protection measures are applied, for violations specified in Clauses 7, 8, 9, 19, 20 and 21 of this Article;
c/ Ban from operation or forcible relocation of violating establishments to places far from residential areas and with a suitable environmental loadability, for violations specified in Clauses 10, 11, 12, 22, 23, 24 and 25 of this Article.
d/ Forcible application of measures to remedy the environmental pollution caused by administrative violations specified in this Article.
Article 11.- Violations of regulations on discharging gas and dust
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:
a/ Discharging gas and/or dust less than twice in excess of the permitted environmental standards into the environment;
b/ Discharging fetid or bad smell directly into the environment without going through environmental pollution-restricting devices.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of violation specified at Point a, Clause 1 of this Article twice to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is less than 5,000 m3/hour.
3. A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for acts specified at Point a, Clause 1 of this Article twice to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is between 5,000 and under 20,000 m3/hour.
...
...
...
5. A fine of between VND 11,000,000 and VND 13,000,000 shall be imposed for acts specified at Point a, Clause 1 of this Article five times to less than ten times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is less than 5,000 m3/hour.
6. A fine of between VND 14,000,000 and VND 16,000,000 shall be imposed for acts specified at Point a, Clause 1 of this Article five times to less than ten times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is between 5,000 and under 20,000 m3/hour.
7. A fine of between VND 17,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts specified at Point a, Clause 1 of this Article five times to less than ten times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is 20,000 m3/hour or more.
8. A fine of between VND 21,000,000 and VND 23,000,000 shall be imposed for acts specified at Point a, Clause 1 of this Article ten or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is less than 5,000 m3/hour.
9. A fine of between VND 24,000,000 and VND 26,000,000 shall be imposed for acts specified at Point a, Clause 1 of this Article ten or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is between 5,000 and under 20,000 m3/hour.
10. A fine of between VND 27,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for acts specified at Point a, Clause 1 of this Article ten or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is 20,000 m3/hour or more.
11. A fine of between VND 15,000,000 and VND 17,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is less than 5,000 m3/hour.
12. A fine of between VND 18,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is between 5,000 m3/hour and under 20,000 m3/hour.
13. A fine of between VND 21,000,000 and VND 24,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances less than twice in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is 20,000 m3/hour or more.
...
...
...
15. A fine of between VND 28,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances twice to less than three times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is between 5,000 m3/hour and under 20,000 m3/hour.
16. A fine of between VND 31,000,000 and VND 34,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances twice to less than three times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is 20,000 m3/hour or more.
17. A fine of between VND 35,000,000 and VND 37,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substance three times to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is less than 5,000 m3/hour.
18. A fine of between VND 38,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances three times to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is between 5,000 m3/hour and 20,000 m3/hour.
19. A fine of between VND 41,000,000 and VND 44,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances three times to less than five times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is 20,000 m3/hour or more.
20. A fine of between VND 45,000,000 and VND 47,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances five or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is less than 5,000 m3/hour.
21. A fine of between VND 48,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances five or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is between 5,000 m3/hour and 20,000 m3/hour.
22. A fine of between VND 51,000,000 and VND 54,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing hazardous substances five or more times in excess of the permitted standards in cases where the discharged gas volume is 20,000 m3/hour or more.
23. A fine of between VND 55,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of discharging gas or dust containing radioactive substances which contaminate the environment by radioactivity in excess of the permitted level.
...
...
...
a/ Deprivation of environment permits for between ninety and one hundred and eighty working days, for violations specified in Clauses 2, 3, 4, 11, 12 and 13 of this Article;
Indefinite deprivation of environment permits, for violations specified in Clauses 5, 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 and 23 of this Article;
b/ Suspension of operation until all necessary environmental protection measures are applied, for violations specified in Clauses 5, 6, 7, 17, 18 and 19 of this Article;
c/ Ban from operation or forcible relocation of violating establishments to places far from residential areas and with a suitable environmental loadability, for violations specified in Clauses 8, 9,10, 20, 21, 22 and 23 of this Article.
d/ Forcible application of measures to remedy the environmental pollution caused by administrative violations specified in this Article.
Article 12.- Violations of regulations on noise
1. A fine of between VND 200,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for acts of making noise less than 1.5 times in excess of the permitted environmental standard from 6:00 hrs to 22:00 hrs.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of making noise 1.5 or more times in excess of the permitted environmental standard from 6:00 hrs to 22:00 hrs.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for acts of making noise less than 1.5 times in excess of the permitted environmental standard from 22:00 hrs of a day to before 6:00 hrs of the following day.
...
...
...
5. Remedial measure:
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in this Article.
Article 13.- Violations of regulations on vibration levels
1. Violations of regulations on vibration levels in construction activities
a/ A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of causing vibration level in excess of the permitted environmental standard from 7:00 hrs to 19:00 hrs in areas which require a particularly quiet environment, residential areas, hotels, guest houses and administrative offices; or from 6:00 hrs to 22:00 hrs in residential areas intermingled with commercial, service and production areas.
b/ A fine of between VND 5,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for acts of causing vibration in excess of the permitted environmental standard from 19:00 hrs of a day to 7:00 hrs of the following day in areas which require a particularly quiet environment, residential areas, hotels and guest houses; or from 22:00 hrs of a day to 6:00 hrs of the following day in residential areas intermingled with commercial, service and production areas.
2. Violations of regulations on vibration levels in industrial production activities:
a/ A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of causing vibration in excess of the permitted environmental standard from 6:00 hrs to 18:00 hrs in areas which require a particularly quiet environment, residential areas, hotels, guest houses, administrative offices and residential areas intermingled with commercial, services and production areas.
b/ A fine of between VND 5,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for acts of causing vibration in excess of the permitted environmental standard from 18:00 hrs of a day to 6:00 hrs of the following day in areas which require a particularly quiet environment, residential areas, hotels, guest houses and residential areas intermingled with commercial, service and production areas.
...
...
...
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in this Article.
Article 14.- Violations of regulations on discharging solid wastes
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of discharging solid wastes in contravention of regulations on environmental protection.
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 1 of this Article causing environmental pollution.
3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 2 of this Article in case discharged solid wastes contain hazardous substances in excess of the permitted standard.
4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 1 of this Article in case discharged solid wastes contain radioactive substances which contaminate the environment by radioactivity in excess of the permitted level, thus affecting humans and organisms.
5. Additional sanctioning forms and remedial measure:
a/ Deprivation of environment permits for between ninety and one hundred and eighty working days, for violations specified in Clause 2 of this Article;
Indefinite deprivation of environment permits, for violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article;
...
...
...
Article 15.- Violations of regulations on waste management, transportation and treatment
1. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of managing, transporting and treating wastes and environment pollutants in contravention of regulations on environmental protection.
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 1 of this Article which cause environmental pollution.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of managing, transporting and treating wastes which are hazardous or contain radioactive substances in contravention of regulations on environmental protection.
4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for act of failing to make dossiers for registration of generation of hazardous wastes in case where such dossiers and registration with provincial-level specialized environmental protection agencies are required.
5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for acts of improperly managing, transporting and treating hazardous wastes, thus causing environmental pollution.
6. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of managing, transporting and treating wastes which contain radioactive substances which contaminate the environment by radioactivity in excess of the permitted level.
7. Additional sanctioning forms and remedial measures:
a/ Deprivation of environment permits for between ninety and one hundred and eighty working days, for violations specified in Clause 2 of this Article;
...
...
...
b/ Forcible application of measures to remedy the environmental pollution caused by administrative violations specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article.
1. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of importing machines, equipment, means of transport, raw materials, fuels, materials or scraps at variance with the provisions of law on environmental protection;
2. A fine of between VND 25,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:
a/ Violating the provisions of Clause 1 of this Article, thus causing environmental pollution;
b/ Importing used machines, equipment or means of transport for dismantlement at variance with the provisions of law on environmental protection.
3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 35,000,000 shall be imposed for acts of transiting goods, equipment or means which may cause environmental pollution, depletion or incidents through the Vietnamese territory without permission and having not undergone environmental inspection by a state management agency in charge of environmental protection.
4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:
a/ Importing machines, equipment or means contaminated with radioactive substances, disease germs or other toxins which have not yet been cleaned up or cannot be cleansed;
...
...
...
c/ Importing compounds which may deplete the ozone layer according to the treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
5. Remedial measures:
a/ Forcible re-export or forcible destruction of machines, equipment, means of transport, raw materials, fuels, materials and scraps not up to environmental standard.
b/ Forcible application of measures to remedy the environmental pollution caused by violations specified in this Article.
Article 17.- Violations of regulations on biological safety
1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of researching, experimenting, producing, trading, using, importing, exporting, storing and transporting genetically modified organisms and products thereof without full satisfaction of conditions on biological safety and completion of procedures specified by law.
2. A fine of between VND 15,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:
a/ Failing to comply with regulations on management of biological safety for humans and organisms;
b/ Importing or transiting organisms not on the list of permitted organisms.
...
...
...
4. Additional sanctioning forms and remedial measures:
a/ Deprivation of environment permits for between 60 and 180 working days for violations specified in Clause 1 of this Article;
Indefinite deprivation of environment permits for violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article;
b/ Forcible destruction or forcible re-export;
c/ Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in Clause 3 of this Article.
Article 18.- Violations of regulations on nature conservation
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of causing bad environmental impacts in nature conservation zones, natural heritages, tourist resorts and sites.
2. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for acts of exploiting nature conservation zones at variance with regulations on environmental protection, causing environmental depletion.
3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for acts of exploiting national parks and natural heritages at variance with regulations on environmental protection, causing environmental depletion.
...
...
...
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
1. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:
a/ Failing to equip devices to prevent and combat oil leakages, fires, explosions or spillages according to regulations of competent state agencies;
b/ Failing to work out plans to prevent and combat oil leakages, fires, explosions or spillages according to regulations of competent state agencies.
2. A fine of between VND 25,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for acts of causing oil leakages, fires, explosions or spillages.
3. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 2 of this Article, causing environmental pollution.
4. Remedial measure:
Forcible remedying of the environmental pollution caused by acts of violation specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
...
...
...
1. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of using firecrackers.
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of acts of producing, transporting, trading in, storing and using inflammable or explosive substances at variance with the provisions of law on environmental protection.
3. A fine of between VND 6,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of producing, transporting, storing and using inflammable or explosive substances, thus causing environmental pollution.
4. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of using assorted explosives extracted from bombs, mines, grenades or other weapons to produce fireworks.
5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for acts of producing, trading in and transporting firecrackers.
6. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article which cause environmental incidents.
7. Additional sanctioning forms and remedial measures:
a/ Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations in the environmental domain;
b/ Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article.
...
...
...
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of burying or discharging into the soil environmental pollutants in contravention of the provisions of law on environmental protection.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 1 of this Article, which cause soil pollution.
3. A fine of between VND 25,000,000 and VND 35,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 2 of this Article in case pollutants contain hazardous wastes in excess of the permitted standards.
4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 2 of this Article in case pollutants contain radioactive substances which contaminate the environment by radioactivity in excess of the permitted level.
5. Remedial measure:
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
Article 22.- Violations of regulations on water environment pollution
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of discharging into the water environment pollutants in excess of the permitted standards.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 1 of this Article, which cause water pollution.
...
...
...
4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:
a/ Violating the provisions of Clause 2 of this Article in case pollutants contain radioactive substances which contaminate the environment by radioactivity in excess of the permitted level.
b/ Discharging into underground water sources toxic chemicals, hazardous substances, wastes or microorganisms which have not yet been tested and other agents hazardous to humans and organisms;
c/ Dumping wastes in the seas of the Socialist Republic of Vietnam.
5. Remedial measure:
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
Article 23.- Violation of regulations on air pollution
1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of causing air pollution.
2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 35,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 1 of this Article in case pollutants contain hazardous wastes which cause bad consequences to humans and nature.
...
...
...
4. Remedial measure:
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in this Article.
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on establishments which fail to strictly comply with regulations on environmentally safe distances from residential areas and nature conservation zones.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on the following production establishments or warehouses which are located in residential areas:
a/ Those which have inflammable or explosive substances ;
b/ Those which have radioactive substances or substances giving off strong radiation;
c/ Those which have substances hazardous to human and livestock health;
d/ Those which give off smell badly affecting human health;
...
...
...
f/ Newly built hospitals or medical establishments which treat infectious diseases.
3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of acts of violation specified in Clause 1, and Points d and f, Clause 2 of this Article which causes environmental pollution.
4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of acts of violation specified at Points a, b and c, Clause 2 of this Article which causes environmental pollution.
5. Additional sanctioning forms and remedial measures:
a/ Deprivation of environment permits for between sixty and one hundred eighty working days for violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;
Indefinite deprivation of environment permits for violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article;
b/ Forcible compliance with the provisions on environmentally safe distances from residential areas and nature conservation zones or forcible relocation of violating establishments from residential areas and nature conservation zones;
c/ Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in Clauses 3 and 4 of this Article.
...
...
...
a/ Failing to promptly report to the nearest state management agencies in charge of environment protection or other competent state agencies on environmental incidents upon detection thereof;
b/ Failing to apply measures under one’s own responsibility to promptly remedy environmental incidents;
c/ Failing to abide by or improperly abiding by orders on urgent mobilization of manpower, supplies and means for remedying environmental incidents.
2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for acts of causing environmental incidents.
3. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for acts of violation specified in Clause 2 of this Article without remedying environmental incidents.
4. Remedial measure:
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in this Article.
Article 26.- Violations of regulations on compulsory recovery of used products and packing materials
1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of failing to recover used products and packing materials in case the recovery of such products or packing materials is compulsory.
...
...
...
3. Remedial measure:
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in this Article.
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of obstructing the observation, collection, exchange, exploitation and use of environmental data and information already approved by competent state agencies.
2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:
a/ Failing to abide by regulations on processing of environmental data and information;
b/ Supplying environmental data and information ultra vires;
c/ Failing to make public environmental data and information.
3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of illegally accessing to the environmental data and information archival system.
...
...
...
5. A fine of between VND 3,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for acts of falsifying or deleting environmental data and information.
6. A fine of between VND 4,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of supplying untruthful computing data, investigation and survey conclusions to the agencies archiving environmental data and information.
7. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for acts of falsifying information which cause bad environmental impacts.
8. Remedial measure:
Forcible remedying of consequences caused by acts of violation specified in Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article.
1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of practicing environmental impact assessment consultancy or appraisal services at variance with practice licenses.
2. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:
a/ Practicing environmental impact assessment consultancy without permits of competent state agencies;
...
...
...
3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for acts of practicing environmental impact assessment appraisal services without permits of competent state agencies;.
Article 29.- Violations of regulations on assessment of the current environmental status
1. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of inaccurately reporting on the current environmental status to a state management agency in charge of environmental protection.
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of failing to report on the current environmental status according to the provisions of law on environmental protection.
3. Remedial measure:
Forcible reporting at the request of the state management agencies in charge of environmental protection.
1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of failing to pay deposits for environmental improvement or rehabilitation in activities of exploiting natural resources.
2. Remedial measure:
...
...
...
1. A fine of between VND 10,000,000 and VND VND 20,000,000 shall be imposed on organizations or individuals that conduct activities which are likely to cause heavy damage to the environment but fail to purchase insurance for liability to pay compensations for environmental damage.
2. Remedial measure:
Forcible purchase of insurance for liability to pay compensations for environmental damage.
Article 32.- Acts of obstructing the state management of environmental protection
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of obstructing the investigation, study, control and assessment of the current environmental status.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for acts of obstructing the inspection and examination of environmental protection conducted by competent persons or state management agencies.
3. Remedial measure:
Forcible compliance with requests of state management agencies in charge of environmental protection.
...
...
...
SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES
1. Commune/ward/township People’s Committee presidents are competent:
a/ To impose caution;
b/ To impose fines of up to VND 500,000;
c/ To confiscate material evidence and means valued at up to VND 500,000 used for commission of administrative violations in the environmental domain;
d/ To force the application of measures to remedy environmental pollution or depletion caused by acts of violation;
e/ To force the destruction of polluting goods and articles.
2. Presidents of People’s Committees of rural districts, urban districts, towns or provincial cities are competent:
...
...
...
b/ To impose fines of up to VND 20,000,000;
c/ To confiscate material evidence and means used for commission of administrative violations in the environmental domain;
d/ To force the application of measures to remedy environmental pollution caused by acts of violation;
e/ To force the destruction of polluting goods and articles.
3. Provincial/municipal People’s Committee presidents are competent:
a/ To impose caution;
b/ To impose fines of up to VND 70,000,000;
c/ To deprive of the right to use environment permits granted by provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment;
d/ To confiscate material evidence and means used for commission of administrative violations in the environmental domain;
...
...
...
f/ To force the taking out of the Vietnamese territory or the re-export of polluting goods and articles which have been brought into the country;
g/ To force the application of measures to remedy environmental pollution or depletion caused by acts of violation.
1. Specialized natural resources and environment inspectors of provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment and of the Ministry of Natural Resources and Environment who are on official duty are competent:
a/ To impose caution;
b/ To impose fines of up to VND 200,000;
c/ To confiscate material evidence and means valued at up to VND 2,000,000 used for commission of administrative violations in the environmental domain;
d/ To force the destruction of polluting goods and articles;
e/ To force the application of measures to remedy environmental pollution or depletion caused by acts of violation.
...
...
...
a/ To impose caution;
b/ To impose fines of up to VND 20,000,000;
c/ To deprive of the right to use environment permits under their authority;
d/ To confiscate material evidence and means used for commission of administrative violations in the environmental domain;
e/ To force the destruction of polluting goods and articles;
f/ To force the application of measures to remedy environmental pollution or depletion caused by acts of violation.
3. The chief inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment is competent:
a/ To impose caution;
b/ To impose fines of up to VND 70,000,000;
...
...
...
d/ To confiscate material evidence and means used for commission of administrative violations in the environmental domain;
e/ To force the destruction of polluting goods and articles;
f/ To force the taking out of the Vietnamese territory or the re-export of polluting goods and articles which have been brought into the country;
g/ To force the application of measures to redress the environmental pollution or degradation caused by acts of violation.
In addition to the persons with sanctioning competence defined in Articles 33 and 34 of this Decree, persons having sanctioning competence under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, upon detecting acts of administrative violation specified in this Decree which fall within their respective fields and geographical areas of management, may sanction them in strict compliance with the provisions of law on handling of administrative violations.
Article 36.- Procedures for sanctioning administrative violations
1. Upon detecting acts of administrative violation in the domain of environmental protection, persons having sanctioning competence must order the immediate stoppage of such acts of violation and concurrently make written records on acts of violation, except for case of sanctioning according to simple procedures. Such a written record shall be made according to a form set by law and sanctioning shall be conducted according to the vested competence. In case an act of violation does not fall under the sanctioning competence of the written record maker, such written record must be sent to the person competent to sanction it.
2. The administrative violation-sanctioning order and procedures shall be as follows:
...
...
...
A sanctioning decision must clearly state the day, month and year of issuance; the full name and address of the violator or the name and address of the violating organization; act of violation; place where the violation is committed; the full name and position of the decision issuer; the applicable clauses and articles of relevant legal documents. One copy of such a decision must be handed to the sanctioned individual or organization.
In case of fines, a decision must clearly state the fine amount; the violating individual or the representative of the violating organization may pay the fine on spot to the person with sanctioning competence; in case of on-spot fine payment, a fine receipt shall be issued.
b/ For administrative violations subject to a fine of over VND 100,000, persons with sanctioning competence must make written records on administrative violations. An administrative violation written record must clearly state the date and place of making the record; the full name and position of the record maker; the full name, address and occupation of the violator or the name and address of the violating organization; the act of violation, measures to prevent administrative violation and ensure the sanctioning (if any); the conditions of temporarily seized goods and/or articles; statements of the violator or the representative of the violating organization; in case of presence of witnesses, victims or representatives of damaged organizations, full names and addresses of victims must be indicated.
3. Fined organizations and individuals must pay fine amounts at the State Treasuries stated in sanctioning decisions and shall be given fine receipts.
In remote or far-flung areas, on a river or the sea, in areas difficult to access or after working hours, the administratively sanctioned individuals and organizations may pay fine amounts to competent sanctioning persons. Competent sanctioning persons shall have to collect fine amounts on spot and remit them into the State Treasuries as defined in Clause 3, Article 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. Sanctioned persons may refuse to pay fine amounts if no fine receipts are given to them.
4. When confiscating polluting goods and/or articles, persons with sanctioning competence must make written records thereon, clearly stating the names, quantities, conditions and quality of the confiscated goods and/or articles, which shall be signed by confiscators, sanctioned persons or representatives of sanctioned organizations and witnesses. In case of necessity to seal off polluting goods and/or articles, such must be conducted in the presence of sanctioned persons or representatives of sanctioned organizations and witnesses.
5. Sanctioned individuals and organizations must abide by sanctioning decisions within 10 days after such sanctioning decisions are handed to them. Past the above-said time limit, if sanctioned individuals and organizations fail to voluntarily abide by sanctioning decisions, they shall be coerced to do so according to the provisions of Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government’s Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18, 2005, providing procedures for application of measures to coerce compliance with administrative violation sanctioning decisions.
6. Individuals getting fined VND 500,000 or more may postpone the payment of fines in cases where they meet with particular financial difficulties. The procedures and time limit for postponement of payment of fines shall comply with the provisions of Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 37.- Deprivation of the right to use permits
...
...
...
Upon deciding to deprive of the right to use permits, competent persons must make written records thereon, clearly stating reasons for the deprivation of the right to use permits according to the provisions of Article 59 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, and concurrently force the stoppage of violations.
The deprivation of the right to use permits shall be effected only after the written decisions are issued by the competent persons defined in Clause 3, Article 33; Clauses 2 and 3, Article 34 of this Decree. Such decisions must be sent to the sanctioned individuals and organizations, and concurrently notified to agencies which have granted such permits.
Competent persons defined in Clauses 1, 2, 3 of Article 33 of this Decree may propose the environment permit- granting agencies to withdraw such permits.
2. Definite deprivation of the right to use permits shall be applied to first-time violations which can be remedied. Upon the expiry of the duration stated in sanctioning decisions, persons with sanctioning competence must return permits to organizations or individuals that are entitled to use such permits.
3. Indefinite deprivation of the right to use permits shall apply to the following cases:
a/ Permits have been granted ultra vires;
b/ Permits have contents contrary to regulations on environmental protection;
c/ The violation of regulations on environmental protection is so serious that violators’ continued operations cannot be permitted.
Article 38.- Provisions on application of other administrative measures
...
...
...
2. Individuals and organizations subject to the application of remedial measures must execute such sanctioning forms within 10 days after receiving sanctioning decisions, except otherwise provided for by law. In case of failure to execute them, they shall be forced to do so within the set time limit. Expenses for the forced execution shall be paid by individuals or organizations forced to execute them.
3. Where material evidence and/or means used in environment protection-related administrative violations must be confiscated or destroyed, written records thereon must be made and signed by sanctioning decision makers, sanctioned persons and witnesses, and material evidence of administrative violations shall be handled strictly according to the provisions of Articles 60 and 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, HANDLING OF VIOLATIONS
Article 39.- Complaints and denunciations
1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the domain of environmental protection or their lawful representatives may complain about sanctioning decisions of competent persons.
Citizens may denounce to competent state agencies illegal acts concerning administrative sanction in the domain of environmental protection.
2. The procedures for lodging complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations shall comply with the provisions in Articles 118 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. The initiation of lawsuits against decisions on sanctioning of administrative violations, decisions on application of measures to prevent administrative violations in the domain of environmental protection and ensure the sanctioning thereof shall comply with the provisions of law on procedures for settlement of administrative cases.
...
...
...
Persons competent to sanction administrative violations in the domain of environmental protection, who harass for bribes, tolerate or cover up violators, fail to sanction, or sanction inappropriately or unpromptly, or sanction beyond their competence, shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage to the State, citizens or organizations, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.
Article 41.- Handling of violations committed by persons sanctioned for administrative violations
Persons who are sanctioned for administrative violations in the domain of environmental protection, if committing acts of resisting officials on duty, delaying or shirking the execution of the sanction or committing other acts of violation, shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled for administrative violations or examined for penal liability. If damage is caused, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.
Article 42.- Solution of existing problems
Production, business or service establishments which had commenced their operation before the effective date of the 2005 Law on Environmental Protection and have already made registration of conformity with environmental standards certified by competent state agencies but commit acts of violating the provisions of the Law on Environmental Protection and this Decree shall be sanctioned like production or service establishments subject to compulsory registration of environmental protection commitments.
Article 43.- Implementation effect
This Decree shall take effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”
...
...
...
Article 44.- Guidance and implementation responsibilities
The Minister of Natural Resources and Environment shall, within the ambit of his/her functions, tasks and powers, have to guide and organize the implementation of this Decree.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị định 81/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 81/2006/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/08/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 81/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Chưa có Video