Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 52/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 52/2001/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 70 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 và các Điều 277 và 279 của Bộ Luật Tố tụng hình sự ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội (sau đây viết gọn là biện pháp giáo dưỡng) được quy định trong Bộ Luật Hình sự, là biện pháp do Toà án quyết định, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng.

2. Người được đưa vào trường giáo dưỡng phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục của nhà trường và phải học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng. Người đang chấp hành biện pháp giáo dưỡng được gọi là học sinh trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là học sinh).

3. Thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng từ một năm đến hai năm, được tính từ ngày người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng được tiếp nhận vào trường giáo dưỡng.

Điều 2.

1. Nơi chấp hành biện pháp giáo dưỡng là các trường giáo dưỡng được tổ chức theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học sinh phù hợp với lứa tuổi, nhằm giúp họ học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có khả năng hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng.

Điều 3. Việc thi hành biện pháp giáo dưỡng phải bảo đảm đúng đối tượng và theo quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và Nghị định này.

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của học sinh.

Chương 2:

THỦ TỤC THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DƯỠNG

Điều 4.

1. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm :

a) Triển khai kế hoạch phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan, chính quyền địa phương và gia đình người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng để quản lý, giám sát họ chặt chẽ;

b) Tổ chức thi hành quyết định của Toà án.

2. Trường hợp người đã có quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng mà bỏ trốn thì Công an cấp huyện nơi người đó cư trú phải ra quyết định tổ chức truy tìm và đưa người đó vào trường.

3. Khi phát hiện người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng bỏ trốn đang bị truy tìm, mọi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Khi tiếp nhận, lưu giữ người đó, cơ quan Công an phải lập biên bản và đưa ngay họ vào trường giáo dưỡng.

Điều 5. Hồ sơ đưa người vào trường giáo dưỡng gồm :

Lý lịch cá nhân;

Danh bản, chỉ bản;

Phiếu khám sức khoẻ;

Quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án;

Văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền chỉ định trường giáo dưỡng có trách nhiệm thi hành quyết định của Toà án;

Các tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người được đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).

Điều 6.

1. Người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng có thể được tạm hoãn thi hành biện pháp này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :

a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên chứng nhận;

b) Có lý do chính đáng khác cản trở việc thi hành biện pháp giáo dưỡng được Trưởng Công an cấp huyện xác nhận.

2. Việc tạm hoãn thi hành biện pháp giáo dưỡng chỉ được thực hiện khi có quyết định của Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng.

3. Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng về trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp người được tạm hoãn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng không còn lý do để tạm hoãn, để Toà án xem xét, quyết định việc tạm hoãn hoặc tiếp tục thi hành biện pháp giáo dưỡng.

Điều 7.

1. Người trực tiếp nhận người được đưa vào trường giáo dưỡng, phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và lập biên bản giao nhận.

2. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm lập hồ sơ cá nhân học sinh để theo dõi quá trình chấp hành biện pháp giáo dưỡng của họ; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm phải báo cáo cơ quan quản lý trường giáo dưỡng của Bộ Công an về tình hình quản lý, giáo dục học sinh.

Điều 8. Trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh, Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng, Công an cấp huyện và cấp xã nơi người đó đã cư trú.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 9.

1. Học sinh phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục, phân công lao động của cán bộ, giáo viên nhà trường và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường.

2. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất và mức độ phạm tội, trường bố trí học sinh thành các đội, lớp. Mỗi đội, lớp phải có cán bộ, giáo viên của trường trực tiếp phụ trách.

Điều 10. Nếu học sinh bỏ trốn, Hiệu trưởng phải huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên truy tìm ngay và thông báo bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi trường đóng tổ chức truy tìm. Khi truy tìm, nếu phát hiện phải lưu giữ học sinh đó, Công an cấp huyện phải lập biên bản và báo cho trường biết; khi nhận được thông báo, trường có trách nhiệm đến nhận học sinh. Thời gian học sinh bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.

Điều 11.

1. Việc trích xuất học sinh đưa đi phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền theo yêu cầu của cơ quan đang thụ lý vụ án. Lệnh trích xuất, thủ tục trích xuất thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Cơ quan yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa và trả học sinh trích xuất đến trường đúng thời hạn đã ghi trong lệnh trích xuất; khi giao nhận học sinh phải lập biên bản. Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.

Điều 12. Thời gian học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học thì việc học văn hoá là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập, lao động phù hợp.

Kinh phí hàng tháng cho mỗi học sinh mua sách vở, đồ dùng học tập do ngân sách nhà nước cấp được thực hiện theo quy định hiện hành đối với học sinh bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều 13.

1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi (học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi...) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chứng chỉ học văn hoá, học nghề do trường cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông, trường dạy nghề.

Điều 14.

1. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Không được sử dụng học sinh làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

3. Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian học tập trên lớp và lao động không quá 7 giờ trong một ngày và không quá 35 giờ trong tuần. Chỉ được sử dụng học sinh làm thêm giờ hoặc làm ban đêm trong những trường hợp thật cần thiết và theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Học sinh được nghỉ ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước.

5. Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của họ.

Điều 15. Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.

Điều 16. Căn cứ vào giới tính, lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ phạm tội của học sinh, trường sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các buồng tập thể. Buồng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích nơi ở tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 m2.

Điều 17. Học sinh được bố trí giường hoặc bệ nằm có chiếu trải và được phép sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân của mình (trừ những đồ vật bị cấm sử dụng trong trường giáo dưỡng), nếu thiếu thì trường cho mượn hoặc cấp.

Đồ dùng học sinh được trường cho mượn hoặc cấp được áp dụng theo quy định hiện hành như học sinh bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều 18.

1. Tiêu chuẩn ăn, chất đốt (kể cả trong những ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước), chữa bệnh cho mỗi học sinh do ngân sách nhà nước cấp, như tiêu chuẩn của mỗi học sinh bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.

2. Chế độ ăn, nghỉ đối với học sinh ốm đau, bệnh tật, thương tích do y, bác sĩ chỉ định.

Điều 19. Học sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được điều trị tại cơ sở y tế của trường; trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tích nặng vượt quá khả năng điều trị của trường thì Hiệu trưởng quyết định đưa họ đến điều trị tại cơ sở y tế bên ngoài. Kinh phí khám và chữa trị do trường chi trả.

Điều 20.

1. Trường hợp học sinh bị chết, Hiệu trưởng phải báo ngay cho Viện Kiểm sát nhân dân, Công an cấp huyện nơi trường đóng đến lập biên bản và xác định nguyên nhân chết, có học sinh của trường chứng kiến. Trường có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân của người chết biết.

Sau khi được Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát thống nhất cho phép mai táng thì trường có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp theo chế độ hiện hành. Trường hợp thân nhân của người chết đề nghị tự tổ chức mai táng thì nhà trường giao cho họ. Việc tổ chức mai táng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đúng quy định của pháp luật và phù hợp phong tục tập quán.

2. Trường hợp học sinh bị tai nạn, Hiệu trưởng phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp học sinh bị tai nạn.

Điều 21.

1. Học sinh được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp.

2. Học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm). Trường có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi gửi hoặc nhận. Nếu học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi vào bộ phận lưu ký và sử dụng theo quy định của trường.

3. Chế độ thăm, gặp, nhận quà, nhận và gửi thư quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 22. Học sinh đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng và thực sự ăn năn hối lỗi, nhận rõ việc làm sai trái của bản thân, tích cực học tập, lao động, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường thì Hiệu trưởng có thể đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi trường đóng quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này cho học sinh đó.

Điều 23.

1. Chậm nhất là 15 ngày trước khi học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng, ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường.

2. Khi học sinh hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng, Hiệu trưởng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho họ và gửi bản sao cho Toà án đã ra quyết định, Công an cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

3. Học sinh khi ra trường có trách nhiệm trả lại chăn, màn và những đồ dùng được trường cho mượn; được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề (nếu có), tiền ăn đường và tiền tàu xe. Trường hợp hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng mà học sinh vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp giáo dục, quản lý tiếp theo gửi Toà án nơi đã ra quyết định và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

4. Đối với học sinh đã chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng mà không rõ cha mẹ, nơi cư trú thì trường có trách nhiệm liên hệ với Toà án đã ra quyết định và ủy ban nhân dân cùng cấp với Toà án để đề nghị có biện pháp giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập phù hợp để ổn định cuộc sống cho họ.

5. Đối với học sinh dưới 15 tuổi hoặc bị ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón, thì trường có trách nhiệm cử cán bộ, giáo viên đưa về gia đình hoặc giao ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Điều 24.

1. Học sinh có tiến bộ rõ rệt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường hoặc lập công, thì được Hiệu trưởng xem xét, quyết định khen thưởng bằng các hình thức sau :

a) Biểu dương;

b) Cho đi tham quan do trường tổ chức;

c) Thưởng tiền hoặc hiện vật;

d) Đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.

2. Học sinh không chịu học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường, thì Hiệu trưởng tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà quyết định kỷ luật bằng một trong các hình thức sau :

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Giáo dục tại buồng kỷ luật 5 ngày.

Học sinh bị đưa vào buồng kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước toàn trường.

3. Quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật đối với học sinh phải thể hiện bằng văn bản do Hiệu trưởng ký và lưu vào hồ sơ theo quy định.

4. Nếu học sinh vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra trường, học sinh đã chấp hành biện pháp giáo dưỡng phải trình báo ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cùng cấp nơi mình cư trú.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DƯỠNG

Điều 26. Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành biện pháp giáo dưỡng.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức lực lượng thi hành biện pháp giáo dưỡng.

3. Chủ trì, phối hợp với Toà án, Viện Kiểm sát, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương trong việc thi hành biện pháp giáo dưỡng.

4. Thống kê về thi hành biện pháp giáo dưỡng.

5. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thi hành biện pháp giáo dưỡng.

Điều 27. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc phòng bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp dập tắt dịch bệnh; tổ chức cứu chữa trong trường hợp ngộ độc hàng loạt hoặc trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tích vượt quá khả năng điều trị của trường.

Điều 28. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục của trường; đào tạo, huấn luyện hoặc hỗ trợ giáo viên cho trường; tạo điều kiện cho học sinh ra trường tiếp tục được học tập tại địa phương.

Điều 29. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức dạy nghề trong trường và giới thiệu việc làm cho học sinh khi ra trường.

Điều 30.

1. Kinh phí để tổ chức thi hành biện pháp giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp. Việc sử dụng kinh phí phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc thi hành biện pháp giáo dưỡng theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho việc thi hành biện pháp giáo dưỡng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an gửi Bộ Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Trường được tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Uỷ ban nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.

Điều 31. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đất, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường đóng tại địa phương mình trong quá trình hoạt động; hướng dẫn, chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức quản lý, tạo điều kiện cho học sinh đã ra trường tiếp tục học tập hoặc tìm việc làm, giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Người nào vi phạm các quy định pháp luật về thi hành biện pháp giáo dưỡng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 33.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.

Điều 34. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 52/2001/ND-CP

Hanoi, August 23, 2001

 

DECREE

GUIDING THE EXECUTION OF JUDICIAL MEASURE OF SENDING TO REFORMATORY SCHOOLS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
In order to execute the judicial measures of sending to reformatory schools as provided for in Article 70 of the 1999 Penal Code and Articles 277 and 279 of the June 9, 2000 Criminal Procedures Code;
At the proposals of the Minister of Public Security and the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Persons sent to reformatory schools must be subject to the supervision, management and education by the schools, and must study, temper themselves, labor and live under the management and guidance of reformatories officials and teachers. Those who are serving reformatory measure are called reformatory school pupils (hereinafter called pupils for short).

3. The reformatory measure- serving duration lasts for one to two years calculating from the date the persons subject to reformatory measures are admitted into the reformatory schools.

Article 2.-

1. Places where the reformatory measure is executed are the reformatory schools organized under the law provisions on handling administrative violations.

2. The reformatory schools are tasked to manage, provide moral, law and general education, job training as well as vocational guidance and organize labor for pupils, suitable to their age groups in order to help them study, temper themselves and healthily develop physically, morally and intellectually to become honest persons useful to the society and capable of integrating themselves into communities after completely serving the reformatory measure.

Article 3.- The reformatory measure must be applied to the right subjects and in compliance with the provisions of the Penal Code, the Criminal Procedure Code and this Decree.

All acts of infringing upon the lives, health, honor, dignity and property of pupils are strictly forbidden.

Chapter II

PROCEDURES FOR EXECUTION OF REFORMATORY MEASURE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Right after receiving the courts decision on the execution of reformatory measure, the police offices of the same level have the responsibility to:

a) Deploy the plan of coordination with concerned agencies and organizations, local administrations and the families of persons subject to the reformatory measure for strict management and supervision over them;

b) Organize the execution of the courts decisions.

2. Where a person against whom a decision on the application of reformatory measure was issued has escaped, the district-level police office of the locality where such person resides must issue a decision to organize the hunt for such person and send him/her to a reformatory school.

3. When detecting that persons who have to serve the reformatory measure have escaped and are being hunted for, all individuals, families, agencies and organizations shall have to report such to the police offices or the nearest administrations. When receiving and putting such persons in custody, the police offices must make records thereon and immediately send them to reformatory schools.

Article 5.- Dossiers on sending people to reformatories shall include:

- Curriculum vitae;

- Name identification, personal identity;

- Health examination paper;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Competent police office’s document designating the reformatory school to execute the court’s decision;

- Other materials relating to the personal identity of the person sent to the reformatory school (if any).

Article 6.-

1. Persons subject to reformatory measure may temporarily postpone the execution of this measure if falling into one of the following cases:

a) They are being seriously ill and under emergency care or they cannot move on their own due to other health reasons, which is certified by medical bodies or hospitals of the district or higher level;

b) Their execution of reformatory measure is obstructed by other plausible reasons, which is certified by the chief of the district-level police office.

2. The postponement of the execution of the reformatory measure may be effected only when there is a decision of the court which has issued the decision to enforce the reformatory measure.

3. The district-level police office shall have to notify in writing the court which has issued the decision to enforce the reformatory measure of cases where the persons subject to reformatory measure fall under categories prescribed in Clause 1 of this Article or cases where the persons who have postponed their serving of the reformatory measure have no more reasons for further postponement, for the court to consider and decide whether to postpone or continue the enforcement of reformatory measure.

Article 7.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The reformatory schools shall have to compile the personal files of pupils to follow the process of their serving of the reformatory measure; and quarterly, bi-annually and annually report to then body managing the reformatory schools of the Ministry of Public Security on the situation of management and education of pupils.

Article 8.- Within 7 days as from the date of receiving pupils, the headmasters of the reformatory schools must notify such to their parents or lawful representatives, the courts which have issued decisions to enforce the reformatory measure and the police offices of the districts and communes where such persons resided.

Chapter III

REGIMES FOR REFORMATORY SCHOOL PUPILS

Article 9.-

1. The pupils must submit to the supervision, management, education and labor assignment by the schools officials and teachers, and strictly abide by the schools internal regulations.

2. Depending on the pupils age groups, gender, educational level as well as the nature and seriousness of their violations, the schools shall arrange pupils into teams, classes. Each team or each class must be directly managed by official(s) or teacher(s) of the schools.

Article 10.- If pupils escape, the headmasters must mobilize officials, teachers and employees to immediately search for them and notify such in writing to the police offices of the districts where the schools are located for organizing the search. If escapees are found in the search, they must be detained and the district-level police offices shall have to make records thereof and notify such to the schools; upon the receipt of the notices, the schools shall have to come and receive such pupils. The duration of escape by pupils must not be calculated into the reformatory measure- serving duration.

Article 11.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The agencies which request the enucleation shall have to take the enucleated pupils and return them to schools on schedule as inscribed in the enucleation order; upon the hand-over and receipt of pupils, records thereon must be made. The enucleation duration shall be calculated into the reformatory measure- serving duration.

Article 12.- While in reformatory schools, the pupils shall be given the general education, vocational guidance education, job training according to the programs of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

For pupils who have not yet reached the level of primary education, their general education study is compulsory. For other pupils, they shall be organized for appropriate study and labor, depending on the capability and practical conditions.

The monthly funding for each pupil to buy books, notebooks, learning aids shall be provided by the State budget under the current regulations on pupils subject to administrative violation- handling measure by being sent to reformatory schools.

Article 13.-

1. The reformatory schools shall have the responsibility to organize the inspection, evaluation and ranking of pupils and organize examinations (semester-end, school year- end, level-promotion examinations and outstanding pupil- selecting examinations) according to the regulations of the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Marks, school reports, dossiers and forms related to the pupils study must follow the forms set by the Ministry of Education and Training.

3. Certificates of general education study, job-learning, granted to pupils by the schools shall be valid like the certificates granted by general education schools or vocational training schools.

Article 14.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. It is forbidden to use pupils for heavy, dangerous and/or hazardous jobs on the lists promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Health Ministry.

3. The pupils working time must not be more than their study time. Their class time and working time must not exceed 7 hours a day and not exceed 35 hours a week. Pupils shall only be used for extra-hour work or night-time work in really necessary cases and in accordance with the law provisions on labor.

4. The pupils shall be off on public holidays, New Year holidays according to the States regulations.

5. The fruits of pupils labor shall be used to improve their life, activities and study.

Article 15.- Beyond the time for their general education, job-learning, labor, the pupils may take part in cultural, art, physical training and sport activities, read newspapers and books, watch television and in other entertainment and recreation activities organized by the schools.

Article 16.- Depending on their genders, age groups, personal records, the nature and seriousness of their violations, the schools shall arrange appropriate places of their accommodation and activities in collective rooms. The sleeping rooms must be cool and airy in summer, warm in winter, and environmentally hygienic. The minimum housing space for each pupil shall be 2.5 m2.

Article 17.- The pupils sleep on beds or platforms covered with mats and are allowed to use their personal daily-life things (excluding objects banned from use in reformatory schools); if they have not enough such things, they shall be lent or provided by schools.

Pupils daily-life implements shall be lent or supplied by schools according to the current regulations applicable to pupils subject to administrative violation-handling measure of sending to reformatory schools.

Article 18.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The food and rest regimes for sick, diseased, injured pupils shall be prescribed by doctors or assistant-doctors.

Article 19.- Sick, diseased and injured pupils shall be treated at the schools’ medical stations; for cases of serious ailment, diseases and/or injuries, which are beyond the schools’ treatment capability, the headmasters shall decide to send them to outside medical establishments for treatment. The expenses for medical examination and treatment shall be paid by the schools.

Article 20.-

1. Where a pupil dies, the headmaster must immediately report such to the district-level People’s Procurary and police office in the locality where the school is located so that they come to make the record thereon and determine the cause(s) of his/her death, to the witness of the schools’ pupils. The school has the responsibility to immediately notify the deceased’s relatives thereof.

After the investigating body and the Procurary agree to permit the burial, the school shall have to organize the burial. The funding for burial shall be supplied by the State budget according to the current regime. Where the deceased’s relatives request to organize the burial by themselves, the school shall let them do so. The burial must ensure environmental hygiene, the compliance with law provisions and the conformity with customs and practices.

2. Where pupils get accidents, the headmasters must carry out necessary procedures to settle the accident allowance regime. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security in guiding the implementation of the regime of allowance for pupils hit by accidents.

Article 21.-

1. The pupils may meet their relatives at the schools’ reception places and must abide by the regulations on visits and meetings.

2. The pupils may send and receive mails, presents (except liquor, beer, cigarettes and other stimulant substances, banned objects and cultural products). The schools have the responsibility to check the mails and presents before they are sent or received. If pupils possess money or valuable papers, they must deposit them at the custody sections and use them according to the schools’ regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Those pupils who have served half of their reformatory duration and shown their repentance, realized their wrong doings, actively studied, labored and reformed themselves and well observed the schools’ internal regulations, the headmasters may propose the district-level courts of the localities where the schools are located to terminate the duration of serving this measure for such pupils.

Article 23.-

1. Within 15 days before pupils finish their reformatory measure- serving duration, the headmasters of the reformatory schools shall have to notify the courts which have issued decisions on enforcement of the reformatory measure, the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside as well as their relatives of the dates of their release from the schools.

2. When pupils finish their reformatory measure-serving duration, the headmasters shall have to grant them the certificates and send the copies thereof to the courts which have issued the decisions thereon, the district-level police office and the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside.

3. Upon their release from schools, the pupils shall have to return blankets, mosquito nets and things lent by the schools; receive back their money and objects deposited at the custody sections, receive certificates of general education study, job-learning (if any), money for their journey home including food and travel fares. Where pupils fail to make real progress when they have finished their reformatory measure-serving duration, the headmasters must make separate written remarks and propose follow-up educational and management measures and send them to the courts which have issued decisions and the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside.

4. For pupils who have completely served their reformatory measure and have their parents and residence places unidentified, the schools shall have to contact the courts which have issued decisions and the People’s Committees of the same level and ask for their measures to assist, arrange residence places and provide appropriate jobs and study for them to stabilize their lives.

5. For pupils aged under 15 years or sick, diseased pupils who have no relatives to come and receive them upon their release, the schools shall have to appoint officials or teachers to take them to their families or hand them to the commune-level People’s Committees of the localities where they reside.

Article 24.-

1. Those pupils who make marked progress, scrupulously observe laws and the schools’ internal regulations or record merits, shall be considered and commended and rewarded by headmasters in the following forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Sightseeing organized by schools;

c) Reward in cash or in kind;

d) Being recommended to the competent courts for consideration and decision on the termination of the reformatory measure- serving duration.

2. Those pupils who decline to study, labor or commit other acts of violating the schools internal regulations, the headmasters shall, depending on the nature and seriousness of their violations, decide to discipline them in one of the following forms:

a) Reprimand;

b) Warning;

c) Education at disciplinary chambers for 5 days.

Those pupils put into disciplinary chambers must write self-criticism reports and read them before the entire school.

3. The decisions on commendation or discipline of pupils must be made in writing, signed by the headmasters and kept in files according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Within 10 days as from the date of their release from schools, the pupils who have completely served the reformatory measure must present themselves to the commune-level People’s Committees and police offices of the localities where they reside.

Chapter IV

RESPONSIBILITY OF AGENCIES IN THE ENFORCEMENT OF REFORMATORY MEASURE

Article 26.- The Ministry of Public Security shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibility:

1. To promulgate legal documents on enforcement of reformatory measure.

2. To direct, guide and organize a force for the enforcement of reformatory measure.

3. To assume the prime responsibility and coordinate with the courts, the People’s Procuraries, the ministries, branches and People’s Committees of localities in enforcing the reformatory measure.

4. To make statistics on enforcement of reformatory measure.

5. To examine, inspect and settle complaints and denunciations about the enforcement of reformatory measure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- The Ministry of Education and Training shall have to coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in defining the educational programs of the schools; train, foster or support teachers of the schools; create conditions for pupils to continue their study in localities when they are released from schools.

Article 29.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to support and guide the organization of job-training in schools and recommend jobs to pupils after their release from schools.

Article 30.-

1. The funding for organizing the enforcement of reformatory measure shall be supplied by the State budget. The use of such funding must comply with the current law provisions.

The Finance Ministry shall have to ensure funding for the enforcement of reformatory measure according to assigned plans in the annual budget estimate of the Ministry of Public Security.

The Ministry of Public Security shall elaborate annual budget expenditure estimates for the enforcement of reformatory measure, incorporate them into the annual budget estimates of the Ministry of Public Security and send them to the Finance Ministry for consideration and submission to the competent authorities for decision.

2. The schools may receive the material assistance of the local People’s Committees, domestic agencies, organizations and individuals as well as foreign individuals and organizations for organizing the general education, vocational guidance education and job teaching, the procurement of learning and daily-life implements for the pupils.

Article 31.- The provincial-level People’s Committees shall have to allot land, provide material support and create favorable conditions for the schools in their respective localities in the process of the latter’s operations; guide and direct the district- and commune-level People’s Committees as well as functional bodies of their localities to manage and create conditions for pupils who have been released from the schools to continue their study or to find jobs, helping them to integrate into the communities.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Those who violate the law provisions on the enforcement of reformatory measure shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor.

Article 33.-

1. This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous regulations contrary to this Decree are all now annulled.

2. The Ministry of Public Security shall have to inspect and urge the implementation of this Decree.

Article 34.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the concerned agencies shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



;

Nghị định 52/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Số hiệu: 52/2001/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 23/08/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 52/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…