CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2005 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 47/2005/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 4 NĂM 2005 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUÔI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng
Bộ Thủy sản,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống vật nuôi mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi;
b) Vi phạm các quy định về khảo nghiệm giống vật nuôi mới;
c) Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi;
d) Vi phạm các quy định về quản lý chất lượng giống vật nuôi;
đ) Vi phạm các quy định quản lý hành chính về giống vật nuôi.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giống vật nuôi không trực tiếp quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra trong lĩnh vực giống vật nuôi quy định tại pháp luật xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giống vật nuôi trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi được áp dụng theo các quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm các quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi là 01 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi hoặc vi phạm hành chính là hành vi sản xuất, buôn bán giống cấm, giống giả thì thời hiệu là 02 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một
hành vi vi phạm trong lĩnh vực giống vật nuôi là 30.000.000 đồng Việt
2. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng các giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ những giống vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt
Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện các biện pháp nói trên.
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUÔI, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 8. Vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong các khu bảo tồn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định về khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi quý hiếm vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác hoặc sử dụng nguồn gen quý hiếm không theo đúng chế độ về quản lý, sử dụng các nguồn gen vật nuôi quý hiếm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại nguồn gen vật nuôi quý hiếm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này.
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 10. Vi phạm các quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm không đúng với nội dung đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thuỷ sản.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi quốc tế nguồn gen quý hiếm mà không được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thuỷ sản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này
Điều 11. Vi phạm các quy định về khảo nghiệm giống vật nuôi mới
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi không có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định hoặc không có nhân viên kỹ thuật được cấp chứng chỉ về khảo nghiệm giống vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận khảo nghiệm giống vật nuôi mà đã tiến hành khảo nghiệm;
b) Khảo nghiệm không đúng quy trình quy định;
c) Khảo nghiệm không đúng nội dung quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chưa có kết quả khảo nghiệm giống vật nuôi mới mà đã đưa ra kinh doanh hoặc trao đổi ngoài thị trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung:
a) Buộc cơ sở thực hiện khảo nghiệm phải khắc phục đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
b) Tịch thu giống và phương tiện để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 12. Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi của tổ chức, cá nhân thuộc diện phải đăng ký kinh doanh mà không có sổ sách theo dõi giống theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cơ sở nuôi giữ giống thuần chủng, cụ kỵ, ông bà, hạt nhân không có cán bộ kỹ thuật chuyên trách có trình độ đại học chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành thuỷ sản;
b) Cơ sở nuôi giữ giống bố mẹ không có kỹ thuật viên có chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi vi phạm một trong các hành vi sau ở khu vực sản xuất:
a) Thử nghiệm mầm bệnh;
b) Thử nghiệm thuốc thú y mới;
c) Thử nghiệm thức ăn chăn nuôi mới.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi không có tên trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung:
a) Buộc phải có sổ sách theo dõi giống đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy giống đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc đình chỉ thử nghiệm đối với vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu thuốc thú y mới, thức ăn chăn nuôi mới đối với vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 4 Điều này và các phương tiện sử dụng cho việc thử nghiệm đối với vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này;
đ) Buộc tiêu huỷ mầm bệnh đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
e) Tịch thu giống và phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về điều kiện vệ sinh và vô trùng các thiết bị, dụng cụ trong quá trình khai thác và xử lý tinh, phôi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất tinh từ những đực giống chưa được kiểm tra năng suất cá thể;
b) Khai thác tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng không phải từ đàn giống thuần, đàn giống cụ kỵ, đàn giống hạt nhân, đàn giống ông bà.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai thác, kinh doanh tinh, trứng giống trong khu vực đang có dịch bệnh nguy hiểm;
b) Tinh pha chế, tinh đông lạnh, phôi đông lạnh, trứng giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;
c) Không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo và cấp chứng chỉ về thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi;
d) Không có trang thiết bị, vật tư chuyên ngành theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phôi.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung:
a) Buộc thực hiện các điều kiện vệ sinh và vô trùng đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu huỷ tinh, phôi, trứng giống đối với vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về xuất khẩu giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống vật nuôi không đúng với nội dung đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu mà không được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thuỷ sản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giống vật nuôi đối với vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 15. Vi phạm các quy định về nhập khẩu giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu vào Việt
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu vào Việt Nam giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mà không được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thuỷ sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả và hình phạt bổ sung:
Buộc tái xuất; giết mổ hoặc tiêu huỷ giống vật nuôi đối với vi phạm quy định tại Điều này theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Vi phạm các quy định về nhãn, hồ sơ giống vật nuôi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh giống vật nuôi có nhãn hoặc có hồ sơ giống nhưng mờ không đọc được các nội dung ghi trên nhãn hoặc hồ sơ giống.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất kinh doanh giống vật nuôi mà không có nhãn, hồ sơ giống hoặc trên nhãn, hồ sơ giống không ghi đủ các thông tin cần thiết theo quy định về ghi nhãn, hồ sơ giống.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục vi phạm về nhãn, hồ sơ giống khi đưa giống ra kinh doanh đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu nhãn, hồ sơ giống đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm các quy định về quảng cáo giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, quảng cáo giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng giống đã đăng ký;
b) Quảng cáo có nội dung làm giảm uy tín, chất lượng giống của tổ chức, cá nhân khác.
Điều 18. Vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống vật nuôi mà không công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với giống vật nuôi thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi đối với vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 19. Vi phạm các quy định về công bố phù hợp tiêu chuẩn trong việc sản xuất giống vật nuôi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi công bố phù hợp tiêu chuẩn không đúng thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống vật nuôi chưa công bố phù hợp tiêu chuẩn mà đã đóng dấu hay dán tem phù hợp tiêu chuẩn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung:
a) Buộc phải công bố phù hợp tiêu chuẩn đúng thời hạn đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng của lô giống đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp không chuyển đổi được mục đích sử dụng thì phải tiêu huỷ.
Điều 20. Vi phạm các quy định về chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh giống vật nuôi mà không công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh giống vật nuôi có chất lượng thấp hơn chất lượng đã công bố.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh giống vật nuôi gây hại đến sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung:
a) Buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng lô giống đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu huỷ lô giống đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 21. Vi phạm các quy định về kiểm tra năng suất giống
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hoạt động kiểm tra năng suất cá thể đực giống vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện kiểm tra theo quy trình kỹ thuật;
b) Không đánh giá và không công bố năng suất cá thể đực giống.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các cơ sở nuôi giữ giống thuần chủng, cụ kỵ, hạt nhân, ông bà và đàn nhân giống mà không thực hiện việc kiểm tra năng suất cá thể hoặc năng suất quần thể theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở thực hiện dịch vụ kiểm tra năng suất cá thể đực giống vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ không phù hợp hoặc không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y;
b) Không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo và được cấp chứng chỉ về kiểm tra năng suất cá thể đực giống.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục về kiểm tra năng suất giống theo quy định đối với các vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 22. Vi phạm các quy định về quản lý hành chính giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sửa chữa, tẩy xoá các loại giấy tờ sau:
a) Chứng nhận đăng ký kinh doanh giống vật nuôi;
b) Giấy chứng chỉ chuyên môn;
c) Các văn bản cho phép, công nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về: xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; giấy tờ xác nhận về tiêu chuẩn; giấy tờ về danh mục giống vật nuôi; giấy tờ về khảo nghiệm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng giấy chứng chỉ chuyên môn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai man hồ sơ để xin cấp các loại giấy quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Thu và tước quyền sử dụng các loại giấy đối với các vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUÔI
Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản được quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận chuyên môn thuộc thẩm quyền Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản được quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận chuyên môn, giấy cho phép thuộc thẩm quyền Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 24. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi theo quy định tại các Điều 28, Điều 29 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
Ngoài những người quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về giống vật nuôi liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý thì có quyền xử phạt theo thẩm quyền đã được quy định.
Điều 26. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi
1. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Thẩm quyền xử phạt của những người quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
3. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
4. Trong trường hợp ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 30, điểm đ khoản 3, điểm đ khoản 4 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
5. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Điều 27. ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUÔI
Điều 28. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
3. Trừ trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt tại chỗ (theo thủ tục đơn giản), các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn theo quy định hiện hành.
4. Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Xử lý vi pham hành chính.
5. Khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng chỉ hành nghề phải thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 11 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Chế độ quản lý, sử dụng tiền phạt thu được do vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Điều 29. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày (theo Điều 64 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quy định khác).
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân theo trình tự, thủ tục cưỡng chế quy định tại Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30. áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo Điều 43 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi được thực hiện theo Quy định tại Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi được khen thưởng theo quy định về pháp luật thi đua khen thưởng.
2. Nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ vi phạm xử phạt vi phạm hành chính về giống vật nuôi hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng.
Điều 33. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi mà có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý vượt thẩm quyền quy định, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, làm cản trở lưu thông hàng hoá hợp pháp gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giống vật nuôi, để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 34. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính
Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, cố tình trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 36. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No.47/2005/ND-CP |
Hanoi,
April 08, 2005 |
ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF
LIVESTOCK BREEDS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Ordinance on Livestock Breeds dated March 24, 2004;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development and the
Minister of Fisheries,
DECREES:
...
...
...
2. Administrative violations in the domain of livestock breeds defined in this Decree include:
a) Violation of regulations on management and conservation of livestock gene sources;
b) Violation of regulations on assay of new livestock breeds;
c) Violation of regulations on livestock breed production and trading;
d) Violation of regulations on management of the quality of livestock breeds, and
e) Violation of regulations on administrative management of livestock breeds.
3. Other acts of administrative violation in the domain of livestock breeds not directly specified in this Decree shall be sanctioned in accordance with other relevant provisions of the Government's decrees on sanctioning administrative violations in the State management domains.
Article 2. Application subjects
1. People aged between full 14 years and under 6 years shall be sanctioned for their intentional administrative violations; people aged full 16 years or older shall be sanctioned for every administrative violation they have committed in the domain of livestock breeds, which are defined in the legislation on handling of administrative violations and in Chapter II of this Decree.
...
...
...
3. Foreign organizations and individuals committing administrative violations in the domain of livestock breeds within the territory, exclusive economic zones or continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be administratively sanctioned in accordance with the provisions of this Decree. In cases where international treaties, which Vietnam has signed or acceded to, otherwise provide for, such international treaties shall apply.
Article 3. Sanctioning principles
Principles for sanctioning administrative violations in the domain of livestock breeds shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 3 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 4. Extenuating, aggravating circumstances
The application of extenuating or aggravating circumstances in the sanctioning of administrative violations, with regard to violation acts defined in Chapter II of this Decree, shall comply with the provisions of Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 5. Statute of limitations for sanctioning administrative violations
The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the domain of livestock breeds is one year, counting from the date such violation is committed; two years, from the date the violation is committed, if it is in the domain of export or import of livestock breeds or is an act of producing or trading in prohibited breeds or fake breeds.
Article 6. Time limit for being regarded as having not been sanctioned for administrative violations
If one year after executing the sanctioning decisions or after the expiration of the statute of limitations for execution of administrative violations the administratively sanctioned organizations or individuals do not relapse into the sanctioned violations, they shall be considered as having not been sanctioned for administrative violations.
...
...
...
1. For every act of administrative violation, violating organizations or individuals shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:
a) Caution;
b) Fine.
The maximum fine level for an act of administrative violation in the domain of livestock breeds is VND 30,000,000.
2. Apart from the principal sanctioning forms, depending on the nature and seriousness of their violations, organizations or individuals committing administrative violations in the domain of livestock breeds may also be subject to one or all of the following additional sanctioning forms:
a) Deprivation of the right to use assorted permits or practice certificates for a definite or indefinite term;
b) Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations.
3. Apart from the sanctioning forms defined in Clauses 1 and 2 of this Article, organizations or individuals committing administrative violations may also be subject to one or many of the following remedies:
a) Forcible destruction of livestock breeds harmful to human health or causing environmental pollution;
...
...
...
Violating organizations and individuals must bear all expenses for application of the above-mentioned remedies.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE DOMAIN OF LIVESTOCK BREEDS, SANCTIONING FORMS AND LEVELS
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for acts of exploiting or using livestock gene sources in conservation zones in excess of the permitted limits.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for acts of exploiting or using livestock gene sources in conservation zones without permission of competent authorities.
3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for acts of destroying livestock gene sources in conservation zones.
4. Additional sanctioning forms and remedies:
a) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations, for violations specified in this Article;
...
...
...
1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 for acts of exploiting or using precious and rare livestock gene sources in excess of the permitted limits.
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 for acts of exploiting or using precious and rare livestock gene sources at variance with the regime on management and use thereof.
3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for acts of destroying precious and rare livestock gene sources.
4. Additional sanctioning forms and remedies:
a) Confiscation of material evidences and means used to commit administrations, for violations specified in this Article.
b) Forcible application of remedies, for violations specified in this Article.
1. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 for acts of internationally exchanging precious and rare livestock gene sources at variance with the contents of written approval of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.
...
...
...
3. Additional sanctioning forms:
Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations, for violations specified in this Article.
Article 11. Violation of regulations on assay of new livestock breeds
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 on establishments for assaying livestock breeds without adequate material and technical foundations as provided for or without technical workers who are granted certificates of livestock breed assay.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 15,000,000 on establishments assaying livestock breeds for committing one of the following acts:
a) Assaying livestock breeds while having not yet been recognized by competent State agencies for livestock breed assay.
b) Conducting assays not according to the prescribed process;
c) Conducting assays at variance with the prescribed contents.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 for acts of trading in or exchanging on the market new livestock breeds without assaying results.
...
...
...
a) Forcing assaying establishments to take remedies, for violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
b) Confiscating breeds and means used to commit administrative violations, for violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 12. Violation of regulations on livestock breed production and trading
1. Caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed on organizations or individuals that are subject to business registration but fail to open breed-monitoring books according to regulations.
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 for one of the following violation acts:
a) Keeping purebred, prototypal, grandparental or nucleus breeds by establishments without specialized technicians of university degree in veterinary or fisheries.
b) Keeping parental breeds by establishments without technical workers possessing required professional certificates.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for acts of producing or trading in fake livestock breeds.
4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 on establishments producing and/or trading in livestock breeds for committing one of the following acts in production areas:
...
...
...
b) Testing new veterinary drugs;
c) Testing new livestock feeds.
5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for acts of producing and/or trading in livestock breeds not on the list of those permitted for production and/or trading.
6. Remedies and additional sanctioning forms:
a) Forcible compilation of books to monitor breeds, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b) Confiscation, change of use purposes or destruction of breeds, for violations specified in Clause 3 of this Article;
c) Forcible suspension of testing, for violations specified at Points a, b and c, Clause 4 of this Article;
d) Confiscation of new veterinary drugs or livestock feeds, for violations specified at Points b and c, Clause 4 of this Article, and means used for testing, for violations specified at Points a, b and c, Clause 4 of this Article;
e) Forcible destruction of pathogens, for violations specified at Point a, Clause 4 of this Article;
...
...
...
1. Caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 for acts of violating the regulations on hygienic and sterilization conditions of equipment and tools used in the process of exploiting and treating sperms and embryos.
2. A fine of VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for one of the following acts:
a) Producing sperms from breeding males, which have not gone through individual productivity inspection;
b) Exploiting sperms, embryos, breeding eggs and larva not from purebred, prototypal, nucleus or parental breed stocks.
3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for one of the following acts:
a) Exploiting, trading in sperms, breeding eggs in dangerous epidemic-hit areas;
b) Making prepared or frozen sperms, frozen embryos or breeding eggs not up to the prescribed quality standards;
c) Having no technicians trained and granted certificates for artificial fertilization or embryonic inoculation;
...
...
...
4. Remedies and additional sanctioning forms:
a) Forcible application of hygienic and sterilization conditions, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b) Suspension of operation, for violations specified in Clause 2 of this Article;
c) Forcible destruction of sperms, embryos and breeding eggs, for violations specified at Points a and b, Clause 3 of this Article.
Article 14. Violation of regulations on export of livestock breeds
1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for acts of exporting livestock breeds at variance with the contents of written approval of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.
2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for acts of exporting livestock breeds on the list of those banned from export without written consent of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.
3. Additional sanctioning forms:
Confiscation of livestock breeds, for violations specified in this Article.
...
...
...
1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for acts of importing into Vietnam livestock breeds on the list of those permitted for production and/or trading but with the types, quantities or standards different from those already registered for import.
2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for acts of importing into Vietnam livestock breeds not on the list of those permitted for production and/or trading in Vietnam without written consent of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.
3. Remedies and additional sanctioning forms:
Forcible re-export; slaughtering or destruction of livestock breeds, for violations specified in this Article in accordance with the provisions of law.
Article 16. Violation of regulations on labels and dossiers of livestock breeds
1. Caution or a fine of between VND 200,000 and VND 1,000,000 for acts of trading in livestock breeds with breed labels or dossiers which are, however, blurred and unreadable.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for acts of producing and/or trading in livestock breeds without breed labels or dossiers or with breed labels or dossiers containing insufficient information according to regulations on breed labeling and dossiers.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for acts of counterfeiting labels or dossiers of livestock breeds being circulated on market and already registered.
4. Additional sanctioning forms and remedies:
...
...
...
b) Confiscation of breed labels and dossiers, for violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 17. Violation of regulations on advertisement of livestock breeds
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 for acts of providing information on, or advertising for, livestock breeds not on the list of those permitted for production and/or trading.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000, for one of the following acts:
a) Making advertisements for livestock breeds, which are untruthful or untrue to their registered quality;
b) Making advertisements with contents lowering the prestige or quality of livestock breeds of other organizations or individuals.
Article 18. Violation of regulations on announcement of livestock breed quality standards
1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for acts of producing livestock breeds without announcing their quality standards, for livestock breeds on the list of those subject to announcement of quality standards.
2. Remedies:
...
...
...
1. Caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 for acts of failing to announce standard conformity within the prescribed time limit.
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for acts of stamping or sticking standard conformity labels on produced livestock breeds before announcing their standard conformity.
3. Remedies and additional sanctioning forms:
a) Forcible announcement of standard conformity within the prescribed time limit, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b) Stopping the production or changing the use purposes of the lots of breeds, for violations specified in Clause 2 of this Article; in cases where the use purposes of such breeds cannot be changed, they shall be destroyed.
Article 20. Violation of regulations on quality of livestock breeds in trading
1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for acts of trading in livestock breeds without announcing their quality standards according to regulations.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for acts of trading in livestock breeds of a quality not up to the announced quality.
...
...
...
4. Remedies and additional sanctioning forms:
a) Forcible announcement of quality standards of livestock breeds, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b) Forcible change of use purposes of the lots of breeds, for violations specified in Clause 2 of this Article;
c) Forcible destruction of the lots of breeds, for violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 21. Violation of regulations on breed productivity inspection
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for one of the following violation acts committed in the inspection of individual productivity of breeding males:
a) Failing to conduct inspection according to the technical process;
b) Failing to assess and announce individual productivity of breeding males.
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 on establishments keeping purebred, prototypal, nucleus or parental breeds and breeding stocks for failing to inspect individual or population productivity according to regulations.
...
...
...
a) Having material, technical and technological foundations which are unsuitable or fail to ensure conditions on veterinary hygiene;
b) Having no technicians who are trained and granted certificates for inspection of individual productivity of breeding males.
4. Remedies:
a) Forcible application of remedies on breed productivity inspection according to regulations, for violations specified in Clauses l and 2 of this Article;
b) Forcible application of remedies, for violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 22. Violation of regulations on administrative management of livestock breeds
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for an act of modifying or erasing the following papers:
a) Livestock breed-business registration certificates;
b) Professional certificates;
...
...
...
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 for acts of letting others use one's own professional certificate.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for acts of making false declarations in dossiers of application for papers defined at Points a, b and c, Clause 1 of this Article.
4. Additional sanctioning forms:
Withdrawal of, and deprivation of the right to use, assorted papers, for violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF LIVESTOCK BREEDS
Article 23. Competence of specialized inspectors to sanction administrative violations
1. Inspectors on duty have the power:
a) To serve caution or impose fines of up to VND 200,000;
...
...
...
c) To apply remedies provided for at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Chief inspectors of provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services or Fisheries Services have the power:
a) To serve caution or impose fines of up to VND 20,000,000;
b) To deprive of the right to use practice certificates or professional certificates, which are granted according to competence by provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services or Fisheries Services;
c) To confiscate material evidences and means used for commission of administrative violations;
d) To apply remedies provided for at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. Chief inspectors of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries have the power:
a) To serve caution or impose fines of up to VND 30,000,000;
b) To deprive of the right to use practice certificates or professional certificates, which are granted according to competence by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries;
...
...
...
d) To apply remedies provided for at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 24. Sanctioning competence of presidents of People's Committees at all levels
Presidents of People's Committees at all levels have the power to sanction administrative violations in the domain of livestock breeds according to the provisions of Articles 28, 29 and 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 25. Sanctioning competence of other agencies
Apart from the persons defined in Articles 23 and 24 of this Decree, if the persons with sanctioning competence defined in the Ordinance on Handling of Administrative Violations detect acts of administrative violation on livestock breeds, related to the domains or branches under their management, they shall have the power to impose sanctions in accordance with their prescribed competence.
1. In cases where an administrative violation falls under the sanctioning competence of many agencies, it shall be handled by the agency accepting the dossiers first.
2. The sanctioning competence of the persons defined in Articles 24 and 25 of this Decree means the competence applicable to one administrative violation act.
3. In case of imposing fines, the sanctioning competence shall be determined on the basis of the maximum level of the fine bracket provided for each specific violation act.
...
...
...
5. In cases where one person is sanctioned for committing many acts of administrative violation, the sanctioning competence shall be determined on the following principles:
a) If the sanctioning form and level provided for each violation act fall under the competence of the sanctioning person, such person shall still have the sanctioning competence.
b) If the sanctioning form and level provided for one of the violation acts fall beyond the competence of the sanctioning person, such person shall have to transfer the entire dossier of the violation to an authority with sanctioning competence;
c) If violation acts fall under sanctioning competence of many persons from various branches, the sanctioning competence shall belong to the presidents of competent sanctioning People's Committees of the localities where the violations are committed.
Article 27. Authorization of the sanctioning of administrative violations
In cases where of the persons with competence to sanction administrative violations defined in Articles 23 and 24 of this Decree are absent, their authorized deputies shall have competence to sanction administrative violations and take responsibility for their decisions.
PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF LIVESTOCK BREEDS
Article 28. Procedures for sanctioning administrative violations
...
...
...
2. Organizations or individuals subject to payment of fines shall have to pay them at places stated in the sanctioning decisions and be given fine receipts. In remote areas, on rivers or the sea or where travel is difficult or outside working hours, the fined individuals or organizations may pay their fines to competent sanctioning persons and be given fine receipts.
3. Except for cases of caution or fine of up to VND 100,000, persons with competence to sanction administrative violations shall issue sanctioning decisions on spot (according to simple procedures); all administrative violation acts must be recorded in dossiers to be fully kept at competent sanctioning agencies within the currently prescribed time limit.
4. When applying forms of confiscation of material evidences and means of administrative violations, the persons with competence to sanction such violations must strictly comply with the procedures stipulated in Article 60 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. The handling of confiscated material evidences and means of administrative violations must comply with the provisions of Article 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Articles 31, 32, 33 and 34 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 detailing the implementation of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
5. The application of the sanctioning form of deprivation of the right to use permits or practice certificates must comply with the provisions of Article 59 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 11 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 detailing the implementation of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
6. The regime of management and use of fines collected from administrative violations shall comply with the State's regulations.
1. Organizations or individuals administratively sanctioned under this Decree must strictly execute competent persons' sanctioning decisions within 10 days (according to Article 64 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, from the date of receiving such decisions, except for cases otherwise provided for by the Ordinance on Handling of Administrative Violations).
2. Organizations or individuals that are sanctioned for administrative violations but refuse to voluntarily execute the sanctioning decisions shall be forced to do so through measures provided in Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. When applying coercive measures, competent agencies and persons must abide by the order and procedures provided for in Article 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
...
...
...
2. The competence, order and procedures for application of measures to prevent administrative violations and ensure the handling of administrative violations in the domain of livestock breeds shall comply with the provisions of Articles 44, 45, 46, 47, 48 and 49 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 31. Complaints, denunciations
1. Organizations or individuals sanctioned for administrative violations in the domain of livestock breeds or their lawful representatives have the right to complain about decisions sanctioning their administrative violations, decisions on the application of preventive measures and assurance of handling of administrative violations.
2. Individuals have the right to denounce to competent State agencies about unlawful acts in handling of administrative violations in the domain of livestock breeds.
3. The competence, procedures, statute of limitations and time limit for settling complaints and denunciations shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
Article 32. Commendation, rewarding
1. Organizations and individuals that record achievements in the prevention of, and fight against, administrative violations in the domain of livestock breeds shall be commended/rewarded according to the provisions of the legislation on commendation and rewarding.
...
...
...
1. Persons with competence to sanction administrative violations in the domain of livestock breeds who commit acts of harassing, tolerating, covering, not handling or handling ultra vires violations, appropriating or illegally using money, obstructing the circulation of lawful goods, thus causing losses to organizations or individuals shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liabilities; if causing damage, they have to pay compensations therefor in accordance with the provisions of law.
2. If persons with sanctioning competence in the domain of livestock breeds fail to impose sanctions within the statute of limitations, they shall be handled in accordance with the provisions of Article 121 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Clause 2, Article 10 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 34. Handling of violations committed by persons sanctioned for administrative violations
If persons handled for administrative violations commit acts of opposing officials on duty, deliberately delaying or avoiding the execution of sanctioning decisions or committing other violation acts, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be sanctioned for such administrative violations or examined for penal liabilities; if causing damage, they have to pay compensations therefor in accordance with the provisions of law.
Article 35. Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO".
...
...
...
1. The Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Fisheries shall have to guide the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to organize the implementation of this Decree.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 47/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi
Số hiệu: | 47/2005/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 08/04/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 47/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi
Chưa có Video