CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 1995 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA
CHÍNH PHỦ SỐ 49-CP NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 1995 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH
CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 01 tháng 12 năm 1991;
Căn cứ Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 1989
và Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày
6 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao
thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP của Chính phủ ngày 29 tháng 5
năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bộ trưởng
Bộ Tư pháp;
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Uỷ ban nhân dân các cấp, cảnh sát nhân dân và Thanh tra giao thông tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá, nhân tổ chức có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Mọi hành vi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị phải được phát hiện kịp thời; phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định; tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại vật chất thì phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ xử lý phạt một lần.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
5. Việc xử phạt hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Điều 2. Mức tiền phạt khi xử phạt hành chính mà có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng:
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính mà có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm xuống quá một nửa mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm đã được quy định tại Nghị định này.
2. Khi xử phạt vi phạm hành chính mà có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn nhưng mức tiền phạt tối đa không được vượt quá hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm đã được quy định tại Nghị định này.
3. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
1. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải xử phạt đúng người, đúng vi phạm, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, kiến nghị ngay với các cơ quan hữu quan thực hiện ngay những biện pháp cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức xử phạt quá quyền hạn quy định thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Phơi rơm rạ, nông sản, thực phẩm và các thứ khác trên đường bộ;
c. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được phép trong khu vực bến tàu, bến xe, nhà chờ.
2. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hình vi sau đây:
a. Dựng cổng chào, đặt, treo biển quảng cáo hoặc các vật che chắn khác trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
b. Để vật liệu xây dựng hoặc bất cứ vật gì khác trên đường bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông.
3. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý di chuyển mốc chỉ giới của đường giao thông.
4. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp, tháo dỡ, làm hư hỏng cấu kiện, phụ kiện ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi quy định tại Điều này còn buộc phải thực hiện ngay:
a. Vi phạm điểm a khoản 1, thì phải nhổ bỏ cây trồng;
b. Vi phạm điểm a khoản 2 thì phải dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép;
c. Vi phạm điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 thì phải thu dọn rơm rạ, công sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác đã để trên đường giao thông.
d. Vi phạm khoản 3, khoản 4 thì phải khôi phục trạng thái ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra.
1. Phạt tiền 1.000.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Không phục hồi nguyên trạng công trình giao thông, không thông báo bằng văn bản cho cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ sau khi đã hoàn thành công trình.
2. Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không cắm hoặc cắm không đủ theo quy định của các biển báo hiệu, cọc tiêu di động; không đặt rào chắn, không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đường phải đình chỉ giao thông.
b. Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp hướng dẫn giao thông, ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện công trình giao thông đường bộ bị hư hỏng đe doạ an toàn giao thông;
c. Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp phải vừa làm vừa cho xe đi; hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công;
d. Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện và các vật liệu khác khi thi công xong.
đ. Để vật liệu, đất, đá phương tiện thi công, xe máy ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông.
3. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với cơ quan trực tiếp quản lý công trình giao thông khi có một trong các hành vi sau đây:
a. Không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các đèo, dốc và các đoạn đường nguy hiểm;
b. Không tổ chức hướng dẫn giao thông và đình chỉ giao thông theo quy định giao thông trong mùa mưa lũ, bão lụt hoặc có sự cố khác gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
c. Sử dụng phương tiện, máy chuyên dùng không đủ tiêu chuẩn an toàn để thi công.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm tại Điều này phải thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo am toàn giao thông theo quy định.
Tuỳ theo mức độ vi phạm, người phụ trách đơn vị thi công của Nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý công trình giao thông còn bị xử lý kỷ luật, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông.
b. Đặt các loại ống trên mặt đường giao thông.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Khoan, đào, xẻ đường giao thông trái phép;
b. Không phục hồi lại những đoạn đường giao thông được tạm thời cho phép khoan, đào, xẻ, bạt sau khi hoàn thành công trình.
c. Làm hư hại hoặc mất tác dụng hệ thống thoát nước của công trình giao thông.
d. Tự ý mở đường ngang qua đường bộ, đường có giải phân cách.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi quy định tại Điều này còn buộc phải thực hiện:
a. Vi phạm điều b khoản 1, thì phải tháo dỡ ngay đường ống đặt trái phép;
b. Vi phạm điểm a khoản 1, khoản 2 thì phải khôi phục ngay tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra.
Điều 7. Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm trật tự quản lý hè, đường đô thị:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi: đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động khác trên lòng đường, vỉa hè gây ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông.
2. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Lấn chiếm vỉa hè, đường để họp chợ, bày bán hàng hoá.
b. Làm mái che trên vỉa hè, đường đô thị, gây cản trở giao thông hoặc làm mất mỹ quan thành phố.
c. Chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để đặt biển hiệu, biển quảng cáo; buôn bán vặt, sửa chữa xe đạp, hoạt động dịch vụ nhỏ ở những nơi không được phép;
d. Để phương tiện giao thông trên vỉa hè, lòng đường trái quy định;
đ. Xây dựng trái phép cầu lên xuống để phương tiện đi từ lòng đường lên vỉa hè và từ vỉa hè vào nhà.
3. Phạt tiền 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Chiếm dụng vỉa hè trái phép làm nơi trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô;
b. Để vật liệu xây dựng và các loại vật liệu khác trên vỉa hè, lòng đường đô thị.
4. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán vật liệu xây dựng, làm mặt bằng sản xuất, sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy, đặt sạp hàng, quầy hàng, kinh doanh dịch vụ.
b. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để xây dựng công trình trái phép.
5. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, đ khoản 2, khoản 4 Điều này thì phải tháo dỡ ngay công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra.
Điều 8. Xử phạt người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 10.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đi xe đạp không đúng phần đường, đi trên hè phố, trong vườn hoa, công viên.
b. Dùng ô, dù để che nắng, mưa khi đi xe đạp;
c. Dừng xe ở lòng đường, chiều đường không đúng quy định gây cả trở giao thông;
d. Phóng xe từ trong nhà, trong ngõ, trong hẻm ra đường chính hoặc từ ngoài đường chính vào ngõ, hẻm mà không quan sát làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông;
đ. Đi vào đường ngược chiều, đường cấm, khu vực có biển báo "cấm", đường dành riêng cho xe có động cơ.
2. Phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Đi hàng ngang từ 3 xe trở lên; chở số người quá quy định;
c. Đỗ, dừng xe vượt quá giới hạn quy định tại các đường giao nhau khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc hiệu lệnh dừng xe của Cảnh sát giao thông;
d. Không báo hiệu bằng tay trước khi chuyển hướng;
đ. Xe thồ, xe đạp, chở hàng hoá cồng kềnh vượt quá giới hạn quy định hoặc vi phạm quy định về thời gian, tuyến đường.
3. Phạt tiền 50.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Bám vào xe có động cơ, mang vác cồng kềnh, dắt súc vật chạy theo; đèo quá số người quy định;
b. Buông thả hai tay, lôi, kéo, đẩy xe khác, vượt ẩu, rẽ trước đầu xe cơ giới;
c. Lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường phố.
4. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đua xe đạp trái phép.
b. Gây tai nạn rồi bỏ trốn.
6. Phạt tiền 2.000.000 đòng đối với các hành vi tổ chức đua xe đạp trái phép.
1. Phạt tiền 30.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không đi đúng phần đường giành riêng cho mỗi loại xe.
b. Đi vào đường cấm, khu vực có biển báo "cấm".
2. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đi hàng ngang từ hai xe trở lên;
b. Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển.
c. Không có đèn hiệu, tín hiệu theo quy định.
đ. Không tuân theo các quy định về phân luồng phân tuyến, nguyên tắc nhường đường.
e. Dừng xe vượt quá giới hạn quy định khi có tín hiệu đèn đỏ, hoặc hiệu lệnh dừng xe của Cảnh sát giao thông.
g. Điều khiển phương tiện chạy cắt ngang đoàn xe, đoàn người;
h. Điều khiển xe không đúng thời gian cho phép hoặc các loại xe bị cấm lưu hành trong đô thị.
i. Không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng.
3. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Xếp hàng hoá trên xe vượt quá giới hạn quy định;
b. Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, báo hiệu an toàn,
c. Gây tiếng động lớn tại các khu vực đông dân cư khi xếp, dỡ hàng hoá trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng.
4. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi đua xe súc vật trái phép.
5. Phạt tiền 1.000.000 đồng và tịch thu xe và súc vật đối với hành vi đua xe súc vật mà chống người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 10. Xử phạt người điều khiển xe xích lô, xe đạp lôi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 30.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Xe chở người không bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
b. Xe chở quá 2 người lớn; để người ngồi trên thành xe; chở hàng hoá cồng kềnh quá chiều dài, chiều cao, chiều rộng cho phép.
2. Phạt tiền 50.000 đồng và tịch thu xe đối với hành vi điều khiển xe không có đăng ký, xe không gắn biển số nếu ở địa phương có quy định phải đăng ký và có biển số, gắn biển số giả.
3. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi đua xe xích lô, xe đạp lôi;
4. Phạt tiền 1.000.000 đồng và tịch thu xe đối với hành vi đua xe xích lô, xe đạp lôi mà chống người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Trong trường hợp người điều khiển xe xích lô, xe đạp lôi có hành vi vi phạm quy định tại Điều 8 của Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định của Điều đó.
1. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không đi đúng phần đường, đi trên vỉa hè, đi vào khu vực cấm, đương có biển báo cấm;
b. Dùng ô, dù để che nắng, mưa khi điều khiển xe máy mô tô;
c. Đỗ xe dừng xe ở lòng đường, chỗ cấm đỗ, cấm dừng.
đ. Người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy lôi, xích lô máy dưới 16 tuổi.
e. Không báo hiệu xin đường khi chuyển hướng hoặc qua chỗ khuất tầm nhìn; dùng đèn pha từ 19 đến 5 giờ sáng trong thành phố, thị xã, thị trấn; dùng còi inh ỏi gây mất yên tĩnh ban đêm từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hoặc những nơi cấm dùng còi.
2. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định; đi vào đường ngược chiều; đi vào đường cấm; khu vực cấm;
b. Không nhường đường cho xe ưu tiên hoặc xe khác đã có còi, đèn, tín hiệu xin vượt.
d. Dùng xe mô tô, xe máy, xe máy lôi, xe xích lô máy, kéo, đẩy, bám xe khác hoặc dắt súc vật, kéo đồ vật.
g. Không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông khi có vi phạm;
h. Không làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu xe hoặc chuyển vùng theo quy định.
3. Phạt tiền 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy tốc độ cao từ trong nhà, ngõ, hẻm ra đường chính, và ngược lại;
b. Điều khiển xe chưa có đăng ký, xe không có biển số hoặc gắn biển số giả.
4. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Điều khiển xe trong tình trạng dùng rượu, bia hoặc chất kích thích khác quá nồng độ quy định;
c. Sau khi gây tai nạn mà không giữ nguyên dấu vết hiện trường.
5. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường giao thông;
b. Sử dụng trái quy định xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.
d. Gây tai nạn rồi chạy trốn;
6. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Lạng lách, đánh võng, đuổi nhau gây tai nạn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Lạng lách, đánh võng, đuổi nhau mà không chấp hành lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
7. Ngoài việc phạt tiền, người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn buộc phải thực hiện:
a. Vi phạm điểm b khoản 4, điểm a, điểm d khoản 5, thì bị tước giấy phép lái xe trong 60 ngày.
b. Vi phạm khoản 6 thì bị tước giấy phép lái xe, nếu tái phạm thì bị tịch thu xe;
c. Vi phạm điểm a khoản 6, thì phải bồi thường thiệt hại.
1. Phạt tiền 100.000 đồng đối với người kích động đua xe trái phép.
2. Phạt tiền 300.000 đồng đối với người kích động đua xe trái phép mà có hành vi cản trở người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với người đua xe trái phép.
4. Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đua xe trái phép mà chống lại người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b. Tái phạm đua xe trái phép.
5. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với người tổ chức đua xe trái phép.
6. Ngoài việc bị phạt tiền người đua xe máy, mô tô trái phép có hành vi vi phạm quy định tại một trong các điểm của khoản 4 Điều này thì còn bị tịch thu xe.
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển các loại xe ô tô không đi đúng phần đường, tuyến đường thời gian quy định.
b. Đỗ xe, dừng xe, tránh xe, vượt xe, lùi xe, quay đầu xe, rẽ phải hoặc rẽ trái không đúng quy định.
c. Dùng còi hơi trong thành phố, thị xã, thị trấn hoặc dùng còi ở nơi có biển báo cấm dùng còi, dùng còi ban đêm từ 22 giờ đến 5 giờ sáng trong thành phố, thị xã, thị trấn; dùng đèn pha từ 19 giờ đến 5 giờ sáng khi có xe đối diện;
đ. Điều khiển xe thiếu còi, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, cần gạt nước mưa, kính chắn gió.
2. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe đi vào đường ngược chiều, đi vào đường cấm đối với từng loại xe.
c. Không nhường đường cho xe khác khi có tín hiệu xin vượt hoặc không nhường đường cho xe đi trên đường chính;
đ. Điều khiển xe chở đất, cát, vật liệu hoặc các loại hàng hoá khác không có dụng cụ che phủ hoặc không có biện pháp đảm bảo an toàn;
e. Không chở người bị tai nạn đi cấp cứu khi đi qua những nơi có tai nạn;
g. Điều khiển xe không có phanh, xe đi ban đêm không có đủ đèn chiếu sáng theo quy định.
3. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không nhường đường cho xe ưu tiên;
b. Dùng xe đẩy, kéo xe khác, kéo sơ mi, rơ moóc không đúng quy định.
c. Chở hàng hoá, đồ vật cồng kềnh, quá chiều cao, chiều dài, chiều rộng cho phép.
d. Chở tre, nứa, sắt, thép hoặc các vật liệu khác kéo lê trên đường hoặc không có biện pháp bảo đảm an toàn.
đ. Người điều khiển xe không đúng tuổi quy định.
g. Cho mượn, cho thuê giấy phép lái xe.
4. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe trong tình trạng dùng rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác quá nồng độ quy định.
b. Người tập lái xe mà không có giấy phép tập lái; không có trợ giáo ngồi bên cạnh; xe không có biển tập lái theo quy định; không trang bị thêm bộ phận phanh phụ và gương phản hậu; xe chạy trên đường giao thông công cộng mà không được phép, xe chạy sai tuyến đường phạm vi quy định;
c. Xe chở hàng hoá, đồ vật vượt quá trọng tải cho phép.
5. Phạt tiền 2.000.000 đồng với người điều khiển ô tô vi phạm mà chống người thi hành công vụ khi bị xử lý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Tẩy xoá, sửa chữa giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép lưu hành và các loại giấy phép khác.
c. Gắn biển số giả, sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận sở hữu giả.
7. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Gây tai nạn rồi chạy trốn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b. Mượn hoặc thuê tổng thành, linh kiện của xe khác để trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
8. Phạt tiền 10.000.000 đối với hành vi chở các chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ không theo quy định hoặc đỗ, dừng xe này ở chỗ đông người.
9. Phạt 20.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
Trong trường hợp đua xe ô tô trái phép mà chống lại người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc tái phạm đua ô tô trái phép thì phạt 50.000.000 đồng, tịch thu xe và tước giấy phép lái xe.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn buộc phải:
a. Vi phạm điểm a khoản 4, khoản 7, khoản 8, thì bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn 90 ngày.
b. Vi phạm điểm c khoản 4 phải hạ tải ngay và chịu mọi chi phí do hạ tải;
c. Vi phạm điểm a khoản 7, thì phải bồi thường thiệt hại.
Điều 14. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách vi phạm trật tự tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Để hành khách ngồi trên xe khi xuống phà hoặc lên phà;
b. Đón, trả khách khi xe đang chạy, không đúng bến, không đúng nơi quy định;
c. Không đóng cửa lên xuống khi xe chuyển bánh hoặc khi xe đang chạy;
2. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Để những người trên xe đu, bám ở cửa xe, ngồi trên thành xe, nóc xe.
b. Sang khách, nhượng khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý.
c. Xếp hàng hoá lệch trọng tâm xe;
d. Chở người vượt quá số quy định cho từng loại xe (trừ xe buýt).
4. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với các hành vi chở các chất độc hại, các chất dễ gây cháy nổ.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô chở khách có hành vi vi phạm các quy định tại Điều này còn bị buộc phải:
a. Vi phạm điểm a, điểm c, khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4, thì phải thực hiện ngay các biện pháp để khắc phục bảo đảm an toàn giao thông.
6. Người điều khiển xe ô tô chở khách vi phạm các quy định tại Điều 13 của Nghị định này thì xử phạt theo quy định của điều đó.
1. Phạt 100.000 đồng đối với người điều khiển xe lam có một trong các hành vi sau đây:
a. Để hành khách ngồi bên cạnh lái xe;
b. Không có ghế ngồi cho hành khách;
c. Để người khác đu, bám xe;
d. Xếp hàng hoá trên nóc xe;
đ. Không đủ đèn chiếu sáng, đèn phanh và các loại đèn tín hiệu khác theo quy định.
a. Chở người:
b. Không có đủ đèn, còi, phanh hoặc có những thứ đó nhưng không có hiệu lực.
1. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy trên đường giao thông, qua cầu mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã quá hạn.
b. Không đi đúng tuyến đường, phạm vi ghi trong giấy phép;
2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải vi phạm điểm a điểm b Điều này thì bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn 90 ngày; bị buộc phải hạ tải ngay, dỡ phần quá khổ; mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ phần hàng hoá quá khổ do chủ xe và người lái chịu.
3. Người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải có hành vi quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại các Điều đó.
Điều 17. Xử phạt vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của xe ô tô.
1. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe có lốp không đúng kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật;
b. Hệ thống chuyển hướng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi tổng thành, khung máy hoặc thay đổi đặc tính của xe mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô có hệ thống điều khiển bên phải.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi quy định tại Điều này thì còn buộc phải thực hiện:
b. Vi phạm khoản 4 thì bị tịch thu xe.
1. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Làm đổ dầu nhờn, bùn lầy trên mặt đường giao thông.
b. Người điều khiển xe do súc vật kéo không thực hiện các biện pháp bảo vệ giữ gìn vệ sinh.
c. Người kéo xe, đẩy xe, mang vác mà để đất, cát, rác hoặc các chất phế thải khác rơi vãi trên đường giao thông;
d. Để súc vật phóng uế trên vỉa hè, lòng đường giao thông đô thị.
đ. Phóng uế trên vỉa hè, lòng đường giao thông đô thị.
e. Vứt xác súc vật, rác hoặc các chất phế thải khác ra lòng đường giao thông, ra vỉa hè, lòng đường giao thông đô thị.
g. Điều khiển xe bị bẩn (xe bánh xích, xe ô tô, xe lam, xe bông sen hoặc các loại xe có kỹ thuật tương tự) đi vào thành phố đô thị.
2. Phạt tiền 500.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, xe lam, xe bông sen và các loại xe có tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự có một trong các hành vi sau đây:
a. Thải khói quá giới hạn cho phép, thải bụi, mùi hôi thối gây hại vào không khí, gây tiếng ồn quá quy định.
b. Thải dầu mỡ, hoá chất độc hại xuống đường giao thông;
c. Để đất, cát, rác hoặc các chất phế thải khác rơi vãi ra đường giao thông.
3. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi quy định tại Điều này còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 20.000 đồng đối với người đi bộ không đúng phần đường hoặc không tuân theo đèn báo, biển báo, các tín hiệu giao thông khác hoặc sự chỉ dẫn của cảnh sát giao thông, nhân viên hướng dẫn giao thông.
2. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Để trâu, bò, ngựa, hoặc gia súc chạy rông trên đường giao thông;
b. Cưỡi trâu, bò, lừa ngựa hoặc gia súc khác đi trong thành phố, thị xã và những nơi có quy định cấm.
3. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Ném gạch, đất đá, cát hoặc bất cứ một vật gì khác vào người hoặc phương tiện giao thông;
b. Không đặt báo hiệu tạm thời, không kịp thời báo cho chính quyền địa phương, đơn vị trực tiếp quản lý giao thông, hoặc cảnh sát giao thông nơi gần nhất khi phát hiện công trình giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn.
4. Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau gây mất trật tự trên đường phố, trên các phương tiện giao thông, làm ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
5. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đặt, rải bàn chông hoặc các vật sắt nhọn khác trên đường giao thông;
b. Tự ý căng dây, đặt barie ngang đường gây cản trở giao thông;
c. Không bố trí phương tiện và không có biện pháp phòng ngừa tai nạn khi chặt cành, hạ cây ven đường giao thông;
d. Lợi dụng tai nạn giao thông để chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ. Dùng thủ đoạn tạo ra tai nạn giả để đòi bồi thường.
6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi quy định tại Điều này thì còn buộc phải:
a. Vi phạm điểm b khoản 5, thì phải tháo dỡ ngay vật cản giao thông.
b. Vi phạm điểm b khoản 3, điểm a, điểm c, điểm d khoản 5, thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
Điều 20. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với tất cả các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị được quy định trong Nghị định này.
4. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đâu tiên thực hiện.
Điều 21. Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;
d. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng;
đ. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo.
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
đ. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng;
e. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
đ. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
e. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng.
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát nhân dân.
1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 100.000 đồng;
2. Thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ Cảnh sát nhân dân có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng.
c. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng.
3. Trưởng công an xã, phường, thị trấn được áp dụng các hình thức xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này.
4. Trưởng công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c. Tước giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành xe.
d. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép.
e. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tinh trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan, dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.
6. Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật tự có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4, Điều 22 của Nghị định này.
7. Giám đốc công án cấp tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4, Điều 22 của Nghị định này.
Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông.
1. Thanh tra viên giao thông thuộc Ban và Đội giao thông có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
đ. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.
e. Buộc thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông.
2. Trưởng ban thanh tra giao thông thuộc Sở, Khu quản lý đường bộ; đội trưởng thanh tra giao thông quận, huyện, thị xã, Phân khu quản lý đường bộ có quyền.
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm quy định trong Nghị định này.
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 1, Điều 23 của Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị bị phạt tiền thì phải nộp tiền tại nơi quy định. Nếu trốn tránh hoặc không nộp đúng thời gian để dây dưa kéo dài thì bị cưỡng chế thi hành hoặc bị phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm người xử phạt thu tiền phạt tại chỗ.
Điều 25. Trình tự, thủ tục xử phạt.
Trình tự, thủ tục xử phạt phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:
a. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng.
b. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
c. áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.
3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phối hợp với cơ quan Nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 88 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Công dân có quyền tố cáo những vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức và những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt hành chính với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 49-CP |
Hanoi, July 26, 1995 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on
Organization of the Government of September 30th, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Protection of Communication Projects of
December 2nd, 1994;
Pursuant to the Ordinance on the Vietnam People's Police of January 28, 1989,
and the Ordinance amending Article 6 of the Ordinance on the Vietnam People's
Police of July 6, 1995;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July
6, 1995;
Pursuant to the Regulations on Traffic Order and Safety on Land Roads and in
Urban Areas promulgated together with Decree No.36-CP of the Government on May
29th, 1995;
At the proposals of the Minister of the Interior, the Minister of Communications
and Transport, and the Minister of Justice,
DECREES:
Article 1.- Principles for the handling of administrative violations
...
...
...
2. All individuals and organizations that commit acts of violation of traffic order and safety on land roads and in urban areas shall be handed administrative sanctions under the provisions of this Decree.
3. All acts of violation of traffic order and safety on land roads and in urban areas must be detected in time and stopped immediately. The fining must be conducted promptly, justly and openly. All the consequences of the administrative violations must be overcome as prescribed; the organizations and individuals that commit acts of administrative violation causing material damage have the responsibility to make compensations as prescribed by law.
4. Any act of administrative violation shall be handled only once.
A person who commits many acts of administrative violation shall be fined for each of the violations. The person authorized to hand the fine shall decide the form of sanction for each act of violation; if the forms of sanction are cash fines, all the fines shall be added up to become a common fine.
If many persons commit an act of administrative violation, each of them shall be fined separately.
5. The administrative sanctions must be based on the character and extent of the violation, the person of the offender and the extenuating or aggravating circumstances so that an appropriate form and measures of sanction as stipulated in this Decree can be adopted.
6. No sanction against administrative violations shall be applied in case of emergency, legitimate defense, unexpected developments, or in case the offender is affected by a mental disease or other diseases which deprive him/her of the acity of cognizance or of controlling his/her act.
1. A fine against an administrative violation with extenuating circumstances may be reduced but not to below half the level of fine against such an act of violation stipulated in this Decree.
...
...
...
3. The provisions for the extenuating or aggravating circumstances shall conform with the regulations in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
1. The person with authority to hand administrative sanctions must hand the sanction against the right persons, the right violations and in accordance with his/her competence and law. He/She must immediately ask the concerned agencies to take immediately necessary measures to ensure traffic order and safety and protect the communication project.
2. The person with authority to hand sanctions against administrative violations who hassles, condones or covers up the offender, or who passes over the violation or does not hand the sanction in time or not justly, or who hands the sanction beyond his/her prescribed authority shall, depending on the character and extent of the violation, be subject to discipline or be examined for penal liability. If his/her violation causes material losses, he/she shall have to make compensations as prescribed by law.
1. Fine of 100,000 Dong against one of the following acts:
a/ Planting trees within the road protection corridor, thus obstructing the view of the drivers of means of transport;
...
...
...
c/ Engaged in production, business and service activities without permit in the areas of ports, bus stations and waiting rooms.
2. Fine of 500,000 Dong against one of the following acts:
a/ Erecting welcome archs, putting or hanging advertisement boards or other obstructions within the protection corridor of communication projects thus affecting traffic order and safety;
b/ Putting building materials or any other things on the land roads thus causing obstruction to traffic order and safety.
3. Fine of 1,000,000 Dong against an act of unauthorized removal of a traffic marker post.
4. Fine of 2,000,000 Dong against an act of theft and removal of or damage to the structure and auxiliary parts of a communication project thus affecting traffic safety.
5. Aside from cash fine, the individuals or organizations committing acts defined at this Article is compelled to immediately carry out the following measures:
a/ If they violate Point a, Item 1, they must immediately pull up the trees already planted;
b/ If they violate Point a, Item 2, they must dismantle the construction which has been erected illegally;
...
...
...
d/ If they violate Item 3, Item 4, they must restore the initial state which has been altered as a result of the violation.
1. Fine of 1,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ To conduct activities in construction, maintenance and repair of projects within the corridor of protection of land transport projects or projects directly related to the land transport projects without permits from the management agencies of the land roads. Even if they have permits, they are still liable to sanction if they do not report in writing to the agency directly managing the land transport project;
b/ Failing to restore the initial state of the communication project and failing to report in writing to the agency directly managing the land road after having completed the construction of the project.
2. Fine of 1,500,000 Dong against one of the following acts:
a/ Failing to plant or to plant not in conformity with the regulations concerning the signboards and mobile marker posts; failing to put up barriers; failing to put up red signs at night at both ends of the road section where traffic is temporarily suspended;
b/Failing to take measures of handling in time or measures to direct traffic in order to prevent accidents when detecting a damaged part of the land transport project threatening traffic safety;
c/ Failing to place persons to guide or direct traffic when a construction work is done at a narrow section of road where traffic must continue; or at either end of a bridge, culvert or underground road under construction;
...
...
...
e/ To put materials, earth, stone and construction equipment, vehicles and machines outside the area of construction, thus causing obstruction to traffic.
3. Fine of 2,000,000 Dong against the agency directly managing the transport project which commits one of the following acts:
a/ Failing to take measures to ensure traffic safety on the dangerous passes, slopes and road sections;
b/ Failing to provide traffic guidance or to stop traffic as prescribed by traffic rule during the storm and flood season, or in case of other incidents affecting traffic safety;
c/ Using means and specialized equipment below the safety norms in construction.
4. Aside from cash fine, the individual or organization committing violations stipulated at this Article shall have to take immediate remedy actions to ensure traffic safety as prescribed.
Depending on the extent of his violation, the person responsible for the State construction unit or the agency directly managing the transport project shall be subjected to discipline. If his act leads to serious consequences, he shall be examined for penal liability.
1. Fine of 100,000 Dong against one of the following acts:
...
...
...
b/Laying conduits or pipes of various kinds on the road bed.
2. Fine of from 2,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ Conducting illegal drilling, digging or cutting on the roads;
b/ Failing to restore the sections of road where it was temporarily permitted to conduct drilling, digging, cutting or leveling after completing the project;
c/ Damaging or neutralizing the effect of the drainage system of the communication project;
d/ Opening without authorization a passage across a road or the dividing line on the road.
3. Aside from cash fine, the offending individuals or organizations shall be obliged to take the following measures:
a/ If they violate Point b, Item 1, they must immediately remove the conduit or pipe that has been illegally laid;
b/ If they violate Point a, Item 1 or Item 2, they must immediately restore the initial state which has been altered by the violation .
...
...
...
1. To be served a warning or fined 20,000 Dong in one of the following cases: to play football, shuttlecock or badminton, or engage in other activities on the roadbed and pavement, thus affecting traffic order and safety.
2. Fine of 50,000 Dong against one of the following acts:
a/ To encroach on the pavement or roadbed, to hold market or display commodities for sale;
b/ To put up a roof or any cover over the pavement or an urban road, thus obstructing traffic or damaging the lands e of the town;
c/ To use the pavement or roadbed for the erection of signboards or advertisement bills; to sell miscellanies, to repair bicycles or conduct small businesses in places where such activities are not permitted;
d/ To park means of transport on the pavement and roadbed contrarily to the prescriptions;
e/ To build without authorization a step or steps for the movement of means of transport from the roadbed to the pavement and from the pavement into the house.
3. Fine of 200,000 Dong against one of the following acts:
a/ To use the pavement as a place to keep bicycles, motorbikes and motorcars;
...
...
...
4. Fine of 2,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ To use the pavement or roadbed as a place to trade in building materials or to conduct production activities, repairs, or to wash cars, motorbikes, to display sale stands or counters, or to do service businesses;
b/ To use the pavement or roadbed to erect illegal constructions.
5. Aside from cash fine, the individual or organization that violates the regulations in Points b, c and d of Item 2 and Item 4 of this Article shall have to immediately dismantle the constructions they have illegally set up and restore the initial state which has been altered by the violation.
Article 8.- Sanctions against cyclists who violate the regulations on traffic order and safety:
1. Fine of 10,000 Dong against one of the following acts:
a/ To ride not on the lane reserved for cyclists, to ride on the pavement, in the public flower gardens and parks;
b/ To use umbrellas for protection against rain or shine while riding on bicycle;
c/ To stop the bicycle on the roadbed or on the banned direction thus causing obstruction to traffic;
...
...
...
e/ To ride into the opposite direction of a two-way road, or into a banned road or an area marked with a "no entry" sign, or a road exclusively reserved for motorized vehicles.
2. Fine of 20,000 Dong against one of the following acts:
a/ To ride past a crossroads, a bridge, a ferry or a dangerous road section without obeying the signal light or sign and other traffic signs, or the guidance of the traffic police or a member of the traffic control service;
b/ To ride three and more abreast, or to carry more persons than permitted;
c/ To stop the bicycle beyond the prescribed limit at the crossroads when the red light is on or when the traffic police has signaled to stop;
d/ Failing to signal by hand before changing direction;
e/ Riding or pushing a bicycle with a cumbersome load exceeding the prescribed limit, or violating the regulations on the timetable and road lane.
3. Fine of 50,000 Dong against one of the following acts:
a/ Holding on to a motorized vehicle, carrying a cumbersome load while riding, tugging along an animal, carrying on pillion more persons than allowed;
...
...
...
c/ Weaving one's way on the bike, riding in zigzags, chasing one after another on the street.
4. Fine of 500,000 Dong against one of the following acts:
a/ Taking part in an unauthorized cycling race;
b/ Causing an accident and fleeing the scene.
5. Fine of 1,000,000 Dong and confiscation of the bicycle of anyone who takes part in an unauthorized cycling race and who refuses to obey the person on duty but not yet liable to examination for penal liability.
6. Fine of 2,000,000 Dong against the act of organizing an unauthorized cycling race.
1. Fine of 30,000 Dong against one of the following acts:
a/ Not keeping to the lane reserved for each kind of vehicle;
...
...
...
c/ Pushing a cart as a mobile sale stand on the road contrarily to prescriptions, thus causing obstruction to traffic order and safety.
2. Fine of 50,000 Dong against one of the following acts:
a/ To ride two and more abreast;
b/ To let an animal draw a cart without guardian;
c/ To have no signal light or sign as prescribed;
d/ Failing to observe the signal light, traffic sign and other traffic signals or the guidance of the traffic police or the traffic control personnel when crossing a road, a bridge, a ferry or a dangerous road section;
e/ Failing to obverse the regulations on road and lane division, and the principle on priority of passage;
f/ To stop the bicycle beyond the prescribed limit when the red light is on, or in spite of the "stop" order of the traffic police;
g/ To ride through a motorcade or a throng of people;
...
...
...
i/ Failing to warn by hand when changing the direction of the ride.
3. Fine of 100,000 Dong against one of the following acts:
a/ To load the vehicle beyond the allowed limit;
b/ Failing to carry out safety measures and safety signals;
c/ To cause big noise in a population area when loading or unloading commodities from 10 p.m. to 5 a.m.
4. Fine of 500,000 Dong against organizing an unauthorized animal race.
5. Fine of 1,000,000 Dong and confiscation of the cart and the animal against participating in an unauthorized animal race and resisting the person on duty, but not yet liable to be examined for penal liability.
1. Fine of 30,000 Dong against one of the following acts:
...
...
...
b/ The cyclo carries more than two adults; arranges for the passenger(s) to sit on the side of the cyclo, carries cumbersome commodities larger, higher or wider than the allowed limits.
2. Fine of 50,000 Dong and confiscation of the cyclo if the cyclo is not registered, does not have the name plate (in the locality where registration and name plates are mandatory), or if the cyclo carries a fake name plate.
3. Fine of 500,000 Dong against all cyclo and hauling bicycle race.
4. Fine of 1,000,000 Dong and confiscation of the cyclo or hauling bicycle against participating in a cyclo or hauling bicycle race coupled with resisting the person on duty, but not yet liable to be examinated for penal liability.
5. In case the driver of a cyclo or hauling bicycle commits one of the violations stipulated in Article 8 of this Decree, he/she shall be penalized according to the provisions of this Article.
1. Fine of 50,000 Dong against one of the following acts:
a/ Not keeping to the right lane, riding on the pavement, into a banned area, or a road with a "no entry" sign;
b/ Using an umbrella to protect oneself against shine and rain when riding a moped or motorcycle;
...
...
...
d/ The driver of the mobbed or motorcycle carries more persons than prescribed, or carries cumbersome commodities and other objects; or ride on mopeds, motorcycles, hauling motorcycles or motorized cyclos two and more abreast;
e/ The driver of the moped, motorcycle, hauling motorcycle or motorized cyclo is under 16 years of age;
f/ Failing to signal when changing direction or passing through a place where the view is obstructed; using the main headlight from 7 p.m. to 5 a.m. in the cities, towns or townships; honking noisily thus breaking the quietness of the night from 10 p.m. to 5 a.m., or passing through a place marked with the "no honking" sign.
2. Fine of 100,000 Dong against one of the following acts:
a/ Overspeeding; riding into the opposite direction of a two-way road; or entering a banned road or area;
b/ Failing to observe the rule of traffic priority, refusing to let another vehicle overtake and pass even though the latter has asked permission by honking or flashing signal;
c/ Riding past a road, bridge, ferry or dangerous road section without observing the signal light or sign or other traffic signals, or the guidance of the traffic police or the traffic control personnel;
d/ Using motorcycles, mopeds, hauling motorcycles, motorized cyclos to pull, push or as hauler for another vehicle, or to pull an animal or an object;
e/ To use a vehicle without lights, horns or brakes, or with inoperative lights, horns or brakes, or to use horns reserved only for priority cars and trucks; to use unreadable name plates;
...
...
...
g/ Refusing to submit to the inspection and control by the traffic police when caught violating traffic regulations;
h/ Failing to fill the procedure for transferring ownership right of the vehicle or when transferred to another area as prescribed .
3. Fine of 200,000 Dong against one of the following acts:
a/ Riding at high speed from the house, alley or sidestreet into the main street, and vice versa;
b/ Riding an unlicensed vehicle, a vehicle without name plate or with a fake name plate.
4. Fine of 500,000 Dong against one of the following acts:
a/ Riding without holding on the handle bar, overtaking another vehicle contrarily to traffic rules; using a vehicle without a noise reduction device; letting the support bar drag on the roadbed while riding;
b/ Driving the vehicle after drinking alcohol, beer or other stimulants past the prescribed volume percentage;
c/ Failing to keep intact the evidences after causing an accident.
...
...
...
a/ Weaving one's way or riding in zigzags or chasing one another on the road;
b/ Riding a motorcycle with cylinder acity of 175 cm3 and above without permit;
c/ Altering the characteristics of the vehicle;
d/ Causing an accident and fleeing the scene.
6. Fine of 2,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ Weaving one's way or riding in zigzags, chasing one another and causing accident but not yet liable to be examined for penal liability;
b/ Weaving one's way or riding in zigzags, chasing one another and causing accident and ignoring the order of the person on duty to stop.
7. Apart from cash fine, the driver of a moped, motorcycle, hauling motorcycle, motorized cyclo who commits one of the violations mentioned in this Article shall also be subject to the following sanctions:
a/ If he/she violates Point b, Item 4, Point a and Point d, Item 5, he/she will have the driving license withdrawn for a period of 60 days;
...
...
...
c/ If he/she violates Point a, Item 6, he/she will have to pay compensations for the damage.
1. Fine of 100,000 Dong against exhorters of unauthorized motorcycle races.
2. Fine of 300,000 Dong against the exhorters of unauthorized motorcycle races who also prevent the person on duty from performing his task.
3. Fine of 5,000,000 Dong against the participants in an unauthorized motorcycle race.
4. Fine of 20,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ Taking part in an unauthorized motorcycle race and resisting the person on duty but not yet liable to be examined for penal liability;
b/ Recidivism of unauthorized motorcycle race.
5. Fine of 50,000,000 Dong against the organizers of unauthorized motorcycle races.
...
...
...
Article 13.- Sanctions against the drivers of automobiles violating traffic safety and order.
1. Fine of 200,000 Dong against one of the following acts:
a/ Driving an automobile not in keeping with the prescribed lane or road;
b/ To park stop, veer, drive past, back away, turn around or turn left or right not in keeping with prescriptions;
c/ Honking in cities, towns and townships or a place where honking is prohibited, honking at night time from 10 p.m. to 5 a.m. in the cities, towns and townships; using headbeams from 7 p.m. to 5 a.m. when another automobile is coming from the opposite direction;
d/ The name plate is unreadable or hidden or lacks one or two letters or numbers required. To put the nameplate not at the prescribed place;
e/ To drive an automobile without horn, headlights, signal lights, screen wipers and windshields.
2. Fine of 500,000 Dong against one of the following acts:
a/ To drive an automobile into the opposite direction of a two-way road, a road banned to some kinds of vehicle;
...
...
...
c/ Refusing to let another vehicle overtake and pass even if it has signaled to ask permission to do so, or refusing to make way for another vehicle moving on the same main road;
d/ Driving past a bridge, a ferry or a dangerous road section without complying with the signal light, signs or other traffic signals, or the guidance of the traffic police or the personnel of the traffic control service;
e/ Driving a vehicle transporting earth, sand and other materials or other commodities without the necessary cover or without the necessary safety measures;
f/ Refusing to carry a victim of accident for emergency care when riding past the place where the accident takes place;
g/ To drive an automobile without brakes, driving at night without the prescribed lights.
3. Fine of 1,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ Refusing to make way for a priority vehicle;
b/ Using his automobile to push or haul another vehicle, to pull a boiler casing or a trailer at variance with prescriptions;
c/ Transporting cumbersome goods or objects higher, longer and wider than allowed;
...
...
...
e/ The driver is under or above the prescribed age;
f/ To refuse to comply with or to prevent the control and inspection or guidance by the police or the personnel in the traffic control service when he/she is caught in the act of violation;
g/ To lend or hire the driving license.
4. Fine of 2,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ Driving after taking alcohol, beer or other stimulants with volume percentages higher than allowed;
b/ Practicing driving without the practice permit or without an instructor sitting beside; the vehicle does not carry the "practice driving" sign as prescribed; to drive without the supplementary brakes and the rearview mirror; driving on a public road without authorization, or outside the prescribed lane or road;
c/ Transporting goods and objects above the allowed weight.
5. Fine of 2,000,000 Dong against an offending driver of automobile who resists the person on duty when forced to stop but not yet liable to be examined for penal liability.
6. Fine of 2,000,000 Dong against one of the following acts:
...
...
...
b/ Erasing or fiddling with the registration certificate, the operating permit and other permits;
c/ To put up a fake name plate, using a fake driving license, a fake circulation permit, or a fake certificate of ownership.
7. Fine of 5,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ Causing an accident and fleeing the scene but not yet liable to be examined for penal liability;
b/ Borrowing or hiring a whole automobile or some components of another vehicle to avoid control by the authorized agency.
8. Fine of 10,000,000 Dong against any act of transporting noxious, inflammable and explosive substances not in conformity with prescriptions, or to stop or park such a vehicle in a crowded place.
9. Fine of 20,000,000 Dong against participants in an unauthorized motor race.
If a participant in a motor race who resists the person on duty but is not yet liable to be examined for penal liability, or if he/she is a recidivist, he/she shall be fined 50,000,000 Dong, have his/her vehicle confiscated and his driving license withdrawn.
10. Apart from cash fine, the offender as described in this Article shall also be subject to the following sanctions:
...
...
...
b/ If he/she violates Point c, Item 4, he/she shall have to immediately reduce the freight and bear all the cost of this unloading;
c/ If he/she violates Point a, Item 7, he/she shall have to pay compensation for the damage.
Article 14.- Sanctions against drivers of passenger cars violating traffic order and safety.
1. Fine of 200,000 Dong against one of the following acts:
a/ Allowing the passengers to stay in the car when the car descends on or mounts from a ferry boat;
b/ To take or release passengers when the car is running, or to do so at the wrong stations or outside the prescribed places;
c/ Failing to shut the car door on departure or while the car is running.
2. Fine of 500,000 Dong against one of the following acts:
a/ Allowing passengers to hang on the car door, or to sit on the walls and roof of the car;
...
...
...
c/ Loading goods improperly which causes the car to lose its balance;
d/ To carry more passengers than prescribed for each kind of vehicle (except buses).
3. Fine of 1,000,000 Dong against using trucks to carry passengers without authorization or at variance with prescriptions.
4. Fine of 2,000,000 Dong against the transportation of noxious substances or inflammable and explosive substances.
5. Aside from cash fine, the offending driver of a passenger car as stipulated in this Article is also subject to the following sanctions:
a/ If he/she violates Point a, Point c, Item 1, Item 2, Item 3 and Item 4, he/she shall have to take immediate remedy measures to ensure traffic safety;
b/ If he/she violates Point d, Item 2, Item 3 and Item 4, he/she shall have his/her driving license withdrawn for a period of 90 days.
6. The offending driver of a passenger car who violates the stipulations of Article 13 of this Decree shall be penalized under the provisions of this Article.
...
...
...
a/ Allowing a passenger to sit beside the driver;
b/ Having no seats for passengers;
c/ Allowing passengers to hang on outside the van;
d/ To load goods on the roof of the van;
e/ The vehicle is deficient in headlights, brake lights and signal lights as prescribed.
2. Fine of 500,000 Dong against the driver of "cong nong" or "bong sen" or other vehicles of similar technical standard who commits one of the following violations:
a/ Carrying one or several passengers;
b/The vehicle is deficient in lights, horn and brakes or these implements have become inoperative.
3. The driver of a three-wheeled van, a "cong nong" or "bong sen" van or other means of transport with similar technical standard who violates one of the provisions of Article 13 and Article 14 of this Decree shall be sanctioned under the provisions of these Articles.
...
...
...
1. Fine of 5,000,000 Dong against one of the following acts:
a/ Driving the vehicle on the roads or bridges without permit or with expired permits;
b/ Not keeping to the lane and road and area written in the permit;
c/ Overloading, discharging or reducing the load or taking other acts aimed at dodging freight control by the authorized person.
2. Aside from cash fine, the driver of carterpillar vehicles, oversized and overloaded vehicles who violate Point a, Point b of this Article shall have his driving license withdrawn for a period of 90 days; he/she shall have to reduce the load and size of the vehicle immediately. All the cost arising therefrom including the hire of means to reduce the load and reduce the size shall be borne by the owner and driver of the vehicle.
3. The driver of a carterpillar vehicle, oversized or overloaded vehicle who commits one of the violations stipulated in Article 13 and Article 14 of this Decree shall be sanctioned under the provisions of these Articles.
Article 17.- Sanctions against violations of safety technical norms of automobiles.
1. Fine of 500,000 Dong against one of the following acts:
a/ Driving a vehicle with tires that do not conform with the proper size and technical norms;
...
...
...
2. Fine of 1,000,000 Dong against any act of altering the shape, size and frame of the vehicle or the system of brakes and the system of motive transmission and movement which does not ensure the technical norms.
3. Fine of 3,000,000 Dong against any act of changing the whole feature of the vehicle or its engine, or changing the characteristics of the vehicle without the permission of the authorized agency.
4. Fine of 5,000,000 Dong against the use of right-hand drive automobiles.
5. Aside from cash fine, the offender as stipulated in this Article shall also be subjected to the following sanctions:
a/ If he/she violates Item 3, he/she shall have the driving license withdrawn for a period of 180 days and have the circulation permit of his/her vehicle revoked;
b/ If he/she violates Item 4, his/her vehicle shall be<DC255> confiscated.
1. Fine of 100,000 Dong against one of the following acts:
a/ Spilling lubricant, mud or sludge on the roadbed;
...
...
...
c/ The person who pulls or pushes a cart or carries loads lets earth, sand, garbage or other waste matters scatter on the road;
d/ The driver lets his animals soil the pavement or roadbed in the urban area;
e/ He himself urinates or defecates on the pavement or roadbed in an urban area;
f/ To throw dead animals or garbage or other waste matters onto the roadbed of the communication line, on the pavement or roadbed in an urban area;
g/ To drive dirty vehicles (carterpillar vehicles, motorcars, three-wheeled vans, "bong sen" or other vehicles with similar technical standard) into the towns or urban areas.
2. Fine of 500,000 Dong against the drivers of automobiles, three-wheeled vans, "bong sen" and other vehicles with similar technical standard who take one of the following acts:
a/ To discharge smoke beyond the allowed limit, discharge dust and noxious stench into the air, or cause noise above the allowed level;
b/ To discharge oil, grease and noxious chemicals onto the communication lines;
c/ To scatter earth, sand, garbage and other waste matters onto the communication lines.
...
...
...
1. Warning or fine of 20,000 Dong against pedestrians who do not keep to the part of the road reserved for them or who do not comply with the traffic lights, signs and other signals, or the guidance of the traffic police or the personnel of the traffic control service.
2. Fine of 50,000 Dong against one of the following acts:
a/ To let buffaloes, oxen, cows and horses and other animals range freely on the communication lines;
b/ Riding on the back of buffaloes, oxen, cows, asses, horses or other animals and roaming in the cities, towns and other places banned to animals.
3. Fine of 100,000 Dong against one of the following acts:
a/ To throw brick, earth, stone or any other objects on persons or means of transport;
b/ Failing to put up temporary signs or to warn in time the local administration or the unit directly in charge of traffic or the traffic police at the nearest place when an unsafe land communication project is detected.
4. Fine of 200,000 Dong against all acts of fighting or exhorting others to fight, thus causing disorder on the street, or on the means of transport, and affecting the order and safety of land traffic and traffic order and safety in urban areas.
...
...
...
a/ Placing or scattering spikes or spiked boards and other Pointed iron things on the communication lines;
b/ To stretch a string or cord or set up a barrier across the road thus obstructing traffic;
c/ Failing to provide the necessary means and to take measures to prevent accidents when cutting branches or felling trees on the roadside;
d/ Taking advantage of a traffic accident to appropriate the property of others but not yet liable to be examinated for penal liability;
e/ Devising a trick to cause a fake accident in order to ask for compensation.
6. Aside from cash fine, the individual or organization that violates the stipulations in this Article is also subject to the following sanctions:
a/ If he/she violates Point b, Item 5, he/she shall have to immediately remove the obstacle on the road;
b/ If he/she violates Point b, Item 3, Points a, c and d of Item 5 he/she shall have to take measures to ensure traffic safety.
...
...
...
Article 20.- Assignment of authority in handing administrative sanctions.
1. The People's Committee at various levels has the authority to hand sanctions against violations of traffic order and safety on land roads and in urban areas within the area under their jurisdiction;
2. The inspector of land traffic has the authority to hand sanctions against the violations defined in Articles 4, 5, 6, 7 and 16 of this Decree;
3. The People's Police has the authority to hand sanctions against all violations of traffic order and safety on land roads and in urban areas as stipulated in this Decree;
4. If the administrative sanction comes within the sanctioning authority of many agencies, the sanction shall be handed by the first agency to take up the case.
Article 21.- Sanctioning authority of the People's Committee at various levels.
1. The President of the People's Committee at the commune, ward and township has the authority:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 Dong;
...
...
...
d/ To force the offender to pay compensations for damage up to 500,000 Dong;
e/ To force the offender to take measures to overcome the consequences of his/her administrative violation.
2. The President of the People's Committee in a district or town or city under the province has the authority:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 10,000,000 Dong;
c/ To confiscate evidences of and means used in the violation;
d/ To force the offender to restore the initial state which has been altered by the administrative violation; to force the offender to dismantle the illegally erected construction;
e/ To force the offender to pay compensations up to 1,000,000 Dong;
f/ To force the offender to take measures to overcome the consequences of the administrative violation.
...
...
...
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 100,000,000 Dong;
c/ To confiscate evidences of and means used in the violation;
d/ To force the offender to restore the initial state which has been altered by the administrative violation; to force the offender to dismantle the illegally erected construction;
e/ To force the offender to take measures to overcome the consequences of the administrative violation;
f/ To force the offender to pay compensations up to 1,000,000 Dong.
Article 22.- Sanctioning authority of the People's Police.
1. A member of the People's Police on duty has the authority:
a/ To serve a warning;
...
...
...
2. His/her immediate superior has the authority:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 Dong;
c/ To force the offender to pay compensations up to 500,000 Dong.
3. The Head of the police in a commune, ward or township has the right to apply various forms of administrative sanction as well as measures to overcome the consequences stipulated at Item 1, Article 21 of this Decree.
4. The Head of the police at the district, town and city level under a province has the authority:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 2,000,000 Dong;
c/ To withdraw the driving license and the circulation permit of the vehicle;
...
...
...
e/ To force the offender to restore the initial state which has been altered by the administrative violation; to force the offender to dismantle the illegally erected construction;
f/ To force the offender to take measures to overcome the pollution of the living environment or the spread of epidemics caused by the administrative violation;
g/ To force the offender to pay compensations up to 1,000,000 Dong for the damage caused by the administrative violation .
5. The Head of the traffic and order police at the provincial level, the Head of the special force unit, the mobile police unit at company and equivalent level and higher has the same sanctioning authority as the Head of the district police.
6. The Head of the Traffic and Order Police Department has the authority:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 20,000,000 Dong;
c/ To apply additional forms of sanction and measures to overcome the consequences as stipulated in Item 4, Article 22 of this Decree.
7. The Director of the Police Service at the provincial level has the authority:
...
...
...
b/ To fine up to 20,000,000 Dong;
c/ To apply additional forms of sanction and measures to overcome the consequences as stipulated in Item 4 Article 22 of this Decree.
Article 23.- Sanctioning authority of the Traffic Inspector.
1. A traffic inspector of the Traffic Committee or Team has the authority:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 Dong;
c/ To confiscate evidences of and means used in the violation valued up to 500,000 Dong;
d/ To force the offender to restore the initial state which has been altered by the administrative violation; to force the offender to dismantle the illegally erected construction;
e/ To force the offender to take measures to ensure traffic safety.
...
...
...
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 10,000,000 Dong against one of the violations stipulated in this Decree;
c/ To force the offender to pay compensations up to 1,000,000 Dong for the damage caused by the administrative violation;
d/ To apply additional forms of sanction and measures to overcome the consequences as stipulated in Item 1, Article 23 of this Decree.
Article 24.- Payment and collection of fines.
An individual or organization that commits an administrative violation against traffic order and safety on land roads and in urban areas and that is fined, shall pay the fine at the prescribed place. If he/she evades the payment or deliberately delays the payment, he/she shall be forced to pay an additional fine as prescribed by law.
All acts of collection of fine on the spot are strictly prohibited.
Article 25.- Order and procedures of handing the sanctions.
The order and procedures of handing the sanction must comply with the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
...
...
...
1. An individual or organization that is sanctioned for an administrative violation but that does not willingly implement the decision, shall be forced to do so through the following measures:
a/ Deduction of part of his/her wage or income, deduction from his/her bank accounts;
b/ Confiscation of part of his/her property having a value equivalent to the fine for auctioning;
c/ Application of other forcible measures to ensure execution of the decision on sanction.
2. The person with authority to hand the sanction is entitled to issue a decision of forcible implementation, and has the duty to organize its enforcement.
3. The People's Police has the responsibility to carry out the decision of the People's Committee of the same level on forcible implementation, and to coordinate with other State agencies in organizing the execution of the decision on forcible implementation by this agency when required.
Article 27.- Complaints and denunciations.
1. An individual or organization subject to administrative sanction or their legal representative is entitled to file a complaint against this decision as stipulated in Article 88 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. All citizens have the right to denounce to the authorized State agencies the administrative violations by any individual or organization and the violations by the persons having the authority to hand administrative sanctions.
...
...
...
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
Vo Van Kiet
...
...
...
I. LIST OF MEMBER UNITS OF THE VIETNAM POST AND TELECOMMUNICATIONS CORPORATION
(at the time of the establishment of the Corporation)
A. STATE-OWNED ENTERPRISES WITH INDEPENDENT ACCOUNTING:
01. The Postal Equipment Factory,
02. The Postal Materials Factory,
03. Communications Equipment Manufacturing Enterprise No.1,
04. Communications Equipment Manufacturing Enterprise No.2,
05. The Telecommunications Cable and Materials Factory,
06. The Postal Printing Factory,
...
...
...
08. The Postal Building Materials Company, (1)
09. The Telephone Equipment Company,
10. The Postal Design Company,
11. The Postal Project Company,
12. The Postal Construction Company,
13. Postal Materials Company 1, (2)
14. Postal Materials Company 2, (3)
15. The Stamp Company,
16. The Mobile Communications Company,
...
...
...
B. UNITS WITH DEPENDENT ACCOUNTING:
01. The International Telecommunications Company,
02. The Interprovincial Telecommunications Company,
03. The International and Interprovincial Postal Company,
04. The Computer and Data-Transmission Company,
05. The Central Press Distribution Company,
06. The Central Postal Department,
07. The Hanoi Post and Telecommunications,
08. The Hai Phong Post and Telecommunications,
...
...
...
10. The Post and Telecommunications of An Giang Province,
11. The Post and Telecommunications of Ba Ria - Vung Tau Province,
12. The Post and Telecommunications of Bac Thai Province,
13. The Post and Telecommunications of Ben Tre Province,
14. The Post and Telecommunications of Binh Dinh Province,
15. The Post and Telecommunications of Binh Thuan Province,
16. The Post and Telecommunications of Can Tho Province,
17. The Post and Telecommunications of Cao Bang Province,
18. The Post and Telecommunications of Darlac Province,
...
...
...
20. The Post and Telecommunications of Dong Thap Province,
21. The Post and Telecommunications of Gia Lai Province,
22. The Post and Telecommunications of Ha Bac Province,
23. The Post and Telecommunications of Ha Giang Province,
24. The Post and Telecommunications of Ha Tay Province,
25. The Post and Telecommunications of Ha Tinh Province,
26. The Post and Telecommunications of Hai Hung Province,
27. The Post and Telecommunications of Hoa Binh Province,
28. The Post and Telecommunications of Khanh Hoa Province,
...
...
...
30. The Post and Telecommunications of Kon Tum Province,
31. The Post and Telecommunications of Lai Chau Province,
32. The Post and Telecommunications of Lam Dong Province,
33. The Post and Telecommunications of Lang Son Province,
34. The Post and Telecommunications of Lao Cai Province,
35. The Post and Telecommunications of Long An Province,
36. The Post and Telecommunications of Minh Hai Province,
37. The Post and Telecommunications of Nam Ha Province,
38. The Post and Telecommunications of Nghe An Province,
...
...
...
40. The Post and Telecommunications of Ninh Thuan Province,
41. The Post and Telecommunications Service of Phu Yen Province,
42. The Post and Telecommunications of Quang Binh Province,
43. The Post and Telecommunications of Quang Nam - Da Nang Province,
44. The Post and Telecommunications of Quang Ngai Province,
45. The Post and Telecommunications of Quang Ninh Province,
46. The Post and Telecommunications Service of Quang Tri Province,
47. The Post and Telecommunications of Soc Trang Province,
48. The Post and Telecommunications of Song Be Province,
...
...
...
50. The Post and Telecommunications of Tay Ninh Province,
51. The Post and Telecommunications of Thai Binh Province,
52. The Post and Telecommunications of Thanh Hoa Province,
53. The Post and Telecommunications of Thua Thien - Hue Province,
54. The Post and Telecommunications of Tien Giang Province,
55. The Post and Telecommunications of Tra Vinh Province,
56. The Post and Telecommunications of Tuyen Quang Province,
57. The Post and Telecommunications of Vinh Long Province,
58. The Post and Telecommunications of Vinh Phu Province,
...
...
...
C. NON - BUSINESS UNITS:
01. The Postal Science and Technology Institute,
02. The Postal Economy Institute,
03. The Postal Information Center,
04. Post and Telecommunications Training Center I,
05. Post and Telecommunications Training Center II,
06. Postal Workers' School I,
07. Postal Workers' School II,
08. The Postal Workers' School for Mountainous Areas,
...
...
...
10. Post Sanitorium I,
11. Post Sanitorium II,
12. The Post Medical Insurance.
II. LIST OF JOINT VENTURE UNITS WITH ITAL CONTRIBUTION FROM THE VIETNAM POST AND TELECOMMUNICATIONS CORPORATION
(at the time of the establishment of the Corporation)
1. The Cable Company VINADESUNG (international transaction name: VINADESUNG),
2. The Acatel Network Systems Vietnam (international transaction name: ANSV),
3. The Switchboard Equipment Joint Venture Company (the international transaction name: VKX Ltd.),
4. The Fiber Optic Cable Production Joint Venture Company VINA-GSC (international transaction name: VINA-GSC),
...
...
...
6. The Telecommunications Equipment Limited (international transaction name: TELEQ).
Footnotes:
(1) The previous name was the Concrete and Postal Construction Factory.
(2) The previous name was the Postal Material Export-Import Service Company.
(3) The previous name was the Postal Materials Company of Region 2.-
;Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
Số hiệu: | 49-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 26/07/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
Chưa có Video